9 Ý kiến của một nhà nhập khẩu đồ gỗ lớn của Việt Nam
3.1 Chính sách về ngành của Chính phủ
• Quyết định 08/ 2001/ QD-TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng chính phủ về ban hành quy định về việc sử dụng và bảo vệ rừng tái sinh tự nhiên.
• Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng chính phủ về quyền và nghĩa vụ của những cá nhân và hộ gia đình được giao quản lý rừng.
• Hướng dẫn 12/2003/CT-TTG ngày 16/5/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc củng có các biện pháp khẩn cấp bảo vệ và phát triển rừng.
• Chỉ thị 19/2004/CT-TTG ngày 1/6/2004 của Thủ tướng chính phủ về phát triển tài nguyên gỗ và công nghiệp chế biến lâm sản.
• Nghị định 200/2004/ND-CP ngày 3/12/2004 của chính phủ về việc sắp xếp và cải cách các doanh nghiệp nhà nước về rừng.
• Luật Bảo vệ và Phát triển rừng do Quốc hội thông qua ngày 3/12/2004.
• Bộ NN & PTNT ban hành Quyết định số 3/2005/QĐ-BNN ngày 5/1/2005 liên quan đến các quy định về khai thác gỗ để làm nhà cho người dân tộc thiểu số đang có cuộc sống khó khăn dựa trên Quyết định số 134/2004/QĐ – TTg, do Thủ Tướng ban hành ngày 20/7/2004.
• Tiêu chuẩn về công nghệ và kinh tế trong việc trồng rừng, tái trồng rừng và bảo vệ rừng do Bộ NN & PTNT ban hành ngày 6/7/ 2005.
• Bộ NN & PTNT ban hành Quyết định về quy định về quản lý và nhận trồng rừng, tái trồng rừng, bảo vệ rừng và khoanh vùng khu vực tái định cư trồng rừng ngày 24/1/2005.
• Danh mục những giống cây được trồng tại 9 khu vực rừng sinh thái ban hành bởi Bộ NN &PTNT ngày 15/3/2005
• Quy định về khai thác gỗ và các loại lâm sản do Bộ NN & PTNT ban hành ngày 7/7/2005 • Quy định về tiêu chuẩn phân loại rừng cho các mục đích sử dụng đặc biệt ban hành bởi Bộ
NN&PTNT ngày 12/10/2005
• Quy địn về quản lý cây và hạt giống trồng rừng do Bộ NN&PTNT ban hành
• Quyết định số 279/2005/QD-TTg ngày 3/11/2005 và Quyết định số 80/2009/QĐ- TTg ngày 21 tháng 5, 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế soạn thảo và triển khai chương trình xúc tiến thương mại quốc gia 2006-2010.
• Nghị định số 23/2006/ND-CP ngày 3/3/2006 về việc thực hiện luật bảo vệ và phát triển rừng.
• Quyết định số186/2006/QĐ-TTg về ban hành quy chế quản lý rừng của Thủ tướng chính phủ, ngày 14/8/2006
• Quyết định số 142/2006/QĐ-TTg thông qua dự án sắp xếp và cải cách các doanh nghiệp nhà nước về rừng thuộc Bộ NN & PTNT, ban hành bởi Thủ tướng chính phủ, ngày 19/6/2006
• Quyết định số 62/2006/QĐ-BNN thông qua chiến lược tái tạo tài nguyên rừng giai đoạn 2006 – 2020, do Bộ NN & PTNT ban hành ngày 16/8/2006
• Quyết định số 2366/QĐ/BNN-LN thông qua chiến lược bảo tồn và phát triển lâm sản không phải gỗ rừng giai đoạn 2006-2020, do Bộ NN & PTNT ban hành 17/8/2006
• Nghị quyết về mục tiêu điều chỉnh dự án 5 triệu hec ta rừng tái sinh giai đoạn 2006-2010, thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI ngày 29/11/2006.
