Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát triển... Hơn nữa, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi,
Trang 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - -
BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN
TRANG TRẠI CHĂN
NUÔI GÀ
Chủ đầu tư
Địa điểm: Xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước
_ Tháng 04/2019 _
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - -
BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN TRANG TRẠI CHĂN
NUÔI GÀ
CHỦ ĐẦU TƯ Giám đốc
Trang 3MỤC LỤC
I Giới thiệu về chủ đầu tư 6
II Mô tả sơ bộ thông tin dự án 6
III Sự cần thiết đầu tư dự án 6
IV Các căn cứ pháp lý 7
V Mục tiêu dự án 8
V.1 Mục tiêu chung 8
V.2 Mục tiêu cụ thể 8
CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN 9
I Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án 9
I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án 9
I.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án 13
II Quy mô sản xuất của dự án 14
II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường 14
II.2 Quy mô đầu tư của dự án 17
III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án 18
III.1 Địa điểm xây dựng 18
III.2 Hình thức đầu tư 18
IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án 18
IV.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án 18
IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 19
CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 20
I Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình 20
II Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật 21
CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 25
I Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng 25 I.1 Chuẩn bị mặt bằng dự án 25
Trang 4I.2 Phương án tái định cư 25
II Các phương án xây dựng công trình 25
III Phương án tổ chức thực hiện 26
IV Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án 26
CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ 27
I Đánh giá tác động môi trường 27
I.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 27
I.3 Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án 28
I.4 Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 28
II Tác động của dự án tới môi trường 28
II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm 29
II.2 Mức độ ảnh hưởng tới môi trường 30
II.3 Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường 31
II.4 Kết luận: 33
CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 34
I Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án 34
II Cơ cấu và Tiến độ vốn thực hiện dự án 36
III Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án 39
III.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 39
III.2 Phương án vay 40
III.3 Các thông số tài chính của dự án 40
KẾT LUẬN 44
I Kết luận 44
II Đề xuất và kiến nghị 44
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 45
Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án 45
Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án 45
Trang 5Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án 45
Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án 45
Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 45
Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án 45
Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án 45
Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án 45
Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án 45
Trang 6CHƯƠNG I MỞ ĐẦU
I Giới thiệu về chủ đầu tư
Chủ đầu tư:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
Đại diện pháp luật: Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ trụ sở:
II Mô tả sơ bộ thông tin dự án
Tên dự án: Dự án Trang trại chăn nuôi gà
Địa điểm xây dựng: Xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự
III Sự cần thiết đầu tư dự án
Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nước Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách mạnh mẻ Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng Tuy nhiên đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu Đặc biệt những năm gần đây thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và chăn nuôi bấp bênh Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩm đặc biệt
là thịt heo không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn
đề an ninh lương thực của đất nước Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng cao năng xuất Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát triển
Trang 7Các sản phẩm nuôi của Việt Nam chủ yếu vẫn để tiêu thụ ở thị trường nội địa Với thị trường xuất khẩu, chúng ta thường hay không thành công là do chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế Hơn nữa, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, mà cụ thể là thịt gà hiện đang đứng trước một thực
tế khó khăn là giá bán khá cao so với một số nước khác, không cạnh tranh được
mà nguyên nhân sâu xa cũng chính vì hình thức chăn nuôi ở nước ta vẫn là hình thức truyền thống và lạc hậu nên năng suất sản lượng thấp, chi phí cao
Hiện nay các cơ sở chăn nuôi kỹ thuật tiên tiến hiện đại vẫn còn ít Quy mô của các cơ sở vẫn còn nhỏ hẹp, chưa thể cung cấp ra thị trường cùng một lúc một lượng sản phẩm lớn Trong khi đó nhu cầu về nông sản thực phẩm cụ thể là thịt
gà của thị trường là rất cao, nhất là gà được chăn nuôi từ quy trình kỹ thuật hiện đại, đảm bảo chất lượng, an toàn và vệ sinh thực phẩm Bên cạnh thị trường trong nước còn rộng lớn thì thị trường xuất khẩu còn bỡ ngỡ
Hòa chung với sự phát triển kinh tế của đất nước với sức trẻ, trí tuệ, lòng nhiệt huyết khát vọng làm giàu, Công ty chúng tôi đã phối hợp với Công Ty Cổ
Phần Tư Vấn Đầu Tư tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Dự án trang trại chăn nuôi gà”
IV Các căn cứ pháp lý
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Trang 8 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
V Mục tiêu dự án
V.1 Mục tiêu chung
- Phát triển trang trại nuôi gà để tăng hiệu quả sử dụng các nguồn nguyên liệu, phụ phế phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và xuất khẩu
- Tạo sự chuyển dịch trong nuôi gà theo hướng liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sản phẩm an toàn, năng suất cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu thị trường và lợi nhuận của người chăn nuôi
- Ứng dụng và tiếp thu công nghệ chăn nuôi gà hiện đại của thế giới, từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, phát triển ngành nuôi gà địa phương
có tính cạnh tranh và hiệu quả hơn
- Hơn nữa, Dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho người dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại địa phương
Trang 9CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án
I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
Vị trí địa lý tỉnh Bình Phước:
- Phía Đông giáp Lâm Đồng và Đồng Nai
- Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia
- Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương
- Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và Campuchia
Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam Đây cũng là tỉnh có diện tích lớn nhất miền nam Hiện nay Bình Phước có thị xã Đồng Xoài, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 121 km theo đường Quốc lộ 13 và Quốc lộ
14 và 102 km theo đường Tỉnh lộ 741 Bình Phước là tỉnh nằm trong Vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam có 240 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia trong đó 3 tỉnh biên giới gồm Tbong Khmum, Kratie, Mundulkiri, tỉnh là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của vùng với Tây Nguyên và Campuchia
Trang 10Nhìn chung, với các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế và giao thông thủy bộ, Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh trong vùng…Đặc biệt là thành
phố Hồ Chí Minh và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam
Nhiệt độ
Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 ⁰ C - 26,2 °C
Mưa
- Lượng mưa trung bình là: 1800 – 2800 mm/năm
- Thời gian bắt đầu mùa mưa trung bình nhiều năm là tháng 5
- Thời gian kết thúc mùa mưa trung bình nhiều năm là tháng 11
Tổng lượng mưa trung bình năm của Bình Phước tăng dần từ đông sang tây và từ nam ra bắc Khu vực vùng núi cao là nơi có lượng mưa cao nhất, đạt từ
350 – 500 mm (huyện Bù Đốp; xã Đức Hạnh, Đắk Ơ và xã Bù Gia Mập, huyện
Bù Gia Mập; xã Bom Bo, Đắk Nhau, Thọ Sơn, Đồng Nai, Đoàn Kết, huyện Bù Đăng), sau đó đến khu vực đồi núi thấp và cuối cùng là khu vực đồng bằng trung
du chuyển tiếp
Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí
Lượng bốc hơi hàng năm lớn, từ 1.200–1.300 mm Lượng bốc hơi cao xảy
ra trong 5 tháng mùa khô với ẩm độ không khí trung bình của các tháng này khoảng 76% Bốc hơi mạnh xảy ra trong thời gian này làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước ở khu vực đồi núi Lượng bốc hơi trong 7 tháng mùa mưa xấp xỉ lượng bốc hơi trong 5 tháng mùa khô Ẩm độ không khí trung bình trong năm cao
Trang 11Thủy văn
Bình Phước có địa hình tương đối cao, là nơi bắt nguồn của nhiều sông, suối,
có mạng lưới sông suối khá dày đặc 0,7 - 0,8 km/km2, lớn nhất là sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, các sông suối ở Bình Phước đều thuộc hệ thống sông Đồng Nai do vậy chế độ thủy văn của Bình Phước ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực miền Đông Nam Bộ Hầu hết các hồ tự nhiên đều có diện tích nhỏ, một số hồ nhân tạo phục vụ cho các công trình thủy điện hoặc lấy nước sản xuất và sinh hoạt
có diện tích khá lớn là hồ Thác Mơ, hồ Sóc Miêng, hồ Cần Đơn, và đặc biệt là hồ thủy lợi Phước Hòa còn có tác dụng điều phối nguồn nước dồi dào từ sông Bé bổ sung nước cho hồ Dầu Tiếng giúp điều phối nước chống xâm nhập mặn cho sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ
Các nguồn tài nguyên:
Tài nguyên đất
Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên là 6.874,6 km2, có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất Theo phân loại, đất chất lượng cao trở lên có 420.213 ha, chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có chất lượng trung bình là 252.066
ha, chiếm 36,78% diện tích đất tự nhiên và đất có chất lượng kém, hoặc cần đầu
tư chỉ có 7.884 ha, chiếm 1,15% tổng diện tích đất lâm nghiệp Là một trong những tỉnh có chất lượng đất khá tốt so với cả nước và là điều kiện hết sức quan
trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh
Tài nguyên rừng
Trang 12Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh chiếm 51,32% trong tổng diện tích
tự nhiên toàn tỉnh Trong đó đất có rừng chiếm 48,37% so diện tích đất lâm nghiệp
và bằng 24,82% diện tích tự nhiên của tỉnh
Vị trí rừng của tỉnh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện chiến lược kinh tế xã hội của vùng Đông nam bộ nói chung và các tỉnh lân cận nói riêng Rừng Bình Phước
có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông lớn như Sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai Giảm lũ lụt đột ngột đối với các tỉnh vùng ven biển và đảm bảo nguồn sinh thuỷ trong mùa khô kiệt
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản được phân bố rải rác chủ yếu vùng phía tây và một
ít ở trung tâm Đã phát hiện được 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng hoá với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán quý Trong đó nguyên vật liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, puzơlan) kaolin, đá vôi là loại khoáng sản có triển vọng
và quan trọng nhất của tỉnh
Cụ thể: Có 4 mỏ quặng Bauxít trên bề mặt diện tích 13.400ha; 6 điểm khoáng hoá; 26 mỏ đá xây dựng; 3 mỏ cát, cuội, sỏi; 11 mỏ sét gạch ngói; 15 điểm
mỏ Laterit và vật liệu san lấp; 5 mỏ kaolin; 2 mỏ đá vôi xi măng có quy mô lớn;
2 mỏ sét xi măng và laterit; 6 mỏ puzơlan; 2 mỏ laterit; 2 mỏ đá quý và 4 mỏ bán
đá quý
