1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số văn bản và thuật ngữ VHDG trong SGK THCS

9 328 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 66,5 KB

Nội dung

về một số văn bản thuật ngữ văn học dân gian trong SGK THCS Th.S. Nguyễn Việt Hùng Khoa Ngữ văn - ĐHSP Hà Nội 1. Về văn bản tác phẩm Văn bản tác phẩm là đơn vị cơ bản để biên soạn chơng trình. Do đó, việc lựa chọn văn bản phải đợc các nhà làm sách hết sức chú trọng.Văn bản tác phẩm Văn học dân gian (VHDG) đợc lựa chọn trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn lớp 6 lớp 7 có những đặc thù riêng Xem xét các văn bản tác phẩm VHDG trong SGK điều đầu tiên chúng ta thấy rằng đây là những văn bản mang tính chất phổ biến, mọi ngời đều hết sức quen thuộc với các văn bản này. Bởi vì, hầu hết chúng đã có mặt trong các SGK trớc đây, hơn nữa, các văn bản đợc biên soạn theo hớng giản dị, dễ hiểu, lợc bỏ một số chi tiết rờm rà theo quan điểm của ngời soạn sách. Tuy nhiên, SGK hiện hành không có những chú thích về nguồn gốc, xuất xứ của văn bản một cách rõ ràng đầy đủ. Cuối mỗi văn bản chúng ta chỉ thấy ghi nh sau: - Con Rồng cháu Tiên: Theo Nguyễn Đổng Chi - Bánh chng bánh giầy: Hợp tuyển thơ văn Việt Nam , tập 1 - Thánh Gióng: Theo Lê Trí Viễn - Sọ Dừa: Theo Nguyễn Đổng Chi Trơng Chính - Thạch Sanh: Theo Nguyễn Đổng Chi Vũ Ngọc Phan - Cây bút thần: Theo bản dịch của Thái Hoàng Bùi Văn Nguyên - Ông lão đánh cá con cá vàng: A.Puskin kể, theo bản dịch của Vũ Đình Liên lê Trí Viễn) - Thày bói xem voi: Theo Trơng Chính - Đeo nhạc cho mèo: theo Ôn Nh Nguyễn Văn Ngọc - Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng: Theo Truyện cổ dân gian Việt Nam 1 Cách ghi chú nh vậy khá là tuỳ tiện không rõ ràng, khiến ngời học ngời dạy không biết đâu mà tra cứu, so sánh. Thứ nhất, SGK hiện hành lấy lại nhiều văn bản của SGK tạo nên tính kế thừa tránh cảm giác lạ lẫm cho ngời học ngời dạy về các văn bản. Điều này thể hiện qua cách ghi của ngời biên soạn: Theo Huỳnh Lý, Theo Lê Trí Viễn (do các tác giả đó làm chủ biên). Nhng thông thờng ngời ta lại hiểu 1 là văn bản đó do Huỳnh Lý hay Lê Trí Viễn su tầm hay viết lại. Trên thực tế thì những tác giả đó cha bao giờ có một su tầm, tuyển chọn truyện dân gian. Thứ hai,tác giả SGK không dựa hoàn toàn vào một tác giả hay một t liệu nào. Bởi vì ngời biên soạn mong muốn lựa chọn đợc những văn bản tốt nhất nhng mỗi văn bản lại lấy từ một nguồn khác nhau tạo nên sự lộn xộn, d- ờng nh bắt gặp t liệu nào thì lấy văn bản của t liệu ấy. Các văn bản truyền thuyết đều đợc những ngời biên soạn lấy từ SGK cũ, cho nên xuất xứ của tác phẩm chính là từ các cuốn SGK đó. Có những chỗ, chúng ta không thể nào biết tác phẩm dợc lấy từ đâu: Cây bút thần (Theo bản dịch của Thái Hoàng Bùi Văn Nguyên), Ông lão đánh cá con cá vàng (A.Puskin kể, theo bản dịch của Vũ Đình Liên Lê Trí Viễn) Chúng ta sẽ hiểu là truyện Cây bút thần do Thái Hoàng Bùi Văn Nguyên dịch, truyện sau là do Vũ Đình Liên Lê Trí Viễn dịch những tác giả đ ợc ghi ở sau chỉ là chủ biên của các bộ SGK cũ chứ không tham gia trực tiếp vào việc su tầm, biên soạn tác phẩm cụ thể. Thứ ba, có những văn bản bị chỉnh lí, thêm bớt so với văn bản đã đợc ghi chép từ trớc. Chẳng hạn, truyện Con Rồng cháu Tiên, tác giả