PHÒNG GD& ĐT TP BIÊN HÒA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc oOo ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 THỜI GIAN : 45 PHÚT Ngày kiểm tra: tháng 10 năm 2013 ĐỀ 1 I. Trắc nghiệm: ( 3,0 điểm) Hãy chọn đáp án đúng trong các câu hỏi sau: Câu 1. Văn bản “Tôi đi học” là của tác giả nào? A. Tô Hoài B. Thạch Lam C. Thanh Tịnh D. Nguyên Hồng. Câu 2. Nội dung được kể trong văn bản "Trong lòng mẹ" là gì? A. Nỗi đau của chú bé Hồng trong cảnh ngộ mồ côi cha. B. Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng dành cho mẹ của mình. C. Tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp. D. Nỗi đau của bé Hồng trong cảnh ngộ mồ côi cha và tình yêu thương của chú dành cho mẹ. Câu 3. Nhân vật chính của văn bản "Tức nước vỡ bờ " là ai? A. Anh Dậu. B. Chị Dậu C. Người nhà lí trưởng. D. Cai lệ Câu 4. Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nam Cao trong văn bản “Lão Hạc” là gì? A. Kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm B. Sử dụng các chi tiết cụ thể, sinh động để khắc hoạ nhân vật C. Cách kể tự nhiên, chân thực từ ngôi thứ nhất D. Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập luận, thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động. Câu 5. Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” sử dụng các phương thức biểu đạt nào? A.Tự sự B. Miêu tả C. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm D. Tự sự kết hợp với miêu tả Câu 6. Nhận định nào nói đúng nhất về đoạn trích “ Hai cây phong” ? A. Hình ảnh hai cây phong trong cảm nhận của người hoạ sĩ là biểu tượng của tình yêu quê hương. B. Nói lên ý nghĩa của hai cây phong đối với cuộc đời nhân vật “tôi” C. Miêu tả hết sức sinh động hình ảnh hai cây phong qua con mắt và tâm hồn của người kể chuyện. D. Miêu tả hết sức sinh động hình ảnh hai cây phong qua con mắt của người hoạ sĩ. Câu 7. Các tác phẩm Tôi đi học, Những ngày thơ ấu, Tắt đèn, Lão Hạc được sáng tác vào thời kì nào? 1 A. 1900 - 1930 . B. 1930 – 1945. C. 1945 - 1954 . D. 1955 – 1975. Câu 8. Nghệ thuật chủ yếu của truyện Cô bé bán diêm là gì? A. Nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế. B .Nghệ thuật xây dựng các tình huống hợp lí,có sự kết hợp giữa tự sự ,trữ tình và bình luận C. Nghệ thuật kể truyện hấp dẫn ,đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng,các tình tiết diễn biến hợp lí. D. Nghệ thuật xây dựng các hình ảnh giàu tính biểu cảm,giọng điệu tâm tình tự nhiên. Câu 9 (1,0 đ) : Nối một ý của cột A với một ý ở cột B cho phù hợp : ( 1+ ; 2+ ; 3+ ; 4+ ; ) A B 1. Trong lòng mẹ a. Niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh 2. Tức nước vỡ bờ b. Biẻu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng, gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người hoạ sĩ làng Ku-ku-rêu. 3. Cô bé bán diêm c. Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người. 4. Hai cây phong d. Hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hièn lành, chất phác. II. Tự luận: (7,0 điểm) Câu 1: (1,0 điêm)Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu , cảm nhận về môi trường xanh, sạch ,đẹp của ngôi trường mà em đang theo học Câu 2. (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa của đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ ” trích “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố Câu 3. (5,0 điểm) Hãy viết lên những cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về nhân vật Lão Hạc (Truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao) trong khoảng 20 dòng. PHÒNG GD& ĐT TP BIÊN HÒA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc oOo ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 THỜI GIAN : 45 PHÚT Ngày kiểm tra: tháng 10 năm 2013 ĐỀ 2 I. Trắc nghiệm: ( 3,0 điểm) Hãy chọn đáp án đúng trong các câu hỏi sau: Câu 1. Văn bản “Tôi đi học” là của tác giả nào? 2 A.Tô Hoài B. Thạch Lam C. Nguyên Hồng. D.Thanh Tịnh . Câu 2. Nội dung được kể trong văn bản "Trong lòng mẹ" là gì? A. Nỗi đau của chú bé Hồng trong cảnh ngộ mồ côi cha. B. Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng dành cho mẹ của mình. C. Nỗi đau của bé Hồng trong cảnh ngộ mồ côi cha và tình yêu thương của chú dành cho mẹ. D. Tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp. Câu 3. Nhân vật chính của văn bản "Tức nước vỡ bờ " là ai ? A. Chị Dậu. B. Cai lệ C. Người nhà lí trưởng. D. Anh Dậu Câu 4. Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nam Cao trong văn bản “Lão Hạc” là gì ? A. Kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm B. Sử dụng các chi tiết cụ thể, sinh động để khắc hoạ nhân vật C. Cách kể tự nhiên, chân thực từ ngôi thứ nhất D. Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập luận, thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động. Câu 5. Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” sử dụng các phương thức biểu đạt nào? A.Tự sự B. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm C. Miêu tả D. Tự sự kết hợp với miêu tả Câu 6. Nhận định nào nói đúng nhất về đoạn trích “ Hai cây phong” ? A. Nói lên ý nghĩa của hai cây phong đối với cuộc đời nhân vật “tôi” B. Hình ảnh hai cây phong trong cảm nhận của người hoạ sĩ là biểu tượng của tình yêu quê hương. C. Miêu tả hết sức sinh động hình ảnh hai cây phong qua con mắt và tâm hồn của người kể chuyện. D. Miêu tả hết sức sinh động hình ảnh hai cây phong qua con mắt của người hoạ sĩ. Câu 7. Các tác phẩm Tôi đi học, Những ngày thơ ấu, Tắt đèn, Lão Hạc được sáng tác vào thời kì nào? A. 1900 - 1930 . B.1945 - 1954 . C. 1930 – 1945 . D. 1955 – 1975. Câu 8. Nghệ thuật chủ yếu của truyện Cô bé bán diêm là gì? A. Nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế. B .Nghệ thuật kể truyện hấp dẫn ,đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng,các tình tiết diễn biến hợp lí. C. Nghệ thuật xây dựng các tình huống hợp lí,có sự kết hợp giữa tự sự ,trữ tình và bình luận D. Nghệ thuật xây dựng các hình ảnh giàu tính biểu cảm,giọng điệu tâm tình tự nhiên. Câu 9 (1,0 đ) : Nối một ý của cột A với một ý ở cột B cho phù hợp:( 1+ ; 2+ ; 3+ ; 4+ ; ) A B 1. Hai cây a. Niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận 3 phong bất hạnh 2. Cô bé bán diêm b. Biẻu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng, gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người hoạ sĩ làng Ku-ku-rêu. 3. Tức nước vỡ bờ c. Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người. 4. Trong lòng mẹ d. Hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hièn lành, chất phác. II. Tự luận: (7,0 điểm) Câu 1. (1,0 điêm)Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu, cảm nhận về môi trường xanh, sạch ,đẹp của ngôi trường mà em đang theo học. Câu 2. (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa của văn bản : « Lão Hạc » trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao Câu 3. (5,0 điểm) .Hãy viết lên những cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về nhân vật Chị Dậu trong đoạn trích: “ Tức nước vỡ bờ” (Tiểu thuyết “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) trong khoảng 20 dòng. ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8- THỜI GIAN : 45 PHÚT ĐỀ 1 I. Trắc nghiệm : (3,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D B D C A B C Câu 9 (1, 0 điểm) : HS nối đúng mỗi ý đạt 0,25 điểm 1- c 2 - d 3 - a 4 – b II. Tự luận: (7,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) - Hình thức : 1 đoạn văn ngắn , có tính thống nhất về chủ đề. - Nội dung : Cảm nhận về môi trường xanh, sạch ,đẹp của ngôi trường mà em đang theo học. ( Cho điểm theo mức độ cảm nhận của học sinh) Câu 2. (1,0 điểm) Với cảm quan nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành ,chất phác Câu 3. (5,0 điểm) * Hình thức: (1,0 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau: - Là một bài văn ngắn, có MB, TB, KB - Diễn đạt mạch lạc; từ, câu ngắn gọn, lưu loắt trôi chảy, trong sáng, ít mắc lỗi chính tả… * Nội dung: (4,0 điểm) 4 - Cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. a) Mở bài: (1,0 điểm) - Giới thiệu được nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. b) Thân bài: ( 2 điểm) Cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về nhân vật Lão Hạc. - Là một người nông dân nghèo khổ, lương thiện, có tấm lòng nhân hậu, yêu thương loài vật. - Bổn phận và trách nhiệm làm cha của lão Hạc thật cao cả: rất mực yêu thương con, muốn vun đắp, dành dụm tất cả những gì có thể có để con có cuộc sống hạnh phúc. - Có lòng tự trọng vì không muốn phiền hà người khác ngay cả lúc chết. - Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng, khí khái. c) Kết bài: (1,0 điểm) - Nhấn mạnh, ngợi ca vẻ đẹp của người nông dân - Suy nghĩ của bản thân về nhân vật về nhân vật Lão Hạc. Ví dụ : +Người nông dân hiền lành, nhẫn nhục. +Cuộc sống của họ nghèo khổ, bần cùng. +Họ là những người giàu lòng yêu thương chồng con, giàu đức hi sinh. +Họ luôn giữ vẻ đẹp tâm hồn. ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8- THỜI GIAN : 45 PHÚT ĐỀ 2 I. Trắc nghiệm : (3,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA D C A D B B C B Câu 2 (1, 0 điểm) : HS nối đúng mỗi ý đạt 0,25 điểm 1- b 2 - a 3 - d 4 – c II. Tự luận: (7,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) 5 - Hình thức : 1 đoạn văn ngắn , có tính thống nhất về chủ đề. - Nội dung : Cảm nhận về môi trường xanh, sạch ,đẹp của ngôi trường mà em đang theo học. ( Cho điểm theo mức độ cảm nhận ) Câu 2. (1,0 điểm) Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng Câu 3. (5,0 điểm) * Hình thức: (1,0 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau: - Là một bài văn ngắn, có MB, TB, KB - Diễn đạt mạch lạc; từ, câu ngắn gọn, lưu loắt trôi chảy, trong sáng, ít mắc lỗi chính tả… * Nội dung: (4,0 điểm) - Cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về nhân vật Chị Dậu trong đoạn trích: “ Tức nước vỡ bờ” (Tiểu thuyết “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) a) Mở bài: (1,0 điểm) - Giới thiệu được nhân vật Chị Dâu trong trong đoạn trích: “ Tức nước vỡ bờ” b) Thân bài: ( 2 điểm) Cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về nhân vật Chị Dậu - Nêu được tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai vào nhà( Chăm sóc chống đang ốm, lo đối phó với bọn tay sai) -Nêu được diễn biến tâm lý của chị Dậu trong đoạn trích(Lúc đầu: Van xin ôn hòa. Xưng : Cháu –Ông. Khi cai lệ đánh chị, xông vào anh Dậu, phản kháng xưng: Tôi – Ông. Khi chúng cương quyết đánh trói anh Dậu chị quyết liệt vùng dậy quật ngã kẻ thù. Xưng: Bà – Mày. Thái độ của chị được miêu tả hết sức chân thật và hợp lí vì lúc đầu chị Dậu là người thiếu sưu nên van xin hạ mình nhưng van xin mãi không được bọn chúng tàn ác bất nhân không chút tình người nên chị phải vùng dậy đấu tranh . Cảm nhận được: Chị Dâu giàu lòng yêu thương chồng con, căm thù tay sai của bọn thực dân phong kiến, có thái độ phản kháng mạnh mẽ đối với bọn tay sai. Người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng cao đẹp. c) Kết bài: (1,0 điểm) - Nhấn mạnh, ngợi ca vẻ đẹp của người nông dân - Suy nghĩ của bản thân về nhân vật về nhân vật Chị Dâu. Ví dụ : +Người nông dân hiền lành, nhẫn nhục. +Cuộc sống của họ nghèo khổ, bần cùng. +Họ là những người giàu lòng yêu thương chồng con, giàu đức hi sinh. +Họ luôn giữ vẻ đẹp tâm hồn. 6 . THCS THỐNG NHẤT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc oOo ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 THỜI GIAN : 45 PHÚT Ngày kiểm tra: tháng 10 năm 2013 ĐỀ 1 I. Trắc nghiệm: ( 3,0 điểm). 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 THỜI GIAN : 45 PHÚT Ngày kiểm tra: tháng 10 năm 2013 ĐỀ 2 I. Trắc nghiệm: ( 3,0 điểm) Hãy chọn đáp án đúng trong các câu hỏi sau: Câu 1. Văn bản “Tôi đi học” là. Nhân vật chính của văn bản "Tức nước vỡ bờ " là ai? A. Anh Dậu. B. Chị Dậu C. Người nhà lí trưởng. D. Cai lệ Câu 4. Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nam Cao trong văn bản “Lão Hạc” là