1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ

114 175 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 2,61 MB

Nội dung

Để bắt kịp xu thế và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chuỗi cung ứng của công ty CP sữa TH TH True Milk cần được cải thiện, vận hành linh hoạt và nhanh chóng hơ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN SỮA TH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

TRẦN THỊ THU HUYỀN

Hà Nội - 2019

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Phát triển chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Sữa TH trong nền kinh tế số

Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

Mã số: 83.40.121

Họ và tên: TRẦN THỊ THU HUYỀN Người hướng dẫn: PGS, TS TRẦN THỊ NGỌC QUYÊN

Hà Nội - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS Trần Thị Ngọc Quyên Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo Tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân về luận văn của mình

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019

Tác giả

Trần Thị Thu Huyền

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN iv

TÓM TẮT LUẬN VĂN v

DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH vi

DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT vi

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ NỀN KINH TẾ SỐ 7

1.1 Tổng quan về nền kinh tế số 7

1.1.1 Bối cảnh phát triển và khái niệm nền kinh tế số 7

1.1.2 Đặc điểm của nền kinh tế số 10

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế số 12

1.1.4 Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế số 16

1.2 Tổng quan về chuỗi cung ứng 17

1.2.1 Khái niệm và nhiệm vụ của chuỗi cung ứng 17

1.2.2 Mô hình chuỗi cung ứng 19

1.2.3 Thành phần của chuỗi cung ứng 19

1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chuỗi cung ứng 20

1.3 Chuỗi cung ứng trong nền kinh tế số 22

1.3.1 Đặc điểm của chuỗi cung ứng trong nền kinh tế số 22

1.3.2 Ảnh hưởng của nền kinh tế số đến chuỗi cung ứng 23

1.3.3 Thực tiễn phát triển chuỗi cung ứng sữa tại một số quốc gia 29

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CP SỮA TH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ 35

2.1 Giới thiệu về công ty CP sữa TH 35

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 35

2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh 37

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 39

2.1.4 Lĩnh vực hoạt động 40

Trang 5

2.2 Phân tích chuỗi cung ứng của công ty CP sữa TH 44

2.2.1 Mô hình chuỗi cung ứng của công ty CP sữa TH 44

2.2.2 Quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng của công ty CP sữa TH 46

2.2.3 Những nhân tố tác động đến chuỗi cung ứng của CTCP sữa TH trong bối cảnh nền kinh tế số 60

2.3 Đánh giá Chuỗi cung ứng của CTCP sữa TH trong bối cảnh nền kinh tế số 67

2.3.1 Kết quả đạt được 67

2.3.2 Hạn chế 70

CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG CÔNG TY CP SỮA TH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ 74

3.1 Xu hướng phát triển của ngành sữa Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số 74

3.2 Chiến lược phát triển của công ty CP sữa TH giai đoạn 2015-2025 77

3.2.1 Tăng thị phần chiếm lĩnh thị trường 77

3.2.2 Tăng giá trị nguồn cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng 77

3.2.3 Tập đoàn TH và chiến lược phát triển sạch vì sức khỏe cộng đồng 79

3.3 Một số giải pháp phát triển chuỗi cung ứng CTCP sữa TH trong nền kinh tế số 80

3.3.1 Quản trị chuỗi cung ứng 80

3.3.2 Các hoạt động của chuỗi cung ứng 83

3.3.3 Xây dựng và quản trị các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng 87

3.3.4 Ứng dụng công nghệ thông tin vào chuỗi cung ứng 92

KẾT LUẬN 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

PHỤ LỤC 97

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện cả về thời gian và tinh thần cho học viên; tới Ban chủ nhiệm Khoa Sau Đại học và toàn bộ đội ngũ cán bộ Khoa Sau Đại học –trường Đại học Ngoại Thương vì những hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết cho học viên trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS, TS Trần Thị Ngọc Quyên đã tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa nội dung luận văn tốt nghiệp này trong suốt quá trình từ xây dựng tên đề tài, hoàn thiện đề cương sơ bộ cho đến khi hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn Công ty cổ phần TH True Milk đã cung cấp nhiều thông tin và tài liệu tham khảo giúp tôi thực hiện được đề tài

Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua

Trân trọng cám ơn

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019

Tác giả

Trần Thị Thu Huyền

Trang 7

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Nghiên cứu này nhằm phân tích mô hình chuỗi cung ứng, phân tích thực trạng hoạt động của chuỗi cung ứng, tìm hiểu và nêu ra những ứng dụng kỹ thuật và công nghệ xuyên suốt chuỗi cung ứng của công ty Cổ phần sữa TH Nghiên cứu này cũng chỉ ra và đánh giá ưu, nhược điểm của chuỗi cung ứng và việc ứng dụng kỹ thuật và công nghệ vào chuỗi cung ứng Từ ưu, nhược điểm trên thì tác giả đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh của công ty trong nền kinh tế kỹ thuật số

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH

IT Information technology Công nghệ thông tin

AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo

IoT Internet of things Vạn vật kết nối

ML Machine Learning Máy học

DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0

Kinh tế số Kinh tế kỹ thuật số

TH True Milk Công ty Cổ phần sữa TH

CNTT Công nghệ thông tin

VNCERT Trung tâm ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam

Trang 9

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ

Bảng 2.1: Tình hoạt động sản xuất kinh doanh của TH True Milk giai đoạn

2016-2018 42

Bảng 2.2: Một số nhà cung cấp chính của TH True Milk 50

Bảng 2.3: Tỉ lệ giao hàng của các nhà cung ứng 51

Bảng 2.4: Tình hình thanh toán cho các nhà cung cấp 52

Hình 1.1: Đặc điểm của nền kinh tế kỹ thuật số 10

Hình 1.2: Mô hình chuỗi cung ứng 19

Hình 1.3: Mô hình chuỗi cung ứng Công ty Abbott Hoa Kỳ 29

Hình 1.4: Quy trình sản xuất và phân phối của công ty Abbott Hoa Kỳ 30

Hình 1.5: Mô hình chuỗi cung ứng sữa của Newzealand 32

Hình 1.6: Quy trình xử lý sản xuất sữa của Newzealand 33

Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty CP sữa TH 39

Hình 2.2: Các sản phẩm sữa của Công ty CP sữa TH (2018) 41

Hình 2.3: Mô hình chuỗi cung ứng của Công ty CP sữa TH (2018) 44

Hình 2.4: Quy trình hoạt động chuỗi cung ứng của công ty CP sữa TH 2018 46

Hình 2.5: Vai trò của hệ thống siêu thị trong hệ thống phân phối của công ty CP sữa TH (2018) 57

Hình 2.6: Hệ tthống kênh phân phối của công ty CP sữa TH (2018) 58

Hình 2.7: Hệ thống quản lý Cloud DMS của công ty CP sữa TH 66

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường sữa Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ phát triển rất nhanh với nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và các công ty đa quốc gia Để có một ly sữa đến với tay người tiêu dùng không chỉ đơn giản là một vài thao tác, một vài công đoạn mà là cả một chu trình một chuỗi các hoạt động đa dạng, phức tạp,

và ẩn chứa không ít rủi ro Tuy nhiên, tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài Nhiều doanh nghiệp đã thất bại tuy nhiên cũng có nhiều công ty thu về không ít thành công nhờ có phương pháp vận hành tốt chuỗi cung ứng của mình Công ty cổ phần sữa TH True Milk là một ví dụ điển hình trong số đó trong đó việc chuỗi cung ứng là động lực nền tảng dẫn đến thành công của doanh nghiệp

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) diễn ra, các doanh nghiệp cần phải thay đổi mạnh mẽ với sự tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong sản xuất, kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp Trong CMCN 4.0, khái niệm Kinh tế kỹ thuật

số được đề cập đến là một nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số, đó là Trí tuê nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT), và Dữ liệu lớn (Big Data) Nền kinh số phát triển đã mở đường cho sự đổi mới và phát triển trên toàn cầu và mở ra vô số cánh cửa cho ngành công nghiệp công nghệ cao Trí tuệ nhân tạo với máy học (machine learning) ngày càng phức tạp, các công cụ có thể cuối cùng đưa ra quyết định tốt hơn cả những bộ óc của các nhà quản lý chuỗi cung ứng tốt nhất Mọi quy trình, công đoạn trong chuỗi cung ứng đang trở nên số hóa với việc tự động hóa; mọi thứ

và mọi người đều được kết nối và chia sẻ qua điện toán đám mây, mọi dữ liệu đều

có sẵn trực tiếp với nguồn dữ liệu lớn liên tục cập nhật Do vậy, nền kinh tế kỹ thuật

số sẽ thay đổi chuỗi cung ứng từ việc thiết kế, lập kế hoạch, sản xuất, vận chuyển và vận hành, việc vận hành và quản trị chuỗi cung ứng, đây là xu hướng tất yếu đối với bất cứ quốc gia nào, ngành nào, doanh nghiệp nào nếu không muốn tụt hậu lại phía sau

Chuỗi cung ứng ngành sữa còn được gọi là “từ đồng cỏ đến bàn ăn” là một chuỗi cung ứng khép kín và phức tạp từ việc chăn nuôi, vắt sữa bò đến phân phối sản phẩm, người chăn nuôi bò sữa tuân thủ các yêu cầu xử lý và xử lý nghiêm ngặt

Trang 11

để đảm bảo rằng người tiêu dùng được hưởng sữa tươi và an toàn nhất có thể Khi việc lựa chọn các sản phẩm sữa trên thị trường trở nên đa dạng hơn bao giờ hết, chuỗi cung ứng chỉ trở nên ngày càng phức tạp, đòi hỏi tốc độ và độ chính xác cao hơn trong suốt chuỗi cung ứng Những tiến bộ kĩ thuật gần đây trong việc theo dõi các công nghệ và giải pháp thu thập dữ liệu đã khiến chuỗi cung ứng sữa trở nên dễ theo dõi hơn bao giờ hết Đồng thời nền kinh tế số cũng đòi hỏi cao hơn trong việc định hướng, quản lý và vận hành chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp hiện nay đang đối mặt với thách thức về tài chính, trình độ nhân lực cao để có thể phát huy tối đa lợi thế trong toàn bộ chuỗi cung ứng