ghi là theo Nguyễn Đổng Chi, nhng đây là truyện đợc rút ra từ Truyện họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam chích quái. Ngời biên soạn bỏ phần đầu về họ Hồng Bàng, lấy đoạn sau về Lạc Long Quân - Âu Cơ đặt tên là Con Rồng cháu Tiên. Nh vậy, tác giả SGK đã có ý thức trong việc ghi chú nguồn gốc văn bản nhng đã mất công ghi thì nên ghi cho đầy đủ chính xác. Ví dụ: ghi là theo Nguyễn Đổng Chi thì thêm vài chữ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (số tập, số trang) cho rõ, chằng hạn truyện Sọ Dừa không thể chú là Theo Nguyễn Đổng Chi Trơng Chính Mặc dù với lứa tuổi THCS, học sinh sẽ không thắc mắc về vấn đề nguồn gốc văn bản nhng bởi vì SGK cũng là một công trình khoa học nên thiết nghĩ, ngời biên soạn cũng cần tuân thủ những nguyên tắc làm khoa học. Nếu cứ để cách ghi nh thế thì sau mỗi lần thay SGK, văn bản tác phẩm VHDG sẽ có những tác giả su tầm biên soạn kể chuyện dân gian mới! Tơng tự nh vậy, phần ca dao, tục ngữ, ngời biên soạn SGK cũng không ghi chép xuất xứ của những bài đó, mặc dù những công trình su tầm ca dao, tục ngữ đã công bố rất nhiều nhiều công trình có độ tin cậy cao. Văn bản VHDG có tính dị bản, việc lựa chọn văn bản hết sức quan trọng trong việc định hớng tìm hiểu tác phẩm, các dị bản sẽ bổ sung các cách hiểu cho tác phẩm. Nhng SGK đã không chú thích rõ nguồn gốc văn bản, cũng không đa 2 ra các dị bản (nếu có) của tác phẩm. Có những trờng hợp cần xem xét lại nh sau: + Về bài ca dao: Đờng vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nớc biếc nh tranh hoạ đồ Ai vô xứ Huế thì vô 2 Chúng tôi tìm trong Kho tàng ca dao ngời Việt 3 không thấy bài ca dao nào nh vậy. Chỉ có một văn bản gồm 2 dòng đầu, không có dòng thứ ba (rút từ Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 1). Các văn bản còn lại đều ghi là xứ Nghệ (Đại Nam quốc tuý - ĐNQT, Lí hạng ca dao - LHCD, Nam giao cổ kim -NGCK), Nam phong giải trào - NPGT). Thi ca bình dân Tục ngữ phong dao có văn bản khác: thêm hai dòng, trớc khi có bài ca dao này: Đờng vô xứ Nghệ quanh quanh Đờng ra Hà Nội nh tranh vẽ rồng Đờng vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nớc biếc nh tranh hoạ đồ Ai vô xứ Nghệ thì vô + Bài ca dao mở đầu bằng từ Thơng thay , ở dòng 3, chúng tôi chỉ thấy văn bản có từ tí ti (Ca dao Việt Nam trớc cách mạng, Thơ ca dân gian Việt Nam chọn lọc) chứ không phải li ti nh trong SGK. Sắc thái biểu cảm của hai từ này cũng khác nhau do đó chúng không thể dễ dàng thay thế cho nhau. + Về bài ca dao trong phần Những câu hát châm biếm: Con cò chết rũ trên cây Cò con mở lịch xem ngày làm ma Cà cuống uống rợu la đà Chim ri ríu rít bò ra chia phần Chào mào thì đánh trống quân Chim chích cởi trần vác mõ đi rao Chúng tôi cũng không tìm thấy văn bảo nào nh thế trong Kho tàng ca dao ngời Việt. Đây là bài ca dao có nhiều dị bản (những chỗ có chữ khác trong dị bản chúng tôi đánh dấu bằng cách in đậm). Hầu hết các sách su tầm ca dao chỉ có 4 dòng đầu, văn bản ở Thơ ca dân gian Việt nam chọn lọc, Tục ngữ dân ca Việt Nam (in lần I), in lần 7 Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (HT. tập 1) có đủ 6 dòng nhng các chữ rất khác so với văn bản SGK. Trong các sách Hơng hoa đất nớc(HHĐN), Thi ca bình dân (TCBD), Tục 3 ngữ phong