Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
469 KB
Nội dung
KẾ HOẠCH DẠY CHỦ ĐỀ TỰCHỌN MÔN: NGỮ VĂN 8 - HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2009-2010 CHỦ ĐỀ TUẦN TÊN BÀI DẠY SỐ TIẾT CỘNG 1 1->3 * Ơn tập tiếng Việt ( T ừ loại- Cụm từ- Loại từ ) 6 6 2 4->6 * Vai trò và tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật 6 6 3 7- > 1 3 Rèn luyện cách làm văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm. * Ôn tập khái niệm văn tự sự – miêu tả – biểu cảm * Ôn tập cách làm bài văn tự sự – miêu tả – biểu cảm * Củng cố kiến thức, kó năng kết hợp 3 yếu tố: tự sự, miêu tả và biểu cảm * Bài tập thực hành. * Xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm * Xây dựng bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm * Ôn tập - Kiểm tra chủ đề 3 2 2 2 2 2 2 2 1 4 4 1 4- > 1 9 Những điểm giống và khác nhau giữa văn bản miêu tả và văn thuyết minh. đ * Ôn tập văn miêu tả và văn thuyết minh * Luyện tập * Những điểm giống và khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh. * Bài tập vận dụng * Ý nghóa, giá trò, phạm vi sử 2 2 2 2 2 2 1 2 dụng của hai loại văn bản: miêu tả và thuyết minh. * Ôn tập – kiểm tra chủ đề 4 Tổng cộng 3 8 Tuần : 1,2,3 Tiết : 1->6 ƠN TẬP TỪ LOẠI , CỤM TỪ, LOẠI TỪ Soạn : 14/08/09 Giảng:19/08/09 I / Mục tiêu : : Giúp HS : -Nắm vững từ loại , cụm từ, loại từ đã học -Nhận biết được đặc điểm ,chức năng cú pháp của các từ loại, loại từ , cụm từ trong câu ,đoạn , văn bản. Biết vận dụng các trên khi đặt câu , viết đoạn trong tạo lập văn bản. II / Chuẩn bị : Giáo án + bảng phụ . II / Hoạt động dạy và học 1/ Ổn định : Điểm danh. 2/ Bài cũ : Nêu những từ loại đã học ở lớp sáu , bảy ? Đặt 1 câu và xác định từ loại trong câu ? 3/ Bài mới : H động của GV và HS Nội dung cần đạt ? Nêu những từ loại đã học ? ? Trình bày k/n về danh từ ? ? Nêu đặc điểm của danh từ ? ?Danh từ gồm có mấy loại ? ? Thế nào là động A/ TỪ LOẠI : I/ DANH TỪ : Gọi học sinh nêu lại khái niệm về danh từ, đăc điểm của danh từ . 1) Khái niệm : DT là những từ chỉ người ,vật ,sự vật, hiện tượng ,khái niệm. 2)Đặc điểm : Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng phía trước,các từ này ,ấy,đó,… ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm DT . Chức vụ điển hình trong câu là : Chủ nhữ . Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước) 1) Phân loại : Danh từ gồm hai loại lớn : DT chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật . a-)Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm : + DT chỉ đơn vị tự nhiên ( còn gọi : Loại từ ) + DT chỉ đơn vị quy ước . cụ thể là: DT chỉ đơn vị chính xác ; DT chỉ đơn vị ước chừng . b-)Danh từ chỉ sự vật gồm hai nhóm : + DT chung ( tên gọi chung 1 loại sự vật) + DT riêng ( tên riêng của từng người,từng vật,từng địa phương ) + Các em hãy cho VD từng loại DT kể trên ? II/ ĐỘNG TỪ : 1) Khái niệm: ĐT là những từ chỉ hành động , trạng thái của từ ? Đặc điển của động từ ? ?Có mấy loại động từ ? ? Thế nào là tính từ ? Đặc điển ? Kể tên cácloại tính từ đã học ? ? Trình bày k/n về số từ ? Cho vd sự vật . Tìm những ĐT trong bài Cảnh khuya ? ( lồng , ngủ , lo ) 2)Đặc điểm : + ĐT thường kết hợp với các từ : đã ,sẽ , đang ,cũng,vẫn,còn…để tạo thành cụm ĐT + Chức vụ điển hình trong câu là : vị ngữ . Khi làm chủ ngữ ĐT mất khả năng kết hợp với các từ đã ,sẽ , đang ,cũng,vẫn,còn. • Tìm và cho biết động từ làm chức vụ gì trong các câu sau ? -a) Học tập là nhiệm vụ của học sinh . ( học tập ; CN ) -b) Lớp 7/4 đang giải bài tập . ( giải ; VN ) 3) Phân loại : Có hai loại động từ đáng chú ý : a-) ĐT tình thái ( thường đòi hỏi ĐT khác đi kèm ) VD : dám ,toan ,đừng , định … b-) ĐT Chỉ hành động, trạng thái( không đòi hỏi ĐT khác đi kèm ) VD: đi ,chay, ngồi. + Các em hãy xếp các động từ sau đây : buồn, chạy, cười , dám, đi ,định , đọc , đứng ,ghét,hỏi, ngồi, toan , yêu , vui , vào hai loại động từ nêu trên ?