Trong ngành sữa Việt Nam, Công ty CP sữa TH là một doanh nghiệp trẻ và

đi đầu trong việc áp dụng công nghệ cao trong toàn bộ chuỗi cung ứng từ chăn nuôi, sản xuất đến quản lí vận hành Để bắt kịp xu thế và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chuỗi cung ứng của công ty CP sữa TH (TH True Milk) cần được cải thiện, vận hành linh hoạt và nhanh chóng hơn nhằm tạo động lực cho sự đổi mới và ứng dụng các công nghệ mới Phát triển chuỗi cung ứng theo nền kinh tế số sẽ tạo nền tảng cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí không cần thiết, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm với đối thủ cũng như rút ngắn thời gian sản phẩm đến tay người tiêu dùng

Mặt khác sản phẩm sữa là sản phẩm mang yếu tố đảm bảo về chất lượng, rất nhạy cảm, vì vậy việc kiểm soát đối với vấn đề sản xuất là hết sức quan trọng Việc

ap dụng công nghệ thông tin, quản lý tự động vào tất cả các khâu sẽ giúp sản phẩm sữa đến tay người tiêu dùng được đảm bảo theo các tiêu chuẩn đã được xây dựng một cách tốt nhất Điều này đem đến hiệu quả và sự cạnh tranh tốt nhất giữa các doanh nghiệp, đối với người tiêu dùng hiện nay rất quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm Công ty CP sữa TH đã lựa chọn như nào trong việc áp dụng công nghệ thông tin, quản lý tự động vào các khâu ra sao là việc rất quan trọng

Chính vì vậy, xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, tôi quyết định chọn đề tài

“Phát triển chuỗi cung ứng của công ty Cổ phần sữa TH trong nền kinh tế số” làm

đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình

Trang 12

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hiện nay có nhiều nghiên cứu liên quan đến sự phát triển chuỗi cung ứng của sản phầm nói chung và chuỗi cung ứng các sản phẩm sữa của các doanh nghiệp trong đó có Công ty CP sữa TH và cũng có những nghiên cứu đề cập đến vấn đề về nền kinh tế số như sau:

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Trung tâm Thông tin – Tư liệu,

Phát triển nền kinh tế số nhìn từ kinh nghiệm một số nước châu Á và hàm ý đối với Việt Nam, Chuyên đề số 04, 2018 nhận định sự phát triển mạnh mẽ của Internet và

công nghệ được kỳ vọng sẽ tạo ra một nền tảng hỗ trợ cho nền kinh tế số phát triển nhanh và đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới Tuy nhiên, để nền kinh tế số phát triển một cách bền vững thì cần phải có các giải pháp

hỗ trợ đồng bộ và sự nỗ lực từ nhiều phía

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Trung tâm Thông tin – Tư liệu,

Phát triển nền kinh tế số: Kinh nghiệm của Trung QuốcVà hàm ý chính sách cho Việt Nam, chuyên đề số 05, 2018 đã nhận định ba trụ cột chính nâng đỡ sự phát

triển nhanh chóng nền kinh tế số bao gồm: quy mô thị trường rộng lớn và trẻ trung cho phép thương mại hóa nhanh chóng các mô hình kinh doanh số; hệ sinh thái phong phú vượt trội thậm chí so với các nền kinh tế phát triển; chính phủ tạo điều kiện và không gian để các doanh nghiệp số thử nghiệm, đồng thời vừa là nhà đầu tư vừa là người tiêu dùng các công nghệ số (MGI 2007) Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra định hướng chính sách cho Việt Nam để thúc đẩy và phát triển nền kinh tế số

Ths Nguyễn Thị Việt Ngọc, Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động logistics đến

hiệu quả sản xuất, kinh doanh tại công ty cổ phần sữa TH, 2018 nghiên cứu mối

quan hệ giữa các hoạt động logistics với hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty

Cổ phần Sữa TH với 6 yếu tố cấu thành hoạt động logistics trong doanh nghiệp (hoạt động logsitics đầu vào, hoạt động logistics đầu ra, chất lượng của các hoạt động logistics khác, mức độ tin dùng dịch vụ logistics thuê ngoài, mức độ sử dụng dịch vụ logistics gia tăng, khả năng thay đổi để thích ứng trong các hoạt động logistics) và yếu tố hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh (ROS) Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 13

Nguyễn Bá Khánh, Quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm sữa tươi tại công ty

cổ phần TH True Milk, 2017 nghiên cứu và phân tích chi tiết các công tác hoạch

định, công tác tìm kiếm nguồn hàng, hoạt động sản xuất; hoạt động phân phối và các ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng, đưa ra các ưu điểm và hạn chế của công tác quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm sữa tươi tại công ty cổ phần TH True Milk Cuối cùng, tác giả đã đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện về các công tác hoạch định, công tác tìm kiếm nguồn hàng cũng như hoạt động sản xuất và hoạt động phân phối

Ngoài ra còn có các đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng của các doanh

nghiệp tại Việt Nam khác như Nguyễn Đoàn Thúy Diệp (2016), Quản trị chuỗi

cung ứng của công ty sữa Việt Nam - Vinamilk; Trần Lê Phương (2015), Tìm hiểu

về sự thành công của chuỗi cung ứng sản phẩm sữa Vinamilk; Đỗ Trung Kiên

(2008), Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm Vietfoods Đề tài tập trung nghiên cứu

sự phát triển chuỗi cung ứng của 1 doanh nghiệp trong nền kinh tế số và Công ty

CP sữa TH là một doanh nghiệp đc tập trung rất nhiều đề tài nghiên và là một doanh nghiệp hiện nay nổi tiếng với những sản phẩm sữa sạch, organic,… đồng thời cũng

là một doanh nghiệp dẫn đầu về việc đầu tư phát triển công nghệ trong ngành sữa

Do vậy, hiện đã có những đề tài nghiên cứu về việc phát triển công nghệ của công

ty CP sữa TH như Phan Tú Anh, Đánh giá năng lực công nghệ của công ty cổ phần

sữa TH True Milk (2013); Nguyễn Thị Quyên, Phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của Tập đoàn TH True Milk trên thị trường Việt Nam (2015); Phương Anh,

TH true MILK Organic: Sản phẩm nhỏ, bước đi lớn của ngành sữa Việt Nam (2018)

Từ những nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy chưa nghiên cứu nào đề cập đến chuỗi cung ứng các sản phẩm sữa Công ty CP sữa TH trong phát triển kinh tế số Như vậy, chưa có đề tài nào trùng lặp với đề tài tác giả đang thực hiện, có thể nói luận văn này không trùng lặp với các nghiên cứu trước đây

Các nghiên cứu trên tập trung nghiên cứu, đánh giá hoạt động logistics nói riêng, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng nhưng chưa đề tài nào đề cập đến việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào chuỗi cung ứng của Công ty CP sữa TH Vì thế tác giả sẽ tập trung đi sâu vào nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào chuỗi

Trang 14

cung ứng của công ty CP sữa TH thông qua việc phân tích các hoạt động của chuỗi cung ứng và việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật xuyên suốt các hoạt động của chuỗi cung ứng Đồng thời tác giả làm rõ các câu hỏi sau:

Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần sữa TH trong giai đoạn nghiên cứu 2016-2018?

Công ty cố phần sữa TH đã có những ứng dụng công nghệ kỹ thuật số gì trong từng hoạt động của chuỗi cung ứng của công ty?

Ưu điểm và nhược điểm của việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số của công

ty CP sữa TH là gì?

Cần làm gì để nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng trong việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số?

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Là nghiên cứu việc ứng dụng kinh tế số vào chuỗi

cung ứng của công ty cổ phần sữa TH, từ đó mang lại giải pháp cho sự phát triển công ty cổ phần sữa TH

Phạm vi nghiên cứu:

+ Nội dung: Nghiên cứu về việc phát triển chuỗi cung ứng của công ty cổ phần sữa TH thông qua ứng dụng công nghệ trong nền kinh tế số

+ Về không gian: Công ty Cổ phần sữa TH

+ Về thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2018

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

Phân tích đặc điểm của chuỗi cung ứng sữa trong bối cảnh kinh tế số và từ

đó đề xuất các giải pháp trong bối cảnh phát triển nền kinh tế số của công ty cố phần sữa TH

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn phải giải quyết

các nhiệm vụ sau:

Trang 15

- Nghiên cứu các cơ sở lý luận về nền kinh tế số và chuỗi cung ứng

- Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng của công ty CP sữa TH, đánh giá các

cơ hội mà nền kinh tế số mang lại cho sự phát triển chuỗi cung ứng của công ty CP sữa TH

- Đề xuất giải pháp phát triển chuỗi cung ứng cho công ty CP sữa TH trong

nền kinh tế số hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trên, Tác giả triển khai nghiên cứu các nguồn tài liệu thứ cấp như giáo trình, các nghiên cứu, các bài báo, tạp chí, bài viết trên các tạp chí trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu; Báo cáo thường niên, tổng kết, của Công ty CP sữa TH

Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp, phân tích Tuỳ từng nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, tác giả sẽ kết hợp, sử dụng thêm các phương pháp khác như tổng hợp, kế thừa và phân tích các lý luận liên quan đến kinh tế số và chuỗi cung ứng; phân tích thực trạng chuỗi cung ứng của công ty cổ phần sữa TH; đồng thời đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của chuỗi cung ứng hiện tại Dựa các lý luận và các điểm đã phân tích, kết hợp tìm hiểu kinh nghiệm các nước để tìm ra giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của công ty CP TH trong nền kinh tế số

6 Bố cục luận văn

Luận văn có trang, bảng, hình Ngoài lời mở đầu, danh mục chữ viết tắt và danh mục bảng biểu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về Chuỗi cung ứng và nền kinh tế số

Chương 2: Phân tích Chuỗi cung ứng của công ty CP sữa TH trong nền kinh

tế số

Chương 3: Chiến lược phát triển của công ty CP sữa TH và một số giaỉ pháp

để phát triển chuỗi cung ứng công ty CP sữa TH trong nền kinh tế số

Trang 16

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ NỀN KINH

Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ trong suốt thế kỷ 19 và sau đó là toàn thế giới từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 Các tiến

bộ kinh tế và kỹ thuật có được nhờ phát triển tàu hơi nước, đường sắt Vào cuối thế

kỷ 19, động lực của Cách mạng công nghiệp là động cơ đốt trong và máy móc sử dụng điện Năm 1914, giai đoạn thứ hai này kết thúc khi bắt đầu Thế chiến thứ nhất (Klaus, 2008)