dao (TNPD) chỉ chép 4 dòng đầu (có chữ khác với SGK). Các chữ khác nhau ở các bản ghi lời bài ca dao này nh sau: Dòng HHĐN TCBD TNPD CDNĐ NGCK HT TCDG VNp1 Dòng 1 Con cò Con cò Con cò Cái cò Còn cò Con cò Con cò Con cò Dòng 2 Cò con Cò con Cò con Cò con Con cua Cò con Bố cu Con cò Dòng2 giở sách giở sách giở sách mở sách mở lịch mở lịch mở lịch mở lịch Dòng 4 Chim ri ríu rít Chim ri Chim ri Chim ri trong tổ Chim ri chạy ra Cóc nhái Cóc nhái Dòng 4 Lấy Lấy Lấy chia chia Chia Chia Chia Dòng 6 0 0 0 0 0 Cởi trần Mặc quần Mặc quần Chúng tôi không biết tác giả SGK lấy văn bản ở đâu, có lẽ tác giả chọn từ mỗi văn bản một dòng, một chữ khác nhau, tạo nên văn bản riêng. Cách làm nh vậy cũng không mang tính khoa học khá tuỳ tiện. Thiết nghĩ, ngời biên soạn nên chọn một văn bản đã đợc su tầm ghi chép đa ra các dị bản để ngời dạy tham khảo (có thể đa vào SGV). 2. Về các khái niệm SGK hiện hành không có bài khái quát, cũng nh không có bài giới thiệu về các thể loại. Nhng khi bắt đầu vào một thể loại mới, SGK có phần Tiểu dẫn, trình bày những kiến thức chung về thể loại. Đây là phần cung cấp những kiến thức mang tính lí luận về thể loại, tuy hết sức lợc nhng là những tri thức rất cần thiết. Thông qua mục này, HS đợc cung cấp nhiều kiến thức khái niệm VHDG nh: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cời, truyện ngụ ngôn, ca dao, dân ca, tục ngữ, yếu tố kì ảo hoang đờng, kiểu nhân vật, ngời mang lốt vật Trong đó, tác giả SGK không nhằm định nghĩa mà thờng trình bày quan niệm của mình về thể loại, có nhiều khái niệm đợc trình bày một cách ngắn gọn, hàm súc nêu đợc bản chất của đối tợng. Ví dụ nh: Truyện ngụ ngôn: loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mợn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con ngời để nói bóng gió, kín đáo chuyện con ngời, nhằm khuyên nhủ, răn dạy ngời ta bài học nào đó trong cuộc sống 4 . Truyện cổ tích: loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu kiểu nhân vật quen thuộc: - Nhân vật bất hạnh (nh: ngời mồ côi, ngời con riêng, ngời em út, ng- ời có hình dạng xấu xí ) 4 - Nhân vật dũng sĩ nhân vật có tài năng kì lạ - Nhân vật thông minh nhân vật ngốc nghếch - Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách nh con ngời) Truyện thờng có yếu tố hoang đờng, thể hiện ớc mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng với sự bất công 5 . Tục ngữ: những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội) đợc nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại VHDG 6 . Trong đó, khái niệm về mỗi thể loại đã tơng đối bao quát đợc đối t- ợng, chỉ ra những nét tiêu biểu của thể loại cả về nội dung hình thức nghệ thuật. Nh vậy, HS có thể có những tri thức mang tính khái quát đúng đắn về một số thể loại, kiến thức này càng đợc củng cố khi nội dung của bài học hớng vào khai thác những đặc điểm đó. Thể loại chèo: Phần chú thích giới thuyết về thể loại chèo khá đầy đủ rõ ràng: từ quan niệm chung về thể loại đến đề tài, cốt truyện, chủ đề kiểu nhân vật. Tuy nhiên, khái niệm nữ chính (trong tơng quan với nữ lệch) nên sửa là nữ chín (thể hiện tính cách đức hạnh nết na). Bên cạnh đó, ở một số thể loại khác, quan niệm về thể loại cần bàn bạc. a. Truyền thuyết: loại truyện dân gian kể về