1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số vấn đề về bệnh tim

19 303 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 307,5 KB

Nội dung

Để sớm biết mắc bệnh tim Bệnh tim là chỉ những kết cấu của tim, ví dụ như màng tim, cơ tim, niêm mạc tim, van tim thay đổi từ đó gây nên những biến đổi về nhịp đập, cũng như chức năng tim, đồng thời xuất hiện những biểu hiện bệnh lý lâm sàng. Khi mắc bệnh tim, thường xuất hiện hiện tượng nhịp tim thất thường, nhịp tim đập không theo quy luật, nhanh quá (hơn 100 lần/phút) hoặc chậm quá (ít hơn 60 lần/phút). Những ảnh hưởng của bệnh tim tới các cơ quan trong cơ thể - Mệt mỏi: Sự rối loạn nhịp đập của tim sẽ làm cho máu do tim bơm đi cũng sẽ giảm, gây nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Có nhiều trường hợp còn bị liệt, không nói được. - Khó thở, thở dốc: Nếu tim bị suy yếu (suy tim) nó sẽ không thực hiện được chức năng là bơm máu đi khắp cơ thể; máu ở phổi do không kịp về tim nên xuất hiện chứng tắc máu ở phổi, làm cho chức năng trao đổi của cơ thể giảm, người bệnh thở rất khó khăn, tức ngực, thậm chí ho ra máu. Ho ra máu là do máu bị ứ ở tĩnh mạch khí quản và các tế bào ở mạch máu phế nang phổi bị tổn thương gây nên. - Buồn nôn, chán ăn: Chức năng tim suy giảm cũng sẽ làm cho lượng máu từ gan, ruột về tim giảm, gây nên hiện tượng ứ máu ở gan, ruột; chức năng của các cơ quan này cũng bị ảnh hưởng theo, có hiện tượng đau ở gan, buồn nôn, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng về đường tiêu hóa khác. - Phù chi dưới: Nếu các mạch máu trong cơ thể bị ứ máu thì toàn thân sẽ bị phù thũng, đặc biệt là ở chi dưới. Những người bị suy giảm chức năng tim sẽ thấy tức ngực, thở dốc, mệt mỏi. Có người về đêm còn thấy hiện tượng bừng tỉnh thở dốc một hồi lâu rồi mới đỡ khó chịu, có những người lại có biểu hiện đó kéo dài. Đặc biệt ở người già phần nhiều bị xơ cứng và hẹp động mạch vành, do đó cơ tim có nguy cơ bị thiếu máu và thiếu ôxy. Khi nhịp tim đập thất thường, chức năng tim suy giảm, lúc đó sẽ xuất hiện hiện tượng tức ngực, thở dốc, đau phía sau xương ức, đó chính là lúc các cơn đau tim phát tác. Chú ý: Các triệu chứng nêu trên là các triệu chứng tổng hợp của bệnh tim. Nhưng đó không hẳn là các biểu hiện riêng biệt của bệnh tim. Các bệnh ở hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp đều có thể có những biểu hiện lâm sàng giống như trên, do đó cần phải hết sức chú ý phân biệt để có cách xử lý đúng đắn. Vì đâu mà bị đau tim? Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học McMaster (Canada) đã công bố 9 yếu tố nguy hiểm gây bệnh tim. 3 yếu tố hàng đầu là lượng cholesterol cao, hút thuốc và stress. Những người có lượng lipid cao trong máu hay hút thuốc chiếm 60% số người bị bệnh tim. Những ai có lượng cholesterol trong máu cao có nguy cơ bị đau tim cao gấp 3,25 lần, trong khi những người hút thuốc là 2,9 lần so với những người khác. Tiếp đến là tiểu đường, gia đình có tiền sử huyết áp cao và bụng bự. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ trái cây hằng ngày, năng tập thể dục có thể giúp giảm nguy cơ đau tim. Động mạch bị xơ vữa. 4 triệu chứng của bệnh tim Đau tim: Nguyên nhân ban đầu gây cơn đau tim là do các mảng xơ vữa (tiểu cầu lắng đọng) trong thành vách động mạch tăng lên, gây tắc nghẽn đường máu lưu thông. Và khi cơ tim bị thiếu máu sẽ làm cho tim bị ngừng đập, phát sinh cơn đau tim đột ngột. - Cách điều trị: Nếu thành động mạch tắc nghẽn càng lâu thì cơ tim càng có nguy cơ bị tổn thương nặng, bởi vậy cần phải đi khám và điều trị kịp thời. Thông thường, người ta dùng aspirin để phòng ngừa sự lắng đọng tiểu cầu chống hiện tượng tắc nghẽn. Ngoài thuốc có thể phẫu thuật để mở rộng các mạch máu bị chít hẹp. Chứng đau thắt: Đây là triệu chứng thường thấy khi lồng ngực bị đau do tim không được cung cấp đủ máu và ôxy, là dấu hiệu ban đầu của bệnh đau tim. - Cách điều trị: Dùng nitroglycerin mỗi khi thấy đau ngực, thuốc này có tác dụng giãn rộng mạch máu để tăng lượng ôxy đưa đến cho tim. Ngoài ra còn dùng các loại thuốc khác như thuốc ức chế beta có tác dụng làm giảm hoạt động của tim và giảm nhu cầu tiêu thụ ôxy và máu. Bệnh đột qụy: Giống như bệnh đau tim đột ngột, bệnh đột quỵ thường xảy ra khi động mạch bị tắc nghẽn, nguồn cấp ôxy và máu lên não bị chậm lại, người ta gọi đây là đột quỵ xuất huyết và một kiểu khác nữa gọi là đột quỵ thiếu máu cục bộ. Tất cả hai triệu