Khoảng năm 1960 Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bắt đầu, tại thời điểm này có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và công nghệ kĩ thuật số trên nền tảng là sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990) (Burlaxki, 2009)

Trong lĩnh vực công nghệ, đã xuất hiện những phát minh quan trọng, đạt được những thành tựu to lớn: những công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống hóa máy tự động, rôbốt v.v ); những nguồn năng lượng mới (năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhất là năng lượng nguyên tử v.v ); những vật liệu mới (như chất pôlime-chất dẻo với nhiều loại hình khác nhau, các loại vệt liệu siêu sạch, siêu cứng, siêu bền, siêu dẫn,…) công nghệ sinh học với những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh và công nghệ enzim,…dẫn tới cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những

Trang 17

giống lúa mới có năng suất cao, chịu bệnh tốt; những tiến bộ thần kì trong thông tin liên lạc và giao thông vận tải (cấp sợi thủy tinh quang dẫn, máy bay siêu âm khổng

lồ, tàu hỏa tốc độ cao v.v.); chinh phục vũ trụ (vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ v.v.) Đồng thời, công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu Hiện nay, máy tính, đặc biệt là máy vi tính, đang được sử dụng ở khắp mọi nơi và có khả năng liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu, hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu (Internet) Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng sâu rộng hơn trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội Có thể nói, ngày nay nền văn minh nhân loại đã sang một chương mới - “văn minh thông tin” Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ có những tác động tích cực về nhiều mặt như năng suất lao động, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là CMCN 4.0 bắt đầu vào đầu thế kỷ 21, kế thừa những thành tựu lớn từ CMCN 3.0, được hình thành trên nền tảng cải tiến của cuộc cách mạng số, với những công nghệ mới như robot, trí tuệ nhân tạo, Internet of Things, in 3D, vật liệu mới, công nghệ nano, sinh học, Hiện nay cả thế giới đang ở trong giai đoạn phát triển của cuộc cách mạng này và trở thành chiến lược cho các nước đang phát triển để theo kịp với xu hướng thế giới Đây là bước ngoặt mới cho sự phát triển của con người, nâng cao kinh tế -xã hội

1.1.1.2 Khái niệm

Cách mạng Công nghiệp 4.0 diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản,

Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano Ngoài ra, cần bổ sung công nghệ chuỗi khối - blockchain và cảm biến - sensor

Cuộc Cách mạng 4.0 mang đến khái niệm Kinh tế số hay còn gọi là kinh tế

kỹ thuật số Đây là việc ứng dụng nền tảng của các Quốc gia, Doanh nghiệp để phát triển kinh tế bắt kịp với xu hướng kinh tế số nếu không muốn tụt lại phía sau

Trang 18

Kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, …) mà công nghệ số được áp dụng (Theo Nhóm cộng tác kinh tế số Oxford)

Nền kinh tế kỹ thuật số là tất cả các hoạt động kinh tế được trung gian bởi phần mềm và được kích hoạt bởi cơ sở hạ tầng viễn thông Kinh tế số là phương tiện cho phép tất cả mọi người tham gia vào doanh nghiệp xã hội và kinh tế, và cũng bao gồm vai trò của các chính phủ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch

vụ (Joint Foreign Chambers of Commerce in Thailand, 2015)

Nền kinh tế kỹ thuật số nên được định nghĩa là một phần của sản lượng kinh

tế có nguồn gốc duy nhất hoặc chủ yếu từ các công nghệ kỹ thuật số với mô hình kinh doanh dựa trên hàng hóa hoặc dịch vụ kỹ thuật số (Bukht và Heeks, 2017)

Kinh tế số là một nền kinh tế siêu kết nối được đặc trưng bởi một con người,

tổ chức và máy móc kết nối thông qua web và bằng các phương tiện sử dụng công nghệ kỹ thuật số bao gồm: sản xuất tiên tiến, robot và tự động hóa nhà máy, nguồn

dữ liệu mới từ kết nối Internet di động và phổ biến, điện toán đám mây, phân tích

dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (Luigi Mundula, Handbook of Research on Entrepreneurship and Marketing for Global Reach in the Digital Economy, University of Cagliari, Italy, 2019)

Vậy, nền kinh tế kỹ thuật số là gì? Tóm lại, nền kinh tế số là hoạt động kinh

tế có được từ hàng tỷ kết nối trực tuyến hàng ngày giữa mọi người, doanh nghiệp, thiết bị, dữ liệu và quy trình Xương sống của nền kinh tế kỹ thuật số là siêu kết nối,

có nghĩa là sự kết nối ngày càng tăng của con người, tổ chức và máy móc phát sinh

từ Internet, công nghệ di động và internet của vạn vật (IoT)

Nền kinh tế số là cách nói ngắn gọn có thể hiểu là nền kinh tế trên nền tảng

kỹ thuật số Toàn bộ những quá trình đó về mặt triết học có thể tập hợp lại trong ba quá trình xử lý chính: Xử lý vật liệu, xử lý năng lượng và xử lý thông tin Cả ba quá trình đó đan xen vào nhau, cùng nhau phát triển

Trang 19

1.1.2 Đặc điểm của nền kinh tế số

Các yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong Cách mạng 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data)

•Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence ):

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và xây dựng)

Có thể nhận thấy Internet of Things (IoT) đang phát triển với tốc độ vũ bão

và thay đổi hoàn toàn bộ mặt của rất nhiều ngành công nghiệp Dữ liệu lớn -Big Data, một trong những ứng dụng sơ khởi nhất của IoT đã ra đời và thu thập được lượng dữ liệu khổng lồ Thế nhưng, để chuyển đổi dữ liệu thành giá trị lại cần đến một công nghệ đột phá khác và Trí tuệ nhân tạo - AI chính là lời giải

 Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)

Trí tuệ nhân tạo là tự động hoá các hoạt động phù hợp với suy nghĩ con người, chẳng hạn các hoạt động ra quyết định, giải bài toán,

Trí tuệ nhân tạo là khoa học nghiên cứu xem làm thế nào để máy tính có thể thực hiện những công việc mà hiện con người còn làm tốt hơn máy tính (Rich and Knight, 1991),

Vạn vật kết nối

Dữ liệu lớn

Trí Tuệ nhân tạo

Kinh tế kỹ thuật số

Hình 1.1: Đặc điểm của nền kinh tế kỹ thuật số

Trang 20

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - viết tắt là AI) là trí tuệ được biểu diễn bởi bất cứ một hệ thống nhân tạo nào Thuật ngữ này thường dùng để nói đến các máy tính có mục đích không nhất định và ngành khoa học nghiên cứu về các lý thuyết và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo ( Wikipedia, 2016),

Tóm lại, AI là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (tiếng Anh: machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi v.v…

• Vạn vật kết nối (Internet Of Things):

Mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet viết tắt là IoT (tiếng Anh: Internet of Things) là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó (Wikipedia, 2016)

• Dữ liệu lớn (Big Data):

Big Data là tài sản thông tin, mà những thông tin này có khối lượng dữ liệu lớn, tốc độ cao và dữ liệu đa dạng, đòi hỏi phải có công nghệ mới để xử lý hiệu quả nhằm đưa ra được các quyết định hiệu quả, khám phá được các yếu tố ẩn sâu trong

dữ liệu và tối ưu hóa được quá trình xử lý dữ liệu (Gartner, 2017)

Điểm vượt trội của Cách mạng 4.0 nằm ở sự hợp nhất, kết nối giữa các công nghệ với nhau, nhưng không nhất thiết phải ứng dụng đầy đủ nhiều công nghệ trong cùng một chuỗi giá trị Điều này có ý nghĩa quan trọng, bởi chi phí lớn và năng lực tiếp cận hạn chế đối với các công nghệ ở bậc cao như AI, robot, blockchain Ngược lại, nhận thức Cách mạng 4.0 có thể triển khai với kết nối internet, ứng dụng thông

Trang 21

minh, điện toán đám mây, blockchain sẽ giúp các địa phương và doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới, ứng dụng Cách mạng 4.0 với chi phí thấp, hiệu quả cao cho những mô hình cung cấp hàng hóa và dịch vụ truyền thống của mình

Nhờ công nghệ kết nối IoT, phạm vi và tốc độ kết nối tới người tiêu dùng và quy mô đáp ứng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ của Cách mạng 4.0 được mở rộng vượt trội CMCN 4.0 cho phép nhà sản xuất đạt được cùng lúc cả hai mục tiêu sản xuất đại trà và cá nhân hóa sản phẩm Đây là điểm vượt trội bởi các cuộc cách mạng trước chỉ nhắm đến việc mở rộng quy mô kinh tế, thì việc Cách mạng 4.0 có thể đạt được mục tiêu này sẽ có nghĩa là năng xuất lao động và hiệu quả của các hoạt động kinh doanh hay quản lý nhà nước cũng sẽ được cải thiện vượt trội khi ứng dụng theo CMCN 4.0

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế số

1.1.3.1 Môi trường pháp lý

Xây dựng một môi trường đáng tin cậy để đổi mới cho phép công nghệ phát triển mạnh là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế số Nền kinh tế số cần đạt được sự cân bằng phù hợp để kích thích sự đổi mới và tăng trưởng kinh doanh trong đó việc bảo vệ quyền của cá nhân, sở hữu trí tuệ và quyền riêng tư là một yếu tố then chốt Các quy định này thúc đẩy niềm tin là điều kiện tiên quyết để tăng cường sự phát triển của nền kinh tế số Trong đó

sẽ bao gồm tất cả các lĩnh vực như bảo mật dữ liệu, an ninh mạng, bảo vệ người dùng Môi trường pháp lý được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ tối đa những hoạt động của những nhân tố kinh tế kỹ thuật số bao gồm: bảo vệ người tiêu dùng; bảo

vệ dữ liệu; an ninh mạng và giao dịch điện tử, cụ thể là thanh toán điện tử (thanh toán điện tử) và điện tử chữ ký (chữ ký điện tử)

- Bảo về người tiêu dùng: là một lĩnh vực quan trọng của pháp luật nhằm bảo

vệ các cá nhân và doanh nghiệp mua hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và phi điện tử Luật bảo vệ người tiêu dùng tìm cách bảo vệ người tiêu dùng khỏi các giao dịch không xác thực, phá hoại, bị lỗi và nguy hiểm cũng như từ các hoạt động thương mại và tín dụng không công bằng Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử là điều cần thiết để thúc đẩy một môi trường trực tuyến

Trang 22

đáng tin cậy Có một chế độ bảo vệ người tiêu dùng mạnh mẽ cũng sẽ có lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, ví dụ, qua các giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) - bằng cách tăng cường niềm tin vào thương mại điện tử, đơn giản hóa giao dịch kỹ thuật số và mở rộng cơ sở dữ liệu cho người tiêu dùng

- Bảo vệ dữ liệu và sở hữu trí tuệ: Nền kinh tế kỹ thuật số đã giúp thúc đẩy việc tạo ra và lưu thông quốc tế một lượng dữ liệu lớn Các quy định bảo vệ dữ liệu liên quan đến cả các cá nhân mua hàng hóa và dịch vụ điện tử và các công ty mua, bán hoặc cung cấp dịch vụ trực tuyến bằng cách bảo vệ dữ liệu được gửi qua các giao dịch này Bảo vệ dữ liệu phục vụ nhiều mục đích như quyền riêng tư và bảo mật và theo truyền thống là trọng tâm của các quy định quốc gia, một phần do các mối quan tâm an ninh quốc gia mạnh mẽ của các chính phủ Đối với các chính phủ, việc điều chỉnh dữ liệu đòi hỏi sự cân bằng giữa các yếu tố như: an ninh quốc gia, giám sát, chính sách cạnh tranh, đổi mới, tính toàn vẹn của quá trình bầu cử và bảo

vệ người tiêu dùng Đồng thời, việc sử dụng và quyền sở hữu trí tuệ cũng cần được bảo vệ và quy định cụ thể trong luật pháp của các quốc gia

- An ninh mạng: Trong khi nền kinh tế kỹ thuật số và thương mại điện tử nói riêng đã có thể mang lại sự tăng trưởng bao trùm, các công nghệ liên tục phát triển

có thể dẫn đến các lỗ hổng trên internet đòi hỏi các hệ thống an ninh mạng cao cấp hơn và chặt chẽ hơn Đồng thời cần nâng cao nhận thức của người dân về luật an ninh mạng

- Bảo vệ giao dịch điện tử: Thương mại điện tử là nền tảng của phần lớn nền kinh tế kỹ thuật số Thương mại điện tử tương tự như trao đổi hàng hóa và dịch vụ truyền thống và bao gồm các giao dịch và thỏa thuận kỹ thuật số giữa các chủ thể dọc theo chuỗi cung ứng Giao dịch điện tử bao gồm hai lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt: thanh toán điện tử (thanh toán điện tử) và chữ ký điện tử (chữ ký điện tử)

1.1.3.2 Phát triển chính phủ theo hướng kỹ thuật số

Phát triển chính phủ theo hướng kỹ thuật số là hợp lý hóa hệ thống trên cơ sở chính phủ hợp nhất, cùng lúc cũng cung cấp nền tảng dịch vụ kỹ thuật số nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, giảm thời gian và chi phí giao dịch, thực hiện cấp phép và phê duyệt giấy tờ trực tuyến

Trang 23

Thứ nhất, Chính phủ có thể hỗ trợ thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng pháp lý phù hợp và sử dụng thanh toán điện tử khi tương tác với người dân - ví dụ như khi thanh toán cho các dịch vụ của chính phủ hoặc nhận lương hưu Tương tự như vậy, các chương trình căn cước công dân kỹ thuật số do Chính phủ thực hiện có thể giúp người dân truy cập tài khoản dễ dàng hơn

Thứ hai, các chính sách nhằm nâng cao niềm tin rất quan trọng để tăng cường sự tham gia trong nền kinh tế số, bao gồm một loạt các lĩnh vực từ quyền riêng tư dữ liệu, an ninh mạng, cho đến bảo vệ người tiêu dùng Các chính sách này cũng cần được phối hợp chặt chẽ hơn trong khu vực, để các cá nhân và doanh nghiệp đều biết những quy định nào được áp dụng khi dữ liệu của họ di chuyển qua biên giới

Thứ ba, cần phải tăng cường các kỹ năng kỹ thuật số của người dân, không chỉ để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số, mà còn để đảm bảo những cơ hội và lợi ích của nền kinh tế số đến được với mọi người Để đạt được điều này đòi hỏi phải tập trung vào các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống Mặc dù người dân khu vực

đã có nền tảng tốt về đọc viết và tính toán, song hệ thống giáo dục vẫn nên lên kế hoạch đào tạo và phát triển cho học sinh, sinh viên các kỹ năng cần thiết cho nền kinh tế kỹ thuật số từ khâu hướng dẫn sử dụng máy tính cơ bản, đến nâng cao kỹ năng như: mã hóa, phân tích dữ liệu và phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, kết nối trên mạng

Thứ tư, cải thiện hệ thống logistics, đặc biệt là cho thương mại điện tử, có ý nghĩa rất quan trọng Để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thường rất tốn kém

và không tin cậy Điều kiện địa hình khó khăn tại nhiều quốc gia Đông Nam Á là một yếu tố cơ bản, nhưng quy định pháp lý cũng đóng một vai trò thiết yếu Ví dụ, Chỉ số hiệu quả dịch vụ logistics (LPI) của Ngân hàng Thế giới cho thấy hải quan là lĩnh vực có hiệu quả kém nhất trong môi trường logistics của khu vực

Cuối cùng, các Chính phủ cần đi đầu bằng việc đi trước và trở nên số hóa hơn Điều này có nghĩa là không chỉ lồng ghép hệ thống vào nền tảng “toàn bộ hệ thống chính phủ” tích hợp, mà còn cung cấp các nền tảng dịch vụ kỹ thuật số để hỗ trợ doanh nghiệp, giảm thời gian và chi phí giao dịch Cấp phép và phê duyệt giấy

Trang 24

phép trực tuyến là ví dụ tuyệt vời của những dịch vụ kỹ thuật số như vậy Các sáng kiến như căn cước công dân kỹ thuật số toàn quốc có thể thúc đẩy lợi ích trực tiếp trong những lĩnh vực khác của nền kinh tế số - như ví dụ thanh toán điện tử đã đề cập ở trên

Chìa khóa cho tất cả những điều trên là sự cần thiết phải có những nỗ lực được phối hợp chặt chẽ và hài hoà giữa các cơ quan chính phủ để phát triển nền kinh tế số Nền kinh tế số có tính chất đa ngành và do đó liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, sản xuất, y tế, giáo dục, giao thông, logistics, du lịch, khách sạn và thực phẩm Vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh, cần xây dựng môi trường pháp lý khuyến khích đổi mới và cạnh tranh, đồng thời bảo vệ người tiêu dùng thông qua điều tiết và phối hợp hiệu quả hơn giữa các cơ quan chính phủ

1.1.3.3 Cơ sở hạ tầng và nền tảng khoa học của quốc gia

Phát triển cơ sở hạ tầng tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và là nền tảng cho các ngành kinh tế khác phát triển Hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng tác động đến sự phát triển của khoa học công nghệ Điều này đặc biệt quan trọng trong việc phát triển của nền kinh tế số Do đó, tăng cường phát triển hạ tầng băng thông rộng di động sẽ là thiết yếu để triển khai các ứng dụng kinh doanh chuyên sâu Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển, là những nước có nền tảng khoa học công nghệ kém xa so với các nước phát triển trên thế giới Vì vậy, việc đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng cũng giúp các nước đang phát triển thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài, giúp nền kinh tế tiếp cận được với khoa học công nghệ hiện đại từ những nhà đầu tư này Ngoài ra, khoảng cách về trình độ lao động cũng

sẽ được rút ngắn, nguồn nhân lực sẽ có điều kiện nghiên cứu các công nghệ phù hợp với nền kinh tế quốc gia đồng thời tạo môi trường cho các nhà khoa học nghiên cứu

và phát triển công nghệ cho nền kinh tế

Khoa học - công nghệ của một nền kinh tế thực sự là động lực và nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, cho tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế và tăng năng suất lao động xã hội Trình độ Khoa học - công nghệ được đánh giá bởi năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo của quốc gia hay nền kinh tế Vì vậy, để thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số, cần phải đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển (R&D)

Trang 25

khoa học công nghệ Tích cực thúc đẩy việc đào tạo, nghiên cứu từ việc khuyến khích các trường đại học thiên về nghiên cứu với tính ứng dụng cao Trong đó, sự kết nối hiệu quả giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và khu vực kinh doanh, dịch vụ công là hết sức cần thiết Vì vậy, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh

tế kỹ thuật số, nền kinh tế thực sự cần có những chính sách tốt, cơ chế tốt, hoặc đặt

ra những bài toán hay, đúng tầm để kích thích sáng tạo và sự cống hiến của đông đảo các nhà khoa học và chuyên gia phù hợp với hiện trạng và năng lực của nền kinh tế

1.1.4 Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế số

Với mọi cuộc cách mạng từ cách mạng công nghiệp thế kỷ 19 đến cách mạng 4.0 hiện nay, doanh nghiệp luôn đóng một vai trò quan trọng để đưa những các cuộc cách mạng về công nghệ đến với người dân Doanh nghiệp vừa đóng vai trò trong 1 phần tác nhân các phát minh công nghệ vừa là đưa những phát mình công nghệ để đem những tiện ích đó vào cuộc sống Đối với cuộc cách mạng 4.0 hay nền kinh tế số hiện nay cũng vậy, sự tham gia của doanh nghiệp vào nền kinh tế

số hiện nay hiện nay có những vai trò như sau:

Một là, nghiên cứu các công nghệ tiên tiến của CMCN 4.0 và ứng dụng

chúng, nhằm cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị Các DN phải linh động điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng, tích hợp các công nghệ tiên tiến để giảm thiểu quy trình sản xuất, giảm thời gian giao hàng, rút ngắn vòng đời sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo khả năng quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh

Hai là, chú trọng tích hợp công nghệ số hoá: Thúc đẩy phát triển những giải

pháp sản xuất và kinh doanh dựa trên số hoá; tích hợp với các hệ thống cảm biến, hệ thống điều khiển, mạng truyền thông để kinh doanh và chăm sóc khách hàng; lưu trữ và sử dụng hiệu quả các dữ liệu lớn dựa trên điện toán đám mây; thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn để tạo ra những tri thức mới, hỗ trợ việc đưa ra quyết định

và tạo lợi thế cạnh tranh; phân tích hiệu quả, đánh giá và áp dụng các dữ liệu thu thập được từ máy móc và cảm biến, để nhanh chóng đưa ra quyết định cải thiện an toàn, hiệu quả hoạt động, quy trình làm việc, dịch vụ và bảo trì

Trang 26

Ba là, các DN cần phát triển các kỹ năng mới cho từng cá nhân cũng như cho

tổ chức; tham gia và sử dụng hiệu quả chuỗi cung ứng thông minh được tạo ra từ cuộc CMCN 4.0, gắn kết chặt chẽ hơn với nhu cầu của khách hàng

Bốn là, coi con người là nguồn lực quý giá nhất của DN Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải là một bộ phận trong chiến lược phát triển dài hạn của

DN Trong đó, trước hết, có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện hữu của DN, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, chuyên viên chủ chốt thông qua các hoạt động huấn luyện, cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng (chú trọng 3 kỹ năng: Thành thạo năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; biết ngoại ngữ, trước hết là tiếng Anh ; thành thạo công nghệ thông tin, máy tính) để nâng cao năng suất lao động; coi trọng công tác tuyển dụng, có chiến lược "săn đầu người" để bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho DN

Năm là, coi trọng công tác "tái cấu trúc DN" theo tinh thần khởi nghiệp, đổi

mới, sáng tạo; rà soát, cập nhật để kịp thời điều chỉnh, đổi mới mô hình quản trị DN phù hợp với quy mô phát triển của DN trong từng thời kỳ; xây dựng bộ máy hoạt động tinh gọn, hiệu quả và bố trí lực lượng lao động đúng việc, đúng người để đảm bảo năng suất lao động cao nhất

Sáu là, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới trong CMCN 4.0 vào

công tác quản trị DN, thi công, quản lý dự án, quảng bá, giới thiệu dự án, kinh doanh sản phẩm bất động sản qua mạng, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng công nghệ blockchain vào kinh doanh bất động sản, để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của DN; coi trọng việc hợp tác với các nhà đầu tư và DN nước ngoài để tăng thêm nguồn lực tài chính, nâng cao năng lực quản trị DN, tăng thêm tính

đa dạng của sản phẩm bất động sản nhưng vẫn giữ được bản sắc kiến trúc Việt Nam

1.2 Tổng quan về chuỗi cung ứng

1.2.1 Khái niệm và nhiệm vụ của chuỗi cung ứng

Có nhiều khái niệm về chuỗi cung ứng như: “Chuỗi cung cấp là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới trong các quá trình và hoạt động khác nhau sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm dịch vụ trong tay người tiêu dùng cuối cùng”, (Souviron, 2008) Tức là

Trang 27

mọi hoạt động của chuỗi (phía trên có thể là nhà phân phối hoặc khách hàng; phía dưới có thể là nhà cung cấp, người thu mua, hoặc người dân) đều được liên kết với nhau để tạo ra giá trị lớn hơn cho người sử dụng, với chi phí thấp nhất cho toàn chuỗi

“Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hoá nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối”, (Lee & Billington, 2006) Khái niệm này thì lại đề cao về công cụ được thực hiện trong toàn chuỗi Công cụ đó có thể là máy móc hoặc cũng chính

là con người

Nhìn chung, Chuỗi cung ứng trong sản xuất và kinh doanh hiện đại được hiểu là mạng lưới toàn cầu sử dụng để chuyển sản phẩm dịch vụ từ nguyên liệu thô đến khách hàng cuối thông qua việc cấu trúc dòng thông tin, phân phối và tiền Mục đích then chốt của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp Đó là hình ảnh sản phẩm hoặc cung cấp dịch chuyển từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất rồi đến nhà phân phối và đến nhà bán lẻ đến khách hàng dọc theo chuỗi cung ứng Điều quan trọng

là chúng ta phải mường tượng dòng thông tin, sản phẩm và tài chính dọc cả hai hướng của chuỗi này Trong thực tế, nhà sản xuất có thể nhận nguyên liệu từ vài nhà cung cấp và sau đó cung ứng đến nhà phân phối Vì vậy, đa số các chuỗi cung ứng thực sự là các mạng lưới Đây chính là lý do mà người ta thường xem chuỗi cung cấp như là mạng lưới hậu cần Có 5 hoạt động mà các công ty có thể quyết định nhằm xác định năng lực của chuỗi cung ứng: sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận tải và thông tin Các lĩnh vực này là tác nhân thúc đẩy hiệu quả chuỗi cung ứng của công ty

Trang 28

1.2.2 Mô hình chuỗi cung ứng

Hình 1 2: Mô hình chuỗi cung ứng

(Nguồn: Bill Vorhies, President & Chief Data Scientist - Data-Magnum -2015)

Trong mô hình chuỗi cung ứng, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều nhà cung cấp, các bộ phận được sản xuất ở một hoặc nhiều nhà máy, sau đó được chuyển đến công ty sản xuất Sản phẩm được phân phối đến nhà bán sỉ, qua nhà bán

lẻ đến tay người tiêu dùng Các mối quan hệ này được liên kết với nhau thành một mạng lưới Dòng sản phẩm, dịch vụ và thông tin lưu chuyển liên tục trong cả chuỗi

1.2.3 Thành phần của chuỗi cung ứng

- Nhà cung cấp (nguyên vật liệu, vật tư, ) có vai trong quan trọng cho toàn chuỗi cung ứng, cung ứng nguyên vật liệu từ đầu của quá trình sản xuất hoặc các chi tiết trong quá trình sản xuất, hoặc cung cấp sản phẩm trực tiếp cho khách hàng

- Nhà sản xuất là các các nhà chế biến nguyên vật liệu ra thành phẩm, sử dụng các nguyên liệu và các sản phẩm gia công để tạo ra thành phẩm Trong một chuỗi cung ứng, có thể một nhà sản xuất này sẽ là nhà cung cấp cho nhà sản xuất khác, tùy thuộc vào chuỗi cung ứng đang được xem xét

- Bên phân phối có thể các doanh nghiệp trung gian mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuất và phân phối sỉ đến các khách hàng của họ hoặc chính là

Trang 29

bộ phận bán hàng Chức năng chính của các nhà phân phối là điều phối các dao động về cầu sản phẩm cho các nhà sản xuất bằng cách lưu hàng tồn kho và thực hiện nhiều họat động kinh doanh Bên phân phối tham gia vào việc mua hàng từ nhà sản xuất để bán cho khách hàng, hoặc họ chỉ thực hiện môi giới sản phẩm giữa nhà sản xuất và khách hàng Bên cạnh đó chức năng của bên phân phối là thực hiện các chức năng logistics, quản lý tồn kho, vận hành kho, vận chuyển sản phẩm, hỗ trợ khách hàng và dịch vụ hậu mãi Khách hàng của họ không phải là người tiêu dùng cuối cùng

- Bên bán lẻ là những bên mua và trữ hàng từ các bên phân phối và bán với

số lượng nhỏ hơn đến người tiêu dùng cuối cùng Họ luôn theo dõi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, để mang về những sản phẩm phù hợp Các cửa hàng tạp hóa,

hệ thống siêu thị, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm đều là những điểm bán lẻ

- Người tiêu dùng cuối cùng là những người mua và sử dụng sản phẩm Khách hàng có thể mua sản phẩm để sử dụng hoặc mua sản phẩm kết hợp với sản phẩm khác rồi bán cho khách hàng khác

1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng hoạt động tập trung vào việc kết hợp một cách hiệu quả từ khẩu nhà cung cấp nguyên liệu, đến nhà sản xuất, hoạt động kho bãi đến các nhà phân phối, của hàng bán lẻ rồi đến người tiêu dùng cuối cùng Do vậy, các hoạt động này cũng là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chuỗi cung ứng

1.2.4.1 Hoạt động mua hàng

Quá trình mua hàng sẽ bắt đầu từ khâu tìm kiếm, đánh giá nhà cung cấp, đặt hàng, xác nhận giao hàng, giao hàng, thanh toán cho các nhà cung cấp Ngoài ra cũng duy trì và xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp Việc thực hiện tốt hoạt động này sẽ giúp cho doanh nghiệp có được nguồn hàng có chất lượng ổn định, đúng tiến độ, phù hợp với yêu cầu trong sản xuất, tiết giảm được chi phí Doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện các công tác quản trị nội bộ liên quan như quản lý tồn kho, kho bãi và mạng lưới thông tin với nhà cung cấp, hoạt động xuất nhập khẩu, vận tải trong khu vực

Trang 30

1.2.4.2 Hoạt động sản xuất

Bên cạnh việc mua nguyên vật liệu từ nhà các cung cấp, doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất ra sản phẩm theo đúng yêu cầu sản xuất, đáp ứng được đúng nhu cầu của khách hàng Có nhiều phương án để sản xuất như sản xuất theo đơn hàng (make

to order), sản xuất dự trữ (make to stock) và sản xuất đại trà (general processing) Doanh nghiệp cần quan tâm đến nhiều vấn đề trong suốt quá trình sản xuất như kiểm vật liệu, năng lực sản xuất, kế hoạch sản xuất, kiểm định sản phẩm, tồn kho trên chuyền, đóng gói, nhân công, …

Để tiết giảm chi phí và nhân lực càng nhiều doanh nghiệp sử dụng các đối tác bên ngoài vào đối tác gia công hoặc tự đầu tư cơ sở sản xuất tại một địa điểm khác có nhiều lợi thế hơn Tuy nhiêu điều này sẽ làm tăng công việc trong quản lý chuỗi cung ứng Đặc biệt là làm sao để đảm bảo chất lương sản phẩm theo tiêu chuẩn đã được đề ra

1.2.4.3 Hoạt động quản lý hàng tồn kho

Hoạt động quản lý hàng tồn kho bao gồm 2 thành phần là tồn kho nguyên vật liệu và tồn kho thành phẩm Để quá trình lưu kho được hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình hoạt động của kho một cách chuyên nghiệp Đồng thời cần chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng để giúp bảo quản nguyên liệu và thành phẩm được tốt hơn, giảm hư hao, mất mát theo thời gian.Ngoài ra doanh nghiệp cần xây dựng quy định, tiêu chuẩn về quản lý hàng tồn kho, tiêu chuẩn kho bãi, tiêu chuẩn chất lượng để đảm bảo được hiệu quả quản lý hàng tồn kho

1.2.4.4 Hoạt động phân phối

Hoạt động phân phối bắt đầu từ việc tiếp nhận đơn hàng của bộ phận bán hàng, tiếp đến là khâu báo giá, thương lượng với khách hàng, giao hàng và cuối cùng là thu tiền từ khách hàng - các hoạt động cần thiết để phục vụ đơn hàng như vận tải, kho bãi, phân phối Các bộ phận có liên quan khác như mua hàng, sản xuất, kho cũng cần nắm được yêu cầu về đơn hàng để đảm bảo đơn hàng của khách hàng được đáp ứng đầy đủ và đúng hạn

Hiện nay, các doanh nghiệp sẽ chuyển giao hoạt động vận tải, hay còn gọi là hoạt động logistics cho bên thứ 3 có chuyên môn thực hiện hoặc các tập đoàn lớn sẽ

Trang 31

thường tách thành một công ty con chuyên trách đảm nhiệm khâu này Việc này sẽ giúp quá trình thực hiện diễn ra trôi chảy với chi phí thấp hơn

1.2.4.5 Hoạt động quản lý và chăm sóc khách hàng

Hoạt động quản lý và chăm sóc khách hàng bao gồm hoạt động dự báo nhu cầu thị trường, theo dõi và quản lý đơn hàng, lên kế hoạch cho sản phẩm mới, theo dõi tiến độ giao hàng, chế độ hậu mãi Hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt

và thực hiện được theo nhu cầu, thị hiếu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ

1.3 Chuỗi cung ứng trong nền kinh tế số

1.3.1 Đặc điểm của chuỗi cung ứng trong nền kinh tế số

Về bản chất chuỗi cung ứng trong nền kinh tê kĩ thuật số mang những đặc trưng của kĩ thuật số như sau:

Nhà máy số hóa thông minh: Là nhà máy sử dụng các thiết bị máy móc

thông minh giao tiếp bằng hệ thống mạng và thông tin về lượng hàng hiện tại hay các lỗi, sự cố, thay đổi đơn hàng hay nhu cầu liên tục được chia sẻ Quá trình sản xuất được phối hợp với thời hạn sản xuất giúp tăng hiệu suất và tối ưu hóa thời gian sản xuất, công suất, chất lượng sản phẩm Các cảm biến điều khiển cho phép các máy móc liên kết đến nhà máy hay các hệ thống mạng khác và giao tiếp với con người Mạng thông minh chính là nền tảng của nhà máy số, nhà máy thông minh Nhà máy số sử dụng mô hình số 3D kết hợp IT cho việc điều khiển, có thể thiết kế, phân tích, dự đoán hành vi tương lai của hệ thống sản xuất nhờ mô phỏng Hệ thống quản lí vòng đời sản phẩm PLM (product lifecycle management) và các hệ thống phần mềm được liên kết với nhau có vai trò chức năng khác nhau cho quy trình sản xuất sản phẩm

Logistics kĩ thuật số: với các công nghệ như hệ thống định vị toàn cầu

(GPS), mã vạch QR, mã vạch ma trận dữ liệu (DataMatrix codes), nhận dạng qua tần sóng vô tuyến (RFID), hệ thống cảm biến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), Internet và di động viễn thông (telematics) cũng như mô hình on-site, điện toán đám mây và phần mềm

Trang 32

Tồn kho kĩ thuật số: thay vì lưu trữ cổ điển với số lượng lớn hàng hóa và dữ

liệu, chúng có thể được lưu trữ dưới dạng kỹ thuật số và thực hiện theo yêu cầu Công nghiệp 4.0 tác động rất lớn đến ngành sản xuất khi và việc số hóa với những công nghệ như in 3D đang dần chiếm vị trí quan trọng trong các công nghiệp cho phép áp dụng Digital Inventory

Phân phối số hóa và thương mại điện tử: Các cửa hàng trực tuyến đã đóng

một vai trò lớn trong việc phát triển toàn bộ chuỗi cung ứng Tiếp cận với thiết bị di động để xây dựng các cửa hàng trực tuyến đã là một điều bắt buộc trong chuỗi cung ứng khi mọi người chủ yếu sử dụng điện thoại của họ để mua sắm và điều này đem lại hiệu quả thực sự Thực tế mở rộng (AR) và thực tế ảo (VR) đã là một điều thú vị cho người dùng trong nhiều năm Các công nghệ này được sử dụng để giới thiệu khách hàng của họ với các sản phẩm một cách tiện lợi và nhanh chóng

Sự chuyển đổi số hóa đã tác động, và sẽ tiếp tục tác động, các quy trình và hệ thống kinh doanh được yêu cầu duy trì tính cạnh tranh Nó sẽ thay đổi chuỗi cung ứng từ việc thiết kế, lập kế hoạch, sản xuất, vận chuyển và vận hành các sản phẩm

và dòng chảy tài chính giúp cho chuỗi cung ứng hoạt động một cách: Nhanh hơn,

Chi tiết hơn, Linh hoạt hơn, Chính xác hơn, Hiệu quả hơn

1.3.2 Ảnh hưởng của nền kinh tế số đến chuỗi cung ứng

1.3.2.1 Ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo (AI) đến chuỗi cung ứng

Trí tuệ nhân tạo đã và đang tiếp tục phát triển một cách mạnh mẽ Tất cả mọi hoạt động từ xe tự lái đến phương tiện truyền thông xã hội đều được thực hiện với máy móc hoạt động như con người, hoặc thậm chí có thể vượt quá khả năng của con người Các ứng dụng vào doanh nghiệp dựa trên các công nghệ tiên tiến như AI và máy học (Machine learning -ML) đang sẵn sàng thúc đẩy các chiến lược đổi mới của chuỗi cung ứng doanh nghiệp

Một lý do chủ chốt quyết định việc áp dụng AI trong chuỗi cung ứng là để giải quyết sự phức tạp của việc vận hành một mạng lưới logistics toàn cầu Được triển khai một cách chính xác, AI giúp các công ty đưa ra quyết định thông minh hơn và nhanh hơn và lường trước được nhiều vấn đề hơn Các hệ thống sử dụng AI đang nâng cao chất lượng dịch vụ, vượt quá mong đợi của khách hàng đối với việc

Trang 33

giao hàng đúng hạn và chất lượng sản phẩm, cải thiện hiệu quả thông qua xử lý tuân thủ một cách tự động Do vậy chi phí thấp hơn và ít vấn đề hơn trên chuỗi cung ứng Tuy nhiên, điều thú vị nhất là dường như không có giới hạn cụ thể về tiềm năng của AI trong chuỗi cung ứng Khi được kết hợp các quá trình liên quan như

ML, Internet of Things (IoT) và phân tích dự đoán, các hoạt động của chuỗi sẽ trở nên hiệu quả hơn

AI có tác động mạnh mẽ trong bốn hoạt động chính của chuỗi cung ứng như sau:

- Khả năng dự đoán đang giúp dự báo nhu cầu Khi hàng tồn kho chậm cầu, các công ty sẽ bị lỗ AI đang tăng cường hiệu quả trong việc lập kế hoạch toàn mạng lưới logistics của chuỗi cung ứng và nhu cầu dự đoán Bằng cách dự đoán, có thể điều chỉnh số lượng xe và di chuyển chúng đến các địa điểm nơi có nhu cầu tối

đa dẫn đến chi phí hoạt động thấp hơn

- Chatbots là công cụ hỗ trợ khách hàng Theo Accdvisor, 80 phần trăm của tất cả các mong muốn của khách hàng có thể được xử lý bằng bot Ứng dụng AI này

có phân tích hóa mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ hậu cần và đưa ra dự báo

- Lữu trữ/ Tồn kho một cách thông minh và hiệu quả hơn Đây là một cơ sở hoàn toàn tự động trong đó phần lớn công việc được thực hiện thông qua tự động hóa hoặc phần mềm Trong quá trình này, các nhiệm vụ được đơn giản hóa và các hoạt động trở nên hiệu quả hơn về chi phí Ví dụ như Alibaba và Amazon đã chuyển đổi kho của họ thông qua việc sử dụng tự động hóa Amazon gần đây đã áp dụng các máy móc tự động hóa công việc của các đơn đặt hàng của khách hàng Trong kho của Amazon, robot làm việc cùng với con người để tăng năng suất và hiệu quả

- Các thuật toán đang cải thiện thời gian giao hàng và giảm chi phí Trong logistics, mỗi quãng đường và thời gian đều quan trọng Các công ty có thể sử dụng một kế hoạch tuyến dựa trên các thuật toán để vạch ra các tuyến tối ưu cho việc giao hàng Điển hình, một công cụ GPS giúp lái xe thực hiện việc giao hàng kịp thời và

Trang 34

tiết kiệm chi phí Các tuyến đường có thể được lên kế hoạch và tối ưu hóa tùy thuộc vào điều kiện giao thông và các yếu tố khác

- AI thiết lập một tiêu chuẩn mới về hiệu quả trong các quy trình quản lý chuỗi cung ứng và logistics Chuỗi cung ứng đang thay đổi nhanh chóng trong cách thức các thành viên của chuỗi quản lý dữ liệu, vận hành và phục vụ khách hàng theo hướng tự động hóa, thông minh và hiệu quả hơn

1.3.2.2 Ảnh hưởng của vạn vật kết nối (IoT) đến chuỗi cung ứng

Internet of Things (IoT) đang định hướng lại quản lý chuỗi cung ứng Khi chuỗi cung ứng phát triển toàn cầu và phức tạp hơn,thì ngày càng phụ thuộc vào dữ liệu và phân tích Các công nghệ IoT đã thêm một lớp dữ liệu khác thông qua chip nhận dạng, cảm biến, thiết bị liên lạc, mạng điện toán đám mây và công cụ phân tích - tất cả cùng hoạt động để tự động hóa nhiên liệu, phản hồi liên tục và ra quyết định tốt hơn

IoT giúp tối ưu hóa quản lý chuỗi cung ứng và logistics IoT giúp tối ưu hóa nhiều khía cạnh của quản lý chuỗi cung ứng như việc có thể thực hiện các đơn đặt hàng nhanh hơn có thể tác động tích cực đến điểm mấu chốt Xem xét việc sử dụng IoT hiện tại trong các máy bán hàng tự động, cho phép theo dõi hàng tồn kho, sắp xếp lại các sản phẩm bán nhanh, nhận biết khi nào sản phẩm được giao và thanh toán cho nhà cung cấp

IoT cũng có thể giúp giải quyết thách thức chung về sự chậm trễ không lường trước trong chuỗi cung ứng Điều kiện thời tiết hoặc sự xáo trộn do con người tạo ra có thể làm gián đoạn các chuyến hàng Ví dụ, sử dụng các ứng dụng IoT, các nhà quản lý chuỗi cung ứng quốc tế có thể định tuyến lại các xe tải và thay đổi hệ thống phân phối tự động

IoT có thể được sử dụng cho các ứng dụng như định vị hàng tồn kho bị mất Một nhà sản xuất thiết bị gia dụng đã triển khai các cảm biến nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) trên toàn bộ nhà máy của mình để theo dõi hàng tồn kho Những cảm biến này đã giải phóng nhân viên khỏi phải quét từng mảnh nhiều lần và nó cũng cho họ biết ngay lập tức liệu họ có tải tất cả các bộ phận cần thiết trên dây chuyền lắp ráp hay không Nếu loại sử dụng này được đưa lên cấp độ tiếp theo, nhúng chip

Trang 35

RFID vào pallet và sử dụng phân tích dữ liệu và nhận dạng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để tổng hợp dữ liệu thời tiết, giao thông và trình điều khiển, có thể tối ưu hóa việc phân phối pallet và tạo hiệu quả khác trong chuỗi cung ứng

IoT cũng có thể hỗ trợ bảo vệ hàng tồn kho khi nó được sản xuất, bao gồm cả việc theo dõi sự ổn định nhiệt độ Sức mạnh của quản lý chuỗi cung ứng quốc tế không phải kết thúc khi giao hàng Dữ liệu được thu thập từ các cảm biến IoT có thể được sử dụng để xác định cách các sản phẩm được bán trên kệ - ví dụ, các loại kem đánh răng khác nhau - dựa trên dữ liệu thời gian thực từ các cảm biến Nó có thể giúp các công ty phân khúc khách hàng của họ tốt hơn, cho phép tiếp thị mục tiêu hơn trong các lĩnh vực nhất định

1.3.2.3 Ảnh hưởng của Dữ liệu lớn (Big Data) đến chuỗi cung ứng

Dữ liệu lớn đã giúp thay đổi hiệu suất của chuỗi cung ứng, thiếu khả năng và thiếu cách tiếp cận để cung cấp dữ liệu lớn cho chuỗi cung ứng đang kìm hãm nhiều công ty Đối với dữ liệu lớn và các công cụ phân tích tiên tiến để mang lại lợi ích lớn hơn cho nhiều công ty hơn trong các hoạt động như sau:

- Kế hoạch bán hàng, hàng tồn kho và hoạt động: Thông thường, lập kế hoạch đã là quá trình dựa trên dữ liệu nhiều nhất trong chuỗi cung ứng, sử dụng một loạt các đầu vào từ Công cụ lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và các công cụ lên kế hoạch quản lý chuỗi cung ứng (SCM) Hiện tại có tiềm năng đáng kể

để thực sự xác định lại quy trình lập kế hoạch, tuy nhiên, sử dụng các nguồn dữ liệu bên trong và bên ngoài mới để làm cho nhu cầu và cung ứng thời gian thực định hình thành hiện thực Khả năng hiển thị dữ liệu điểm bán hàng (POS), dữ liệu hàng tồn kho và khối lượng sản xuất có thể được phân tích theo thời gian thực để xác định sự không phù hợp giữa cung và cầu Những thứ này sau đó có thể thúc đẩy các hành động, như thay đổi giá, thời điểm khuyến mãi hoặc bổ sung các dòng mới, để sắp xếp lại mọi thứ Các nhà bán lẻ cũng có thể sử dụng các nguồn dữ liệu mới để cải thiện quy trình lập kế hoạch và khả năng cảm nhận nhu cầu của họ Điều này đã làm tăng đáng kể độ chính xác dự báo; cho phép một cái nhìn tốt hơn về nhu cầu năng logistics của công ty; và giảm sự lỗi thời, mức tồn kho và hàng tồn kho Khi

đã thực sự làm chủ dự báo dữ liệu lớn, mức độ tinh vi tiếp theo là bắt đầu tích cực định hình nhu cầu Ví dụ, các nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu sử dụng phân tích dữ

Trang 36

liệu lớn, dữ liệu hàng tồn kho và dự báo để thay đổi các sản phẩm được đề xuất cho khách hàng Điều này có hiệu quả thúc đẩy nhu cầu đối với các mặt hàng có sẵn trong kho

- Tìm nguồn cung ứng: Trong nhiều công ty, dữ liệu về khối lượng mua sắm

và nhà cung cấp chỉ được thu thập cho một vài hoạt động trong quy trình tìm nguồn cung ứng Tuy nhiên, dữ liệu lớn cung cấp vượt xa phân tích chi tiêu cổ điển và đánh giá hiệu suất nhà cung cấp hàng năm Trên cơ sở giao dịch, các quy trình cung ứng có thể được cảm nhận theo thời gian thực để xác định độ lệch so với các mẫu phân phối thông thường Các công ty cũng đang tìm kiếm cơ hội để quản lý rủi ro

dự đoán Phân tích dữ liệu cũng có thể thúc đẩy các quyết định chiến lược Dữ liệu

đã được đánh giá để hiểu đầy đủ cấu trúc chi phí của các nhà cung cấp đó và để tạo

ra các mô hình chi phí chi tiết cho các loại bao bì khác nhau Sử dụng thông tin cập nhật về giá cả hàng hóa, chi phí nhân tố và sử dụng nhà máy, các mô hình này có thể được sử dụng để hỗ trợ lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất cho các dự án đóng gói mới

- Sản xuất: Dữ liệu lớn và phân tích có thể đã giúp cải thiện sản xuất Ví dụ, các hoạt động sản xuất sử dụng nhiều năng lượng có thể được lên kế hoạch để tận dụng giá điện biến động Dữ liệu về các tham số sản xuất, như các lực được sử dụng trong hoạt động lắp ráp hoặc chênh lệch kích thước giữa các bộ phận, có thể được lưu trữ và phân tích để hỗ trợ phân tích nguyên nhân gốc của các khuyết tật, ngay cả khi chúng xảy ra nhiều năm sau đó Các nhà chế biến và sản xuất hạt giống nông nghiệp phân tích chất lượng sản phẩm của họ với các loại máy ảnh khác nhau trong thời gian thực để có được các đánh giá chất lượng cho từng hạt giống Với dữ liệu thu được từ mạng lưới máy ảnh và cảm biến trên hàng triệu thiết bị, có thể cho phép các cơ hội sản xuất khác trong tương lai Cuối cùng, thông tin trực tiếp về tình trạng của máy có thể kích hoạt việc sản xuất phụ tùng in 3D sau đó được vận chuyển bằng máy bay đến nhà máy để gặp một kỹ sư, người có thể sử dụng kính thực tế tăng cường để được hướng dẫn trong khi thay thế bộ phận

- Kho bãi: Logistics truyền thống rất tập trung vào chi phí và các công ty đã đầu tư vào các công nghệ mang lại lợi thế cạnh tranh Kho hàng nói riêng đã thấy nhiều tiến bộ sử dụng dữ liệu ERP có sẵn Một ví dụ là phương pháp lưu trữ cho

Trang 37

phép sử dụng hiệu quả không gian kho và giảm thiểu khoảng cách di chuyển cho nhân viên Có thể tự động cải tổ pallet vào ban đêm để tối ưu hóa lịch trình cho ngày hôm sau Các công ty có thể theo dõi hiệu suất của người hái trong các khu vực chọn khác nhau để tối ưu hóa phân bổ nhân viên trong tương lai Các công nghệ mới, nguồn dữ liệu và kỹ thuật phân tích cũng đang tạo ra cơ hội mới trong kho bãi Một nhà cung cấp xe nâng hàng đầu đang xem xét làm thế nào xe nâng có thể hoạt động như một trung tâm dữ liệu lớn thu thập tất cả các loại dữ liệu trong thời gian thực, sau đó có thể được trộn với dữ liệu ERP và Hệ thống quản lý kho (WMS) để xác định chất thải bổ sung trong kho quá trình Ví dụ, có thể sử dụng phân tích hình ảnh video được thu thập bởi các phương tiện tự động, cùng với đầu vào cảm biến bao gồm nhiệt độ, trọng lượng và trọng lượng trên xe nâng, để theo dõi độ chính xác của việc chọn, năng suất kho và độ chính xác của hàng tồn kho trong thời gian thực Tương tự hành vi lái xe nâng và lựa chọn tuyến đường có thể được đánh giá

và tối ưu hóa động để tăng năng suất chọn Các công nghệ mô hình 3D mới cũng có thể giúp tối ưu hóa thiết kế kho và mô phỏng các cấu hình mới của không gian kho hiện có để cải thiện hơn nữa hiệu quả lưu trữ và chọn năng suất

- Điểm bán hàng: Dữ liệu lớn đang được sử dụng cho các hoạt động như tối

ưu hóa không gian kệ và giá giảm Phân tích nâng cao cũng có thể giúp các nhà bán

lẻ quyết định nên đặt sản phẩm nào ở những vị trí có giá trị cao, như lối đi kết thúc

và thời gian giữ chúng ở đó Nó cũng có thể cho phép họ khám phá những lợi ích bán hàng đạt được bằng cách phân cụm các sản phẩm liên quan lại với nhau Một chủ đề vẫn còn là một thách thức đối với nhiều nhà bán lẻ là phát hiện và ngăn chặn hàng tồn kho Ở các thị trường phát triển, việc kiểm tra thủ công rất tốn kém, trong khi phần mềm RFID vẫn có giá quá cao để áp dụng cho các mặt hàng tạp hóa riêng

lẻ Thay vào đó, các nhà bán lẻ hiện đang theo dõi hoạt động bán hàng cho các chỉ

số chứng khoán Nếu một mặt hàng thường được bán cứ sau vài phút không xuất hiện tại các máy tính thì cảnh báo được kích hoạt để có người kiểm tra xem mặt hàng đó có hết hàng tại kệ hay không Các công nghệ cải tiến khác cũng đang được thử nghiệm, bao gồm lắp đặt cảm biến ánh sáng hoặc trọng lượng trên giá cũng như

sử dụng máy ảnh trong cửa hàng để theo dõi mức tồn kho trên kệ

Các công nghệ tương tự có thể được áp dụng trực tiếp tại điểm sử dụng Ví

dụ, dịch vụ Dash của Amazon cung cấp cho người tiêu dùng các nút không dây có

Trang 38

thể được sử dụng để sắp xếp lại các sản phẩm trong nước chỉ bằng một lần nhấn, như bột giặt hoặc lưỡi dao cạo Cuối cùng, các cửa hàng có thể liên kết với dữ liệu được thu thập từ tủ lạnh kết nối Internet của người tiêu dùng để dự báo nhu cầu trong thời gian thực

1.3.3 Thực tiễn phát triển chuỗi cung ứng sữa tại một số quốc gia

1.3.3.1 Chuỗi cung ứng của công ty Abbott Hoa Kỳ

Hình 1 3 Mô hình chuỗi cung ứng Công ty Abbott Hoa Kỳ

(Nguồn: Mubashir Ahmed, Final Project Presentation Abbott, 2016)

 Nguồn nguyên liệu

 Kỹ thuật phân loại A.B.C

Abbott tiến hành phân loại các nguyên liệu dựa theo giá trị của chúng, cơ bản

Trang 39

Nguyên liệu loại C: gồm những nguyên liệu giá rẻ, ví dụ như hương liệu Bằng việc áp dụng kỹ thuật này, Abbott quản lí tốt hơn về cung - cầu nguyên liệu, mua và sử dụng nguyên liệu một cách hợp lí và tiết kiệm.

 Kỹ thuật lưu trữ theo lịch trình

Kỹ thuật này giúp lưu trữ nguyên liệu theo nhóm dựa vào dòng đời của chúng, từ đó đề ra lịch trình sản xuất phù hợp

 Quy trình sản xuất

Abbott có quy trình sản xuất và phân phối như sau:

Hình 1.4: Quy trình sản xuất và phân phối của công ty Abbott Hoa Kỳ

(Nguồn: Mubashir Ahmed, Final Project Presentation Abbott, 2016)

Để đáp ứng nhu cầu toàn cầu, Abbott có 15 cơ sở sản xuất trên toàn thế giới Năm 2009, Abbott đã khánh thành nhà máy sản xuất sản phẩm dinh dưỡng với số vốn đầu tư 300 triệu USD tại Singapore để phục vụ riêng cho thị trường khu vực

Đây cũng là trung tâm lớn thứ hai của Abbott toàn cầu, chỉ đứng sau Hoa Kỳ

Tại Abbott, với quan điểm hoạt động và cung cấp các sản phẩm vượt trên sự mong đợi của người tiêu dùng, toàn bộ quá trình sản xuất của nhà máy đạt hàng loạt tiêu chuẩn quốc tế khắt khe từ GMP, tiêu chuẩn ISO 9001, tiêu chuẩn 22000 và tiêu chuẩn FSSC 22000 Các quy trình sản xuất của nhà máy được thiết kế giảm thiểu tối đa sự can thiệp của con người, khép kín chu trình sản xuất tự động bằng máy với

Nhà bán lẻ Nhà bán buôn

Người tiêu dùng

Phân phối

Các tổ chức

Nguyên vật liệu sẵn sàng trong kho Sản xuất

Phân tích chất lượng

Chuyển sản

phẩm vào kho

Yêu cầu nhà cung cấp

Thanh toán và nhập khẩu NVL

Lên kế hoạch nguyên vật lệu Lên kế hoạch

sản xuất

Trang 40

sự giám sát nghiêm ngặt của nhân viên vận hành thông qua hệ thống camera Ngay

cả không khí trong nhà máy của Abbott cũng được lọc khuẩn, từng khu vực sản xuất phân quy định an toàn vệ sinh khác nhau, nhiệt độ khác nhau để đảm bảo chất lượng mọi thành phẩm không sai khác và không thay đổi trong suốt quá trình sản xuất

Các nhân viên tham gia sản xuất đều hiểu rõ về tầm quan trọng và trách nhiệm trong việc sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao nhất cho khách hàng Vì thế, mọi nhân viên đều có tự ý thức tuân thủ những tiêu chuẩn về vệ sinh và sử dụng dụng cụ bảo hộ theo quy định của từng khu vực khi đặt chân vào khu vực làm việc

 Hệ thống phân phối

Đặc biệt hệ thống phân phối của Abbott được chọn lựa nghiêm ngặt, kiểm soát chặt chẽ từ khâu kho bãi với nhiệt độ bảo quản đúng chuẩn cho từng dòng sản phẩm, đến quá trình vận chuyển chuyên nghiệp tới từng nhà bán lẻ

Tại mỗi thị trường, đều có nhà phân phối chính của các sản phẩm dinh dưỡng Abbott, nhà phân phối phải có cơ sở vật chất đạt các tiêu chuẩn khắt khe của Abbott toàn cầu, nhằm mang các sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng Từ hệ thống phân phối này, các gia đình có thể dễ dàng tìm mua được sản phẩm chính hãng tại các cửa hàng bán lẻ, các siêu thị hoặc qua website của công ty phân phối

1.3.3.2 Chuỗi cung ứng sữa tại Newzealand

Newzealand áp dụng mô hình chuỗi DSCM, mô hình DSCM được thực hiện như sau:

Ngày đăng: 24/02/2020, 21:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A. Toffler, Làn sóng thứ 3, NXB Thông tin lí luận, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làn sóng thứ 3
Nhà XB: NXB Thông tin lí luận
2. Bộ Công Thương, Tài liệu Diễn đàn CMCN 4.0,11/4/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn đàn CMCN 4.0
3. Burlaxki F.M, Tư duy mới: đối thoại và nhận định về cách mạng công nghệ trong cải cách của chúng ta, NXB. Chính trị, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy mới: đối thoại và nhận định về cách mạng công nghệ trong cải cách của chúng ta
Nhà XB: NXB. Chính trị
4. Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Báo cáo cạnh tranh toàn cầu, 2017 5. Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị cung ứng, NXB Thống kê, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu", 2017 5. Đoàn Thị Hồng Vân, "Quản trị cung ứng
Nhà XB: NXB Thống kê
6. Ganeshan và Harrison, Giới thiệu về quản trị chuỗi cung ứng, Đại học Penn State, Đại học Park, PA, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu về quản trị chuỗi cung ứng
7. Lương Việt Hải, Hiện đại hóa xã hội trong thời đại cách mạng khoa học - kĩ thuật, Matxcơva: Tủ sách lí luận, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện đại hóa xã hội trong thời đại cách mạng khoa học - kĩ thuật
8. Lương Việt Hải, Hiện đại hóa xã hội - một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện đại hóa xã hội - một số vấn đề lí luận và thực tiễn
Nhà XB: NXB. Khoa học xã hội
9. Michael.E.Porter, Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia, dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn, NXB TP HCM, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia
Nhà XB: NXB TP HCM
10. Nguyễn Tuyết Mai, Supply Chain Management - Quản Lý Chuỗi Cung Ứng, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Supply Chain Management - Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
11. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Ban Kinh tế TW và Tổ chức Liên hợp quốc tại Hà Nội, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Tài liệu Hội thảo Khoa học, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
12. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Phát triển nền kinh tế số nhìn từ kinh nghiệm một số nước châu Á và hàm ý đối với Việt Nam, Chuyên đề 4, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nền kinh tế số nhìn từ kinh nghiệm một số nước châu Á và hàm ý đối với Việt Nam
1. Accenture Consulting, Manning the Mission for Advanced Manufacturing: New Demands on Talent in Singapore’s Energy, Chemicals and Utillities Industries, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Manning the Mission for Advanced Manufacturing: New Demands on Talent in Singapore’s Energy, Chemicals and Utillities Industries
3. Martin Christopher, Logistics and Supply Chain Management, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics and Supply Chain Management
4. Ivan Anatol’yevich Bliznets, Aleksandr Amiranovich Kartskhiya, Mikhail Guramovich Smirnov, Technology Transfer in Digital Era: Legal Environment, Journal of History Culture and Art Research, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Technology Transfer in Digital Era: Legal Environment, Journal of History Culture and Art Research
5. Katherine V.Schinasi, Do can helps contribute more to weapon system program, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Do can helps contribute more to weapon system program
7. Klaus Schwab, The Fourth Industrial Revolution; Geneva: WEF, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Fourth Industrial Revolution; Geneva: WEF
9. Devezas, T, Leitao, J & Sarygulov, A (eds), Indutry 4.0: entrepreneurship, structural change in the new digital landscape, Springer, Switzerland, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Indutry 4.0: entrepreneurship, structural change in the new digital landscape, Springer, Switzerland
10. Lambert, Stock and Elleam, Fundaments of Logistics Management, Boston MA: Irwin/McGraw-Hill, c.14, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fundaments of Logistics Management
11. Nur Haziqah A Malek, ASEAN backup needed to face Industry 4.0, the Malaysian Reserve, May 2nd 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ASEAN backup needed to face Industry 4.0
12. Chopra Sunil and Pter Meindl, Supplychain management: strategy, planing and operation, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall, c.1, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Supplychain management: strategy, planing and operation

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w