Hiện nay tỉnh mới chỉ khai thác một số mỏ như đá vôi, đá xây dựng, cát sỏi, sét gạch ngói đáp ứng một phần cho sản xuất tiêu dùng, xây dựng trong tỉnh,
còn lại các mỏ khác đang tiến hành thăm dò để có cơ sở đầu tư khai thác
Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: có hệ thống sông suối tương đối nhiều với mật độ 0,7 - 0,8 km/km2, bao gồm sông Sài Gòn, Sông Bé, sông Đồng Nai, sông Măng và nhiều suối lớn Ngoài ra còn có một số hồ, đập như hồ Suối Lam, hồ Suối Cam, đập nước thuỷ điện Thác Mơ (dung tích 1,47 tỷ m3), đập thuỷ điện Cần Đơn, đập
thuỷ điện Sork phú miêng v.v…
Nguồn nước ngầm: các vùng thấp dọc theo các con sông và suối, nhất là phía Tây Nam tỉnh, nguồn nước khá phong phú có thể khai thác phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội
Trang 13Tầng chứa nước Bazal (QI-II) phân bố trên quy mô hơn 4000 km2 , lưu lượng nước tương đối khá 0,5 - 16 l/s, tuy nhiên do biến động lớn về tính thấm nên tỷ lệ khoan khai thác thành công không cao Tầng chứa nước Pleitocen (QI-III), đây là tầng chứa nước có trữ lượng lớn, chất lượng nước tốt, phân bố vùng huyện Bình Long và nam Đồng Phú Tầng chứa nước Plioxen (N2) lưu lượng 5-15 l/s, chất lượng nước tốt Ngoài ra còn có tầng chứa nước Mezozol (M2) phân bố ở vùng
Bình Phước có 41 dân tộc đang sinh sống, chủ yếu là người Việt, Stiêng, Khmer, Nùng, Tày
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện năm 2017 là 5.400
tỷ đồng, tăng 19,22% so với năm 2016
Giá trị sản xuất nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh 2010) ước đạt 22.270,9 tỷ đồng, tăng 3,12% so với cùng kỳ năm trước
Trang 14Giá trị sản xuất công ngihiệp (theo giá so sánh 2010) ước đạt 36.491,1 tỷ đồng, tăng 9,98% so với cùng kỳ năm trước
Ước cả năm 2017, tổng vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện 1.459,6 tỷ đồng, giảm 10,80% so với cùng kỳ năm trước
Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2017 ước thực hiện 37.785,6 tỷ đồng, tăng 16,14% so với cùng kỳ năm trước
Cả năm giải quyết việc làm cho 30.000 lao động, đào tạo nghề cho 6.000 lao động, tư vấn giới thiệu việc làm cho 7.966 lao động, giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho 6.439 lao động
Năm 2017, tỉnh thu hút được 20 dự án có vốn đầu tưu nước ngoài đăng ký hoạt động với tổng vốn đăng ký là 101,8 triệu USD
Định hướng của tỉnh
Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Bình Phước về phát triển kinh tế xã hội, trong năm 2018, UBND tỉnh Bình Phước tiếp tục thực hiện các giải pháp, nhằm tạo chuyển biến tích cực trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp Xây dựng nông thôn mới gắn với đổi mới tổ chức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân
Đối với vùng trung tâm, triển khai phát triển nông nghiệp đô thị gắn với phát triển du lịch, trong đó tập trung phát triển cây rau màu và cây công nghiệp, phát triển theo hướng an toàn sinh học, đặc biệt hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, vùng chuyên canh, tạo chuỗi giá trị sản phẩm cây ăn trái, chăn nuôi, rau
an toàn,…
Đối với vùng phía Đông của tỉnh Tiền Giang, thực hiện có hiệu quả đề án cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng, hình thành vùng chuyên canh lúa chất lượng và sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm siêu thâm canh và vùng nuôi nghêu, thích nghi với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, đảm bảo phát triển hiệu quả và bền vững
II Quy mô sản xuất của dự án
II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường
Theo số liệu từ điều tra chăn nuôi của Tổng cục Thống kê ngày 1/10/2017, tổng đàn gà của Việt Nam năm 2017 có hơn 295 triệu con, tăng 6,5% so với năm
Trang 152016 Trong đó, đàn gà thịt có mức tăng tốt hơn so với gà lấy trứng (mức tăng của
gà lấy thịt là 6,9%, còn lại là gà lấy trứng 5,0%) Xét về thị phần, gà lấy thịt hiện đang chiếm 77,5% tổng đàn gà trên cả nước
Cơ cấu chăn nuôi gà của Việt Nam
