các giải pháp nâng cao chất lượng môn toán

5 832 7
các giải pháp nâng cao chất lượng môn toán

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sở GD & ĐT Bạc Liêu Cộng hòa xã hội chủ Việt Nam Trường THPT Định Thành Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Định Thành, ngày 28 tháng 8 năm 2009 BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM HỌC 2008 – 2009 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM 2009 – 2010 I. Đánh giá tình hình hoạt động của tổ năm học 2008 - 2009 1. Đặc điểm của môn học: Tính đặc trưng của môn học: Môn toánmôn học công cụ để học tốt các môn học khác, môn toán có tiềm năng phát triển năng lực trí tuệ và hình thành phẩm chất trí tuệ, môn toán còn có tiềm năng phát triển phẩm chất đạo đức cho học sinh. Yêu cầu chung về phương pháp dạy học bộ môn: Nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trên cơ sở tự giác, tự do, tự khám phá (với yêu cầu cụ thể là tự tìm hiểu, phát hiện và giải quyết vấn đề) theo sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Tình hình cụ thể về phương pháp dạy bộ môn của đơn vị: Phần lớn giáo viên vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống : Thuyết trình, đàm thoại, trực quan, một số ít giáo viên vận dụng phương pháp hiện đại : Dạy học giải quyết vấn đề, dạy học với công cụ máy tính điện tử. 2. Tình hình hoạt động của tổ bộ môn năm học 2008 – 2009 Thuận lợi: Đội ngũ tổ viên còn trẻ, có nhiệt huyết với nghề. Đa số tổ viên là người địa phương. Được ban giám hiệu nhà trường quan tâm, nhắc nhở nhiệm vụ của chuyên môn thường xuyên, thúc đẩy tổ chuyên môn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc sinh hoạt chuyên môn. Khó khăn: Số lượng tổ viên còn ít, số tổ viên có thâm niên lâu năm chưa có nên việc viết báo cáo chuyên đề, sang kiến kinh nghiệm còn hạn chế. 3. Tình hình dạy học bộ môn … năm học 2008 – 2009 a) Các mặt thuận lợi, khó khăn đối với việc xây dựng và triển khai kế hoạch dạy học bộ môn: Thuận lợi:  Giáo viên: Phần lớn các tổ viên đều được đào tạo theo đúng chuẩn nên việc tiếp cận chương trình môn toán thuận lợi hơn, đặc biệt là phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới. Hầu hết các tổ viên đều có lòng nhiệt tình, tích cực nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi những phương pháp giảng dạy phù hợp nhất.  Học sinh: Chương trình được thiết kế tạo điều kiện cho học sinh tự học,tự tìm tòi khám phá kiến thức mới nên học sinh rất tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. Chương trình cũng thiết kế để các em học tập vui hơn, có thể tìm hiểu nhiều điều thực tế thú vị tạo hứng thú trong quá trình học tập. Việc học nhóm giúp học sinh hình thành nhiều đức tính quý của người lao động, đặc biệt là tính tập thể. Khó khăn:  Giáo viên: Việc đầu tư, chuẩn bị cho một tiết dạy mất rất nhiều thời gian.  Học sinh: Do trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, một số học sinh chưa chăm chỉ, chưa tập trung cao độ cho môn học. b) Kết quả triển khai kế hoạch dạy học bộ môn trong năm học 2008 – 2009: b1 Kết quả TBM cuối năm học 2008 – 2009 của các khối lớp (so sánh với năm học 2007 – 2008 ) Khối Loại 6 7 8 9 Giỏi 5%(2,7%) 4(3,8%) 3%(5,3%) 1%(4%) Khá 14%(7,1%) 17%(10,5%) 7%(15,2%) 7%(9,3%) TB 38.2%(37%) 32,8%(55,7%) 49,4%(62,6%) 66%(27,8%) Yếu 35,2%(53,2%) 41,4%(30%) 36,9(16,9%) 26%(58,9%) Kém 7,4%(0%) 4,8%(0%) 3,7%(0%) b2 Kết quả xét công nhận tốt nghiệp THCS năm 2008 – 2009 đạt 79% (94,3%) b3 Nguyên nhân:Chất lượng bộ môn toán và kết quả xét công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2008 – 2009 so với năm học 2009 – 2010 có chiều hướng giảm do các nguyên nhân sau: Khách quan: Do đổi mới cách đánh giá kiểm từ trắc nghiệm và tự luận chuyển sang tự luận hoàn toàn. Do khâu tổ chức kiểm định kỳ của nhà trường từ kiểm tra