Khả năng cung cấp số lượng lớn hơn

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU QUỐC GIA Ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam.doc (Trang 29 - 30)

9 Ý kiến của một nhà nhập khẩu đồ gỗ lớn của Việt Nam

2.4.2.9Khả năng cung cấp số lượng lớn hơn

Ở đây vấn đề lớn của việc “toàn cầu hóa” nảy sinh. Khối lượng xuất khẩu hàng ngoại thất lớn từ Việt Nam được nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn theo đuổi, những tập đoàn này có yêu cầu chứng nhận chất lượng gỗ (FSC hoặc tương tự) và chính sách mua hàng của họ để lại rất ít lợi nhuận cho nhà sản xuất. Các nhà cung cấp thường bận rộn với áp lực hàng ngày. Các nhà quản lý không giành thời gian suy nghĩ về định hướng chiến lược đến khi đã quá muộn. Và cần phải nhấn mạnh một lần nữa rằng gia tăng giá trị là điều mà hoạt động sản xuất cần phải đạt được bằng cách tập trung vào marketing và cơ sở sản xuất tốt.

Theo một khách hàng quốc tế lớn “chúng tôi có từ 10 – 12 nhà cung cấp có tại Việt Nam về lĩnh vực đồ gỗ. Hầu hết cung cấp đồ gỗ keo, đồ dùng trong vườn xuất xứ hoàn toàn từ gỗ trồng. Chúng tôi lựa chọn Việt Nam vì ở đây nhân công rẻ nhưng nếu năng suất không được cải thiện thì giá nhân công cũng không còn rẻ nữa và chúng tôi sẽ ra đi.”

Theo một nhà nhập khẩu đa quốc gia lớn khác “Đúng là giá cả của chúng tôi rất chặc chẽ nhưng chúng tôi mang đến cho các nhà máy những đơn đặt hàng rất lớn. Nếu họ không thể đạt đựơc khối lượng đó trong thực tế chúng tôi không thể làm ăn với họ được. Chúng tôi bỏ Indonesia để tới Việt Nam vì họ không thể đáp ứng số lượng chúng tôi yêu cầu.

Điều này có thể được mô tả như là “sự bá chủ” của các tập đoàn thương mại đa quốc gia lớn như Walmart, Sears, IKEA, Carrefours, Mitsui, Isetan, METRO, GB, B&Q v.v… kết quả của quá trình toàn cầu hoá. Những “ông lớn” này hiện nay đang chiếm lĩnh thị trường các nước phát triển. Họ mua số lượng lớn với giá cả hà khắc. Họ làm các nhà sản xuất bị “giam cầm” trong số lượng và không còn lợi nhuận, thường thì họ “khoá” các nhà sản xuất trong “mô hình”

buôn bán của mình và không để lại chỗ trống nào để có thể tìm hiểu những đầu ra khác cho sản phẩm.

Kiểu kinh doanh như vậy có thể có lợi trong ngắn hạn những cho nhà sản xuất đang tìm kiếm cơ hội ổn định sản xuất. Nhưng nhìn chung, những công ty chỉ cung cấp cho những công ty này có nguy cơ bị phá sản trừ khi họ dành thời gian xây dựng và cải tiến mô hình kinh doanh và xây dựng thị trường riêng cho mình thông qua việc thiết kế, làm thương hiệu và các dịch vụ.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU QUỐC GIA Ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam.doc (Trang 29 - 30)