( ĐT tình thái : đám , định , toan ; ĐT chỉ hành động trạng thái : đi , chay, cười , đứng …. ) III/ TÍNH TỪ : 1/Khái niệm : TT là những từ chỉ đặc điểm tính chất, hành động và trạng thái của sự vật. Vd Êch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể . 2/Đặc điểm : + TT có thể kết hợp với các từ : rất, quá, lắm, đã, đang sẽ, để tạo thành cụm TT Khả năng kết hợp với các từ hãy ,chớ , đừng của tính từ rất hạn chế . + TT có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu . Tuy vậy , khả năng làm vị ngữ của TT hạn chế hơn động từ . -a) Lười biếng là một tính xấu . ( lười biếng ; CN ) b) Em bé ấy rất thông minh. ( thông minh; VN ) 3/Phân loại : Có hai loại tính từ đáng chú ý : + TT chỉ đặc điểm tương đối ( có thể kết hợp với từ chỉ mức độ ) + TT chỉ đặc điểm tuyệt đối ( không thể kết hợp với từ chỉ mức độ ) IV/ SỐ TỪ : Khái niệm :Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật . + Hãy cho vd có số từ ? ( Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái rất xinh đẹp tên là Mỵ Nương . - Lớp 7/5 là một trong những lớp có phong trào học tập tốt .) + Tìm số từ trong 2 vd trên ? Em có nhận xét gì vị trí các số ? Thế nào là lượng từ ? Phân loại ? ?Chỉ từ là gì ? ?Hoạt động chỉ từ trong câu :? Cho vd ? Trình bày k/n về phó từ ? Cho vd ?Vị trí của phó từ ? ?Các loại phó từ ? từ trong câu ? ( mười tám , một ; 7/5 , một -- Vị trí đứng trước hoặc sau DT ) *Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. *Khi biểu thị thứ tự, số từ thường đứng sau danh từ. Lưu ý : Cần phân biệt số từ với nững danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng. ( voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi ) V/ LƯỢNG TỪ -1) Khái niệm : Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật . + Hãy cho vd có lượng từ ? ( Những con chim đang bay về tổ . - Tất cả học sinh lớp 7/5 đều ngoan .) -2) Phân loại : Dựa vào vị trí trong cum DT , có thể chia lượng từ thành 2 nhóm + Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể . ( cả , tất cả, tất thảy ) + Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối .( các, những, mọi , mỗi, từng,… ) + HS : Cho vd có số từ và lượng từ ? Cho biết đâu là số từ chỉ số lượng, chỉ số thứ tự , đâu là lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể , chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối ? VI/ CHỈ TỪ : -1) Khái niệm : Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. + Hãy cho vd về chỉ từ ? ( viên quan ấy ; cánh đồng làng kia ; nhà nọ ) -2) Hoạt động chỉ từ trong câu : -a) Làm phụ ngữ trong cụm danh từ. + Hãycho vd chỉ từ làm phụ ngữ trong cụm danh từ? ( gọi nhiều hs cho vd) ; cánh đồng làng kia ; nhà nọ) -b) Làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. + Hãycho vd chỉ từ làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu ? ( gọi nhiều hs cho vd) VD: Học sinh học tập giỏi , đạo đức tốt nhất định được thầy ( cô) khen. Đó là điều chắc chắn . VII/ PHÓ TỪ : 1/ Khái niệm : Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ ,tính từ . + hãycho vd có phó từ ? ( gọi nhiều hs cho vd ) ( GV tóm tắt các phó từ bổ sung ý nghĩa cho các từ sau : đã -> bs cho đi ( viên quan ấy đã đi nhiều nơi) ; chóng -> bs cho lớn ( Bởi tôi ăn uông có điều độ và làm việc có chừng mưc nên tôi chóng lớn lắm) , 2/ Vị trí của phó từ : ? Thế nào là đại từ ? ? Chức vụ ? Phân loại ? ?Quan hệ từ là gì ? cho vd ? Nêu những cụm từ đã học ? ? Trình bày k/n về cụm danh