theo thời khóa biểu sang kiểm tra cùng một thời gian. Chủ quan: Giáo viên dành thời gian chưa thỏa đáng cho việc soạn giáo án , học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tập, còn chây lười trong học tập, thích hưởng thụ. 4. Đánh giá chung về chất lượng dạy bộ môn: Ưu điểm: Duy trì được tỉ lệ học sinh khá giỏi. Hạn chế: Giảm tỉ lệ học sinh trung bình, tăng tỉ lệ học sinh yếu kém Những bài học kinh nghiệm: Qua một năm thực hiện giảng dạy, tập thể tổ Toán – Lý – CN khối cấp 2 rút ra một số kinh nghiệm sau: Giáo viên cần phải chú ý rèn luyện kỹ năng thực hành giải bài tập nhiều hơn để thành thói quen, thành kỹ xảo. Trước khi lên lớp, giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị chu đáo như: Nội dung, kiến thức, dụng cụ học tập đầy đủ. Tăng cường sử các thiết bị dạy học, mô hình, hình ảnh trực quan,… Trong quá trình dạy toán phải tạo cho học sinh không khí thoải mái, tính ham học, niềm cảm hứng với bộ môn . II. Kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy bộ môn năm học 2009 – 2010 1. Mục đích yêu cầu: Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn toán, tạo niềm tin cho giáo viên và học sinh. Giúp cho thầy và trò trong dạy và học đạt kết quả cao trong các kỳ thi, góp phần nâng cao các bộ môn khác ngày càng cao hơn. 2. Các chỉ tiêu phấn đấu: Khối 6 7 8 9 Giỏi 5,5% 4,5% 4,3% 4% Khá 9,5% 10,3% 11,9% 9,3% TB 49,7% 53,8% 58,3% 65% Yếu 35,3% 31,4% 25,5% 21,7% 3. Phương hướng nhiệm vụ và các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn: 3.1. Nhiệm vụ: Năm học 2009 – 2010 với chủ đề “ Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng ” đây là một thách thức lớn đối với cán bộ, giáo viên đặc biệt là giáo viên dạy bộ môn toán. Vì vậy, đồi hỏi mỗi giáo viên phải tích cực vận dụng các phương giảng dạy một cách linh hoạt để truyền tải tri thức đến học sinh có hiệu quả cao nhất. 3.2. Giải pháp: Đối với học sinh: Cần có đầy đủ các dụng cụ học tập, có thói quen đọc trước nội dung sắp học (tự nghiên cứu), học thuộc các khái niệm, định nghĩa, định lý, tính chất, làm các bài tập theo yêu cầu của giáo viên, ôn tập thật kỹ khi có kiểm tra hoặc thi. Đối với giáo viên bộ môn: Tìm hiểu đối tượng học sinh thông qua kết quả năm học liền kề, bài kiểm tra đầu năm để xác định kiến thức học sinh bị hỏng từ đó củng cố lại kiến thức mà học sinh bị hỏng (Khi chấm bài giáo viên phải ghi lại từng tên học sinh , nội dung kiến thức bị hỏng). Trong tiết dạy,sau khi hình thành một đơn vị kiến thức nào đó cần dành thời gian chỉ cho học sinh lưu giữ kiến thức vừa học hoặc cách giải loại bài tập này, mỗi tiết dạy cần dặn dò chu đáo việc chuẩn bị của học sinh, đặc biệt là nội dung kiến thức cũ có liên quan đến nội dung bài mới. Trong quá trình dạy phải kích thích ba đối tượng học sinh,khuyết khích động viên học tập đối với học sinh yếu kém. Xác định phương pháp dạy hợp lý cho từng tiếtdạy, từng lớp nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh. Thường xuyên kiểm tra việc tự học ở nhà, làm bài tập ở nhà, hướng dẫn cách học bài cho học sinh tạo thành thói quen tự học. Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để trao đổi kinh nghiệm, phương pháp, nâng cao kiến thức, kỹ năng dạy cho học sinh. Phát hiện năng khiếu toán, đề xuất nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng chuẩn bị cho các kỳ thi học sinh giỏi. Đối với giáo viên chủ nhiệm : Phối hợp với giáo viên bộ môn đôn đốc, nhắc nhở học sinh học tập, có biện pháp uốn nắn đồng thời đề ra biện pháp giáo dục riêng cho từng học sinh. Thường xuyên thông báo kết quả học tập của học sinh về gia đình. Đối với tổ chuyên môn: Tham mưu với lãnh đạo trường đề ra các giải pháp như sau : Đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: Chọn đội tuyển thông qua danh sách của tổ viên đề xuất, phân công