• Các bộ liên quan tới sự phát triển của ngành như Bộ Công Thương, Bộ có nhiệm vụ đào tạo, Bộ có nhiệm vụ phát triển, Bộ có nhiệm vụ liên quan đến thuế.
• Nhà cung cấp hàng hoá cho ngành như các nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu ván, bên cung cấp keo, chất liệu vải, máy móc…
• Nhà cung cấp dịch vụ marketing, thiết kế, xúc tiến, đóng gói, chuyển hàng vv…
Tất cả các hạng mục kể trên đều hướng về sự thành công của lĩnh vực nội thất. Chúng phụ thuộc vào nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Nhưng tất cả đều hướng tới sự thành công. Do vậy, cần phải có vai trò lãnh đạo (bước 5)
Để giải quyết các thách thức, ngành sẽ thu được rất nhiều lợi ích từ việc áp dụng bước tiếp cận chính thể này. Bước tiếp cận này cần có sự lãnh đạo sáng suốt và cần có sự ủng hộ của Chính phủ để có môi trường phát triển.
Lãnh đạo cần bám sát các khía cạnh trong và ngoài của ngành. Theo kinh nghiệm của tác giả thì sự lãnh đạo không tập trung ưu tiên vào bất kỳ vào nhóm cụ thể nào mà phải tất cả các nhóm.
Lãnh đạo còn có thể có được từ việc thiết lập cơ quan như Hiệp hội thích nghi
ĐỊNH NGHĨA
Hiệp hội thích nghi là công cụ mà ngành và chính phủ phối hợp cùng nhau để thích ứng về sự thay đổi qua thời gian, có nhiệm vụ phát triển chính sách, sáng kiến chiến lược ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của toàn ngành theo một cách có kế hoạch và thống nhất.
Cơ chế này hoạt động:
• Thông qua sự tham vấn với những người tham gia trong ngành
• Tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của ngành
• Thông qua việc áp dụng chính sách và phát triển chiến lược để giải quyết những khó khăn và
• Thông qua việc phổ biến thông tin và đào tạo cho phép khai thác điểm mạnh và giải quyết các khó khăn.
Một Hiệp hội thích ứng đại diện cho lợi ích của từng doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận lớn nhất đồng thời thấy được rằng để phát triển thành công, có những lĩnh vực cần đến sự phối hợp giữa nhà cung cấp, chính phủ và người lao độn. Đây được coi là những nhân tố đạt được mục đích.
Điều cần làm đối với Hiệp hội thích ứng là phải có một chủ tịch người độc lập với lợi ích thương mại của ngành
VAI TRÒ LÃNH ĐẠO
Vị chủ tịch này phải là nữ/nam doanh nhân thành công. Ông/bà đó phải có kỹ bản báo cáo về năng lực tổ chức; kinh nghiệm lãnh đạo và kinh nghiệm về thươgn mịa trong lĩnh vực thị
trường xuất khẩu hoặc phát triển ngành quy mô vừa và nhỏ. Ông/ bà đó không liên quan tới ngành nội thất.11
Chức vụ đó là làm việc bán thời gian và rất vinh dự do đó phải được trả lương tương xứng với thời gian mà người đó cống hiến cho công việc. Vị trí đó do một Cục của Bộ thực hiện (hoặc Vietrade) và đã phân quyền cho một ban thư ký được bộ tài trợ và có văn phòng tại bộ.
THÀNH PHẦN
Chủ tịch của hiệp hội là độc lập. Mục tiêu duy nhất của chủ tịch là phát triền ngành làm sao mà cạnh tranh được với thế giới, đảm bảo tính bền vững và có lợi ích kinh tế lâu dài.
Chủ tịch sẽ tham vấn cho Bộ trưởng bộ côgn thương và cả hiệp hội các nhà sản xuất nội thất, có quyền thành lập “ban” (hiệp hội) từ các bên có lợi ích:
• Hiệp hội của các nhà sản xuất nội thất
• Ngành công nghiệp nội thất
• Liên hiệp thương mại
• Hợp tác xã
• Viện lâm nghiệp quốc gia
• Đào tạo kỹ thuật (tư nhân hoặc nhà nước)
• Các bộ liên quan tới sự phát triển của ngành như Bộ Công Thương, Bộ có nhiệm vụ đào tạo, Bộ có nhiệm vụ phát triển, Bộ có nhiệm vụ liên quan đến thuế.
• Nhà cung cấp hàng hoá cho ngành như các nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu ván, bên cung cấp keo, chất liệu vải, máy móc…
• Nhà cung cấp dịch vụ marketing, thiết kế, xúc tiến, đóng gói, chuyển hàng vv…
Đây là những nhóm hình thành nên Hiệp hội thích ứng nội thất Việt Nam -VFAA TẠI SAO LẠI LÀ HIỆP HỘI THÍCH ỨNG?