chứng này đều bắt nguồn từ tim. Nếu tất cả các tế bào não bị kiệt quệ nguồn ôxy lâu dài thì nó có thể bị chết não và làm tê liệt các chức năng não, cuối cùng là gây hủy hoại toàn bộ não. Do vậy chỉ định điều trị thuốc tiêu cục máu phải được tiến hành sớm trong 3 giờ đầu để giúp tái tưới máu nhanh hơn. Sự cố đau tim sung huyết: Đối với những người mà tim bị yếu không làm được chức năng cung cấp máu tới các cơ quan trong cơ thể thì tim có thể phải làm việc quá sức, suy yếu dần. Do lượng máu đến tim không đủ nên phát sinh hiện tượng sung huyết ngay trong các mô của cơ thể trong đó có tim. Bởi vậy, ở những người mắc bệnh này thì tay chân, khớp gối bị sưng to. - Cách điều trị: Cho đến thời điểm hiện nay chưa có liệu pháp đặc trị đối với căn bệnh nói trên, giải pháp tình thế thường là dùng thuốc giảm đau, lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) hoặc phẫu thuật nong vành qua da . Người bệnh tim mạch hãy thực hiện biện pháp "ba nửa phút, ba nửa giờ" để hạn chế biến chứng nguy hiểm "Ba nửa phút" là: Ban đêm khi tỉnh dậy, sau khi mở mắt tiếp tục nằm yên thêm nửa phút nữa, sau đó ngồi dậy và ngồi thêm nửa phút nữa, khi thả chân xuống khỏi giường thì ngồi thêm nửa phút nữa, cuối cùng mới bước xuống đất vận động. Bởi nói chung các bệnh tim mạch thường hay xảy ra vào ban đêm. Điều này chủ yếu là do sự thay đổi đột ngột tư thế người bệnh làm cho não và tim không được cung cấp đủ máu, đặc biệt là do sự điều tiết ở người già chậm, sẽ càng dễ bị nguy hiểm hơn. Ngay cả người bình thường cũng phải hết sức cẩn thận, tránh thay đổi tư thế đột ngột, dễ làm cho người bị choáng (do hạ huyết áp tư thế). "Ba nửa giờ" là: Buổi sáng đi bộ nửa giờ, buổi trưa ngủ nửa giờ và sau bữa ăn tối đi dạo nửa giờ. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học Thuỵ Điển cho rằng, những người mắc bệnh động mạch vành mà mỗi ngày ngủ trưa nửa giờ thì tỷ lệ tử vong giảm 30% so với người bệnh không ngủ trưa. Theo y học hiện đại thì những người xơ cứng động mạch, nhất là ở thời kỳ đầu là một quá trình có thể đảo ngược được, từ nhẹ đến nặng và ngược lại. Thực tế đã chứng minh rằng, người bệnh sau một năm đi bộ đều đặn, xơ cứng động mạch giảm tới hơn 10%. BS. Nguyễn Văn Kiểm Những điều cần lưu ý ở người mắc bệnh tim Không nên ngồi lâu không hoạt động Hội Tim mạch Mỹ cho rằng, ít vận động là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tim. Hoạt động thích hợp có rất nhiều cách, ví dụ như tham gia làm vườn, làm việc nhà, đi bộ, đạp xe chậm . là những hoạt động không quá mạnh, làm thường xuyên sẽ góp phần phòng bệnh tim rất tốt. Một ngày đi bộ hoặc hoạt động nhẹ nhàng khoảng 60 phút, hoặc ít nhất cách ngày một lần cũng sẽ rất có ích trong phòng chống bệnh tim mạch. Lời khuyên mọi người "vận động là sự sống". Người bị bệnh tim không nên ngủ quá nhiều Các chuyên gia y học Mỹ đã điều trị 80 vạn người trong độ tuổi từ 40 - 80, kết quả cho thấy, những người bị bệnh tim mà ngủ 10 giờ một ngày thì tỷ lệ tử vong gấp 2 lần người chỉ ngủ 7 giờ/ngày, tỷ lệ này ở người trúng phong là 35 lần, điều này cho thấy, ngủ nhiều quá không tốt. Đó là vì khi ngủ, tuần hoàn máu chậm, dễ gây thành các cục máu đông; ngoài ra, nếu ngủ quá dài, cũng là dấu hiệu chứng xơ vữa động mạch. Do vậy, người có tuổi không nên ngủ nhiều, đề phòng bất trắc. Ban ngày ngủ khó dậy cần đề phòng bệnh tim Các nghiên cứu cho thấy, người ngủ khó tỉnh không phải là việc tốt, nhất là ban ngày ngủ khó dậy thì tỷ lệ mắc bệnh tim càng cao hơn. Đặc biệt là đối với những người già, nhất là phụ nữ mà ban ngày ngủ mê mệt, khó dậy thì tỷ lệ mắc bệnh tim thường cao hơn so với những người trẻ. Một công trình Cơn đau thắt ngực do stress. nghiên cứu của Mỹ cho thấy, những phụ nữ cao tuổi ngủ ngày mà khó dậy thì tỷ lệ tử vong do bị bệnh tật cao hơn tới 82%, khả năng mắc bệnh tim cao hơn người khác tới 62%. Còn ở đàn ông thì tỷ lệ này chỉ là 35%. Ban ngày sự trao đổi chất ở đại não phải dựa vào hoạt động mạnh mẽ của tim mới hoàn thành được, mà tim muốn hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt này lại phải dựa vào tuần hoàn máu ở hai hệ. Trong đó tuần hoàn phổi làm cho máu ở tĩnh mạch chứa ôxy thấp khi qua phổi được bổ sung đầy đủ ôxy rồi thông qua tim đập để chảy ra động mạch. Còn vòng tuần hoàn lớn ở cơ thể lại làm cho máu từ động mạch chảy tới các phủ tạng và tổ chức cơ thể để đảm bảo cho sự trao đổi chất ở đó. Khi tim bị mắc bệnh, hai vòng