1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ của lê THÁNH TÔNG và ý NGHĨA LỊCH sử của nó

27 347 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 246,5 KB

Nội dung

Trong đó, tư tưởng chính trị với tư cách là hệ thống quan điểm của các giai cấp, các nhóm xã hội về thực tiễn chính trị, xoay quanh trục cơ bản nhất là vấn đề quyền lựcchính trị, bao gồ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-o0o-ĐINH VĂN CHIẾN

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA LÊ THÁNH TÔNG

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -o0o -

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

PGS.TS TRỊNH DOÃN CHÍNH

Phản biện độc lập 1: PGS.TS Trần Nguyên Việt

Phản biện độc lập 2: PGS.TS Nguyễn Thanh

Phản biện 1: PGS.TS Đinh Ngọc Thạch Phản biện 2: PGS.TS Vũ Đức Khiển Phản biện 3: PGS.TS Lương Minh Cừ

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ Trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ ChíMinh

Vào hồi … giờ … ngày … tháng …….năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Trường Đại học KHXH&NV, TP Hồ Chí Minh

- Thư viện Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh

- Thư viện Tổng hợp TP Hồ Chí Minh

Trang 3

1 Đinh Văn Chiến (2013), Những chuyên đề lịch sử triết học và triết

học, mã số đề tài: B2011 - 18b - 06, thành viên.

2 Đinh Văn Chiến (2013), Tư tưởng chính trị - đạo đức trong Bộ luật

Hồng Đức của Lê Thánh Tông, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Trường Đại

học Khoa học xã hội và Nhân văn, TP Hồ Chí Minh

3 Đinh Văn Chiến (2016), Tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông, Tạp

chí Triết học, chỉ số ISSN: 0866 - 7632, số 8 (303), 8 - 2016, tr 63 - 70

4 Đinh Văn Chiến (2017), Sự tiếp thu, kế thừa truyền thống văn hóa Đại

Việt trong tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông, Tạp chí Triết học, chỉ

số ISSN: 0866 - 7632, số 3 (310), 3 - 2017, tr 69 - 76

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Xã hội trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào cũng là một hệ thống có kết cấuchặt chẽ giữa các yếu tố, các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hóa, tưtưởng… Một xã hội phát triển bền vững là xã hội có sự kết hợp hài hòa giữa cácyếu tố đó, trong đó chính trị giữ một vai trò hết sức quan trọng Bởi sự ổn định

và tiến bộ của chính trị như thể chế chính trị, hệ thống chính trị, đường lối chínhtrị, quan hệ giai cấp xã hội… tác động quyết định trực tiếp đến các yếu tố kháctrong xã hội và do đó tác động đến sự tiến bộ xã hội

Là một trong những yếu tố quan trọng của hình thái ý thức xã hội, chínhtrị được hình thành khi xã hội có sự phân chia giai cấp và sự xuất hiện của nhànước, là nhân tố quyết định đến sự phát triển bền vững của xã hội Vì thế, trong

bài “Vấn đề vai trò của nhà nước”, VI.Lê-nin đã chỉ rõ: “Chính trị là sự tham

gia vào công việc của nhà nước, là việc vạch hướng đi cho nhà nước, việc xácđịnh những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước”1 Trong đó,

tư tưởng chính trị với tư cách là hệ thống quan điểm của các giai cấp, các nhóm

xã hội về thực tiễn chính trị, xoay quanh trục cơ bản nhất là vấn đề quyền lựcchính trị, bao gồm cả việc giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực của nhànước, là cơ sở hình thành các thiết chế, tổ chức chính trị và là sự phản ánh, nhucầu, lợi ích của lực lượng xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định Trong xãhội có giai cấp, sự hưng thịnh hay suy vong của một chế độ xã hội trong mỗi giaiđoạn lịch sử phụ thuộc vào quan điểm, lập trường chính trị và tổ chức hệ thốngchính trị Chính điều đó VI.Lê-nin đã khẳng định: “Không có lập trường chínhtrị đúng, thì một giai cấp nhất định nào đó, không thể nào giữ vững được sự

thống trị của mình, và do đó, cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ của

mình trong lĩnh vực sản xuất”2

Trong sự nghiệp đổi mới cũng như trong quá trình hội nhập quốc tế doĐảng, Nhà nước và nhân dân ta khởi xướng, lãnh đạo và tiến hành, cùng vớinhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh”3, Đảng ta luôn quan tâm hàng đầu đến nhiệm vụ

xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân Về quyền lực chính trị và cơ cấu tổchức trong hệ thống chính trị, Đảng ta đã khẳng định: “tất cả quyền lực nhà nướcthuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp nông dân và đội ngũ tri

1 VI.Lê-nin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 33, tr.404.

2 VI.Lê-nin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 33, tr.350.

3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 2013, tr 35.

Trang 5

thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quyền lực nhà nước là thốngnhất”4 Chính vì thế, trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta đãđạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, “phát huy tốt hơn tính chủđộng, sáng tạo của các tổ chức trong hệ thống chính trị”5 Tuy nhiên, bên cạnhnhững thành quả đã đạt được, đặc biệt là việc xây dựng hoàn thiện và phát huyvai trò của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân,nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý Nhà nước, chúng ta vẫncòn có những hạn chế nhất định cả về lý luận cũng như thực tiễn cần phải tậptrung giải quyết Đặc biệt, việc xác định cơ chế giữa đảng lãnh đạo, nhà nướcquản lý và các tổ chức phối hợp, giám sát chưa thật sự rõ ràng và hiệu quả:

“Phương thức lãnh đạo của Đảng chậm đổi mới, chưa đáp ứng kịp yêu cầu pháttriển của đất nước”6

Trong dòng chảy của lịch sử Việt Nam, giai đoạn thế kỷ XIV - XV là mộttrong những giai đoạn đặc biệt; đó là sự chuyển biến từ nhà Trần sang nhà Hồ;

đó là sự xâm lược của giặc Minh và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gian khổ “nếmmật nằm gai”, giành thắng lợi oanh liệt; đó còn là việc thành lập triều đại Lê sơvới nhiệm vụ và yêu cầu xây dựng, củng cố và phát triển nhà nước phong kiếntrung ương tập quyền thống nhất, vững mạnh trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,chính trị, văn hóa xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc nhằm chốnglại âm mưu xâm lược của kẻ thù, bảo vệ nền độc lập dân tộc Chính trong điềukiện lịch sử đó đã xuất hiện nhiều nhà tư tưởng lớn và nổi bật đó là Lê ThánhTông Lê Thánh Tông là một thiên tài trên nhiều lĩnh vực Ông không chỉ làmột vị Hoàng đế, nhà văn hóa lỗi lạc, nhà thơ lớn mà còn là nhà chính trị kiệtxuất Với tư tưởng chính trị sắc bén của mình, ông đã giải đáp được nhiệm vụlịch sử xã hội Đại Việt đặt ra ở thế kỷ XIV - XV Ông xác định được nhiệm vụcốt lõi của chính trị - “nhiệm vụ chính trị là ở chỗ an dân nghĩa lý ấy thật là sâu

sắc” (Tiết làm tôi - Thần tiết) Với tài năng và đức độ của mình, ông đã được

Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi: “Vua hiền có Lê Thánh Tông; Mở mang bờ cõi

đã khôn lại lành”7 Tuy nhiên, do sự chế định của điều kiện lịch sử tư tưởng củaông vẫn còn những hạn chế nhất định, nếu bỏ qua những hạn chế lịch sử ấy thìgiá trị trong tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông vẫn có ý nghĩa lịch sử nhất