Ngành nào cũng có nhiều người tham gia. Chủ công ty, công nhân, nhà cung cấp, khách hàng là những người tham gia chính. Có lợi ích xã hội và lợi ích lớn hơn, được đại diện bởi chính phủ. Chính phủ phải xem đến mục đích lâu dài của xã hội và từng lĩnh vực của xã hội ảnh hưởng thế nào tới các lợi ích lớn. Phúc lợi xã hội xét về toàn cục thì không cần thiết đối với lợi ích trước mắt của từng công ty và các nhóm áp lực tại một thời điểm nhất định.
Các hiệp hội của các ngành khác cũng kỳ vọng về những gì họ nhìn thấy ngay lập tức ảnh hưởng tới thành viên của họ. Một vài ví dụ dưới đây là rất hữu ích:
Giá gỗ ảnh hưởng trực tiếpp tới lợi ích. Ngành nội thất có thể tiếp tục tìm kiếm các nguồn cung cấp gỗ thay thế. Mặc dù gỗ giá rẻ sẽ dẫn đến:
• Sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên rừng theo thời gian sẽ phá hủy tài nguyên rừng, ảnh hưởng tới nguồn nước, tới môi trường và dẫn đến sa mạc hóa đất sản xuất
• Sử dụng không hiệu quả gỗ, coi nó như nguyên vật liệu sẽ dẫn đến giảm năng suất và lợi ích thấp
• Giảm cung cấp do giá không kinh tế vì chuyển từ gỗ đốn thành gỗ xẻ
Công nhân làm việc trong môi trường lạm phát sẽ chỉ có hy vọng duy nhất thoát đói nghèo nên tìm cách tăng lương nhằm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của họ. Liên hiệp thương mại sẽ có vai trò hỗ trợ thành viên đạt được nguyện vọng. Do vậy, giải pháp là phải tăng năng suất, chất lượng và các hoạt động khác nếu không thì:
• Giảm công ăn việc làm
• Giảm lợi nhuận dẫn đến giảm đầu tư
• Mất tính cạnh tranh dẫn đến mất thị phần.
Những nhà cung cấp (gỗ và nhà cung cấp ván, sợi…) có thể tìm thấy lợi nhuận trước mắt lơn hơn trong kinh doanh hơn là cung cấp cho các nhà sản xuất và do đó họ sẽ tránh việc cung cấp. Tuy nhiên, họ cũng cần tính toán những ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài, chẳng hạn như:
• Thị trường xuất khẩu sẽ tìm kiếm nguyên liệu có chất lượng hang đầu và để nguyên liệu có chất liệu đứng thứ hai về tay nhà cung cấp do đó giảm sản lượng và lợi nhuận của họ.
• Trong trường hợp có suy thoái thương mại trên thị trường xuất khẩu, một thị trường nội địa an toàn có thể là đấng cứu thế củ ngành kinh doanh có định hướng xuất khẩu.
• Chi phí dịch vụ của thị trường nội dịa thì cao hơn những thị trường gắn liện với thị trường xuất khẩu và điều này cần được tính toán sao cho cân bằng chi phí.
Chính phủ sẽ có thể phải ấn định biểu thuế giới hạn đối với hàng hóa nhập khẩu và dịch vụ phát triển ngành như là một giải pháp để thu ngân sách, đồng thời không hỗ trợ dịch vụ cho phép ngành phát triển như đào tạo, phát triển xuất khẩu, hỗ trợ cơ sở hạ tầng vv… Rất đơn giản khi xem xét bất kỳ một khó khăn đặc biệt nào từ một khía cạnh đơn lể và cần phải có hành động vào thời điểm thích hợp. Đó là vai trò của VFAA sẽ có vai trò bao quát chung cho toàn ngành và triển khai chính sách và chiến lược ảnh hường tới các lợi ích lớn của ngành nhằm đạt được mục đích dài hạn.
CÓ TIỀN LỆ NÀO KHÔNG?
Câu trả lời là có! Nó liên quan tới các hiệp hội giống như thế ở Đan Mạch và Ai Len. Cả hai trường hợp đều thành công.
Ở Đan Mạch vào cuối những năm 50, đó là thời điểm đáp ứng nhu câu của ngành vì thời kỳ này tính tiến từ ngành công nghiệp thủ công sang công nghiệp dựa vào máy móc và trong quá trình hình thành Khu mậu dịch thương mại tự do Châu âu (EFTA). Tại Ai Len, muôn hơn một chút, vào giữa những năm 60 và 70 khi Ai Len tham gia vào Khối thị trường chung Châu Âu,
nay là EU. Cả hai giai đoạn này cực kỳ thử thách. Cả hai nước đều vượt qua thành công thử thách. Trường hợp của Việt Nam sẽ vượt qua được thử thách nếu sử dụng phương pháp như vậy.
Quốc gia có vị trí địa lý dài với cơ sở thị trường trong nước thiết chặt chẽ và khó hoặc không thể tiếp cận được thị trường nội địa khu vực, phải đối mật với thách thức từ các thị trường xuất khẩu khu vực tại Đông Nam Á, Nhật Bản, Bắc Mỹ, Châu Âu và Trung Đông.