Trong cơ cấu nuôi gà của Việt Nam, khu vực miền Bắc (gồm các tỉnh từ Bắc Trung Bộ đổ ra) chiếm tỷ trọng lớn hơn so với khu vực miền Nam (từ Duyên hải Nam trung bộ đổ vào), chiếm tới 61,54% tổng đàn gà của cả nước Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc là 2 khu vực có tổng đàn gà lớn nhất trong năm 2017
1/10/2016 1/10/2017 Năm 2017 so
với 2016 (%) Tổng
gà trắng tăng 0,3% so với năm ngoái, tương đương 222 nghìn con Do việc nuôi
gà trắng tại Việt Nam hiện tập trung vào tay các công ty lớn nên không có sự thay đổi nhiều về cung cầu, cơ bản đã tương đối cân bằng
Trong khi đó, đàn gà màu chủ yếu là các nông hộ chăn nuôi thì năm 2017 vẫn mở rộng đàn tới 9,48% tương đương với 14,6 triệu con, đạt hơn 207 triệu con
Mặc dù chiếm chưa đến 30% trong tổng đàn gà trên cả nước nhưng gà trắng lại đóng góp đến gần 50% sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng với hơn 390 nghìn tấn thịt
Trang 16
Bảng: Sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng theo chủng loại năm 2014-2017
(tấn) Năm
Sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng
Trong đó: gà trắng
Tỷ trọng gà trắng/tổng sản lượng (%)
Tuy nhiên, dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê, số liệu về sản lượng thức
ăn chăn nuôi cho gà được sản xuất và sản lượng ngô nhập khẩu có thể thấy, sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng của Việt Nam trong năm 2017 đạt hơn 1, 8 triệu tấn, tăng 5,2% so với năm 2016 Trong đó, sản lượng gà trắng đạt hơn 810 nghìn tấn, chiếm 45% và gà màu đạt hơn 980 nghìn tấn, chiếm 55% tỷ trọng
Tiêu thụ thịt gà Việt Nam
Năm 2017, do giá thịt heo giảm mạnh nên tiêu thụ thịt heo có xu hướng tăng Đặc biệt trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6, giá heo hơi giảm về dưới 20.000 đồng/kg tại miền Bắc và dưới 25.000 đồng/kg tại miền Nam, kéo giá heo mảnh chỉ còn 35.000 – 40.000 đồng/kg thì thịt heo được ưa chuộng sử dụng trong các bếp ăn tập thể tại thành phố hoặc các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình khu vực nông thôn Tuy nhiên, do giá thịt cũng chịu sức ép giảm từ việc giảm giá thịt heo nên tổng sản lượng thịt gà tiêu thụ của Việt Nam vẫn tăng trong bối cảnh thịt
gà nhập khẩu có xu hướng giảm
Thương mại thịt gà Việt Nam
Xuất khẩu gà sống theo đường biên lậu
Hàng năm, gà từ Việt Nam đều được các thương lái gom đi rồi xuất đi Campuchia qua các lối mở gần các cửa khẩu biên giới Tây Nam (gồm Tây Nin, Long An hoặc An Giang) Do gà chủ yếu được xuất tiểu ngạch qua các lối mở nên không có có con số thống kê chính xác là bao nhiêu Qua trao đổi với các thương nhân lâu năm buôn gà xuất khẩu đi Campuchia mỗi ngày được khoảng từ 20-30
Trang 17nghìn con, nhiều nhất là qua các lối mở gần cửa khẩu Chàng Riệc (Tây Ninh), tùy thuộc vào độ hút hàng và thời điểm tiêu thụ Gà đi Campuchia chủ yếu là gà màu với trọng lượng từ 1,5kg trở xuống Gà trắng hầu như không thể xuất đi được do giá thành không cạnh tranh được với gà trắng của Thái Lan Giai đoạn từ tháng 2 tới tháng 4 dương lịch (gần với Tết của Campuchia) thì gà được thu gom mạnh nhất, có ngày tiêu thụ cao điểm lên tới 40 nghìn con Tuy nhiên, sang tháng 5 và tháng 6, khi giai đoạn tiêu thụ đã đi qua thì lượng gà đưa sang Campuchia giảm
đi còn một nửa Từ tháng 7 dương lịch đi đến tháng 11, gà được đưa rất ít sang Campuchia do đây là giai đoạn người dân ăn chay và phía Cam cũng có nhiều cá
để ăn
Xuất nhập khẩu thịt gia cầm theo đường chính ngạch
Nhập khẩu gia cầm sống: Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu gia cầm sống của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt trên 8,17 triệu USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2016 Nhập khẩu gia cầm sống của Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu gà, vịt giống để phục vụ cho chăn nuôi Nhập khẩu gia cầm đã qua giết mổ, lượng nhập khẩu thịt gia cầm đã qua giết