• Quyết định Số. 106/2006/QĐ-BNN, về quản lý cộng đồng làng bản trồng rừng ban hành bởi Bộ NN & PTNT ngày 27/1/2007
• Quyết định số18/2007/QD-TTg, ngày 5/2/2007 của Thủ tướng chính phủ về chiến lược phát triển rừng Việt Nam 2006-2020
• Chiến lược phát triển rừng Việt Nam 2006 - 2020
• Nghị định số 38/2007/TT-BNN về khai thác rừng, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng (Bộ NN & PTNT ban hành ngày 25/4/2007)
• Nghị định số 48/2007/NDD-CP về nguyên tắc và phương pháp đánh giá giá trị của rừng do chính phủ ban hành ngày 28/3/2007
• Thông tư liên tịch số 15/2007/TTLT-BTC-BNN&PTNT, hướng dẫn sử dụng và quản lý ngân sách nhà nước về hạt giống, vật nuôi trồng rừng do Bộ NN&PTNT và Bộ Tài chíh ban hành ngày 8/3/2007
Mục đích chung của các chinh sách trên là để phát triển rừng một cách bền vững để phục vụ nhu cầu chế biến và bảo vệ môi trường (Mục đích chung của việc phát triển rừng ở Việt Nam là thiết lập một diện tích rừng bao phủ 43-44% điện tích đất nước vào năm 2010). Khuyến khích ngành chế biến gỗ, xuất khẩu và trồng rừng lấy gỗ.
• Sự khích lệ cũng được giành cho việc trồng rừng, đặc biệt là xúc tiến phát triển kinh tế trồng rừng. Một số thông tin cơ bản về ưu đãi tài chính là :
• Giảm lãi suất cho hoạt động đầu tư vào trồng rừng (từ 0 đến 5% của chu kỳ trồng rừng đầu tiên);
• Miễn thuế đất trong hai chu kỳ đầu cho mỗi loài và tăng hợp đồng bảo vệ rừng (cả với người bản địa và các công ty/doanh nghiệp về rừng) thông qua một cơ chế chia lợi nhuận phù hợp;
• Cung cấp hạt giống cho nông dân và
• Khuyến khích thành lập các liên doanh trồng rừng, chế biến gỗ và sản xuất xuất khẩu. Có một số ưu đãi đằng sau việc trồng rừng sản xuất tại Việt Nam bao gồm:
• Cho thuê đất thời gian dài hơn đối với hoạt động trồng rừng so với hoạt động khác; • Miễn thuế đất trong năm năm đầu; và
• Giảm 50% tiền thuê đất trong năm năm sau khi trồng rừng.
Để khuyến khích các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, từ năm 1998, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến xuất khẩu đồ gỗ và nhập khẩu nguyên liệu gỗ thô (Nghị định sô 57/1998/ND-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ; Quyết định số 65/1998/QD- TTg ngày 24/3/1998 của Thủ tướng chính phủ Thông tư số.122/1999/TT-BNN-PTLN ngày 27/3/1998 của Bộ NN & PTNT) để quản lý xuất khẩu đồ gỗ sản xuất từ gỗ tự nhiên và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu cũng như sử dụng tối ưu nguồn gỗ trồng. Thuế nhập khẩu đối với gỗ nguyên liệu là 0% (gỗ khúc, gỗ xẻ và gỗ ván)
Trong năm 2004, để khuyến khích chế biến gỗ xuất khẩu, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ ban ngành và uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ sau:
• Tổ chức sản xuất trong nước và nhập khẩu, thoả mãn nhu cầu hiện tại về nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp gỗ, sản xuất đồ gỗ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
• Xem xét, chỉnh sửa và bổ sung các chính sách để hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế tham gia vào đầu tư trong lĩnh vực chế biến gỗ, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
• Tiếp tục xem xét, chỉnh sửa và bổ sung các chính sách hiện thời, các thủ tục hành chính để tháo gỡ những khó khăn cho các nhà sản xuất đồ gỗ; cung cấp những hướng dẫn và hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm và từng bước xuất khẩu sản phẩm gỗ.
Đối với các hoạt động xúc tiến thương mại, chính phủ hỗ trợ các nhà xuất khẩu nói chung và các nhà xuất khẩu gỗ nói riêng tại các hội chợ thương mại quốc tế (100% phí đăng ký gian
hàng), đoàn marketing (vé máy bay, đi lại…). Trong thời gian tới, chính phủ còn hỗ trợ một phần các khoá đào tạo, và xuất bản các ẩn phẩm xúc tiến thương mại.