các nhân vật sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thờng có yếu tố tởng tợng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ cách đánh giá của nhân dân với các sự kiện nhân vật lịch sử đợc kể 7 . + Quan niệm này không phải là không đúng chỉ có điều nó quá chú ý đến yếu tố lịch sử trong truyền thuyết: kể đánh giá về các nhân vật sự kiện lịch sử. Điều này đúng nhng không đủ vì truyền thuyết nói nh Vũ Quỳnh trong Lĩnh Nam chích quái là sử ở trong truyện, yếu tố lịch sử tạo là một phần của cơ sở lịch sử xã hội cho sự ra đời của truyền thuyết. Trong truyền thuyết, lịch sử là nền, là bối cảnh trực tiếp diễn ra các sự kiện, hành động của nhân vật. Nhng bên cạnh đó, yếu tố văn học, bản chất thẩm mĩ của thể loại cũng hết sức quan trọng. Chính sự sáng tạo của nhân dân lao động (về cả những nhân vật sự kiện) làm nên đặc trng văn học của thể loại. Thực tế cho thấy, truyền thuyết có nhiều nhân vật là sự sáng tạo của nhân dân (Thánh Gióng, thần Kim Quy ), còn các sự kiện thì hầu hết là sản phẩm của trí tởng tợng bay bổng của ngời lao động. 5 Mặt khác, khái niệm này chỉ trình bày truyền thuyết nh là những văn bản văn học đơn thuần mà cha có những gợi ý về nghệ thuật diễn xớng truyền thuyết, mối quan hệ của truyền thuyết với tín ngỡng, lễ hội. Đứng về phía lí luận thì có thể học sinh cha hiểu biết, tiếp nhận đợc nhng thực tế của đời sống sinh hoạt văn hoá dân gian diễn ra xung quanh các em khiến cho ngời học không thể không có những liên tởng thắc mắc: chẳng hạn HS ở vùng Phù Đổng, Sóc Sơn vốn sống trong vùng lễ hội các hình thức thờ cúng về Gióng; vùng đền Hùng với hệ thống truyền thuyết thời Hùng V- ơng + Trong phần chú thích của SGK có đoạn trong sáu truyền thuyết ở sách này, bốn truyện đầu là những truyền thuyết về thời đại Hùng Vơng truyện thứ năm Sự tích Hồ Gơm là truyền thuyết về thời Hậu Lê 8 . Không thấy nói gì đến truyền thuyết thứ 6 bởi thực chất SGK chỉ có 5 truyện (trong đó có 1 đọc thêm). + Nhận định cuối cùng của phần truyền thuyết cũng hết sức đáng chú ý: Truyền thuyết Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Nhiều truyền thuyết, đặc biệt là truyền thuyết về thời các vua Hùng, là những thần thoại đã đợc lịch sử hóa 9 . Nh đã có dịp đề cập, thần thoại không đợc đa vào chơng trình (sách Văn học 6 trớc dây thì có), HS không có ý niệm về thể loại thần thoại nên rất khó để hình dung nguồn gốc thần thoại của một số truyền thuyết. Hơn nữa, thần thoại chuyển hoá thành truyền thuyết không chỉ bằng phơng pháp lịch sử hoá mà sự chuyển hoá đó là một quá trình lâu dài, là sự tích hợp của nhiều yếu tố với nhiều lớp lang văn hoá, trong đó có sự tham gia của yếu tố lịch sử. Bởi vì, việc đa vào những sự kiện lịch sử đơn thuần không thể biến thần thoại thành truyền thuyết mà quan trọng là sự thay đổi về quan niệm nghệ thuật, trong đó truyền thuyết kế thừa thần thoại bằng hình thức phủ định thần thoại. b. Truyện cời: loại truyện kể về những hiện tợng đáng cời trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cời mua vui hoặc phê phán những thói h tật xấu trong xã hội 10 . Khái niệm này đợc trình bày một cách khái quát, trong đó chỉ có nhận định chung là truyện kể về những cái đáng cời mà không giải thích cái đáng cời là gì? Mà đây là