từ ? ?Cấu tạo của cụm danh từ? ? Nêu k/n về cụm động từ ? ?Cấu tạo của cụm động từ? Phó từ đứng trước hoặc sau động từ. 3/ Các loại phó từ : Có 2 loại + Phó từ đứng trước động từ , tính từ . Bổ sung ý nghĩa liên quan đến hành động,trạng thái, đ điểm, tính chất nêu ở ĐT, TT về : -Q/ hệ thời gian -Mức độ -Sự tiếp diễn tương tự -Sự phủ định -Sự cầu khiến + Phó từ đứng sau động từ , tính từ Bổ sung ý nghĩa về : -Mức độ -Khả năng - Kết quả và hướng VIII/ Đại từ : l1/ Khái niệm : Là nhừng từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động , tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi 2/.Chức vụ: Đại từ có thể làm CN, VN hay phụ ngữ của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. VD : Chúng tôi đang học bài . 3/ Các loại đại từ : a/ Đại từ để trỏ b/ / Đại từ để hỏi. I X/ Quan hệ từ: Khái niệm : là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như : sở hữu, so sánh, nhân quả…giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn. Quan hệ từ có thể dùng thành cặp ( Nếu … thì , Tuy ……nhưng v v ) VD : Quyển sách của tôi rất hay. B/ CUM TỪ: I/ Cụm danh từ : Gọi HS cho vd về danh từ . ( học sinh ) 1 Khái niệm : Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành . Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cáu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ + Em hãy cho vd về cụm danh từ ? ( ngôi trường này ) 2 Cấu tạo của cụm danh từ Mô hình cụm danh từ: Phần trước ( phụ ngữ trước ) Phần trung tâm Phần sau ( phụ ngữ sau ) Tất cả học sinh lớp 7/4 + Cụm DT có thể gồm : + Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho DT các ý nghĩa về số lượng ( Tất cả, toàn bộ, toàn thể - mọi , các , một , hai , ba …) + Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà DT biểu thị hoặc xá định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian . + HS cho vd : Đặt câu có cụm DT . Phân tích cụm DT đó ? II/ Cụm động từ : 1 Khái niệm : Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số ? Nêu k/n về cụm tímh từ ? ?Cấu tạo của cụm tính từ:? HD hs luyện tập Xét về cấu tạo từ ,từ được chia làm mấy loại ? Từ đồng nghĩa:là gì ? Các loại từ đồng nghĩa ? ? Nêu k/n về từ trái nghĩa? Tác dụng ? từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành .Nhiều động từ phải có các từ ngữphụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa. Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cáu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ + Em hãy cho vd về cụm động từ ? ( đang học bài ) 2 Cấu tạo của cụm động từ Mô hình cụm động từ: Phần trước ( phụ ngữ trước ) Phần trung tâm Phần sau ( phụ ngữ sau ) đang học Bài Vật lí Cũng/còn/đang/chưa tìm đươc/ngay/câu trả lời + Theo mô hình trên cụm động từ đầy đủ gồm mấy phần ? ( 3 phần ) + Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho ĐT các ý nghĩa :quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; sự khuyến khích ; hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hay phủ định hành động … + Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng , địa điểm, thời gian , mục đích,nguyên nhân … + HS cho vd : Đặt câu có cụm ĐT . Phân tích cụm ĐT đó ? III/ Cụm tính từ : 1 Khái niệm : Cụm tinh từ là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành . 2 Cấu tạo của cụm tính từ: Mô hình cụm tính từ: Phần trước ( phụ ngữ trước ) Phần trung tâm Phần sau ( phụ ngữ sau ) vẫn/còn/đang/ trẻ như một thanh niên + Theo mô hình trên ,cụm tính từ đầy đủ gồm mấy phần ? ( 3 phần ) + Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thi quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; mức độ đặc điểm, tính chất; sự khẳng định hay phủ định ; … + Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thi vị trí; sự so sánh; mức độ phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm tính chất … + HS cho vd : Đặt câu có cụm TT . Phân tích cụm TT đó ? IV/ Luyện tập : Viết một đoạn văn ngắn và xác định các cụm ( danh từ,động từ, tính từ ) trong đoạn văn và phân tích cấu tạo của các cụm từ đó C/ LOẠI TỪ : *Xét về cấu tạo từ : Từ được chia làm hai loại : từ đơn và từ phức . *Xét về ý nghĩa : gồm các loại từ sau I/ Từ đồng nghĩa: Từ đồng âm là gì ? Cho vd ?Từ nhiều nghĩa là gì ? ?Thế nào là nghĩa gốc nghĩa chuyển ? HD hs làm BT 1/ Khái niệm : là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. + Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. VD : trái - quả , chết - qua đời .3/ Các loại từ đồng nghĩa : a/ Đồng nghĩa hoàn toàn : ( không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa ) b/ Đồng nghĩa không hoàn toàn : ( có sắc thái nghĩa khác nhau ) không thể thay rhế cho nhau được . Gọi HS cho vd . II/ Từ trái nghĩa: 1/ Khái niệm : là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều có thể thuộc nhiều cặp trái nghĩa khác nhau. VD cao >< thấp , già >< trẻ 2/ Tác dụng : Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối tạo các hình tượng tương phản,gây ấn tượng mạnh làm cho lời nói thêm sinh động. VD : Khi đi trẻ, lúc về già Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao III/ Từ đồng âm : 1/ Khái niệm : là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau , không liên quan gì với nhau. ( gọi HS cho vd ) 2/ Lưu ý : Trong giao tiếp phải chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. VD : Đem cá về kho. IV/ Từ nhiều nghĩa: * Khái niệm : Từ nhiều nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa . VD ; đầu , đầu sông, đầu suối Chân, chân bàn, chân đê * Trong từ nhiều nghĩa có : 1/ Nghĩa gốc : là nghĩa xuất hiện từ đầu lầm cơ sở để hình thành các nghĩa khác 2/ Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. VD: Chân của nó bị đau. Nó có chân trong đội bóng của trường. V/ Bài tập : Viết đoạn văn ngắn có sử dụng các loại từ đã học. 4/ Củng cố : HS nhắc lại khái niệm về từ loại , cụm từ, loại từ đã học 5/ Dăn dò : Học bài , luỵện tập thêm ở nhà Tuần 4 -> 6 Tiết 7-> 12 VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA DẤU CÂU TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT (6 TIẾT) S: /9/09 G: /9/09 A.Mục tiêu cần đạt : HS nắm được các kiến thức và kĩ năng sau: - Các loại dấu câu và cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói và viết cụ thể . - Y/n, hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các VB nghệ thuật. - Cảm nhận, phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu trong các VB nghệ thuật. - Sử dụng thành thạo dấu câu trong những ngữ cảnh nói và viết cụ thể. B-Chuẩn bị : GV:Giáo án bảng phụ HS Ôn lại các kiến thức đã học C-Tiến trình giảng dạy: 1 .Ổn định: 2.KTBC: -Nêu những từ loại đã học và cho ví dụ? - Trình bày khái niệm về một số loại từ đã ôn tập ? - Thế nào là nói giảm , nói tránh ? cho ví dụ ? 3.Bài mới: Hoạt động 1: Ôn tập về các loại dấu câu đã học TT Dấu câu Chức năng Ví dụ 1 Dấu chấm Được đặt ở cuối câu trần thuật - Giời chớm hè. Cây cối um tùm.Cả làng thơm. 2 Dấu chấm hỏi Được đặt ở cuối câu nghi vấn - Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn, cho gầy cò con? 3 Dấu chấm than Được đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc cảm thán - Đi đi con! Hãy can đảm lên! . - Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! 4 Dấu phẩy Dùng để phân cách các thành phần và các bộ phận của câu - Chiều nay, lớp ta đi lao động. - Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. 5 Dấu chấm lửng - Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết. - Biểu thị lời nói ngập ngừng , ngắt quãng. - Làm giãn nhịp điệu câu văn, hài hước, dí dỏm, mỉa mai. - Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… - Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi! - Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền. Đối với thị trăng chỉ là… đỡ tốn 2 xu dầu! 6 Dấu chấm phẩy - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp. - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp. - Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh 5 lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng 3 lần dời đô. - Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn,tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. 7 Dấu gạch ngang - Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu. - Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. - Ngô Tất Tố- tác giả tiểu thuyết Tắt đèn- đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu… - Có người khẽ nói: - Bẩm, dễ có khi đê vỡ! - Biểu thị sự liệt kê. - Nối các từ trong 1 liên danh. Ngài cau mặt, gắt rằng:- Mặc kệ! - - Thừa Thiên-Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch. 8 Dấu ngoặc đơn - Đánh dấu phần có chức năng chú thích. - Đùng 1 cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. 9 Dấu hai chấm - Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho 1 phần trước đó. - Báo trước lời dẫn trực tiếp/ lời đối thoại. - Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. - Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. 10 Dấu ngoặc kép - Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,…được dẫn. - Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. - Ấy thế mà khi cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu… - Tờ báo “Hoa học trò” là tờ báo hấp dẫn nhất với em và các bạn em. Hoạt động 2: Phân tích hiệu quả biểu đạt của dấu câu trong các văn bản nghệ thuật Bài tập 1: Các đoạn văn, đoạn thơ sau đã lược bỏ đi 1 số dấu câu. Căn cứ vào chức năng của mỗi dấu câu, hãy điền chúng vào vị trí thích hợp. a, Đặt dấu phẩy, dấu chấm phẩy vào chỗ thích hợp : “Người ta nhớ nhà nhớ cửa nhớ những nét mặt thương yêu nhớ những con đường đã đi về năm trước nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa soan còn thơm mát hơn cả hoa cau hoa bưởi. Người ta nhớ heo may giếng vàng người ta nhớ cá mè rau rút người ta nhớ trăng bác chén vàng…” (Vũ Bằng-Thương nhớ mười hai) b, Đặt dấu chấm hỏi,dấu chấm than vào chố thích hợp: Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây Sông Hồng chảy về đâu Và lịch sử Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây. Rồi cờ sẽ ra sao Tiếng hát sẽ ra sao Nụ cười sẽ ra sao Ôi độc lập (Theo Chế Lan Viên, Người đi tìm hình của nước) Bài tập 2: Đặt lại những câu chưa chính xác a, “Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến là 2 nhà thơ sống ở 2 giai đoạn khác nhau nhưng họ đã gặp nhau ở 1 điểm chung (đó là niềm yêu mến những làng quê bình dị, những phong cảnh đẹp trên đất nước). Nhưng khác với thơ của Nguyễn Trãi và một số nhà thơ cổ khác. Thơ Nguyễn Khuyến là sự kết hợp hài hòa giữa ước lệ và tả thực nên cảnh quê hương đất nước trong thơ ông hiện lên với những nét đặc trưng không thể lẫn. Thơ ông mang đậm hơi thở của cuộc sống làng quê, sau Nguyễn Khuyến, có nhiều nhà thơ đã tiếp thu những nét nghệ thuật đặc sắc của thơ cổ, kết hợp hài hòa giữa thơ cổ và thơ hiện đại, làm nên những bức tranh phong cảnh sống động và đẹp đẽ.” b, “Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền Câu ca dao trên đã thể hiện tâm trạng nhớ thương da diết và tấm lòng thủy chung son sắt của người con