CÁC HOẠT ĐỘNG NÀO MÀ HIỆP HỘI THÍCH ỨNG CÓ THỂ PHẢI TRIỂN KHAI?
Có thể là không đúng khi giả thuyết trước các hoạt động mà VFAA có thể đề xuất hoặc triển khai trong tài liệu này. Điều mà VFAA cần làm là:
“modus operandi” của hiệp hôiu là hình thành lên các nhóm hành động của ngành, tham vấn về nhu cầu của ngành và thực hiện các tham vấn của VFAA.
Việc thực hiện này có thể diễn ra theo nhiều hình thức:
• Tiến hành đào tạo cấp cơ sở và quốc gia thông qua các trường kỹ thuật, trường đại học và các chuyên gia. Hoạt động này sẽ được tài trợ (đào tạo không thể đi sai hướng vì nó là một bộ phận cần theiets của sự phát triển công nghiệp)
• Phát triển chính sách quốc gia và vùng
• Các hoạt động theo định hướng thị trường như triển lãm chuyên môn hóa, xúc tiến thiết kế, nhóm khách hàng triển vọng,
• Hướng dẫn trực tiếp tham gia vào ngành thông qua việc cung cấp người am hiểu và thông tin so sánh ngành và các tiêu chuẩn.
• Triển khai chính sách tài chính và thuế, cung cấp cơ chế tài trợ, thu hút các khoản vay mềm, các tiêu chuẩn só sánh giúp ngành có thể thực hiện được hoạt động của mình.
• Cung cấp thông tin về kỹ thuật, thị trường và nguồn cung cấp vv…
• Phát triển văn hóa phụ và đẩy mạnh hàng hóa cả cho xuất khẩu và nội địa
Vai trò của VFAA là huy động nguồn lực của ngành công nghiệp và chính phủ cùng nhau phát triển ngành. Với vai trò này nó liên kết và hiệp thương tất cả các bên có ảnh hưởng tới ngành: chính phủ, liên minh thương mại, nhà cung cấp vv…
NHIỆM KỲ
Nhiệm kỳ của Hiệp hội sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của ngành, có thể sẽ được gia hạn, có thể là 5-7 năm thậm chí là 10 năm. Tốt nhất là chủ tịch sẽ được một cơ quan tuyển dụng nhân sự độc lập tuyển chọn.
QUYỀN LỢI
Ngành công nghiệp nội thất Việt Nam đang phát triển rất nhanh. Căn cứ vào đầu ra, mặc dù có cơ sở vật chất và thiết bị tốt của một ngành công nghiệp phát triển nhưng khả năng sản xuất hiện nay không phản ánh đuợc điều này mặc dù có sự tăng trưởng nhanh về xuất khẩu.
Có rất nhiều vấn đề liên quan tới cung cấp nguyên liệu, đào tạo, tiếp thị và đầu tư vốn có thể dễ dàng làm trệch hướng sự phát triển. Vấn đề là mất bao lâu để phát triển, liệu sự phát triển của ngành có hiệu quả kinh tế không và thiệt hại đánh đổi ra sao để có sự phát triển này.
Hợp tác ở tất cả các cấp của nghành sẽ thúc đẩy quy trình. Điều này sẽ đạt được bằng cách có tổ chức sâu rộng của ngành.
KẾT LUẬN
Tác giả có lòng tin vào việc thành lập hiệp hội sẽ có thể hỗ trợ sự phát triển môi trường hiện tại. Điều đó phụ thuộc vào những người ảnh hưởng tới luật chơi là liệu họ có mong muốn hay không. Điều đó cần có sự khuyến khích và sáng kiến. Sáng kiến này có thể do Viêtrade nghĩ ra hoăc do ngành nghĩ ra. Tuy nhiên, phải xác định rõ ràng là Hiệp hội thích ứng sẽ không giành cho một nhóm cá biệt nào.
• Không phải chỉ để phục vụ Bộ Công nghiệp
• Không phải chỉ để phục vụ Hiệp hội các nhà sản xuất VN
• Không phải chỉ để phục vụ tổ chức Liên đoàn thương mại
• Không chỉ phục vụ cho các công ty lớn
• Không phải chỉ phục vụ cho nhà cung cấp
• Không phải chỉ phục vục cho Vietrade
Hơn hết nó là tiếng nói chung cho tất cả các bên tham gia, làm việc theo một cách liên kết nhằm đảm bảo quyền lợi và sự thành công chung của ngành.
Ngành nội thất Việt Nam phải nhanh chóng biến mình thành nhà sản xuất nội thất Thế Giới. Liệu động lực này có thể được duy trì hay không? Có tổn hại gì sau này không. Nó có thể thất bại. Thích ứng với môi trường kinh tế thế giới trong khuôn khổ luật chơi của WTO là một biện pháp công bằng cho tất cả các bên tham gia là trách nhiệm của toàn ngành.