HOÀBÌNH I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: HoàBình là tỉnh miền núi, thuộc vùng Tây Bắc, cách Hà Nội khoảng 80km. Diện tích 4811 km². -Phía Bắc giáp Phú Thọ. -Phía Nam giáp Thanh Hoá và Ninh Bình. -Phía Đông giáp Hà Tây và Hà Nam. -Phía Tây giáp Sơn La. +Giao thông: HoàBình nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, nối với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. ~Đường bộ: Quốc lộ 6 Hà Tây – HoàBình – Sơn La – Điện Biên. Đoạn chạy qua tỉnh dài 121,9 km, là tuyến giao thông chính xuyên qua vùng Tây Bắc. Đường 21 A nối huyện Lạc Thuỷ – Sơn Tây. Đường 12 nối Ninh Bình – Hoà Bình. ~Đường thủy: Sông Đà đoạn chảy qua tỉnh dài 90 km (qua Đà Bắc, Mai Châu, Kỳ Sơn) có giá trị giao thông, là đường vận chuyển lâm sản từ vùng cao đến vùng đồng bằng Bắc Bộ, cảng HoàBình trên sông Đà là đầu mối giao thông đường thủy chính của tỉnh. Bến tàu Bích Hạ trên vùng lòng hồ thuộc TX HoàBình : là đầu mối giao thông nối liền TX với các vùng cao, thượng nguồn sông Đà. +Địa hình : HoàBình là tỉnh có đồi núi trùng điệp, thung lũng và đồng bằng nhỏ, có thể chia làm 4 khu vực : -Khu vực núi huyện Đà Bắc : có nhiều núi cao, các sông nhánh đều đổ vào sông Đà. -Khu vực núi trung tâm và phía Bắc huyện Kì Sơn có nhiều núi cao. -Khu vực núi đá vôi phía Tây và Tây Nam (Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn). -Khu vực đồi – đồng bằng – thung lũng (Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy) là địa bàn sản xuất lương thực quan trọng của tỉnh. II/HÀNH CHÍNH: Tỉnh lị :Thị xã Hoà Bình. Các huyện : Đà Bắc, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Yên Thủy, Tân Lạc. III/TÀI NGUYÊN: +Rừng: Rừng HoàBình có 73% rừng tự nhiên, 26% rừng trồng, rừng giàu và rừng trung bình còn rất ít, rừng nguyên sinh còn sót lại ở các vùng xa xôi hẻo lánh (rừng NS Pù Noọc), trong rừng có các loại gỗ quý : lát hoa, nghiền, dẻ, sa nhân, cánh kiến, tre, nứa, song mây… +Khoáng sản: Các loại khoáng sản : vàng, sắt, đa kim, đồng, chì, kẽm, thủy ngân, ăngtimoan, bô-xít, phốtphorít, sét… Trong đó đã phát hiện được bảy điểm vàng gốc, được đánh giá là khu vực có tiềm năng và triển vọng, ngoài ra còn có nhiều mỏ than (Đồi Hoa, Đoàn Kết…) trữ lượng khoảng 9 triệu tấn. Nước khoáng HoàBình nổi tiếng . Ba điểm nước khoáng quan trọng nằm quanh Kim Bôi. +Đất đai: Có nhiều khả năng thâm canh lâm nghiệp, và trồng cây công nghiệp lâu năm, một phần để trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây lương thực. IV/ KHÍ HẬU THỦY VĂN: Khí hậu : Mang tính chất nhiệt đới, mùa đông ít mưa, lạnh, mùa hạ mưa nhiều, các cơn giông thường xẩy ra vào mùa hạ, nhiệt độ TB 23 ˜C. Lượng mưa TB 1800-2200mm(nhiều). Thủy văn: Sông Đà có giá trị giao thông và thủy điện, nhà máy thủy điện HoàBình lớn nhất cả nước, nằm trên sông