mổ 10 tháng đầu năm 2017 đạt 95,06 nghìn tấn, giảm khoảng 16,53% tương đương với 18,8 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước Tương ứng với sự suy giảm của lượng nhập khẩu thì giá trị nhập khẩu cũng giảm 5,09%
Nhập khẩu theo thị trường
Gia cầm sống: Sang năm 2017, Pháp đã vươn lên trở thành nước dẫn đầu về xuất khẩu gia cầm sống vào Việt Nam, chiếm 48, 16% và Mỹ chiếm vị trí thứ 2 (năm 2016 Mỹ chiếm vị trí số 1) Chuỗi giá trị sản xuất và phân phối thịt gà ở Việt Nam
Gia cầm đã qua giết mổ: Mỹ và Brazil tiếp tục là hai thị trường trường xuất khẩu vào thị trường Việt Nam trong năm 2017 Kim ngạch của 2 quốc gia này đạt tới 58,92 triệu USD
II.2 Quy mô đầu tư của dự án
STT Nội dung lượng Số ĐVT Diện
Trang 18STT Nội dung lượng Số ĐVT Diện
III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án
III.1 Địa điểm xây dựng
Dự án Trang trại chăn nuôi gà được thực hiện tại Xã Thuận Lợi, huyện Đồng
Phú, tỉnh Bình Phước
III.2 Hình thức đầu tư
Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng mới
IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án
IV.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án
TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%)
Trang 19IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các vật tư đầu vào như: nguyên vật liệu và xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động tại địa phương Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án
Trang 20CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ
I Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình của dự án
STT Nội dung lượng Số ĐVT Diện
Trang 21II Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật
Nuôi gà con
Chuẩn bị quây úm
- Quây úm nên làm bằng cót bố trí trong chuồng úm, không nên làm gần cửa
ra vào tránh gió lùa Các tấm cót có chiều cao từ 60 – 80cm, có thể dùng các tấm quây vòng tròn có đường kính 2,8 – 3,0m hoặc hình chữ nhật có kích thước 2×3m khoảng 6 m² Một quây gà đường kính như trên nuôi được 400 gà con vào mùa hè
và 500con vào mùa đông
– Bố trí trong quây úm: Khay, mẹt cho gà con ăn và máng uống nhỏ được bố trí xen kẽ nhau trong quây đảm bảo cho gà con ăn uống được thuận tiện Sưởi ấm giữ nhiệt trong quây úm dùng bóng hồng ngoại để cung cấp nhiệt sưởi, treo cao
40 – 50 cm so với mặt nền đảm bảo nhiệt độ trong quây úm trong 3 tuần đầu từ
35 – 32oC, vào những ngày trời lạnh cần phủ thêm chiếu hoặc mành lưới đen lên trên quây úm có tác dụng không làm cho nhiệt thoát ra ngoài, giữ ấm cho gà con
và tiết kiệm được điện
- Chú ý thời gian chiếu sáng: cho gà con từ 24 – 8 tiếng/ngày trong từ 1 – 30 ngày tuổi Ban ngày có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên Điều này vừa giúp tiết kiệm điện vừa sử dụng ánh sáng tự nhiên giúp gà phát triển tốt và diệt khuẩn trong môi trường chuồng nuôi
Trước khi nhận gà vào quây phải
Trang 22- Kéo rèm che kín chuồng
- Bật đèn sưởi ấm trong quây úm khoảng 2 giờ nếu thời tiết ngoài trời lạnh
- Cho nước vào máng uống Trong nước uống cần pha thêm thuốc kháng sinh, Bcomplex, và đường Glucoz theo hướng dẫn Nước uống phải là nước sạch,
an toàn và có thể đun nước cho ấm nếu úm gà vào mùa lạnh Nước uống được cho vào máng gallon loại 1,5-2lit, đáy máng uống được kê phẳng bằng gạch mỏng đặt trên đệm lót
Trải đều và mỏng thức ăn cho gà con lên máng ăn, để xen kẽ với máng uống tránh để dưới ngay bóng điện
- Sau khi thả gà vào quây: Kiểm tra lại số lượng con sống và con chết, loại
bỏ những con chết và gà không đạt tiêu chuẩn ra khỏi chuồng, quan sát và phân
bố đều gà trong quây úm để gà uống nước và ăn ngay
Quy trình nuôi dưỡng
- Từ tuần thứ nhất đến tuần thứ ba dùng thức ăn gà con chủng loại 1-21
- Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6 dùng thức ăn gà dò chủng loại 21-42 ngày
- Từ tuần thứ 7 trở đi dùng thức ăn gà vỗ béo chủng loại 43 ngày – xuất bán
- Khi chuyển thức ăn từ thức ăn gà con sang thức ăn gà dò, công thức thay đổi cho gà ăn như sau:
+ Ngày thứ nhất 75% thức ăn cũ và 25% thức ăn mới