vấn đề đặc biệt quan trọng khi tìm hiểu về truyện cời, đó là đối tợngcủa truyện cời. Vấn đề này chỉ đợc trình bày trong sách giáo viên (SGV) nh vậy việc HS có nắm đợc kiến thức đó hay không phụ thuộc vào GV chứ không thể tìm thấy ở trong SGK. SGV có giải thích hiện tợng đáng cời là những hiện tợng có tính chất ngợc đời, lố bịch, thể hiện ở 6 hành vi, cử chỉ, lời nói của ngời nào đó 11 . Cũng nên giải thích thêm đó là những hịên tợng mang loại mâu thuẫn đặc biệt giữa hỡnh thc bờn ngoi cú v hp l t nhiờn nhng thc cht bờn trong l trỏi t nhiờn; hỡnh thc bờn ngoi cú v phự hp vi ni dung bờn trong nhng li l ra s khụng phự hp ú l nhng hin tng ú cú mt cỏi gỡ ú ngc i. Những kiến thức bổ trợ khác nh cái cời, đặc điểm hình thức truyện c- ời, phân loại truyện cời (thành truyện hài hớc truyện châm biếm) đều đợc trình bày ở SGV với một lợng tri thức tơng đối đầy đủ. Xem xét các phần, các bài khác (nh truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao ) chúng tôi cũng thấy rằng SGV cũng cấp khá nhiều kiến thức về các thể loại VHDG. Nhng đó là sách viết cho đối tợng GV (khác với SGK dành riêng cho đối tợng HS) cho nên việc HS thu nhận đợc bao nhiêu kiến thức, đợc trang bị nhng xhiểu biết về VHDG đến đâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố (quan niệm, trình độ của GV, thời gian trên lớp, khả năng tiếp thu của HS ) c. Ca dao, dân ca là những khái niệm tơng đơng, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con ngời. Hiện này ngời ta có phân biệt hai khái niệm dân ca ca dao. Dân ca là những sáng tác kết hợp lời nhạc, tức những câu hát dân gian trong diễn x- ớng. Ca dao là lời thơ của dân ca. Khái niệm ca dao còn đợc dùng để chỉ một thể thơ dân gian thể ca dao 12 . Trong định nghĩa trên có mấy vấn đề đáng chú ý cần bàn bạc: Thứ nhất, nhận định ca dao, dân ca là những khái niệm tơng đơng, chỉ các thể loại trữ tình dân gian là không chính xác. Bởi vì đây không phải là hai thuật ngữ tơng đơng mà là hai thuật ngữ chỉ hai đối tợng, hai loại hình khác nhau. Nếu nh xét về nguồn gốc xuất hiện từ nguyên học thì ca dao dân ca có nghĩa tơng đơng nhng càng về sau, các nhà nghiên cứu có sự phân biệt rạch ròi hai đối tợng này. Thứ hai, nhận định dân ca là những sáng tác kết hợp lời nhạc cũng không đầy đủ vì dân ca là loại hình nghệ thuật gồm phần lời (câu hoặc bài), phần giai điệu (giọng hoặc làn điệu), phơng thức diễn xớng cả môi trờng, khung cảnh ca hát 13 . Đồng thời, không phải là bất cứ bài dân ca nào tách phần nhạc ra cũng là những bài ca dao những bài ca dao có thêm phần hát, diễn xớng thì đều trở thành dân ca. Bởi vì mỗi loại hình có những đặc thù nhất định trong quá trình tồn tại phát triển dù cũng có những tr- ờng hợp chuyển hoá nh thế. Ví dụ giữa ca dao ngời Việt dân ca quan họ Bắc Ninh có những bài dân ca dùng lời ca dao nhng với nhiều loại hình dân ca khác thì nhận định không còn chính xác nữa. 7 Thứ ba, nhận định khái niệm ca dao còn đợc dùng để chỉ một thể thơ dân gian thể ca dao cũng cần đợc giải thích rõ ràng nội hàm của khái niệm, cách hiểu của tác giả về thể ca dao. Tất nhiên là việc giải thích với HS THCS là không cần thiết nhng việc cung cấp mỗi khái niệm mới cần cân nhắc. Bởi vì, không phải bất kì cách hiểu nào, quan niệm nào cũng