gái với người yêu của mình, ở đây, nhà thơ đã sử dụng hình ảnh “thuyền” và “bến” để chỉ hai nhân vật trữ tình, “thuyền” là hình ảnh người con trai, còn “bến” là hình ảnh người con gái, thông qua những từ “có nhớ”, “chăng”, tác giả dân gian đã cho ta thấy tấm lòng thủy chung không gì lay chuyển được của cô gái đối với người mình yêu, có thể nói, hình ảnh người thiếu nữ đang yêu với những phẩm chất cao quý đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ và câu ca dao sẽ còn mãi như một bài ca về đức tính thủy chung của người phụ nữ Việt Nam.” Bài tập 3: Trong những câu sau, câu nào đặt dấu câu đúng, câu nào đặt dấu câu chưa đúng? Hãy ghi chữ Đ(đúng) hoặc S(sai) vào trước mỗi câu. - Con đường nằm giữa hàng cây, tỏa rợp bóng mát. - Con đường nằm giữa hàng cây tỏa rợp bóng mát. - Động Phong Nha gồm: Động khô và Động nước. - Động Phong Nha gồm (Động khô và Động nước). - Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm. Lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. - Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. - Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đẹp quá! - Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đẹp quá. Bài tập 4: Hãy so sánh và chỉ ra sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa do có sự thay đổi về dấu câu của từng cặp câu dưới đây: a, Mẹ đã về. Mẹ đã về! b, Bác tôi- cụ Nguyễn Đạo Quán- là người giữ cuốn gia phả ấy. Bác tôi (cụ Nguyễn Đạo Quán) là người giữ cuốn gia phả ấy. c, Đến bao giờ mẹ mới được gặp con? Đến bao giờ mẹ mới được gặp con! d, U tôi già đi từ bao giờ? U tôi đã già đi lúc nào? Tôi thực không hay. U tôi già đi từ bao giờ, u tôi đã già đi lúc nào, tôi thực không hay. Bài tập5: a, Cùng một nội dung thông tin (ồ hắn kêu) nhưng sau mỗi câu văn tác giả lại dùng các dấu câu khác nhau. Em hãy so sánh để nhận ra mục đích và tác dụng của dấu câu trong 2 câu văn sau: Bỗng “choang” một cái, thôi phải rồi, hắn đập cái chai vào cột cổng…Ồ hắn kêu…Hắn vừa chửi vừa kêu làng như bị người ta cắt họng. Ồ hắn kêu! (Nam Cao, Chí Phèo) (Đoạn văn lặp lại 2 lần câu “Ồ hắn kêu” nhưng với 2 dấu câu khác nhau. Dấu chấm lửng mang y/n miêu tả, diễn tả 1 hành vi lạ lùng của Chí Phèo; dấu chấm than mang y/n cảm thán, diến tả sự ngạc nhiên, bất ngờ của người chứng kiến trước hành vi lạ lùng đó của Chí Phèo) b, Dấu chấm than đặt sau câu văn thứ 3 có ý nghĩa gì? Nếu thay bằng dấu chấm thì y/n câu văn có gì thay đổi? [...]... tố: tự sự, miêu tả và biểu cảm Tiết 7 ,8: Bài tập thực hành Tiết 9,10: Xây dựng doạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm Tiết 11,12: Xây dựng bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm Tiết 13,14: Ôn tập - Kiểm tra chủ đề 2 III./ TÀI LIỆU BỔ TR: - Chủ đề tựchọn Ngữ Văn 8 - Năm 2004 - Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 – tập 1 - Bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 8 IV./ NỘI DUNG: TUẦN 7 ÔN TẬP KHÁI NIỆM VĂN TỰ SỰ... TUẦN 9 S: / / Tiết 17, 18 / / CỦNG CỐ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG KẾT HP 3 YẾU TỐ: TỰ SỰ, MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM Hoạt động của GV và HS HĐ 1: Bài tập: GV Cho học sinh đọc 3 đoạn văn ( chủ đề tựchọn ngữ văn 8 (T24 ,25) (?) Đoạn 1 : ( T 3 SGK NV6 ) Biểu đạt nội dung gì? (?) Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt của đoạn văn? (?) Từ ngữ trong đoạn 1 này thế nào? (?) Đoạn 2: ( T 72 SGK NV 7 ) Đoạn văn biểu đạt... động của GV và HS HĐ 1: Khái niệm, tác dụng văn tự sự – miêu tả – biểu cảm (?) Văn tự sự là thể văn như thế nào? O Tự sự là cách kể chuyện, kể việc về con người (nhân vật) (?) Kể ra những văn bản thuộc phương thức tự sự mà em được học? O Tấm Cám, Cây tre trăm đốt Cuộc chia tay của những con búp bê, … (?) Tự sự giúp người đọc, người nghe hiểu điều gì? (?) Tự sự sử dụng khi nào, ở môi trường nào? (?) Văn... giáo khoa Ngữ văn 8 a.) Một đoạn văn tự sự b.) Một đoạn văn miêu tả c.) Một đoạn văn biểu cảm d.) Một đoạn văn tự sự có xen lẫn yếu tố miêu tả 3) Bài tập về nhà: - Tìm một đoạn văn tự sự có xen lẫn yếu tố miêu tả, biểu cảm Chỉ ra các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn Củng cố : Nêu lại những nội dung đã ơn Dặn dò : Xem lại bài “ Cách làm văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm” TUẦN 8 / Tiết 15,16... đònh theo đề bài em chọn là gì? (?) Vậy lập ý là em làm gì? S: G: Nội dung cần đạt I/ Cách làm bài văn tự sự: 1)Đề văn tự sự: - Kể việc - Kể người Tường thuật 2) Cách làm bài văn tự sự: @ Đề: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em a./ Tìm hiểu đề: Yêu cầu: Kể một câu chuyện em thích (kể bằng lời văn của mình) b./ Tìm ý: - Chọn truyện nào? - Thích nhân vật sự việc nào? - Chọn chủ đề gì? => Lập... văn, bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm tương đối một cách thành thạo 3) Thái độ: - Giáo dục tính thận trọng khi viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm vào văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm - Thích đưa yếu tố miêu tả biểu cảm vào văn tự sự để bài văn sinh động hấp dẫn II./ PHÂN LOẠI: Tiết 1,2: Ôn tập khái niệm văn tự sự – miêu tả – biểu cảm Tiết 3,4: Ôn tập cách làm bài văn tự sự – miêu... dụng của hai loại văn bản: Miêu tả và thuyết minh Tiết 11,12: Ôn tập - Kiểm tra chủ đề 3 III CÁC TÀI LIỆU HỔ TR: - Tài liệu chủ đề tựchọn - SGK8 – - SGK (sgk8/115,139; sgk6/ 18) IV NỘI DUNG: TUẦN 14 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ / / 20 VÀ VĂN THUYẾT MINH S: Tiết 27, 28 / 20 Hoạt động của GV và HS HĐ 1: I./ Khái niệm chung về văn miêu tả và văn thuyết minh: GV cho HS ghi lại đoạn văn 1 Học sinh đọc... CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ – MIÊU TẢ – BIỂU CẢM Hoạt động của GV và HS HĐ 1: Cách làm bài văn tự sự: 1 Đề văn tự sự: GV ghi đề lên bảng: "Em hãy kể một sự việc làm đáng nhớ của em" (?) Lời văn đề nêu ra những yêu cầu gì? Những từ nào cho em biết điều đó? * Yêu cầu: kể việc, kể việc làm đáng nhớ của em (?) Ngoài kể việc, đề văn tự sự thường có những yêu cầu gì? 2 Tìm hiểu cách làm bài văn tự sự: @ GV ghi... nhận được món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật hhay ngày lễ tết * Hãy xây dựng một đọan văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm co thể theo sau đây: `Bước 1: lựa chọn sự việc chính `Bước 2: lựa chọn ngôi kể `Bước 3: xác đònh thứ tự kể `Bước 4: xác đònh các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn tự sự `Bước 5: viết thành đoạn văn kể chuyện kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao... của GV và HS HĐ 1: Ôn Tập: (?) Thế nào là văn tự sự? (?) Cách làm bài văn tự sự? (?) Thế nào là văn miêu tả? (?) Cách làm bài văn miêu tả? (?) Thế nào là văn biểu cảm? (?) Cách làm bài văn biểu cảm? (?) Thế nào là văn tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm? S : G : / / / Nội dung cần đạt I./ ÔN TẬP: 1) Lý thuyết: a Văn tự sự: b Văn miêu tả c Văn biểu cảm: d Văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm: Là mục . III./ TÀI LIỆU BỔ TR: - Chủ đề tự chọn Ngữ Văn 8 - Năm 2004 - Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 – tập 1 - Bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 8 IV./ NỘI DUNG: TUẦN 7 S : /. bài em chọn là gì? (?) Vậy lập ý là em làm gì? I/. Cách làm bài văn tự sự: 1)Đề văn tự sự: - Kể việc - Kể người - Tường thuật 2) Cách làm bài văn tự sự: