Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU QUỐC GIA Ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam.doc (Trang 45 - 48)

Bảng 10: Phân tích SWOT đối với mặt hàng đồ gỗ nội thất của Việt Nam Điểm mạnh

• Nguồn lao động dồi dào có khả năng sẵn sàng thích nghi và với chi phí thấp so với các nước láng giềng

• Kỹ năng thủ công tuyệt vời và nguyên liệu thủ công phong phú làm cơ sở cho trang trí và sự khác biệt của sản phẩm

• Một môi trường hấp dẫn thu hút FDI cho các công ty nội thất do ưu thế chi

Điểm yếu

• Nền công nghiệp nội thất VN phụ thuộc nặng nề vào việc nhập khẩu các nguyên liệu thô. Hầu như 80% gỗ có nguồn gốc nhập khẩu.

• Tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp sản xuất nội thất nhưng lại kéo theo các vấn đề nghiêm trọng khác trong quản lý như thiếu marketing, giá

phí nhân công rẻ và môi trường kinh tế và xã hội ổn định

• Chính phủ Việt Nam tạo khuyến khích sự phát triển bền vững của nền công nghiệp nội thất

• Công nhân VN linh hoạt và nhiệt tình công việc tạo ra sự phát triển kinh doanh năng động và thoải mái khiến các nhà kinh doanh có thể yên tâm đầu tư vào doanh nghiệp.

• Việt Nam là nước đang tăng trưởng được coi là nơi lý tưởng để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nội thất, có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc vì khả năng rủi ro ít hơn.

• Vừa tham gia thành viên của WTO tạo cho Việt Nam môi trường tốt có thể dự báo được khả năng trong tương lai.

• Việt Nam là nơi thu hút sự hỗ trợ phát triển quốc tế và hiện nay đang phát triển khả năng nhằm thu hút một cách hiệu quả sự hỗ trợ này.

• Cơ sở hạ tầng được định hướng theo chiều hướng xuất khẩu đã giảm thiểu được thành công “sự quan liêu” về cả đầu vào nhập khẩu cần thiết và sản phẩm xuất khẩu.

cả không linh hoạt, thiếu đào tạo là những vấn đề gia tăng trong xuất khẩu đang tiếp tục không được chý ý đến.

• Thiếu nghiêm trọng tổ chức hiệu quả chăm sóc thị hiếu của ngành và định hướng sự phát triển của ngành.

• Thiếu đơn vị đào tạo. Nếu có thì cũng yếu kém và có rất ít đầu vào đáp ứng nhu cầu của ngành. Các đơn vị này cần khẩn trương thích ứng với nhu cầu của ngành.

• Cơ sở vật chất như máy móc, thiết bị, nguyên liệu trang trí hoàn hoàn chỉnh nội thất thì không đáp ứng được với quy mô của ngành.

• Thiếu văn hoá thiết kế nội thất và thiếu nhà thiết kế và trường thiết kế để phát triển ngành.

• Thiếu thông tin thị trường cơ bản dẫn đến chấp nhận giá thấp hơn có thể đạt được ở thị trường.

• Phương pháp kỹ thuật bao quát chỉ mang tính nguyên sơ và không có cơ quan nào cung cấp dịch vụ nâng cấp khẩn cấp phương pháp kỹ thuật.

• Ngành nói chung sản xuất ra sản phẩm chất lượng thấp bán ra mà không có lợi thế với giá thấp nhất cho các công ty đa quốc gia, các công ty này bán với số lượng lớn nhưng lợi nhuận gần như không có hoặc là rất ít.

• Thiếu những triển lãm mang tính quốc tế đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Điều này làm giảm cơ hội đưa hàng hoá tới tay khách hàng nước ngoài.

Cơ hội

• Công nghiệp sản xuất nội thất vẫn là một ngành “non trẻ” ở Đông Nam Châu Á. Tuy nhiên, vẫn còn chỗ đứng trong thị trường cho những nhà sản xuất chất

Thách thức

• Thách thức lớn nhất cho sự phát triển lâu dài của ngành nội thất VN là không có lợi nhuận hoặc chỉ có sản xuất cận biên cho các công ty đa quốc gia. Điều

lượng tốt cung cấp nội thất thiết kế đẹp với chất lượng được kiểm duyệt và hợp thời.

• Việt Nam có lịch sử ổn định lâu dài từ thế kỷ thứ 10 đến nửa cuối thế kỷ 19 trong suốt thời gian này nghệ thuật và nghề thủ công phát triển để lại di sản mà hiện nay có thể sử dụng cho thiết kế và trang trí. Nghệ thuật này được tôn vinh và phát triển trong thời kỳ Pháp thuộc

• Là một nhân vật khá mới đối với thị trường, vẫn còn thời gian cho Việt Nam phát triển hình ảnh của mình trên thị trường thông qua thiết kế, chất lượng và văn hoá kinh doanh. Cần thiết phải làm rõ sự khác biệt với nước láng giềng nhưng sự khác biệt này nên dựa vào những khía cạnh tích cực như chất lượng, thiết kế, mẫu mã, dịch vụ và sự đồng nhất chứ không phải chỉ có giá cả.

