1 số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê của VN
Trang 1Lời mở đầu
Trong những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam đã có những bướcphát triển vượt bậc cả về kim ngạch xuất khẩu và giá trị sản lượng Năm2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 50 của Tổ chức Kinhtế Thế giới ( WTO ) Việc gia nhập WTO vừa tạo ra nhiều cơ hội choViệt Nam trong công cuộc hội nhập kinh tế toàn cầu nhưng cũng đặt ranhiều thử thách cho nền kinh tế Việt Nam.
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu mạnh của Việt Nam.Hiện nay, xuất khẩu cà phê chưa tương xứng với tiềm năng của ngành càphê Việt Nam Đẩy mạnh phát triển ngành cà phê xuất khẩu Việt Nam làmột công việc cần thiết để góp phần nâng cao hơn nữa xuất khẩu củaViệt Nam.
Chuyên đề nghiên cứu xin đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩyxuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sau khi nghiên cứu hiện trạngcủa ngành cà phê Việt Nam hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu, do còn nhiều hạn chế về con người vànguồn tài liệu, chuyên đề không tránh khỏi có những thiếu sót, mong thầygiáo xem xét và chỉ bảo hướng dẫn để em có thể hoàn thiện hơn nữachuyên đề nghiên cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên Đàm Tiến Thành
Trang 21 Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê của ViệtNam
1.1 Vị trí của mặt hàng cà phê trong xuất khẩu của Việt Nam và thế giới
Kể từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường, kimngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang nhiều thị trường trên thếgiới đã tăng lên đáng kể Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực củaViệt Nam là cà phê Hiện nay, cà phê đã là 1 trong 5 mặt hàng thuộc câu lạcbộ xuất khẩu 1 tỷ USD, theo dự kiến, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trongnăm 2007 sẽ đạt 1,5 tỷ USD Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, cà phêlà mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu nông sản Trong 10 tháng năm 2007,xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 972,65 nghìn tấn với trị giá 1,467 tỷ USD,tăng 44,58% về lượng và tăng 86,71% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.Tính đến thời điểm nói trên, kim ngạch từ xuất khẩu cà phê chiếm tới 13 %tổng sản lượng xuất khẩu nông sản - đứng đầu trong nhóm các mặt hàngnày, vượt qua mặt hàng gạo (đạt 1,283 tỷ USD), và đứng thứ 6 về kim ngạchtrong số các mặt hàng xuất khẩu của cả nước.
Bên cạnh đó, Việt Nam là nước có sản lượng cà phê Robusta cao nhấttrên thế giới Về xuất khẩu cà phê nhân, Việt Nam là nước có kim ngạchxuất khẩu lớn thứ 2 sau Braxil Sản lượng xuất khẩu niên vụ 06/07 của ViệtNam là hơn 18 triệu bao so với gần 29 triệu bao cà phê xuất khẩu của Braxil.Xuất khẩu cà phê hiện chiếm khoảng 13% tổng giá trị xuất khẩu nông sảnViệt Nam, và trở thành nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới, chiếmtới 43% thị phần cà phê toàn cầu.
Trang 31.2 Tiềm năng của ngành cà phê xuất khẩu Việt Nam
Trong vài năm trở lại đây, thị trường cà phê được giá trở lại nên bà connông dân đã đầu tư và khôi phục trở lại những trang trại cà phê, cà phê sinhtrưởng tốt và đem lại thu hoạch khá cao Nước ta hiện có 500.000 ha càphê,năng suất bình quân 17 tạ/ha, sản lượng 836.000 tấn Diện tích trồng tăngkhông chỉ ở các tỉnh Tây Nguyên mà còn ở các tỉnh Đông Nam Bộ và vùngĐông Trường Sơn Riêng tại Đắc Lắc – địa phương có diện tích và sảnlượng lớn nhất toàn quốc, cà phê chiếm tới 60% GDP của tỉnh và chiếm tới50% kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước ta.
Trong đó, tỉ lệ cà phê vối ( Robusta) chiếm tới 95%.
Cà phê robusta ở Việt Nam phần lớn được trồng trên đất đỏ bazan có độphì nhiêu cao, nhất là có tính vật lý lý tưởng, tại các tỉnh Tây Nguyên có độcao 450 - 600 m Bởi vậy, cà phê robusta Việt Nam vừa có chất lượng cao,vừa rất phù hợp cho chế biến cà phê pha trộn và cà phê hoà tan
Chất lượng cà phê Robusta Việt Nam cũng được công nhận là ngon nhất thếgiới Cà phê Robusta được ưu chuộng trên rất nhiều thị trường các nướcnhập khẩu.
1.3 Những vấn đề được giải quyết khi đẩy mạnh xuất khẩu
1.3.1 Diện tích trồng trọt lớn, đảm bảo đời sống kinh tế và việc làm chonông dân.
Với hơn nửa triệu ha cà phê hàng năm tạo việc làm cho hơn 600 nghìn nông dân và đảm bảo cuộc sống cho hơn một triệu người dân ở vùng nôngthôn miền núi và Tây Nguyên, cây cà phê có một vị trí quan trọng trong cơcấu cây trồng của nước ta.
Trang 4Việc xuất khẩu cà phê không chỉ đem lại lợi ích cho Nhà Nước và doanhnghiệp mà còn góp phần rất lớn trong việc ổn định kinh tế xã hội và đờisống nhân dân.
1.3.2 Cà phê đứng vị trí thứ 6 trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
Vượt qua gạo, cà phê chiếm tới 13 % xuất khẩu nông sản và đứng vị tríthứ 6 trong các mặt hàng của Việt Nam, góp phần không nhỏ vào sự pháttriển của nền kinh tế, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn
Tình hình và kim ngạch xuất khẩu cà phê có ảnh hưởng lớn tới xuấtkhẩu của Việt Nam Thúc đẩy xuất khẩu cà phê sẽ giúp Việt Nam đạt đượcmục tiêu xuất khẩu 58 tỷ USD vào năm 2008 và đạt được những chỉ tiêukinh tế xã hội khác.
1.3.3 Việt Nam là nước có sản lượng lớn thứ 2 trên thế giới nhưng mức tiêuthụ trong nước rất thấp.
Theo ông Đoàn Triệu Nhạn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê- Ca cao ViệtNam, bình quân các nước thành viên của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) tiêuthụ nội địa mỗi năm lên đến 25,16% sản lượng, trong khi Việt Nam (là thànhviên của Tổ chức) hiện nay chỉ mới đạt 5% sản lượng thu hoạch Đây là mứctiêu thụ quá thấp so với tiềm năng của thị trường trong nước
Việc tiêu thụ thấp một phần do trước đây, sản lượng cà phê thấp, để đủnhu cầu trong nước, các cơ sở chế biến đã pha trộn nhiều tạp chất, hìnhthành nên sở thích của người uống Hiện nay, cà phê nguyên chất không hợpvới khẩu vị của người dùng Mặt khác, do thói quen và tập quán của dân tathường uống nước chè, vối hay nước trắng khi đi làm ruộng, rẫy, cà phê vừakhó uống và tốn nhiều thời gian, phức tạp trong khâu pha chế Số lượngngười thường xuyên uống cà phê ít, chủ yếu tập trung ở những khu đô thị,
Trang 5Vì vậy, khi tiêu thụ trong nước thấp, xuất khẩu là nhu cầu tất yếu đểđảm bảo sản xuất trong nước và đảm bảo việc tiêu thụ cà phê thu được.
2 Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua2.1 Sản lượng và chất lượng cà phê xuất khẩu
2.1.1 Sản lượng
Hiện nay Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới về kim ngạch xuất khẩucà phê Tính đến đầu tháng 11/2007, sản lượng xuất khẩu cà phê vượtngưỡng 1 triệu tấn hàng, đạt giá trị kim ngạch khoảng 1,55 tỷ USD, tăng43% sản lượng nhưng tăng tới 84 % về giá trị sản lượng so với cùng kì nămtrước Hiệp hội cà phê ca cao Việt nam dự báo trong năm nay , kim ngạchxuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt mức 1,8 tỷ USD.
Về giá, từ đầu năm đến nay, giá cà phê xuất khẩu Việt Nam tăng khá dogiá cà phê trên thế giới tăng Hiện nay, giá cà phê xuất khẩu đạt xấp xỉ1800USD/ tấn, tăng 80-100USD/tấn, và là mức cao nhất trong 9 năm rở lạiđây Tuy vậy, giá cà phê Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với các nước xuấtkhẩu cà phê khác vào khoảng 50 – 70 USD/ tấn Năm 2006, giá cà phêRobusta của Việt Nam là 1188 USD, trong khi giá thị trường London là1.317.7 USD, và giá chỉ thị ICO là 1.489,2 USD; gần nhất vào tháng 9/2007,sự chênh lệch giá tương ứng vẫn là 1.582 USD - 1.835,8 USD - 2045,9USD.
Trong cơ cấu xuất khẩu thì Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là cà phêRobusta, giá thường thấp hơn cà phê chè ( Arabica) 30 % và Robusta cũngchỉ chiếm tới 30% lượng sản phẩm rang xay.
Trang 62.1.2 Chất lượng cà phê xuất khẩu
Chất lượng cà phê Robusta Việt Nam được coi là tốt nhất thế giới nhưnglại không đồng đều, đặc biệt là tỉ lệ bị thải loại là cao nhất thế giới Từtháng 10/2006 – 3/2007 tổng số cà phê bị loại của Việt Nam chiếm 88%tổng số cà phê bị thải loại trên thế giới.
Do thói quen lâu nay, nông dân Việt Nam đã để lẫn cà phê quả xanh vớiquả chín, cũng như chưa quan tâm đúng mức đến việc phơi khô cà phê Mặtkhác, do 2 bên người mua và người bán cà phê ở Việt Nam đều thoả thuậnáp dụng tiêu chuẩn cũ TCVN 4193:93, chỉ chú ý tỉ lệ phần trăm hạt đen, vỡ,do đó người ta không thể tính số lỗi như hạt mốc, hạt chưa chín và mẩu câyvụn, sạn nhỏ
Để đảm bảo chất lượng, cà phê xuất khẩu phải được phân loại theophương pháp tính số lỗi, có như thế Việt Nam mới có cơ sở ghi chứng chỉxuất xứ đầy đủ (hiện nay, Việt Nam vẫn nằm ngoài danh sách 28 nước xuấtkhẩu cà phê đã báo cáo chất lượng cho Tổ chức Cà phê Quốc tế)
2.2 Thị trường xuất khẩu
Hiện nay, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang gần 70 nước và vùng lãnhthổ Trong đó phải kể đến 10 nước nhập khẩu hàng đầu cà phê Việt Namgồm: Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Italia, Bỉ, Ba Lan, Pháp, Hàn Quốc, Anh,Nhật Bản Nhóm 10 nước này chiếm thị phần rất lớn tới ¾ khối lượng càphê xuất khẩu của Việt Nam.
Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn ổn định, trong đó Đứctiếp tục giữ vị trí số 1 về nhập khẩu cà phê của Việt Nam với thị phầnkhoảng 14% Tiếp theo là các nước như Mỹ, Italia, Tây Ban Nha, Thuỵ Sỹ
Trang 7
Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam ngày càng mở rộng, ngoài cácnước ở châu Âu và Hoa Kỳ, cà phê Việt Nam còn xuất khẩu sang vùngTrung Cận Đông, châu Phi, một số nước trong Hiệp hội ASEAN và vùngTrung Mỹ
2.3 Các đối thủ cạnh tranh trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới, đứng đầu là Braxil,sau Việt Nam là các nước Colombia, Indonesia, Guatemala, Honduras,Costa Rica…
2.3.1 Xuất khẩu cà phê của Brazil :
Brazil là nước có sản lượng thu hoạch và kim ngạch cà phê xuất khẩulớn nhất thế giới Theo thông báo của Hội đồng xuất khẩu cà phê nhânBrazil hôm 05/11, Brazil đã xuất khẩu 2,51 triệu bao cà phê nhân loại 60kgtrong tháng 10, giảm 2% so với 2,56 triệu bao xuất khẩu 1 năm trước đó Khối lượng xuất khẩu tháng 10 bao gồm 2,27 triệu bao cà phê nhân arabica,giảm 2,1% so với 2,32 triệu bao cùng kỳ năm trước Cà phê robusta xuấtkhẩu cũng giảm 1,4% từ 222.967 bao của tháng 10/06 xuống còn 238.309bao.