4 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia,

Trang 6

định trong sự nghiệp xây dựng hoàn thiện hệ thống chính trị, đặc biệt hoàn thiệnnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay Từ những ý nghĩa lý

luận và thực tiễn trên, tác giả đã chọn vấn đề “Tư tưởng chính trị của Lê Thánh

Tông và ý nghĩa lịch sử của nó” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Có thể khái quát, các công trình nghiên cứu, đánh giá về giá trị tư tưởng

chính trị của ông được tập trung theo các hướng chính sau: Hướng thứ nhất,

đó là những công trình nghiên cứu về điều kiện lịch sử, xã hội Đại Việt thế

kỷ XIV - XV và cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Lê Thánh Tông ảnh hưởng đến quá trình hình thành tưởng chính trị của ông Tiêu biểu cho hướng

nghiên cứu này, đó là công trình Đại Việt sử ký toàn thư, (4 tập), Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội, 1998, là một bộ sử có giá trị về nhiều mặt, đặc biệt là giátrị về lịch sử và lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam; một di sản quý báu của

nền văn hóa dân tộc Đại Việt Đây là công trình được biên soạn bởi nhiều nhà

sử học từ Lê Văn Hưu đời Trần (thế kỷ XIII), qua Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên,

Vũ Quỳnh đời Lê Sơ (thế kỷ XV), và Phạm Công Trứ, Lê Hy đời Lê TrungHưng, cùng những người cộng sự với họ (thế kỷ XVII) Theo bản in từ vánkhắc năm Chính Hoà thứ 18 (1697) mang danh hiệu bản in Nội các quan bản,

bộ sử này gồm quyển thủ và 24 quyển biên chép một cách hệ thống, chi tiết, tỉ

mỉ các sự kiện, nhân vật lịch sử dân tộc từ họ Hồng Bàng đến năm 1675 Tiếp

đến là công trình Đại cương lịch sử Việt Nam, do Trương Hữu Quýnh - Đinh

Xuân Lâm - Lê Mậu Hãn (chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006 Liên quan

đến chủ đề này còn có các công trình như: Lịch sử Việt Nam, do Uỷ ban khoa

học xã hội Việt Nam biên soạn, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976;

Lịch sử triết học phương Đông, do Doãn Chính (chủ biên), Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2012; Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, do Đinh Xuân Lâm (chủ

biên), Nxb Giáo dục

Hướng nghiên cứu thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu nội dung

tư tưởng của Lê Thánh Tông qua quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm chủ yếu trong tư tưởng của Lê Thánh Tông nói chung và tư tưởng chính trị của ông nói riêng Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là Công trình

Lê triều Hình Luật (Luật Hồng Đức), do Nguyễn Quang Thắng (dịch), Nxb.

Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1998 Công trình này đã cho người đọc thấy được

tổng quan toàn bộ nội dung Bộ luật Hồng Đức với 722 điều Đây là công trình

trọng tâm, là tài liệu chuẩn mực giúp cho tác giả tra cứu, làm cơ sở để tác giảluận án làm rõ tư tưởng quản lý xã hội bằng pháp luật của Lê Thánh Tông; thứ

Trang 7

đến là công trình Một số văn bản điển chế và pháp luật Việt Nam từ thế kỷ XV

đến XVIII, tập 1, do Nguyễn Ngọc Nhuận (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội, 2009 Song song với các công trình nghiên cứu trên là cuốn Lịch sử tư

tưởng Việt Nam do Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,

1993 Nghiên cứu về nội dung tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông còn có tác

giả Nguyễn Hùng Hậu chủ biên công trình: Đại cương Lịch sử tư tưởng triết

học Việt Nam, tập 1, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2002 Cùng với hướng

nghiên cứu trên, phải kể đến các tác phẩm Thơ văn Lê Thánh Tông, do Mai Xuân Hải (chủ biên), Nxb Văn học, 1986; Chân dung văn hoá Việt Nam, tập 2,

do Tạ Ngọc Liễu (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1999; Văn học Việt

Nam thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII, do Đinh Gia Khánh Bùi Duy Tân

-Mai Cao Chương (chủ biên), Nxb Giáo dục, 2000; Mười vị hoàng đế Việt Nam

tiêu biểu, do Đặng Việt Thủy (chủ biên), Nxb Quân đội nhân dân, 2011;

Hướng thứ ba, đó là các công trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá về

tư tưởng của Lê Thánh Tông, đặc biệt là những công trình đánh gia về giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông.

Về hướng này, có các tác phẩm lớn như: Lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Việt

Nam thời kỳ Lê - Nguyễn, Lê Văn Quán, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà

Nội, 2013; Bộ luật Hồng Đức di sản văn hoá pháp lý đặc sắc của Việt Nam, do

Lê Đức Tiết (chủ biên), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2010; Sự phát triển của tư

tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, do Trần Văn Giàu

(chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội; Lịch sử tư tưởng chính trị, do Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn, Nxb Chính trị Quốc gia; Quốc hiệu

Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, do Cao Văn Liên (chủ biên), Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2012 Nghiên cứu, đánh giá về giá trị tư tưởng chính trị của

Lê Thánh Tông trên mặt pháp trị, còn có công trình Lacode - Nguyễn Ngọc

Huy, Tạ Văn Tài, Trần Văn Tài, Trần Văn Liên dịch từ Ohio University press,

Ohio London, 1987

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Mục đích: Mục đích của luận án là trên cơ sở trình bày, phân tích nội dung

cơ bản tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông, luận án nhằm phân tích, đánh giá,nêu lên những đặc điểm, giá trị và ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng chính trị củaông; từ đó rút ra những bài học lịch sử to lớn của nó đối với việc xây dựng hệthống chính trị ở Việt Nam hiện nay

Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận án cần thực hiện các nhiệm

vụ sau: Thứ nhất, trình bày, phân tích những điều kiện lịch sử - xã hội Đại Việt

Trang 8

thế kỷ XIV - XV và tiền đề lý luận cho việc hình thành tư tưởng chính trị của

Lê Thánh Tông Thứ hai, trình bày, phân tích quá trình hình thành, phát triển và những nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông Thứ ba,

trình bày, lý giải làm rõ những đặc điểm, ý nghĩa và từ đó rút ra bài học lịch sử

tư tưởng chính trị của ông đối với sự nghiệp xây dựng hệ thống chính trị ở ViệtNam hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Luận án không nghiên cứu tư tưởng của Lê Thánh Tông nói chung, mà

chỉ nghiên cứu, làm rõ nội dung, đặc điểm trong tưởng chính trị của ông

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài đặt ra, luận

án dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về

-chính trị

Phương pháp nghiên cứu: Luận án được nghiên cứu và trình bày trên cở

sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Sự thống nhấtgiữa lôgích và lịch sử, phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh; cùng vớicác phương pháp tiếp cận hệ thống - liên ngành và phương pháp văn bản học…Luận án được tiếp cận dưới góc độ triết học chính trị và chính trị học

6 Cái mới của luận án

Một là, luận án trình bày và phân tích làm rõ quá trình hình thành, phát

triển tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông Qua đó, góp phần hệ thống hóa vàlàm nổi bật những nội dung cơ bản và đặc sắc trong tư tưởng chính trị của ông

Hai là, từ nội dung, đặc điểm và ý nghĩa trong tư tưởng chính trị của Lê

Thánh Tông, luận án rút ra bài học lịch sử của nó đối với quá trình xây dựng vàhoàn thiện hệ thống chính trị Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần hệ thống hóa nội dung và những

đặc điểm cơ bản trong tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông trên các mặt: tưtưởng về thể chế chính trị; tư tưởng về vấn đề đường lối chính trị - xã hội; tưtưởng thân dân và hiền tài

Ý nghĩa thực tiễn: Những bài học và ý nghĩa lịch sử bổ ích rút ra từ tư

tưởng chính trị của Lê Thánh Tông, sẽ góp phần vào sự nghiệp xây dựng, pháttriển và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay Ngoài ra, luận án cóthể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học thuộc chuyên ngành

Trang 9

chính trị học, lịch sử triết học, cũng như những người quan tâm nghiên cứu tìmhiểu về lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và tư tưởng chính trị của Lê Thánh

Tông nói riêng

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, mục lục, phần kết luận và danh mục tài liệu tham

khảo, luận án được kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết và 19 mục

Chương 1

CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH,

PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA LÊ THÁNH TÔNG

1.1 YÊU CẦU XÂY DỰNG QUỐC GIA ĐẠI VIỆT THỐNG NHẤT, ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỀ CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ VĂN HÓA, XÃ HỘI THẾ KỶ XIV - XV - CƠ SỞ XÃ HỘI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA LÊ THÁNH TÔNG

1.1.1 Yêu cầu xây dựng nền chính trị - xã hội Đại Việt thống nhất, độc lập, tự chủ thế kỷ XIV - XV với việc hình thành tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông

Để xây dựng quốc gia Đại Việt thống nhất ở thế kỷ XIV - XV, ngay saukhi giành lại nền độc lập dân tộc, Lê Thái Tổ lên ngôi năm Mậu Thân (1428),với tầm nhìn chiến lược, tư duy năng động, sáng tạo của Lê Thái Tổ, quốc giaĐại Việt không chỉ nhanh chóng củng cố bộ máy nhà nước phong kiến trungương tập quyền mang tính chất quan liêu, chuyên chế, hoàn thiện hệ thống quanchế, xây dựng luật pháp, củng cố mối quan hệ xã hội và xây dựng quân đội vữngmạnh nhằm bảo vệ lợi ích của quý tộc, tôn thất nhà Lê nói riêng và lợi ích củadân tộc nói chung; đồng thời bồi đắp truyền thống yêu nước, ý chí tự cường của

dân tộc để chống lại những âm mưu của giặc ngoại xâm Về cơ cấu tổ chức hành

chính: Lê Thái Tổ đã phần nào xây dựng một bộ máy hành chính thống nhất,

chặt chẽ từ trung đến tận làng xã Về đội ngũ quan lại, trong bộ máy nhà nước

phong kiến Lê sơ giai đoạn đầu chủ yếu là những tướng sỹ có công trong cuộckhởi nghĩa Lam sơn giành chính quyền Do đó, chưa tuyển chọn được những

người có tài và đức để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn của xã hội Về quốc phòng,

trong những năm đầu trị vì đất nước, trước bộn bề công việc của một dân tộcmới được hồi sinh, của một đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh kéo dài hàngchục năm, mặc dù phải tập trung vào khôi phục kinh tế, ổn định xã hội, phát

Trang 10

triển đất nước trên mọi lĩnh vực Một trong những chính sách nổi bật về quân sự

của Lê Thái Tổ là chính sách “ngụ binh ư nông” Đây là chế độ binh dịch đối

với tất cả đinh tráng và chế độ binh lính chia phiên về sản xuất Tuy nhiên, bêncạnh những thành tựu những năm đầu nhà Lê đã đạt được thì bên trong bắt đầu

âm ỷ Đặc biệt là nội bộ những năm đầu của triều Lê sơ đã bộc lộ cuộc khủnghoảng cung đình, việc chia bè kéo cánh giữa các võ quan công thần với các Nho

sĩ tỏ ra khá quyết liệt khiến cho tình hình chính trị ngày càng trở nên rối ren Tuy

Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông đã có những cải cách nhất định nhằm khắc phục

những yếu kém, nhưng chưa đạt được mục tiêu đề ra Về xã hội, sự phát triển

của Nho gia thành hệ tư tưởng chính thống của xã hội đồng thời với nhữngchuyển biến mạnh mẽ về tổ chức bộ máy hành chính ít nhiều đã làm thay đổi kếtcấu giai cấp trong xã hội Về cơ bản, xã hội Đại Việt từ Lê Thái Tổ đến Lê NhânTông, là một xã hội phân hóa đẳng cấp rõ ràng với hai đẳng cấp đối lập nhau:một bên là quan liêu (những kẻ thống trị) và thứ dân (những người bị trị, sỹ,nông, công thương) Quan hệ giữa giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân đangdần đan xen vào các quan hệ đẳng cấp

1.1.2 Yêu cầu xây dựng và phát triển nền kinh tế của triều đại Lê sơ với việc hình thành tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông

Sau nhiều năm chiến tranh chống giặc Minh xâm lược, nền kinh tế Đại Việt

bị tàn phá nghiêm trọng: đồng ruộng bỏ hoang, đê điều hư hỏng, làng xóm tiêuđiều, nông dân phiêu tán hàng loạt; thương nghiệp bị đình trệ, nhiều ngành nghề

bị phá sản Ngô Sĩ Liên đã cho chúng ta thấy khá rõ về thực trạng bi đát của đấtnước sau chiến tranh chống quân Minh xâm lược: “Giặc Minh gian ngược, muốnđổi đất phong, giả nhân diệt nước, hiết hại làm càn, làng mạc bỏ hoang, xã tắcthành gò hoặc để thỏ chui, hoặc cho hươu ở, làm bãi cho chim đỗ, làm rừng chobáo lấp”8 Nhà Lê sơ đứng trước hàng loạt vấn đề kinh tế quan trọng và cấp thiếtđặt ra đòi hỏi phải giải quyết: vấn đề ruộng đất và nhân lực cho nông nghiệp, vấn

đề giải phóng cho nô tỳ, phục hồi và phát triển san xuất trong phạm vi cả nước để

ổn định chính trị - xã hội Về nông nghiệp: Để phát triển nông nghiệp, Lê Thái Tổ

còn thường xuyên chỉ đạo các quan phủ, huyện có nhiệm vụ đốc thúc và khuyến

khích nhân dân khai phá hết ruộng đất bỏ hoang hóa Về thủ công nghiệp: Nhà Lê

sơ vẫn tiếp tục xây dựng quan xưởng thủ công nghiệp nhà nước Thủ công nghiệpnhà nước gồm có nhiều ngành nghề sau: nghề sản xuất đồ gốm Bát Tràng, Chu

Đậu là ngành tiếp tục được khẳng định danh tiếng Về thương nghiệp: Mạng lưới

8

Lương Ninh, Lịch sử Việt Nam giản yếu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tr.208.

Trang 11

thương nghiệp và thành thị, ngay từ Lê Thái Tổ đã được quan tâm Một hệ thốnggiao thông thuỷ bộ trong cả nước đã được xây dựng Hệ thống giao thông biển vàtrên bộ để phục vụ cho yêu cầu quân sự, đồng thời tạo điều kiện tốt cho thương

nghiệp phát triển Về tài chính: sau khi được giải phóng, nước ta gặp ngay hạn

tiền hoang, tiền tệ lưu hành không đủ dùng cho nhu cầu của thương nghiệp.Nguyên nhân chính là ở thời nhà Hồ tiền đồng đã bị Nhà nước thu hết để thay thếbằng tiền giấy, mà tiền giấy sau khi nhà Hồ bị diệt tất không được in thêm nữa mà

bị hủy dần, trên thị trường chỉ còn lưu hành một số ít tiền do các nhà giàu cất dấu

và một số khác chưa bị phá hủy còn sót lại trong kho của nhà Hồ

1.1.3 Yêu cầu xây dựng một nền văn hóa dân tộc, độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt thế kỷ XIV - XV với việc hình thành tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông

Trong văn hóa giáo dục: ngay sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ cho dựng lại

Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long và mở trường học ở các lộ, mở khoathi cho phép những người có học đều được tham dự thi Qua đó, đã tạo ra độingũ quan lại đông đảo đáp ứng yêu cầu của bộ máy hành chính nhà nước quân

chủ phong kiến Về tư tưởng văn hóa: Nhà Lê từ bỏ chính sách khoan dung của

Phật giáo vốn làm khuôn vàng thước ngọc cho việc xây dựng thiết chế chính trị

và xã hội của nhà nước thời kỳ Lý - Trần Các vua Lê nhận thấy Phật giáo nhậpthế đến đâu, cơ bản vẫn không phải là đạo trị nước, do đó muốn trị nước, muốncủng cố nhà nước quân chủ chuyên chế không thể dựa vào Phật giáo Qua đó,nhà Lê đã lấy Nho giáo là bệ đỡ tinh thần, bởi tính hữu hiệu của nó hơn hẳnPhật giáo và Đạo giáo Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản nhà Lêchọn Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống trong việc trị nước, với khẩu hiệu

chiến lược: “Sùng Nho, trọng Đạo là việc hàng đầu” (Bia Văn Miếu năm 1442).

Về y học: Trong lĩnh vực này, có thể kể đến cuốn Bản thảo thực vật toản yếu

của Phan Phu Tiên ra đời vào năm 1429 ở công trình này ông đã trình bày 392

vị thuốc Nam; hay như công trình Bảo anh lương phương của Nguyễn Trực Về

toán học: Cùng với sự đi lên của đất nước Đại Việt, bước sang thế kỷ XIV, toán

học có công trình Lập thành toán pháp của Vũ Hữu soạn và tác phẩm Đại

thành toán pháp của Lương Thế Vinh Về nghệ thuật: Âm nhạc những năm đầu

nhà Hậu Lê có hai dòng đó là nhạc cung đình và âm nhạc dân gian Về kiến

trúc và điêu khắc: Kiến trúc nổi bật qua các cung điện nguy nga ở Đông Kinh

và Tây Kinh Hoàng thành Thăng Long được tu sửa, mở rộng, với nhiều cungđiện nguy nga Điện Kính Thiên ở trung tâm Cấm thành (cung thành) đã đượcxây dựng

Trang 12

1.2 NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA LÊ THÁNH TÔNG

1.2.1 Những quan điểm chính trị - xã hội trong truyền thống văn hóa Đại Việt với việc hình thành và phát triển tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông

Tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông hình thành và phát triển chính là sựảnh hưởng, tiếp thu và kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của

dân tộc Việt Nam Trong đó tiêu biểu nhất đó là lòng yêu nước, ý chí độc lập, tự

cường dân tộc, tinh thần đoàn kết cố kết cộng đồng dân tộc và lòng nhân ái, khoan dung Kế thừa truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, Lê Thánh Tông

đã ca ngợi tinh thần và công lao đánh giặc giữ nước của Lê Lợi:

“Công nghiệp huy hoàng sáng sử xanh,

Một phen nổi giận bốn bề thanh”9

Chính những giá trị truyền thống đó là cơ sở, nền tảng tinh thần hìnhthành nên tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông qua quan điểm về thể chế chínhtrị và nguyên tắc chính trị, quan điểm về đường lối chính trị , góp phần quyếtđịnh xây dựng nên một nhà nước Đại Việt vững mạnh ở thế kỷ XV

1.2.2 Tư tưởng chính trị - xã hội của “Tam giáo”, pháp gia với việc hình thành và phát triển tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông

Tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông không chỉ được hình thành và pháttriển trên những quan điểm chính trị - xã hội trong truyền thống văn hóa ĐạiViệt, mà còn là sự tiếp thu tư tưởng về lòng nhân ái, đại từ đại bi, chúng sinhbình đẳng của Phật giáo; tư tưởng tự do, bình đằng theo đạo tự nhiên, vô vicủa Đạo gia; đặc biệt là sự tiếp thu có chọn lọc học thuyết chính trị đạo đức

được thể hiện trong “Tam cương”, “Ngũ thường” qua các đức tính thể hiện bản chất của con người như: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trung, hiếu, kính, đễ

của Nho gia Để tỏ lòng kính bậc Thánh nhân ông viết: “Vẻ đẹp của Khổng Tử,Mạnh Tử còn tỏa mãi tới đời sau”10; và tư tưởng đề cao pháp, thế, thuật trong

quan điểm quản lý xã hội bằng pháp luật của Pháp gia Có thể nói, tất cả đãđược thẩm thấu qua lăng kính của Lê Thánh Tông để hình thành nên nhữnggiá trị trong tư tưởng chính trị của mình

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XV đã trải qua một thời

kỳ đặc biệt với nhiều biến động sâu sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, vănhóa - xã hội Đó là mâu thuẫn trong nội bộ cung đình, một bên giữa quý tộc tôn

9 Mai Xuân Hải, Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông (tổng tập), Nxb Văn học, Hà Nội, 2003, tr.24.

10 Mai Xuân Hải, Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông (tổng tập), Nxb Văn học, Hà Nội, 2003, tr.770.

Trang 13

thất nhà Lê sơ với một bên là tầng lớp địa chủ quan liêu xuất thân từ hàng ngũnho sĩ; là mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp quý tộc thống trị với một bên làtầng lớp nông nô, nô tỳ Chính trong những yêu cầu lịch sử - xã hội đó đã tácđộng đến hình tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông Là hình thái ý thức xã hội,

tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông còn là sự tiếp thu kế thừa truyền thống vănhóa Việt Nam thể hiện tập trung ở ý thức về quốc gia dân tộc, là tinh thần độclập, tự chủ, tự cường dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết dântộc, một truyền thống quý báu của dân tộc ta đã được hun đúc nên trong suốt quátrình đấu tranh dựng nước và giữ nước Không những thế, Lê Thánh Tông còn là

sự tiếp thu, kế thừa và dung hợp những quan điểm trong tư tưởng chính trị, đạođức của Nho gia, Đạo gia, Phật giáo và Pháp gia phù hợp với điều kiện văn hóaViệt Nam

Chương 2 NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ

CỦA LÊ THÁNH TÔNG

Để giải quyết những vấn đề cấp bách của lịch sử xã hội Việt Nam thế kỷXIV - XV đặt ra, đó là yêu cầu củng cố, xây dựng quốc gia Đại Việt thống nhất,vững mạnh, với bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền; trên cơ sởtiếp thu, kế thừa những tiền đề về tư tưởng chính trị - xã hội trong truyền thốngvăn hóa của dân tộc Việt Nam cũng như tư tưởng chính trị của Nho gia và Phápgia, tư tưởng của Lê Thánh Tông được hình thành và phát triển Trong nội dung

tư tưởng phong phú, đặc sắc của Lê Thánh Tông, vấn đề nổi bật và có ý nghĩa

sâu sắc đó là tư tưởng chính trị, được ông thể hiện trong các tác phẩm lớn như:

Quốc triều hình luật, Châu cơ thắng thưởng thi tập, Chinh tây kỷ hành, Văn minh cổ súy,

2.1 QUAN ĐIỂM VỀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ VÀ NGUYÊN TẮC TRỊ NƯỚC TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA LÊ THÁNH TÔNG

2.1.1 Quan điểm về thể chế chính trị của Lê Thánh Tông

Quan điểm của Lê Thánh Tông về thể chế chính trị trung ương tập quyền

là thể chế chính trị mà quyền lực tối cao thuộc về nhà vua, mọi quyền hành

trong tay từ quyền lập pháp, tư pháp đến hành pháp, không chấp nhận san sẻ

quyền lực cho bất kỳ ai, dù là đại thần hay là người trong hoàng tộc Về lập

pháp, trong tư tưởng về thể chế chính trị, Lê Thánh Tông quan niệm vua là

người duy nhất có quyền đặt ra pháp luật, mọi ý chí của nhà vua đều được thể

Ngày đăng: 19/03/2020, 21:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w