• Vùng sản xuất nội thất truyền thống ở Bắc Ninh có tiềm năng rất lớn trong một số lĩnh vực

a) Sản phẩm được thiết kế cho thị trường quốc tế sử dụng phong cách hiện có làm cơ sở phát triển thiết kế nhằm đáp ứng thị hiếu quốc tế và

b) Sản xuất theo phong cách Anh và Pháp cổ phục vụ cho thị trường Mỹ và thị trường Châu Âu.

c) Sản xuất các chi tiết dùng để trang trí cho các công ty FDI và các công ty bản địa.

• Thời kỳ IT tạo rất nhiều cơ hội đổi mới cho sản xuất, tiếp thị và phân phối. Khám phá sáng tạo của IT có thể đảm bảo cho Việt Nam có thể thu hồi được lợi nhuận lớn nhất có thể cho các nhà sản xuất nói riêng và quốc gia nói chung. Đây là thời điểm hợp lý để Việt Nam tạo ra mô hình kinh doanh riêng

này gây hạn chế về mặt năng lực và không có lợi nhuận hoặc có rất ít ảnh hưởng tới quy mô của phát triển trong tương lai của các doanh nghiệp cũng như lực lượng lao động trong lĩnh vực kinh doanh này.

• Thiếu sự quản lý cấp cao ở các thị trường nước ngoài, thiếu đào tạo về kinh tế và kỹ thuật, thiếu nhà thiết kế, quản lý ở cấp trung, giám sát ký thuật và công nhân lành nghề. Đây là những yếu tố đe doạ đến sự phát triển ở tầm trung hạn của ngành. Thực tế, cần phải có hành động tức thì là phải tiến hành các khoá đào tạo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

• Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu hiện nay đang được các công ty FDI sản xuất. Nhiều công ty đến Việt Nam để tranh thủ giá nhân công rẻ và lực lượng lao động linh hoạt. Họ sẽ rời đi khi có lực lượng lao động rẻ hơn từ nước thứ ba đe doạ lợi ích của họ. Điều quan trọng là tất cả các cơ hội đều được rút ra từ các cơ quan này, cần phải lồng ghép các cơ hội này vào cơ cấu ngành và khuyến khích các công ty ở lại và phát triển kinh doanh ở Việt Nam.

• Tranh cãi đang xảy ra hiện nay về sự nóng lên của trái đất sẽ có thể làm tăng chi phí vận chuyển và do đó tăng chi phí gỗ nhập khẩu và tăng chi phí hàng hoá xuất khẩu. Như thế sẽ đe doạ tới tính cạnh tranh của nhiều nhà sản xuất trong cùng một ngành.

• Ấn Độ có nguồn nhân công rẻ, có đồn điền gỗ Téch và có vị trí tuyệt vời trên tuyến biển có thể nổi lên như một đối thủ cạnh tranh với các nhà sản xuất khác trước khi họ có đủ thời gian thành lập và phát triển hình ảnh và chỗ đứng trên thị trường.

của mình cho ngành nội thất hơn là chạy theo khuôn mẫu của người đi trước.

• Cần phải phát triển nguồn cung cấp nguyên liệu tại Việt Nam. Điều cốt yếu là phải trồng rừng và phát triển rừng tự nhiên theo đúng quy định về tính bền vững của Hội đồng quản lý rừng (FSC) hoặc các mô hình khác.

• Việc phát triển một ngành công nghiệp nội thất vững mạnh, điều cần thiết là phải phát triển ngành dịch vụ vững mạnh để cung cấp việc sản xuất đó. Đây là tiềm năng để tạo công ăn việc làm, bản thân ngành này có thể làm hình thành lên rất nhiều công ty xuất khẩu phục vụ nhu cầu của các nhà sản xuất trên thế giới và các nước liền kế.

• Sự đổi mới trong vật liệu sản xuất từ vỏ thóc, tre và các chất liệu vải khác sẽ có thể góp phần làm giảm tính phụ thuộc vào nhập khẩu và cũng tạo ra sự đổi mới cho sản xuất.

• .Sự cạnh tranh từ các nước láng giềng của Việt Nam ngày càng tăng do kết quả của việc thực hiện Tự do hoá Thương Mại (AFTA). Như vậy, sẽ ảnh hưởng tới việc cắt giảm cung cấp nguyên liệu thô cho Việt Nam.

• Cạnh tranh từ các nước cung cấp nguyên liệu gỗ như Brazil, Nam Phi…một khi các nước này bắt tay vào sản xuất nội thất.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU QUỐC GIA Ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam.doc (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w