Tính chung cho ngành xuất khẩu cà phê của Brazil, tổng khối lượngxuất ra trong tháng 10/07 đã tăng 0,3% lên 2,79 triệu bao, với kim ngạchtăng tới 26,6% lên 423,2 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Trang 82.3.2 Xuất khẩu cà phê của Guatemala:
Xuất khẩu cà phê của Guatemala trong tháng 10 – tháng đầu tiên củaniên vụ 2007/08 đạt 111.146 bao loại 60kg, tăng 14,15% so với cùng kỳ nămngoái Anacafe cho biết trong tháng 10 năm 2006, xuất khẩu của CentralAmerican Arabica là 97.369 bao.
2.3.3 Xuất khẩu cà phê của Costa Rica:
Theo tổ chức cà phê Costa Rican, xuất khẩu cà phê trong tháng 10 của nướcnày đạt 34.018 bao loại 60 kg, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
2.3.4 Xuất khẩu cà phê của Honduras:
Tổ chức cà phê Honduras cho biết xuất khẩu cà phê của nước này trongtháng 10 đạt 47.488 bao loại 60kg, tăng 88%.
Nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 Trung Mỹ này đang có kế hoạch tăng gấpđôi sản lượng cà phê xuất khẩu hàng năm lên khoảng 7,7 triệu bao loại 60kgvào năm 2010/2011 nhờ giá sản xuất thấp và nguồn đất trồng rộng.
Trang 93 Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam trongthời gian tới
3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam không có tính đồng đều, đâylà một điểm yếu lớn của cà phê Việt Nam Để nâng cao chất lượng sảnphẩm, chúng ta có thể thực hiện một số công việc như sau:
3.1.1 Áp dụng tích cực các hệ thống quản lý chất lượng
Các cơ sở doanh nghiệp trồng và chế biến cà phê hiện nay gần nhưkhông tuân theo một tiêu chuẩn nào cả Trước đây có áp dụng tiêu chuẩn cũTCVN 4193:93, nay không còn phù hợp với tình hình mới, không kiểm soátđược chất lượng cà phê Đến năm 2005, Việt Nam đã ban hành Tiêu chuẩncà phê xuất khẩu TCVN 4193:2005, áp dụng phân loại theo cách tính lỗi đểphù hợp với cách phân loại của Hội đồng Cà phê Thế giới Tuy nhiên đây làmột tiêu chuẩn mang tính tự nguyện, không bắt buộc nên không được nhiềucơ sở thực hiện Hiện nay mới chỉ có 10% các doanh nghiệp áp dụng tiêuchuẩn này, tương đương 1 – 1,5 % lượng xuất khẩu
Ngày 1/10/2007, Bộ Công Thương đã ra văn bản yêu cầu thực hiện theotiêu chuẩn mới này Vì phải trang bị máy móc và thay đổi quy trình thu muachế biến nên các cơ sở đã phản ứng với quyết định trên Nhưng đây là mộtbiện pháp cần được áp dụng triệt để nhằm nâng cao chất lượng của cà phêxuất khẩu.
Trang 10Với việc áp dụng này, có thể sẽ giảm lượng xuất khẩu do phải loại bỏnhiều cà phê kém hơn, nhưng về lâu dài, điều này sẽ có lợi cho các doanhnghiệp trong việc khẳng định chất lượng cà phê Việt Nam.
Ngành cà phê Việt Nam cũng cần xây dựng các tiêu chuẩn kĩ thuật khác,xây dựng lộ trình và cách thức tiến hành áp dụng để có thể có tác dụng tốtnhất trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ngoài tiêu chuẩn trong nước, các cơ sở và doanh nghiệp thu hái, chếbiến cà phê cũng cần phải nghiên cứu và áp dụng các hệ thống quản lý chấtlượng quốc tế như các quy định của Hội đồng Cà phê Thế giới ( ICO).
3.1.2 Tuyên truyền và thay đổi thói quen trong trồng trọt, thu hoạch và chếbiến
Hiện nay, đa phần các cơ sở trồng trọt, chế biến và xuất khẩu đều khôngtuân thủ các quy định, điều kiện về thu hái, chế biến và bảo quản cà phê.Theo tập quán cũ của người trồng trọt, cà phê tới mùa thu hoạch đều đượcthu hái rất đại trà, cả hạt xanh hạt chín, không có sự chọn lọc Khâu phơi vàbảo quản theo cách thức ủ đống, phơi trên sân đất làm cho cà phê bị giảmchất lượng đáng kể Bên cạnh đó, cơ chế thu mua cũng làm cho người dânkhông chú trọng đến chất lượng cà phê trong thu hoạc, phơi sấy và phânloại
Ngoài ra, việc trồng cây cà phê còn sử dụng nhiều phân hóa học vàthuốc trừ sâu, ảnh hưởng đến chất lượng thu hoạch Ngành cà phê khuyếncáo các nhà sản xuất nên sử dụng phân hữu cơ thay cho phân hóa học, đâycũng là một hướng mới tiến bộ trong kĩ thuật trồng cây cà phê.
Trang 11Vì vậy, để có thể nâng cao chất lượng cà phê, các cơ quan và doanhnghiệp cần đẩy mạnh việc tuyên truyền và hướng dẫn các kĩ thuật tiêu chuẩntrong trồng trọt và thu hái, dần từng bước thay đổi những thói quen khôngtốt này.
3.1.3 Đổi mới công nghệ và áp dụng các kĩ thuật tiên tiến trong khâu chếbiến sau thu hoạch
Trong những năm gần đây công nghiệp sơ chế cà phê ở Việt Nam đã cónhiều tiến bộ Người ta đã trang bị thêm nhiều thiết bị mới chất lượng tốttrong chế biến Tuy nhiên với cà phê Arabica thì chế biến vẫn còn là mộtviệc làm có nhiều khó khăn, đặc biệt là ở khâu đầu tiên lột vỏ quả, làm sạchnhớt Nhiều nơi có khó khăn vì lượng nước sạch dùng cho chế biến quá lớnvà nó cũng dẫn đến khó khăn về xử lý nước thải không gây ô nhiễm môitrường Các chuyên gia nước ngoài trong chương trình GTZ của Đức và dựán ba bên của các tập đoàn nước ngoài thực hiện ở Công ty hồ tiêu Tân Lâm- Quảng Trị đã đạt kết quả tốt trong khâu xử lý nước thải Và việc nghiêncưu khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp EakMat ở ĐakLak đang nghiên cứusử dụng máy làm sạch nhớt kiểu Penagos rất tiết kiệm nước của Colombiacũng hứa hẹn nhiều triển vọng.
Nước ta cũng có kế hoạch triển khai dự án nâng cao chất lượng thông quaviệc ngăn ngừa nấm mốc trong khâu bảo quản.
Ngoài ra cũng cần đổi mới trang thiết bị tiên tiến, phù hợp cho việc thựchiện các quy định và tiêu chuẩn của Nhà nước như TCVN 4193: 2005, vàcác quy định của Ủy ban chất lượng cà phê , thuộc ICO
Trang 12Hiện tại Việt Nam có khoảng 150 doanh nghiệp chuyên chế biến cà phêxuất khẩu, nhưng số doanh nghiệp có công nghệ chế biến hiện đại chỉ đếmtrên đầu ngón tay Bởi để có được nhà máy chế biến cà phê với công nghệhiện đại, số vốn đầu tư không dưới 7 tỉ đồng, chỉ có những doanh nghiệp códiện tích trồng tập trung mới hy vọng làm được điều này
3.2 Đổi mới cơ cấu cây trồng và đa dạng hóa sản phẩm
3.2.1 Đổi mới cơ cấu giống cà phê
Ngành cà phê Việt Nam chủ trương đổi mới phương hướng sản xuất càphê theo hai hướng :
- Giảm bớt diện tích cà phê Robusta Chuyển các diện tích cà phê pháttriển kém, không có hiệu quả sang các loại cây trồng lâu năm khác như caosu, hồ tiêu, hạt điều, cây ăn quả và cả cây hàng năm như bông, ngô lai - Mở rộng diện tích cà phê Arabica ở những nơi có điều kiện khí hậu đấtđai thật thích hợp.
Mục tiêu cuối cùng trong chiến lược này là giữ tổng diện tích cà phêkhông đổi ở mức hiện nay, hoặc giảm chút ít, nằm trong khoảng từ 450.000ha đến 500.000 ha, nhưng cơ cấu chủng loại cà phê cần thay đổi thay đổi,trong đó:
+ Cà phê Robusta 350.000 ha - 400.000 ha (giảm 100.000 - 150.000 ha)+ Cà phê Arabica (100.000 ha tăng 60.000 ha so với kế hoạch cũ trồng
40.000 ha bằng vốn vay của cơ quan phát triển Pháp)