có thể đa vào trong SGK mà lại không đợc giải thích một cách cặn kẽ dễ hiểu. Vấn đề ở chỗ cách hiểu về thể, loại thể loại cũng hết sức phức tạp. Trớc thế kỉ XVIII, thì thể loại đợc xem là cấu trúc hình thức do đó thể là đơn vị của loại. Cho nên, nếu xem ca dao là một thể thể ca dao có nghĩa là coi nó nh một tiểu loại của thơ: nghĩa là thể ca dao là một dạng cấu trúc hình thức của một loại lớn hơn là thơ. Cấu trúc hình thức đó là toàn bộ những cách thức tổ chức sắp xếp ngôn từ (số câu, số tiếng, cách gieo vần, luật đối ). Từ thế kỉ XVIII về sau thì loại thể đợc xem là chuyện của nội dung, hình thức chẳng qua là cái tự sinh của nội dung thể loại. Có lẽ khi nhận định ca dao là một thể thơ dân gian, tác giả SGK muốn dùng với ý nghĩa là một thể thơ dân gian có tính chất độc lập, khác biệt với thơ nói chung cả về nội dung cũng nh hình thức nghệ thuật. Có thể nói, tác giả SGK đã cố gắng phân biệt rạch ròi hai khái niệm, lại muốn chỉ ra chỗ gặp gỡ của ca dao dân ca 14 cho nên đã lúng túng trong cách trình bày kiến thức. Chẳng hạn, nhan đề của bài học, tác giả không dùng hẳn khái niệm nào mà ghi đồng thời Ca dao, dân ca (nh vậy là đề cập đến cả hai đối tợng). Trên thực tế, các bài học là ca dao, không gắn với diễn xớng, âm nhạc hay môi trờng ca hát, vậy mà tiêu đề cho các phần đều là Những câu hát Cách ghi nh vậy là không mô phạm, không chuẩn mực với đối tợng SGK trong nhà trờng. Tóm lại, những đơn vị kiến thức cơ bản về VHDG của học sinh đợc hình thành chủ yếu qua việc tiếp nhận tác phẩm văn học các khái niệm VHDG trong SGK. Chúng tôi cho rằng, những ngời biên soạn SGK THCS cần xác định đúng đắn yêu cầu quan trọng đó để vừa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chơng trình vừa đảm bảo cung cấp cho ngời học những kiến thức phong phú, giản dị chính xác hơn từ ngay việc lựa chọn văn bản tác phẩm nêu những khái niệm cơ bản. Chú thích 1. Ngữ văn 6, tập 1. Nxb Giáo dục, H, 2004 8 2. Ngữ văn 7 Tập 1. Nxb Giáo dục, trang 18 3. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên): Kho tàng ca dao ngời Việt. NXb Văn hoá thông tin. H. 2001, trang 2250 4. Ngữ văn 6 tập 1 (2004) Sđd. Trang 100 5. Ngữ văn 6 tập 1 (2004), Sđd. Trang 53 6. Ngữ văn 7 Tập 2 Sđd. Trang 4 7. Ngữ văn 6 Tập 1 Sđd. Trang 7 8. Ngữ văn 6 Tập 1 Sđd. Trang 7 9. Ngữ văn 6 Tập 1 Sđd. Trang 7 10. Ngữ văn 6 Tập 1 Sđd. Trang 124 11.Ngữ văn 6 Tập 1 Sách giáo viên (2002). Sđd. Trang 177 12. Ngữ văn 7 Tập 1 Sđd. Trang 35 13. Nguyễn Xuân Kính (2004). Thi pháp ca dao. NXb Đại học quốc gia.H trang 78 14. Nguyễn Xuân Đức (2003) Sđd. Trang 264 9 . về một số văn bản và thuật ngữ văn học dân gian trong SGK THCS Th.S. Nguyễn Việt Hùng Khoa Ngữ văn - ĐHSP Hà Nội 1. Về văn bản tác phẩm Văn bản tác phẩm là đơn vị cơ bản để biên soạn. Do đó, việc lựa chọn văn bản phải đợc các nhà làm sách hết sức chú trọng .Văn bản tác phẩm Văn học dân gian (VHDG) đợc lựa chọn trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn lớp 6 và lớp 7 có những đặc. tục ngữ đã công bố rất nhiều và nhiều công trình có độ tin cậy cao. Văn bản VHDG có tính dị bản, việc lựa chọn văn bản hết sức quan trọng trong việc định hớng tìm hiểu tác phẩm, các dị bản

Ngày đăng: 30/06/2014, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w