tuần hoàn nói trên đều bị ảnh hưởng, trong đó não là bộ phận mẫn cảm nhất, nếu cung cấp năng lượng và ôxy cho nó không đủ sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng của não, làm cho người bệnh luôn muốn ngủ, tinh thần mệt mỏi. Không nên hút thuốc Hút thuốc là nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim không triệu chứng. Các nhà khoa học Mỹ khảo sát hai nhóm người hút thuốc và không hút thuốc cho thấy, nicotin trong thuốc lá làm giảm ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, làm cho năng lực cảm nhận đau đớn giảm đi, chính điều này đã che lấp triệu chứng của bệnh động mạch vành ở người bệnh. Vì vậy người bệnh chủ quan không đi khám và khi được phát hiện thì bệnh đã nặng. Lời khuyên là, người hút thuốc cần khám sức khỏe định kỳ và làm điện tâm đồ, nếu có thiếu máu cơ tim cần điều trị ngay. Không nên chủ quan khi trời mưa lạnh Bị mưa đột ngột dễ dẫn tới bệnh động mạch vành. Theo các chuyên gia, khi trời mưa khí hậu thay đổi rất lớn, khí áp hạ đột ngột, lúc đó tim sẽ đập nhanh hơn, cơ tim dễ bị thiếu ôxy. Nếu đột ngột bị mưa, nhiệt độ trong và ngoài cơ thể sẽ chênh lệch nhau, tim không chịu nổi những ảnh hưởng đó của môi trường, dễ gây ra bệnh động mạch vành, nhất là ở người già. Không dùng quần áo bằng sợi hóa học Người bị bệnh tim mạch cần chú ý đến hiện tượng tĩnh điện. Với người bình thường, tĩnh điện hoàn toàn không gây hại, nhưng người bệnh tim cần cẩn thận. Các nghiên cứu cho thấy, một số người bị bệnh nhịp tim thất thường đa số do mặc đồ lót bằng sợi hoá học làm da bị tĩnh điện gây ra chênh lệch điện áp, ảnh hưởng tới sự truyền dẫn của điện tim, đẫn tới nhịp tim thất thường. Do đó, người có bệnh tim mạch, cần phải mặc đồ lót bằng sợi bông để tránh hiện tượng trên. Ngoài ra cần tăng cường độ ẩm tương đối trong phòng ở cũng là cách để hạn chế tĩnh điện làm tổn thương cơ thể. Tránh căng thẳng trong công việc Phần lớn bệnh tim là do áp lực về tâm lý (stress). Chẳng hạn công việc quá nhiều, quá lu bù, làm việc quá sức hoặc xúc cảm quá, nhất là loại không vui vẻ (cảm xúc âm tính). Các nghiên cứu cho thấy, khi rơi vào trạng thái quá căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi, hệ thống thần kinh thực vật xuất hiện những phản ứng mang tính điều tiết như tim đập nhanh hơn, vã mồ hôi, người run lên, tâm thần bất ổn, mất ngủ . Những phản ứng này sau đó sẽ tự mất đi. Nhưng một số người tính cách hướng nội, mẫn cảm, đa nghi, không đủ tự tin, do dự, quá chú ý tới bản thân, sinh ra căng thẳng và lo sợ trước những phản ứng của cơ thể, sẽ làm cho những triệu chứng này tăng nặng thêm. Các stress đều dễ trực tiếp tạo nên các biến chứng nặng nề của bệnh xơ vữa động mạch (như cơn đau tim) dạng nhồi máu cơ tim hoặc dạng cơn đau thắt ngực. Suy tim cấp tính - Chớ coi nhẹ Suy tim cấp tính là chỉ những người chức năng tim không toàn vẹn nhưng triệu chứng lại không điển hình, nên rất dễ bị coi nhẹ. Nếu khi ngủ đêm phải kê cao gối mới thấy thoải mái, khi nằm ngửa bị ho, thở dốc; khi ngủ hay bị ngạt phải tỉnh dậy ngồi một lúc mới khỏi . thì có thể là biểu hiện của suy tim. Người khi nằm mà bị ho, chú ý nếu bị suy tim thì ho thường kèm theo sợi máu hoặc viêm tuyến nước bọt, ngồi dậy thấy đỡ, dùng thuốc kháng sinh điều trị không kết quả, mẫn cảm với thuốc trợ tim đều thuộc dạng này. Nhịp tim thất thường cũng là một đặc trưng của người suy tim, mạch tăng (trên 80 lần/phút), hễ lao động thể lực là tăng trên 100 lần/phút, cũng có lúc thấy mạch ngừng. Hiện tượng này chứng tỏ nhịp tim thất thường (loạn nhịp) một khi phát hiện ra cần đi kiểm tra ngay để đề phòng bị suy tim. Ai dễ mắc bệnh tim? (Kỳ I) Kỳ 1: Những nhân tố nguy hiểm cho bệnh tim mạch Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới thì bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Tuy nhiên, bệnh có thể được phòng ngừa cũng như hạn chế nguy cơ tử vong nếu chúng ta có ý thức phát hiện và điều trị sớm. Bài viết này xin giới thiệu một số yếu tố nguy cơ cần cảnh báo để bạn đọc tham khảo. Nhiễm khuẩn răng miệng dễ gây hoại tử cơ tim Gần đây, các chuyên gia y học phát hiện, hoại tử cơ tim có liên quan nhất định tới việc vệ sinh răng miệng kém. Trên lâm sàng, khi kiểm tra toàn bộ cơ thể những bệnh nhân bị hoại tử cơ tim cấp tính, thấy phần lớn các người bệnh đều có các bệnh về răng, miệng, thường gặp nhất là viêm hoặc sưng (có mủ) quanh răng. Qua phân tích thấy rằng, ở vùng răng bị bệnh có rất nhiều khuẩn hình que và liên cầu khuẩn. Các loại khuẩn này nảy sinh ra độc tố và xâm nhập vào máu, tới một mức độ nào đó, chất độc sẽ gây nghẽn mạch và các động mạch nhỏ bị co thắt; nếu động mạch vành của tim bị liên lụy sẽ gây nghẽn mạch làm cơ tim hoại tử. Cơ chế phát sinh bệnh tương đối phức tạp, mà khâu vệ sinh răng miệng kém chỉ là một trong số những nguyên nhân mà thôi. Ù tai có thể liên quan đến tim Các nghiên cứu mới nhất gần đây cho thấy, những người trên 55 tuổi mà đột nhiên thấy tai bị ù, thì thường là biểu hiện của bệnh động mạch vành (ĐMV) và tim mạch. Ù tai, thính lực giảm sút hoặc tai điếc thường là một trong những biểu hiện của bệnh xơ vữa động mạch, ĐMV hoặc thiếu máu não tạm thời. Thông thường, sau 6 - 12 tháng kể từ khi có các triệu chứng trên sẽ bị mắc bệnh ĐMV. Tóc rụng phải đề phòng bệnh tim Theo tài liệu nước ngoài, đàn ông trong độ tuổi 21 - 55, nếu đỉnh đầu bị hói nặng thì khả năng mắc bệnh tim cao gấp 3 lần so với người bình thường. Qua nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng mối liên quan giữa người hói và bệnh tim có thể là do một lượng hormon nam gây ra. Loại hormon này có thể ảnh hưởng tới hàm lượng cholesterol gây tắc nghẽn trong mạch máu. Đau vai tay trái cần kiểm tra điện tâm đồ ngay Hiện tượng đau vai trái có thể do bệnh tim gây ra. Bởi thần kinh cảm giác đau vai và đau tim hầu như cùng đi vào cột sống ở cùng một nơi. Vì vậy, khi timvấn đề, thường hay bị nhầm với hiện tượng đau vai, làm thời gian bệnh tim kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, khi vùng vai trái đau kéo dài không khỏi, cần phải đi điện tâm đồ kiểm tra tim ngay. Người từ tuổi trung niên đau bụng vùng thượng vị cần cảnh giác đau do tim Người bị hói đầu thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao. Đau bụng vùng thượng vị cấp tính thường là biểu hiện đầu tiên của hoại tử cơ tim, hay xuất hiện sau khi ăn no, nhất là sau khi ăn loại thức ăn lượng mỡ cao. Điều này liên quan đến việc sau khi ăn, máu đặc hơn, lưu lượng máu chảy giảm, tiểu cầu dễ tập trung lại gây tắc nghẽn ĐMV và làm trương lực của thần kinh dạ dày, ruột tăng lên. Trong lâm sàng, ngoài đau bụng vùng thượng vị ra, thường kèm theo buồn nôn, nôn oẹ, chướng bụng, đi lỏng, tức ngực, đau ngực, ra nhiều mồ hôi . Triệu chứng ở cơ tim thường bị các triệu chứng ở đường tiêu hoá che lấp, người bệnh thường bị chẩn đoán là đau dạ dày làm lỡ thời cơ điều trị tim mạch, do vậy dẫn đến tình trạng nguy hiểm. Lời khuyên với những người 45 tuổi trở lên, khi xuất hiện đau bụng trên thì dù họ không có tiền sử bệnh tim, cho điều trị chống co thắt không có hiệu quả thì nên suy nghĩ tới bệnhtim hoại tử, phải cho làm điện tâm đồ ngay để cấp cứu kịp thời. Viêm khớp ngón tay cần chú ý bảo vệ tim Các nhà khoa học phát hiện, viêm khớp ngón tay có thể là biểu hiện sớm đối với những người đàn ông chết vì bệnh tim, cũng là một trong những tín hiệu cảnh báo phụ nữ chết sớm. Công trình nghiên cứu này của các nhà khoa học Phần Lan cho rằng, người già và người béo phì mắc viêm khớp nhiều hơn, nhất là người béo phì thì mắc viêm khớp càng nặng hơn. Hiện chưa có cách nào chữa trị tận gốc loại bệnh này, nên phòng bệnh vẫn là hơn cả. Sau khi gãy xương, cẩn thận phòng mắc bệnh tim Người già sau khi gãy xương dễ bị mắc bệnh tim mạch và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong khi diễn biến xấu đi. Đó là do xương gãy gây đau đớn làm thần kinh giao cảm hưng phấn, làm tăng huyết áp, nghiêm trọng hơn có thể gây xuất huyết não. Sau khi phẫu thuật xương gãy, cơ thể rơi vào trạng thái bị kích thích cao độ, trực tiếp tổn hại đến cơ tim làm rối loạn hoạt động của tim. Vì vậy, khi bị gãy xương, cần phải theo dõi huyết áp, nhịp tim. Cẩn thận khi nửa đêm ho nhiều Một số người già đêm đột nhiên bị ho nhiều, nhưng do không có triệu chứng gì khác nên dễ bị coi nhẹ. Nhưng thực ra đó chính là một tín hiệu suy kiệt chức năng tim. Lâm sàng gọi đây là "hô hấp khó khăn bột phát". Đó chính là biểu hiện báo trước của bệnh tim, cần phải đi kiểm tra ngay. Phụ nữ ngủ ngáy cần cảnh giác với bệnh tim Một báo cáo khoa học của Đại học Harvard - Mỹ cho biết: phụ nữ ngáy ngủ sẽ tăng rủi ro mắc bệnh tim mạch hơn. Những người này kèm theo trạng thái ngủ nằm ngửa, hút thuốc, uống rượu, làm ca đêm nhiều thì nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn người thỉnh thoảng mới ngáy tới 20%. Nấc liên tục cần đề phòng cơ tim hoại tử Nấc phần lớn là do dạ dày bị lạnh, viêm dạ dày và cơ hoành cách gây nên, ngoài ra thì trúng phong cũng hay bị nấc. Nhưng cũng có khi nấc lại do hoại tử cơ tim gây ra, nguyên nhân là do cơ tim vách dưới hoại tử kích thích cơ hoành gây ra. Do đó, nếu đột nhiên bị nấc liên tục mà không do các nguyên Đau tim lan sang vai trái. nhân gây bệnh khác thì phải suy nghĩ tới việc do cơ tim hoại tử gây ra, cần phải làm điện tim và kiểm tra ngay lập tức. BS. Nguyễn Văn Kiểm Hiểm họa từ nhồi máu cơ tim cấp (Kỳ I) Kỳ I: Những ai bị đe dọa bởi nhồi máu cơ tim cấp? Nhồi máu cơ tim cấp (NMCTC) là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim, hậu quả của thiếu máu cục bộ cơ tim. NMCTC là một bệnh lý thường gặp và có liên quan nhiều đến sức khoẻ cộng đồng. Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, tỷ lệ NMCTC ngày càng có khuynh hướng tăng lên rõ rệt. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, nhưng NMCTC vẫnmột loại bệnh nặng, diễn biến phức tạp, có nhiều biến chứng nguy hiểm, luôn đe dọa tính mạng người bệnh. Biểu hiện của NMCTC Biểu hiện chủ yếu của NMCTC là cơn đau thắt ngực điển hình: đau nhói bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, kéo dài hơn 20 phút và không đỡ khi dùng thuốc giãn động mạch vành (nitroglycerin). Đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải, hoặc vùng thượng vị. Tuy nhiên có trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim mà không có hoặc ít cảm giác đau: hay gặp ở bệnh nhân sau mổ, người già, bệnh nhân đái tháo đường hoặc tăng huyết áp. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác: vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn . Khám giúp chẩn đoán phân biệt và phát hiện các biến chứng của bệnh. Những triệu chứng hay gặp là nhịp tim nhanh, tiếng tim mờ, tiếng ngựa phi, huyết áp có thể tăng hoặc tụt, xuất hiện tiếng thổi mới ở tim . Vì sao lại dẫn đến tình trạng NMCTC? Nguyên nhân chủ yếu gây NMCTC là do vữa xơ động mạch vành. Những mảng xơ vữa làm giảm khẩu kính lòng mạch và dần dần gây tắc mạch, làm cho máu không đến để nuôi cơ tim được, có thể dẫn đến hoại tử vùng cơ tim đó nếu không được can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, mảng xơ vữa có thể không phát triển từ từ mà nó có thể bị nứt, vỡ ra đột ngột. Khi mảng xơ vữa bị vỡ ra, quá trình hình thành cục huyết khối được khởi động. Quá trình này được bắt đầu với các tế bào máu đặc hiệu, gọi là tiểu cầu, tập trung tại vị trí mảng xơ vữa bị nứt. Cục máu đông có thể được hình thành ngay trên mảng xơ vữa bị nứt ra đó và gây tắc đột ngột động mạch vành. Làm thế nào để phát hiện bệnh? Nhồi máu cơ tim do xơ vữa động mạch. Điện tim đồ: Biện pháp này rất có giá trị để chẩn đoán xác định cũng như chẩn đoán định khu NMCTC. Nên tiến hành ghi điện tim đồ 12 chuyển đạo ngay cho tất các các bệnh nhân đau ngực hay có các triệu chứng gợi ý bị NMCTC và được bác sĩ có kinh nghiệm đọc trong vòng 10 phút sau khi bệnh nhân đến khoa cấp cứu. Nếu điện tim đầu tiên không giúp chẩn đoán, nhưng bệnh nhân vẫn còn triệu chứng, và trên lâm sàng nghi ngờ nhiều khả năng bị NMCTC, thì nên ghi điện tim mỗi lần sau 5-10 phút hoặc theo dõi điện tim liên tục để phát hiện sự thay đổi của đoạn ST (chênh lên hay chênh xuống), sự xuất hiện sóng Q bệnh lý hay blốc nhánh trái hoàn toàn mới. Xét nghiệm men tim: CK-MB có ở trong cơ xương và trong máu của người bình thường. Ngược lại, troponin I tim và troponin T tim đặc trưng cho tổ chức cơ tim, không có trong máu của người bình thường. Vì có độ nhạy cao hơn nên troponin được ưu tiên sử dụng trong chẩn đoán các bệnh nhân đau ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không có đoạn ST chênh lên. Ngược lại, các bệnh nhân NMCTC có đoạn ST chênh lên được chẩn đoán chủ yếu dựa trên điện tim đồ 12 chuyển đạo. Siêu âm tim: Siêu âm tim trong nhồi máu cơ tim cũng rất có giá trị, đặc biệt trong những thể nhồi máu cơ tim không có đoạn ST chênh lên hoặc có blôc nhánh. Thường thấy hình những rối loạn vận động vùng liên quan đến vị trí nhồi máu. Siêu âm tim còn giúp đánh giá chức năng thất trái, các biến chứng cơ học của nhồi máu cơ tim, dịch màng tim Dựa trên những biểu hiện lâm sàng và những xét nghiệm quan trọng, cần chẩn đoán phân biệt với các tình trạng bệnh lý như: bóc tách động mạch chủ; thuyên tắc động mạch phổi; thủng dạ dày do loét; tràn khí màng phổi; thủng thực quản gây viêm trung thất; viêm màng ngoài tim . TS.BS. Nguyễn Quang Tuấn (Viện Tim mạch Quốc gia) Hiểm họa từ nhồi máu cơ tim cấp (Kỳ II) Kỳ II: Cấp cứu nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim (NMCT) là một bệnh lý nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tất cả những trường hợp nghi ngờ NMCT cần cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất chuyển thẳng đến các bệnh viện có trung tâm tim mạch để có các biện pháp cứu chữa tích cực nhất. Nguy cơ tử vong nếu không cấp cứu kịp thời NMCT thường có thể xuất hiện đột ngột bằng cơn đau ngực khi gắng sức vào ban đêm hoặc lúc nghỉ ngơi. Khi cơ tim bị nhồi máu, bệnh nhân cảm thấy đau ngực sau xương ức, nặng ngực, cảm giác như sắp chết, đau có thể lan lên cằm, ra tay trái, phía ngón nhẫn và ngón út bàn tay trái, đôi khi có thể lan ra sau lưng hoặc xuống bụng. Cơn đau này kéo dài dai dẳng trên 30 phút, không đỡ khi dùng thuốc giãn vành trinitrin dạng xịt hoặc ngậm nitroglycerin dưới lưỡi. Ngoài cơn đau ngực, bệnh nhân có thể biểu hiện khác như khó thở, vã mồ hôi, kích động, buồn nôn, nôn, nấc, sốt nhẹ có thể xuất hiện sau triệu chứng đau ngực 24 giờ rồi lui dần . Nặng hơn có thể tụt huyết áp, khó thở dữ dội, khạc bọt hồng - biểu hiện của phù phổi cấp do suy tim trái cấp. Nhịp tim của người bị nhồi máu. Sốc điện cấp cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Những trường hợp nghi ngờ NMCT cần phải vào cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức với sự trợ giúp của đội cấp cứu chuyên nghiệp, bệnh nhân sẽ được làm điện tim đồ, men tim tại chỗ và cứu: thở ôxy, giảm đau . rồi chuyển thẳng đến viện chuyên khoa. Tại phòng cấp cứu, bệnh nhân nghi ngờ NMCT sẽ được làm điện tim đồ để xác định vị trí và mức độ nặng của NMCT; bệnh nhân cũng được làm các xét nghiệm máu để khẳng định NMCT như: troponin, đây là một dấu ấn sinh học đặc hiệu cho tổn thương cơ tim, có thể phát hiện sớm (troponin tăng sau nhồi máu cơ tim 2- 4 giờ, còn tiếp tục cao sau 5 - 9 ngày kể từ khi có triệu chứng); men CK, CK- MB tăng, ngoài ra men transaminase (GOT), men lactatdehygenase (LDH), số lượng bạch cầu máu tăng, máu lắng cũng có thể tăng. Các biện pháp cấp cứu càng nhanh càng tốt Khi có những dấu hiệu bệnh, cần phải khẩn trương gọi cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trong lúc chờ đợi có thể phải dùng ngay nitroglycerin truyền tĩnh mạch (trừ trường hợp huyết áp quá thấp hoặc NMCT thất phải), dùng thuốc giảm đau dòng morphin, thuốc an thần giảm lo lắng và thở ôxy, nếu có ngừng tim cần cấp cứu ngừng tuần hoàn theo quy trình. Vận chuyển bệnh nhân phải được tiến hành bằng xe cứu thương chuyên dụng thở ôxy, truyền tĩnh mạch, làm điện tim trên xe và có thể bắt đầu điều trị. Tại bệnh viện: Mục đích đầu tiên của điều trị là nhanh chóng tái thông mạch vành. Ngay từ khi vào cấp cứu hoặc khi nằm ở đơn vị điều trị tích cực, bệnh nhân NMCT phải được làm như sau: nằm tại chỗ; thở ôxy qua mặt nạ, dùng heparin và aspirin để làm giảm độ quánh của máu; cho thuốc giảm đau (morphin); thuốc giải lo âu. Ngoài ra còn có thể cho thêm các thuốc: thuốc chẹn beta (atenolol, metoprolon), tiêm nitroglycerin tĩnh mạch. Nhanh chóng cho bệnh nhân tiếp cận kỹ thuật tái tưới máu mạch vành, tùy vào trang thiết bị cơ sở chuyên khoa, có 2 kỹ thuật được sử dụng là: dùng thuốc tiêu sợi huyết để làm tan cục máu đông - thủ Những trường hợp đặc biệt cần lưu ý đến NMCT Ở người trẻ, không có tiền sử gì đặc biệt, ngộ độc cấp amphetamin, cocain, ecstasy . có thể gây NMCT. Vì vậy cần phải hỏi kỹ tiền sử và thói quen nghiện ngập. Đau trong NMCT có thể nhầm với đau của bệnh lý cấp cứu của ngực và bụng: tắc động mạch phổi, viêm màng ngoài tim, tràn khí màng phổi, viêm màng phổi, bệnh phổi cấp, phù phổi cấp, đau do sỏi mật, viêm tụy cấp, thủng tạng rỗng, nhồi máu mạc treo, phình tách động mạch chủ . Một số trường hợp NMCT có thể không đau ngực và chỉ được phát hiện bằng điện tim khi có phù phổi, trụy mạch hoặc tai biến mạch não. phạm làm tắc động mạch vành; chụp mạch vành dưới màn hình tăng sáng và nong bằng bóng rồi đặt giá đỡ (stent) nếu cần, là kỹ thuật được dùng nhiều hơn tại các trung tâm tim mạch ở nước ta. Trong trường hợp bệnh nhân không thể can thiệp thì phải chuyển đến cơ sở phẫu thuật tim mạch - lồng ngực để được phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành. Thông thường bệnh nhân NMCT cần phải được tiếp cận càng nhanh càng tốt với các biện pháp tái tưới máu cho cơ tim tại cơ sở chuyên khoa. Tuy nhiên nhiều trường hợp vào cấp cứu đã xuất hiện biến chứng ngay như rối loạn nhịp, ngừng tim . đòi hỏi phải xử trí kịp thời, nhanh chóng, đúng phác đồ mới có thể giúp bệnh nhân còn cơ hội được tiếp cập với các kỹ thuật tái thông mạch vành. NMCT có nhiều biến chứng, người ta chia làm 2 loại là biến chứng sớm và biến chứng muộn. Biến chứng sớm của NMCT có thể gặp: sốc không do tim hay sốc do cường phế vị, mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp do tim nhưng có thể dẫn đến tử vong; sốc tim nếu vùng cơ tim bị nhồi máu rộng (40-50% khối cơ tim) gây suy tim toàn bộ (gặp 10 -15% các trường hợp); suy tim trái cấp thường gặp trong những ngày đầu của NMCT biểu hiện khó thở, sung huyết phổi và phù phổi cấp; rối loạn dẫn truyền do hoại tử cơ tim dẫn đến rối loạn dòng ion bình thường tham gia vào co bóp của cơ tim, các rối loạn dẫn truyền thường được gọi là blốc nhĩ thất có thể dẫn đến ngừng tim; các rối loạn nhịp tim gặp trong 90% các trường hợp NMCT, ví dụ: rung thất đe dọa tử vong, tâm thất làm việc không hiệu quả dẫn đến ngừng tuần hoàn, điều trị duy nhất là sốc điện; nhịp nhanh thất có thể dẫn đến suy tim cần phải làm giảm nhịp tim cấp cứu bằng thuốc chống loạn nhịp hoặc bằng sốc điện, rung nhĩ cũng cần được điều trị; vỡ cơ tim hiếm (0,5-1%) nhưng rất nguy kịch đòi hỏi phẫu thuật nhưng thành công cũng không cao; bệnh huyết khối - tắc mạch, tắc động mạch não, chi hoặc tắc động mạch phổi thường gặp vì thế cần phải cho chống đông giảm độ nhớt của máu. ThS. BS. Hoàng Bùi Hải (Hồi sức cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai) 7 điều cần tránh sau nhồi máu cơ tim Chúng ta đã biết nhồi máu cơ tim (NMCT) là bệnh cảnh xảy ra đột ngột và rất nặng nề, kể cả sau khi đã cấp cứu qua khỏi thì bệnh nhân NMCT có nguy cơ tái phát cũng rất cao nếu không có cách phòng ngừa đúng. Trong đại đa số trường hợp, NMCT làm bệnh nhân già đi nhiều, một số chết đột ngột vì biến chứng rung thất, tắc mạch phổi, vỡ tim hoặc NMCT tái phát. Do vậy ngoài việc người bệnh tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc, hoạt động thể lực phù hợp ., người bệnh cần chú ý tránh 7 điều sau đây: Tránh phá vỡ nhịp điệu giờ giấc trong sinh hoạt và làm việc. Phải xây dựng thời gian biểu phù hợp với nhịp sinh học tự nhiên. Không được gắng sức về thể lực và tinh thần. Tránh say rượu và phải bỏ rượu. Say rượu là một dạng stress, làm tăng nguy cơ bị NMCT và nghiện rượu gây suy nhược cơ thể. Có người ngộ nhận: rượu làm giãn mạch máu, vậy có ích cho việc chống NMCT? Đúng là uống ít rượu có làm giãn mạnh một số vùng (ví dụ đỏ mặt), song nói chung làm tăng huyết áp tức là tăng gánh nặng cho cơ tim, tim buộc phải tăng sức bóp mới đẩy máu đi được, làm thuận lợi cho NMCT phát sinh. Hơn nữa, rượu có tác dụng làm tăng tính đông máu, lại làm Sự tích tụ mảng xơ vữa gây nhồi máu cơ tim. [...]... cả bệnh nhân NMCTC phải được tư vấn kỹ lưỡng để thay đổi lối sống và điều trị các yếu tố nguy cơ Đa số bệnh nhân phải dùng lâu dài các thuốc aspirin, thuốc chẹn bêta giao cảm, thuốc statin và một thuốc ức chế men chuyển TS.BS Nguyễn Quang Tuấn (Viện Tim mạch Quốc gia) Hoạt động thể lực sau nhồi máu cơ tim Tất cả các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim (NMCT), phẫu thuật tim, can thiệp động mạch vành hay bệnh. .. bác sĩ tim mạch dựa theo các phác đồ cấp cứu tim mạch Nếu ở các bệnh viện không có kỹ năng can thiệp tim mạch, cần cho bệnh nhân chuyển đến bệnh viện có khả năng tái tưới máu cơ học cấp cứu gần nhất Trong quá trình vận chuyển bệnh nhân cần có nhân viên y tế được đào tạo về cấp cứu tim mạch đi cùng, với các phương tiện cấp cứu cơ bản, bằng các phương tiện vận chuyển cấp cứu phù hợp khi tình trạng bệnh. .. đều đặn kết hợp với lối sống lành mạnh có thể hạn chế bệnh tái phát Hoạt động thể lực đều đặn chỉ là một phần trong phương pháp điều trị không dùng thuốc bằng cách thay đổi lối sống Để phát huy hiệu quả của hoạt động thể lực, người bệnh sau NMCT và phẫu thuật tim cần thực hiện tốt những yêu cầu sau: Ngừng hút thuốc lá là một yếu tố quan trọng nhất có thể làm giảm nguy cơ bị tái phát những biến cố tim. .. lượng hơn TS Nguyễn Quang Tuấn Người bị bệnh tim có nên sinh con? Khi mang thai có nhiều thay đổi lớn trong hệ tim mạch, người mẹ có chức năng tim bình thường có thể thích nghi được nhưng với người bị bệnh tim dù nhẹ hay nặng đều có ảnh hưởng xấu, nhiều khi rất nguy kịch dẫn tới suy tim toàn bộ và có thể gây tử vong cho mẹ Những ảnh hưởng đến thai nhi Khi bị bệnh tim, người mẹ luôn thiếu oxy và chất dinh... cũng phải chuyển bệnh nhân NMCT đến bệnh viện chuyên về tim mạch hoặc khu chăm sóc đặc biệt càng sớm càng tốt Thời gian đến được bệnh viện sớm hay muộn có ý nghĩa sống còn Vì chỉ có ở những nơi này mới đảm bảo chẩn đoán chắc chắn và điều trị đúng quy tắc hạn chế biến chứng và tử vong, kể cả những giờ sau, ngày sau, tuần sau của NMCT, khi mà loại biến chứng khác là suy tim truỵ mạch, sốc tim lại thường... thiệp động mạch vành hay bệnh tim hoặc mạch máu khác nên tham gia một chương trình phục hồi chức năng tim và phòng bệnh phù hợp Các chương trình này giúp người bệnh tăng dần mức độ hoạt động thể lực người bệnh Tuy nhiên người bệnh nên tập luyện như thế nào là phù hợp và cần chú ý những gì để có được hiệu quả tập luyện tốt nhất? Hoạt động thể lực sau NMCT và phẫu thuật tim nên thế nào? Hoạt động thể... nhất là khi bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông Trong một số trường hợp NMCT thoái triển có thể gặp xơ cứng cân gân tay, co rút và có thể dẫn đến Dupuytren - Chứng đau thắt ngực sau NMCT: khi có dấu hiệu NMCT tái phát, phải điều trị như NMCT cấp Phồng vách tim: Là hậu quả xa của nhồi máu xuyên thành tim Biểu hiện: nghe tim có tiếng đập phụ ở thì tâm thu, trên mỏm tim Xquang thấy hình ảnh một cung giãn... trong tim: thường gặp trong NMCT lan rộng xuyên qua thành tim kèm theo suy tim Tắc động mạch phổi thường là kết quả của tai biến tắc nghẽn tĩnh mạch chi dưới hoặc nghẽn mạch buồng tim phải Vỡ tim: Gặp trong 5 - 10% trường hợp, xảy ra chủ yếu tuần thứ hai Thường gặp ở thất trái dẫn đến tràn máu màng ngoài tim làm chết đột ngột hoặc chết nhanh chóng do trụy tim mạch Vỡ vách liên thất biểu hiện bằng một. .. phổi thai nhi chưa phát triển làm trẻ bị bệnh màng trong, nghĩa là các phế nang của phổi có một lớp màng trong suốt bao phủ nên trẻ không thở được và sẽ thiếu oxy dẫn đến tử vong Ngoài ra, dị dạng thai thường gặp ở người mẹ bị bệnh tim bẩm sinh Ảnh minh họa Ảnh: gettyimages Những tai biến đối với người mẹ Dù bệnh tim nhẹ hay nặng thì việc có thai đều làm cho bệnh nặng lên và có thể xuất hiện những biến... thai và sinh đẻ thì vẫn có khả năng tử vong sau khi sinh do bệnh viêm nội tâm mạc này Người bị bệnh tim có nên sinh con không? Bệnh tim có nhiều loại, loại nhẹ thì ít ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người mẹ khi có thai và sinh đẻ Nhưng có loại lại ảnh hưởng rất nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của người bị bệnh Do đó người bị bệnh tim muốn có thai hay không, hoặc khi đã có thai thì nên giữ . biết mắc bệnh tim Bệnh tim là chỉ những kết cấu của tim, ví dụ như màng tim, cơ tim, niêm mạc tim, van tim thay đổi từ đó gây nên những biến đổi về nhịp. trái có thể do bệnh tim gây ra. Bởi thần kinh cảm giác đau vai và đau tim hầu như cùng đi vào cột sống ở cùng một nơi. Vì vậy, khi tim có vấn đề, thường hay

Ngày đăng: 20/09/2013, 16:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu hiện chủ yếu của NMCTC là cơn đau thắt ngực điển hình: đau nhói bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út - Một số vấn đề về bệnh tim
i ểu hiện chủ yếu của NMCTC là cơn đau thắt ngực điển hình: đau nhói bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út (Trang 7)
phạm làm tắc động mạch vành; chụp mạch vành dưới màn hình tăng sáng và nong bằng bóng rồi đặt giá đỡ (stent) nếu cần, là kỹ thuật được dùng nhiều hơn tại các trung tâm tim mạch ở nước ta - Một số vấn đề về bệnh tim
ph ạm làm tắc động mạch vành; chụp mạch vành dưới màn hình tăng sáng và nong bằng bóng rồi đặt giá đỡ (stent) nếu cần, là kỹ thuật được dùng nhiều hơn tại các trung tâm tim mạch ở nước ta (Trang 10)
Tận dụng tất cả những điều kiện có thể đi bộ được thay cho các hình thức khác như leo cầu thang bộ thay cho đi thang máy, đi bộ đến các cửa hàng, chợ, nơi làm việc, nếu các địa chỉ này ở trong khu vực người bệnh sinh sống mà không cần đến các phương tiện  - Một số vấn đề về bệnh tim
n dụng tất cả những điều kiện có thể đi bộ được thay cho các hình thức khác như leo cầu thang bộ thay cho đi thang máy, đi bộ đến các cửa hàng, chợ, nơi làm việc, nếu các địa chỉ này ở trong khu vực người bệnh sinh sống mà không cần đến các phương tiện (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w