9 Ý kiến của một nhà nhập khẩu đồ gỗ lớn của Việt Nam
2.4.2.10 Thiết kế và cải tiến sản phẩm
Theo ước tính khoảng 90% sản phẩm của Việt Nam dựa vào nhu cầu của người tiêu dùng. Rất ít sản phẩm được xây dựng và cải tiến theo sáng tạo của chính ngành đó, các nhà xuất khẩu thiếu khả năng cạnh tranh trong thiết kế. Đây là một trong những điểm yếu cần được nêu ra trong chiến lược.
Các sản phẩm của Việt Nam có mẫu mã giống nhau, đặc biệt là các sản phẩm ngoại thất. Việt Nam thiếu những nghiên cứu đầy đủ và hỗ trợ phát triển đối với việc sản xuất sản phẩm đồ gỗ.
Các thị trường tiềm năng tại Mĩ, Châu Âu và Nhật bản với chi phí thấp, thị trường đa dạng và nguồn cung cấp lớn, tuy nhiên, khi toàn bộ chuỗi phân phối đã nâng cấp lên mức chất lượng cao hơn, mẫu mã sản phẩm tốt hơn, thì vẫn đòi hỏi giá phải giữ ở mức thấp và tất nhiên buộc các nhà sản xuất phải đáp ứng mức giá thấp nhất. Hiện nay, các nhà cung cấp của Việt Nam đang hoàn toàn dựa vào lợi thế giá rẻ để cạnh tranh và vẫn bị đánh bại bởi các nhà máy của Trung Quốc. Đây không phải là một thị trường lý tưởng để kinh doanh.
Để cung cấp cho một thị trường cao hơn, các nhà sản xuất cần cải tiến mẫu mã, chất lượng và công nghệ của họ cũng như giữ được bản sắc mẫu mã hiện tại và theo xu thế của người tiêu dùng. Họ cũng cần phải bắt đầu xây dựng “thương hiệu” sản phẩm nói riêng của mình và phải gắn xuất sứ “VIETNAM” hàng chất lượng cao và giá cả phù hợp. Mục tiêu này cần phải đạt được để tiến gần tới thị trường và có càng ít “sự hiểu lầm” giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng càng tốt. Có tiềm năng xuất khẩu lâu dài cho các công ty hạng trung bình với mục tiêu cung cấp cung cấp sản phẩm tốt hơn cho thị quốc tế tầm trung.
Hiện nay, một số công ty lớn đã thành lập phòng thiết kế riêng và có xu hướng hướng tới việc thuê các nhà thiết kế nước ngoài để phát triển sản phẩm cho mình. Việc thiết kế mẫu là bắt buộc và đào tạo thiết kế phải là một phần của bất kỳ chiến lược nâng cấp và phát triển nào cho ngành.