Đà, được xây dựng từ năm 1979, mùa lũ của sông Đà từ tháng 5 đến tháng 10. Sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, mộtsố hồ đầm : đầm Quỳnh Lâm, Hồ Đồng Chanh, Đầm Gò Châu, hồ Cao Dương, đầm Đùn. V/DÂN CƯ: Dân số khoảng 730.000 người (1999) Mật độ khoảng 152 ng/km² . Người Mường chiếm đa số (60%), rồi đến người Kinh, Thái, Tày, Dao, H’Mông… VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH: Đất HoàBình xưa thuộc 15 bộ của nước Văn Lang. Năm 1886, tỉnh Mường được thành lập, tỉnh lị ở chợ Bờ. Năm 1891, đổi tên thành tỉnh Hoà Bình. Tỉnh lị ở Hoà Bình. Năm 1976, HoàBình hợp với Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1991, tỉnh HoàBình được tách ra. VII/VĂN HOÁ – DU LỊCH: HoàBình là vùng đất cổ, đã có một nền VH HoàBình rực rỡ, nơi đây đã tìm thấy 47 chiếc trống đồng và nhiều đồ vật cổ xưa có giá trị khảo cổ, có nhiều cảnh quan đẹp, có nhiều dân tộc với nhiều bản sắc văn hoá độc đáo. +Lễ hội: Lễ hội Hoa Ban: còn gọi là Xên Bản, Xên Mường (Dân tộc Thái) , mở ra khi hoa ban nở khắp núi rừng Tây Bắc. Lễ hội cầu mưa (dân tộc Thái) : diễn ra khoảng tháng 3 /4 ÂL. Lễ hội Xéc Bùa (Lễ hội cồng chiên), dân tộc Mường : đem cồng chiên đi hát chúc mừng các gia đình. Lễ hội Chùa Kè (Tân Lạc) : tổ chức vào ngày 16/2 ÂL, đây là ngôi chùa cổ. +Thắng cảnh: Tam Động Sơn (Lạc Sơn) : chùa trong động núi Tam Động. (Động ngọc , động Quang, động Bạc .) Hang Muối (Tân Lạc) : được phát hiện vào năm 1961, có nhiều hiện vật cổ ở nơi đây. Động Đá Bạc (Lương Sơn) : Với chiều dài gần 70m, nơi có nhiều khối thạch nhũ, tạo thành những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Suối nước nóng Kim Bôi: Có nhiệt độ là 36 ˜C, đủ tiêu chuẩn làm nước uống hoặc tắm, chữa bệnh. Thung lũng Mai Châu: Với nhà sàn của người Thái, những cánh đồng lúa nếp, khung vải dệt thổ cẩm . VIII/KINH TẾ : +Nông nghiệp: Đất nông nghiệp chiếm 15% diện tích đất tự nhiên. Cây lương thực : lúa rồi đến ngô, khoai, sắn… Cây công nghiệp : chè (được trồng nhiều ở các nông trường), cà phê, mía, lạc, đỗ tương… Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm… chưa phát triển mạnh so với tiềm năng. +Ngư nghiệp: Nghề nuôi cá nước ngọt đang phát triển trên nhiều hồ, đầm (nuôi cá bè, cá lồng). +Lâm nghiệp: Tài nguyên còn nhiều nhưng qua quá trình khai thác chỉ còn rừng thứ sinh và rừng trồng . +Công nghiệp: Sản phẩm công nghiệp chủ yếu là sản xuất điện ,than (17,4 nghìn tấn, quặng P2O5 (21 nghìn tấn), nước khoáng, xi măng, vôi… . Hoà Bình. Tỉnh lị ở Hoà Bình. Năm 1976, Hoà Bình hợp với Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1991, tỉnh Hoà Bình được tách ra. VII/VĂN HOÁ – DU LỊCH: Hoà Bình. cảng Hoà Bình trên sông Đà là đầu mối giao thông đường thủy chính của tỉnh. Bến tàu Bích Hạ trên vùng lòng hồ thuộc TX Hoà Bình : là đầu mối giao thông nối