tổ viên nhiệt tình, giỏi để bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi vòng trường. Đối với công tác bồi dưỡng học sinh yếu, kém: Phân công giáo viên có năng lực, nhiệt tình dạy lớp yếu kém. Kiểm tra việc soạn giảng của tổ viên vào thứ hai hàng tuần. Thống nhất phương pháp, nội dung từng bài, từng chương, đặc biệt là kiến thức chuẩn thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn. Thường xuyên tổ chức chuyên đề , thao giảng, rút kinh nghiệm bằng nhiều hình thức cho nhiều loại kiểu bài, kiểu tiết dạy. Ví dụ như: Tiết lý thuyết dạy khái niệm, dạy định lý, tiết luyện tập, tiết ôn tập, …Từ đó tìm phương pháp dạy chung phù hợp với kiểu bài, kiểu tiết. Đối với nhà trường: Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy: Phòng học, bàn ghế học sinh,… Thường xuyên tổ chức họp ban đại diện gia đình học sinh (đầu ,giữa ,cuối mỗi học kỳ để GVCN thông báo trực tiếp kết quả học tập của học sinh đề ra biện pháp giáo dục học sinh một cách tích cực. Tổ chức cho gv đến các trường khác trong tỉnh để học tập thêm kinh nghiệm giảng dạy. Đối với gia đình: Thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra các vấn đề sau đây: Việc chuẩn bị bài có đúng với thời khóa biểu chưa, có thuộc theo thời khóa biểu chưa, làm bài tập chưa? Kiểm tra xem đến lớp có ghi chép bài hay không, có còn đủ SGK, tập ghi và các dụng khác, các bài kiểm tra mà giáo viên đã trả. Dành thời gian thích hợp để con, em học bài và chuẩn bị bài ở nhà. Đối với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường: Giúp đỡ những em có hoàn cảnh gia đình kinh tế khó. Tuyên truyền những gia đình có gốc học tập, phương pháp học để học tốt, những tấm gương sáng để các em noi theo.Phát hiện và báo cáo những học sinh hư hỏng cho nhà trường và gia đình để có biện pháp uốn nắn kịp thời. 4. Đề xuất kiến nghị: 4.1. Đối với Sở: Cung cấp trang thiết bị, hổ trợ kinh phí để giáo viên có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, tăng cường kiểm tra cách quản lý và sử dụng trang thiết bị đã có của trường. Tổ chức tập trung cho giáo viên được học tập kinh nghiệm giảng dạy bộ môn thông qua thong qua tiết dạy thực tế của những giáo viên dạy giỏi, giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Hằng năm phổ biến rộng rãi những sang kiến kinh nghiệm hay, kinh nghiệm có tính khả thi cao để giáo viên học tập, vận dụng vào quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy ở địa phương. 4.2. Đối với nhà trường: Phân công đúng người, đúng việc, đặc biệt là phòng thiết bị. Cần trang bị cho tổ chuyên môn nơi làm việc để ký duyệt giáo án,… 4.3. Đối với giáo viên bộ môn: Cần dành nhiều thời gian đầu tư cho soạn giảng, luôn chú ý kiến thức chuẩn của từng tiết. 5. Kết luận: Trên đây là báo cáo hoạt động chuyên môn năm học 2008-2009 và phương hướng hoạt động bộ môn năm học 2009-2010 .Tuy nhiên trong phạm vi cá nhân nên không tránh khỏi những hạn chế. Kính mong quý lãnh đạo, quý thầy cô, các anh chị đồng nghiệp đóng góp ý kiến để chúng tôi xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Duyệt của Hiệu Trưởng Định Thành, ngày 10 tháng 9 năm 2009 Người viết Nguyễn văn Cần . với bộ môn . II. Kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy bộ môn năm học 2009 – 2010 1. Mục đích yêu cầu: Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn toán, . nhiệm vụ và các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn: 3.1. Nhiệm vụ: Năm học 2009 – 2010 với chủ đề “ Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng ” đây

Ngày đăng: 20/09/2013, 16:10

Hình ảnh liên quan

Tăng cường sử các thiết bị dạy học, mô hình, hình ảnh trực quan,… - các giải pháp nâng cao chất lượng môn toán

ng.

cường sử các thiết bị dạy học, mô hình, hình ảnh trực quan,… Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan