1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tìm hiểu một số vấn đề về hiến pháp nước cộng hòa xã hội CNVN

21 455 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 127,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên, việc ghi nhậnnày còn ở dạng nguyên tắc chung về trách nhiệm từ phía các cơ quan, tổ chức củaNhà nước mà chưa đề ra vấn đề quy định quyền được sống trong môi trường tronglành l

Trang 1

“TÌM HIỂU HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM”

Câu 1.

Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào?

Trả lời:

Hiến pháp có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật và đời sống chính trịcủa mỗi quốc gia, là Tuyên ngôn của mỗi quốc gia, mỗi Nhà nước Hiến pháp là đạoluật cơ bản, đạo luật gốc của Nhà nước Các quy định của Hiến pháp là cơ sở pháp lýcho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức hoạt động của bộ máyNhà nước Lịch sử lập Hiến của Việt Nam đã từng biết đến 05 bản Hiến pháp, đó là:Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp năm 1992 (được sửađổi, bổ sung năm 2001)Hiến pháp 2013 Mỗi bản Hiến pháp gắn liền với một giaiđoạn phát triển của cách mạng, của dân tộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thànhcông, ngay sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủCộng hòa, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãđặt vấn đề về sự cần thiết phải có một bản Hiến pháp cho nhà nước Việt Nam Mườitháng sau ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của đất nước,

Hiến pháp 1946 ra đời Ngày 28-10-1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội, kỳ họp thứ hai củaQuốc hội khoá I đã khai mạc Ngày 9-11-1946, sau hơn mười ngày làm việc khẩntrương, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủCộng hoà với 240 phiếu thuận, 2 phiếu chống

Sự thay đổi của tình hình chính trị , kinh tế, xã hội nói trên đã làm cho một số quyđịnh của Hiến pháp 1946 không còn phù hợp Vì vậy, yêu cầu cần phải sửa đổi Hiếnpháp 1946 đã được đặt ra Để thực hiện được nhiệm vụ này, một Ban sửa đổi Hiếnpháp đã được thành lập với 28 thành viên, do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trưởng Ban

Ngày 312-1959, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp sửa đổi và ngày 1-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp

Trang 2

1-Đại thắng mùa Xuân năm 1975 kết thúc vẻ vang sự nghiệp chống Mỹ, cứunước, đất nước hoàn toàn thống nhất Ngày 25.4.1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu raQuốc hội chung của cả nước đã thành công rực rỡ Kỳ họp đầu tiên của Quốc hộikhóa VI quyết định đổi tên nước thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Cách mạng nước ta đã chuyển sang giai đoạn mới, với một sứ mệnh lịch sử mới Đếnthời điểm này, những quy định của Hiến pháp năm 1959 đã không còn phù hợp, yêucầu thực tế đặt ra phải xây dựng một bản Hiến pháp mới phù hợp với điều kiện chínhtrị, kinh tế - xã hội, đặc điểm của Nhà nước trong giai đoạn cách mạng mới, lịch sửlập Hiến Việt Nam lại bước sang một trang mới Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốclần thứ IV đã chỉ rõ nhiệm vụ phải khẩn trương tiến hành sửa đổi, bổ sung Hiến phápnăm 1959.

Hiến pháp 1980 được Quốc hội khóa VI kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 12năm 1980, Hiến pháp năm 1980 là Tuyên ngôn của Nhà nước chuyên chính vô sảndưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp của thời kỳ xây dựng

Hiến pháp năm 1980, sau một thập kỷ được ban hành đã trở nên không phù hợp vớitình hình thế giới, với những chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng Chính vì vậy,ngày 15.4.1992, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa VII, đã thông qua bản Hiến phápmới (Hiến pháp năm 1992) Đây là sự thể chế hóa đường lối phát triển đất nước tronggiai đoạn mới, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới

Nhưng cùng với sự vận động và phát triển mạnh mẽ của đất nước, yêu cầu sửa đổiHiến pháp lại được đặt ra

Trên tinh thần đó, ngày 25.12.2001, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa X đã chínhthức thông qua Nghị quyết số 51/2001/QH10 sửa đổi, bổ sung 23 Điều của Hiến pháp1992

Giai đoạn hiện nay xã hội càng tiến lên càng phát triển thì yêu cầu có bản hiến phápmới để phù hợp càng trở nên cấp thiết nên Hiến pháp 2013 đã ra đời tại kỳ họp thứ 6ngày 28/11/2013, Quốc hội khóa XIII đã chính thức thông qua Hiến pháp nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu 2.

Trang 3

Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có bao nhiêu điều được giữ nguyên? Có bao nhiêu điều được sửa đổi, bổ sung? Điều sửa đổi,

bổ sung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?

Ngày 28-11-2013, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến phápnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thay thế cho Hiến pháp năm 1992 (sửađổi, bổ sung năm 2001) Hiến pháp có rất nhiều điểm mới, có hiệu lực từ ngày 1-1-2014

Hiến pháp năm 2013 có 11 chương, 120 điều, so với Hiến pháp năm 1992 (sửađổi, bổ sung năm 2001) chỉ giữ nguyên 7 điều, bổ sung 12 điều mới và sửa đổi 101điều

Điều sửa đổi, bổ sung tâm đắc nhất theo tôi câu trả lời sẽ tùy thuộc vào cách

tiếp cận cũng như nhận thức riêng của mỗi người đối với từng nội dung, từng điều cụthể của Hiến pháp Không ai giống ai Riêng tôi, điều tâm đắc nhất là “Mọi người cóquyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môitrường” (Điều 43)

Bởi vì

Có thể nói trước Hiến pháp năm 2013, vấn đề bảo vệ môi trường đã được ghinhận trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 Tuy nhiên, việc ghi nhậnnày còn ở dạng nguyên tắc chung về trách nhiệm từ phía các cơ quan, tổ chức củaNhà nước mà chưa đề ra vấn đề quy định quyền được sống trong môi trường tronglành là một quyền cơ bản của công dân như trong Hiến pháp năm 2013 Phải chăngquyền được sống trong môi trường trong lành chưa được hiến định cụ thể mà trongthời gian qua nhận thức và hành động về bảo vệ môi trường vẫn chưa đạt được kếtquả như mong muốn? Môi trường sống vẫn bị ô nhiễm, hủy hoại từng ngày đã tácđộng không nhỏ đến đời sống của người dân ở nhiều nơi, đồng thời ảnh hưởng đếnquá trình phát triển kinh tế xã hội lâu dài của đất nước

Nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế nêu trên, Hiến pháp năm 2013 ra đời đã có sựtiếp thu, chọn lọc những quy định phù hợp của pháp luật quốc tế, đồng thời thể chếhóa quan điểm của Đảng về quyền con người, coi con người là chủ thể, là động lực

Trang 4

quan trọng của sự phát triển đất nước Với quy định: “Mọi người có quyền được sốngtrong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” là một bước tiến lớnthể hiện việc mở rộng và phát triển quyền con người, phản ảnh kết quả của quá trìnhđổi mới gần 30 năm qua ở nước ta đồng thời thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm củaNhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân, thừa nhậnvấn đề bảo vệ môi trường chính là bảo vệ quyền con người, nâng cao chất lượng cuộcsống của con người Để mọi người thực hiện quyền của mình, Hiến pháp năm 2013cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước là phải ban hành văn bản pháp luật để có cơ

sở pháp lý cho mọi người và công dân thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ củamình

Thể chế hóa quy định của Hiến pháp, để quyền được sống trong môi trường tronglành được phát huy trong thực tế, tại Kỳ họp thứ VII Quốc hội Khóa XIII đã thôngqua Luật Bảo vệ môi trường 2014 với rất nhiều những quy định mới nhằm đảm bảo

sự phát triển bền vững, đảm bảo mọi người dân được sống trong môi trường tronglành là một sự khẳng định rõ nhất của nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền conngười

Câu 3.

Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…” Bạn hãy nêu và phân tích ngắn gọn các quy định của Hiến pháp năm 2013 về những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước

. Quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân là một nguyên tắc cơ bản, được ghi nhậnxuyên suốt trong tất cả các bản Hiến pháp của nước ta

So với bốn bản Hiến pháp trước đây (Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959,Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992), Hiến pháp năm 2013 đã quy định cụthể hơn các phương thức để Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước Cụ thể, Hiếnpháp năm 1992 chỉ ghi nhận Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốchội và Hội đồng nhân dân là các cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân

Trang 5

dân, do Nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước Nhân dân Đến Hiến pháp năm

2013, tại Điều 6 quy định: "Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủtrực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông quacác cơ quan khác của Nhà nước" Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung đầy đủhơn các hình thức thực hiện quyền lực Nhà nước của Nhân dân, không chỉ bằng dânchủ đại diện thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân như trước đây mà còn thôngqua các cơ quan khác của Nhà nước và bằng các hình thức dân chủ trực tiếp

Nhà nước của ta là nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân Từ Hiến pháp năm 1946đến nay đều thống nhất quan điểm đó Hiến pháp năm 2013 một lần nữa khẳngđịnh: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do Nhân dân làm chủ; tất cảquyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp côngnhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”

Dân chủ trực tiếp là việc Nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước.Tức

là Nhân dân thể hiện một cách trực tiếp ý chí của mình (với tư cách là chủ thể quyềnlực nhà nước) về một vấn đề nào đó mà không cần thông qua cá nhân hay tổ chứcthay mặt mình và ý chí đó có ý nghĩa bắt buộc phải thi hành Hình thức biểu hiện cụthể của dân chủ trực tiếp như ứng cử, bầu cử Quốc hội, HĐND, thực hiện quy chếdân chủ cơ sở, trưng cầu dân ý Các cuộc đối thoại trực tiếp của nhân dân với cơquan Nhà nước hiện nay cũng là hình thức biểu hiện của dân chủ trực tiếp

Dân chủ đại diện là hình thức Nhân dân thông qua các cơ quan nhà nước, các cá nhânđược Nhân dân ủy quyền để thực hiện ý chí của Nhân dân Dân chủ đại diện làphương thức chủ yếu để thực hiện quyền lực nhân dân Dân chủ đại diện có ưu điểm

là với hình thức này chúng ta quản lý được mọi mặt đời sống xã hội, nhưng có hạnchế là ý chí, nguỵen vọng của người dân phải qua trung gian của ngừoi đại diện, cóthể bị méo mó bởi nhiều lý do như trình độ nhận thức, quan điểm, lợi ích

Sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, để cụ thể hóa các quyền dân chủ trựctiếp của Nhân dân, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Chương trình xây dựng luật,pháp lệnh năm 2015, trong đó có hai đạo luật rất quan trọng là Luật Trưng cầu ý dân

và Luật Biểu tình (Luật Trưng cầu ý dân giao Hội Luật gia Việt Nam chủ trì xây

Trang 6

dựng, Luật Biểu tình giao Bộ Công an chủ trì xây dựng) Cả hai dự án luật này Chínhphủ dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóaXIII vào cuối năm 2015.

Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành đường lốichiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã và đang từng bước được hiện thực hóatrong quá trình cách mạng Chính vì thế, cùng với quá trình đấu tranh giành độc lậpdân tộc, các dân tộc ở Việt Nam cũng được giải phóng, quyền bình đẳng giữa các dântộc được khẳng định; đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế của các dântộc thiểu số được từng bước nâng cao, an ninh chính trị và toàn vẹn lãnh thổ đượcbảo đảm vững chắc Đó là những thành tựu không thể phủ nhận của cách mạng ViệtNam trong hơn 68 năm qua.tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã đi vào Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam (Hiến pháp năm 1946): “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.” (Điều 1); “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia.” (Điều 2).

Trong các bản Hiến pháp sau đó (1959, 1980, 1992) đều tiếp tục quy định vấn đề đạiđoàn kết toàn dân tộc như một nội dung có tính nguyên tắc không thể thiếu trongHiến pháp

Đến Hiến pháp năm 2013, tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc một lần nữa lại đượcphát huy mạnh mẽ, được quy định một cách cụ thể trong nhiều điều Đó là:

Trang 7

Điều 5, Hiến pháp năm 2013, quy đinh: "1 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

2 Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc 3 Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình 4 Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước".

Và khoản 1 Điều 9 quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Nhìn từ góc độ khác, việc tôn trọng quyền con người, quyền tự do dân chủ của côngdân, tôn trọng khác biệt, hòa nhập tương đồng cũng là sự thể hiện tư tưởng đại đoàn

kết toàn dân tộc Điều 42 của Hiến pháp 2013 cũng ghi nhận: "Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp"; hay Điều 61 quy định: "Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề ".

Một số quy định khác, tại khoản 1 Điều 58, khoản 1 Điều 60, khoản 2 Điều 75 Hiếnpháp năm 2013 cũng thể hiện nội dung tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Cụ thể: khoản 1

Điều 58 qui định: “Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.”; khoản 1 Điều 60: “Nhà nước,

xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.”; và khoản 2 Điều 75: “Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi

Trang 8

hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi

và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.”

Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 cũng là quan

điểm nhất quán mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh mới Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xoá bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội.

Tinh thần đó tiếp tục được nhấn mạnh và làm rõ hơn trong Hiến pháp năm

2013 Bên cạnh Điều 5 được xác định là định hướng cho công tác dân tộc, chính sáchdân tộc, lĩnh vực dân tộc, công tác dân tộc còn được quy định cụ thể trong các Điều

42, 58, 60, 61, 75 của Hiến pháp 2013

Câu 5

Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Điểm mới nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?

Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội (khóa XIII) thông qua tại kỳ họp thứ 6,gồm 11 chương, 120 điều có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, giảm 01 chương và 27điều so với Hiến pháp năm 1992 Hiến pháp năm 2013 đã quy định bao quát hầu hếtcác quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người Nếunhư Hiến pháp năm 1992 quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được tạichương V thì ở Hiến pháp năm 2013 chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ

cơ bản của công dân là chương II, chỉ xếp sau chương về chế độ chính trị Đây khôngphải là sự ngẫu nhiên hoặc cơ học mà đây là một điểm mới, thể hiện tầm quan trọngcủa quyền con người trong Hiến pháp Hiến pháp đã làm rõ hơn các quyền, nghĩa vụ

cơ bản của công dân và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiệnquyền con người, quyền công dân; thể hiện rõ bản chất dân chủ của Nhà nước ta

Trang 9

Về tên chương cũng có sự thay đổi, nếu như ở Hiến pháp năm 1992 là "Quyền

và nghĩa vụ cơ bản công dân", đến Hiến pháp năm 2013 chương này có tên là "Quyềncon người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân" Qua đó để khẳng định quyền conngười được Nhà nước thừa nhận, tôn trọng và cam kết bảo vệ theo Công ước quốc tế

mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia

Tại Điều 14 quy định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền conngười, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận,tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; Quyền con người, " Sovới Hiến pháp năm 1992 thì Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người,quyền công dân chỉ sẽ hạn chế trong một số trường hợp nhất định, tránh tình trạngxâm phạm quyền con người, quyền công dân

So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 thay cụm từ "mọi côngdân" thành "mọi người", cụ thể tại Điều 16 quy định "Mọi người đều bình đẳng trướcpháp luật Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, vănhóa, xã hội" Bổ sung thêm quy định: "Mọi người có quyền sống Tính mạng conngười được pháp luật bảo hộ Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật" tại Điều

19 Hiến pháp sửa đổi năm 2013

Tại khoản 3 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền hiến mô,

bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật Việc thử nghiệm y học,dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải

có sự đồng ý của người được thử nghiệm”, đây là điểm mới so với Hiến pháp năm

1992, thể hiện được quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác của mọi người

để chữa bệnh cho người thân, cũng như đề cao vai trò của bộ phận cơ thể người phục

vụ cho việc nghiên cứu, chữa bệnh trong y học hiện nay

* Điểm mới tâm đắc nhất:

Điều 43 của hiến pháp: Mọi người có quyền được sống trong môi trường tronglành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường Bởi vì:

Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, đã nảy sinhhàng loạt những hệ lụy khác nhau ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên,như ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước Các nguồn ô nhiễm nàychủ yếu có nguồn gốc từ các cơ sở chế biến, gia công, sản xuất công nghiệp, nhưng

Trang 10

không thực hiện đúng quy định về xử lý chất thải, đang từng ngày, từng giờ góp phầnhủy hoại môi trường sống của chúng ta Điều đó đã trực tiếp xâm phạm đến quyềnđược hưởng thụ môi trường sống trong lành của mọi người.

Là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã sớm nhậnthức được vai trò quan trọng của việc bảo vệ môi trường và đã gia nhập nhiều Côngước Quốc tế về bảo vệ môi trường như: Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn 1985(gia nhập ngày 26/4/1994); Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu

1992 (gia nhập ngày 16/11/1994); Công ước về đa dạng sinh học 1992 (gia nhậpngày 16/11/1994) Đây là những minh chứng thể hiện rõ nhất cam kết và hànhđộng mạnh mẽ của Việt Nam cùng với các nước trên thế giới chung tay trong cuộcchiến bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ môi trường cũng đã được ghinhận trong các bản Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 Cụ thể như, Điều

36 Hiến pháp năm 1980, quy định: “Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã,đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ,cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trườngsống” Và Điều 29 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) cũng đã tiếp tụcquy định về bảo vệ môi trường: “Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế,

tổ chức xã hội và mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụnghợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Nghiêm cấm mọi hành động làmsuy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường”

Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp, trong những năm qua Nhà nước đã banhành nhiều văn bản pháp luật và không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách, phápluật nhằm kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực môi trường, mà trướchết phải kể đến Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 (sửa đổi bổ sung năm 2005), Luậtbảo vệ môi trường năm 2014 Bên cạnh các văn bản pháp luật của Nhà nước, BộChính trị cũng đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Gần đây nhất là Nghị quyết số41-NQ/TW ngày 15/11/2014 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Những văn bản này thể hiện rõquan điểm, đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước phù hợp với ý nguyện của nhândân về đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển bền vững, trong đó

Ngày đăng: 04/04/2017, 15:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w