1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch nội địa đối với điểm đến huế

124 307 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Các biến quan sát thuộc các nhóm nhân tố tác động đến khả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Huế...32 Bảng 2.1.. - Phần II bao gồm 26 biến quan sát đo lường 05 nhân tố có t

Trang 1

Để hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp này bản thân tôi đã thật sự rất nỗ lực và nhận sự giúp đỡ từ nhiều phía Với tình cảm chân thành và sâu sắc nhất, cho tôi được phép bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô giáo của Khoa Du lịch Đại Học Huế đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm học vừa qua Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Đào Thị Minh Trang, người đã dành rất nhiều thời gian quan tâm và tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các anh chị và nhân viên Khách sạn Saigon Tourane Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện,nhiệt tình giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt trong suốt quá trình thực tập tại khách sạn.

Tôi cũng xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt 4 năm học vừa qua cũng như trong quá trình thực hiện Khoá luận tốt nghiệp.

Do còn hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm nên Khoá luận không tránh

Trang 2

khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để chuyên đề được hoàn thành tốt hơn.

Huế, tháng 5 năm

2019 Sinh viên Lê Thị Quỳnh Vân

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập

và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tàinghiên cứu khoa học nào

Huế, tháng 05 năm 2019

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Quỳnh Vân

Trang 4

MỤC LỤC

i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Quy trình nghiên cứu 7

6 Kết cấu của đề tài 8

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9

1.1 Một số khái niệm về du lịch 9

1.1.1 Du lịch 9

1.1.2 Khách du lịch 10

1.1.2.1 Khái niệm 10

1.1.2.2 Phân loại 10

1.1.3 Điểm đến du lịch 11

1.1.3.1 Khái niệm điểm đến du lịch 11

1.1.3.2 Các yếu tố cấu thành nên điểm đến du lịch 12

1.1.3.3 Vai trò của điểm đến du lịch 14

1.2 Một số vấn đề liên quan đến khả năng thu hút của điểm đến 17

1.2.1 Khái niệm về khả năng thu hút của điểm đến 17

1.2.2 Vai trò của việc thu hút khách du lịch đến với điểm đến 18

1.2.3 Ý nghĩa của việc thu hút khách du lịch đến điểm đến du lịch 18

Trang 5

1.2.3.1 Ý nghĩa về mặt kinh tế 18

1.2.3.2 Ý nghĩa về mặt xã hội 19

1.3 Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch nội địa của một điểm đến 19

1.3.1 Các nhân tố liên quan đến cầu 20

1.3.2 Các nhân tố liên quan đến cung 21

1.3.2.1 Nhóm các nhân tố về tài nguyên con người, văn hóa và thiên nhiên cho du lịch 21

1.3.2.2 Nhóm các nhân tố về môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng cho du lịch 22

1.3.2.3 Nhóm các nhân tố về khung chính sách và quy định cho hoạt động du lịch 23

1.3.3 Các nhân tố cản trở khác 24

1.4 Mối quan hệ giữa khả năng thu hút và tính cạnh tranh của điểm đến 25

1.5 Một số công trình nghiên cứu liên quan trên thế giới và trong nước 26

1.5.1 Một số công trình nghiên cứu trên thế giới 26

1.5.1.1 Công trình đánh giá khả năng thu hút của điểm đến du lịch được đo lường bởi các thuộc tính của Hu & Ritchie (1993) 26

1.5.1.2 Công trình khả năng thu hút điểm đến của Azlizam Aziz (2002) 27

1.5.2 Một số công trình nghiên cứu trong nước 29

1.5.2.1 Công trình nghiên cứu đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế của Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên ( 2012) 29

1.5.2.2 Công trình nghiên cứu đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của điểm di tích Đại Nội - Huế của Lê Thị Ngọc Anh và Trần Thị Khuyên (2014) 30

1.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thiết của nghiên cứu 30

1.6.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 30

1.6.2 Các giả thuyết nghiên cứu cho mô hình 33

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 34

Trang 6

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THU HÚTKHÁCH DU

LỊCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN HUẾ 35

2.1 Tổng quan về điểm đến Huế 35

2.1.1 Quá trình hình thành 35

2.1.2 Đặc điểm tự nhiên 36

2.1.3 Tình hình phát triển du lịch Huế giai đoạn 2016 - 2018 40

2.2 Sơ lược về mẫu điều tra 40

2.3.1 Thông tin cá nhân của mẫu điều tra 41

2.3.2 Thông tin về chuyến đi của mẫu điều tra 43

2.3.2.1 Số lần đến Huế 43

2.3.2.2 Kênh thông tin 44

2.3.2.3 Hình thức chuyến đi 45

2.3.2.4 Thời điểm tham quan Huế 46

2.3.2.5 Mục đích đến Huế 46

2.3.2.6 Thời gian cho một chuyến tham quan đến Huế 47

2.4 Đánh giá khả năng thu hút của điểm đến Huế 47

2.4.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach‘s Anpha) 47

2.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 52

2.4.2.1 EFA lần 1 53

2.4.2.2 EFA lần 2 55

2.4.2.3 Đặt tên và giải thích các nhân tố rút trích 57

2.4.3 Phân tích nhân tố khám phá cho nhân tố khả năng thu hút của điểm đến Huế 59

2.4.4 Phân tích hồi quy 60

2.4.5 Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình 64

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 66

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA CỦA ĐIỂM ĐẾN HUẾ 67

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 67

Trang 7

3.1.1 Định hướng phát triển du lịch của điểm đến Huế 67

3.1.2 Kết quả nghiên cứu 68

3.1.2.1 Ưu điểm 68

3.1.2.2 Hạn chế 68

3.2 Các giải pháp đề ra nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội địa đối với điểm đến Huế 69

3.2.1 Chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa- xã hội của Huế 69

3.2.2 Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tiếp thị, cung cấp thông tin cho du khách 70

3.2.3 Đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng cho người làm du lịch 70

3.2.4 Hoàn thiện và đa dạng hóa các dịch vụ tại điểm đến 71

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 72

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

1 Kết luận 73

2 Kiến nghị 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa điểm đến du lịch, điểm du lịch và địa điểm du

lịch 12

Bảng 1.2 Các biến quan sát thuộc các nhóm nhân tố tác động đến khả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Huế 32

Bảng 2.1 Lượt khách và doanh thu của Huế giai đoạn 2016 - 2018 40

Bảng 2.2 Thông tin về đối tượng điều tra 41

Bảng 2.3 Cronbach’s Alpha của các nhân tố 49

Bảng 2.4 Các biến đưa vào phân tích 51

Bảng 2.5 Kết quả phân tích nhân tố lần 1 54

Bảng 2.6 Kết quả xoay nhân tố EFA 55

Bảng 2.7 Đặt tên các nhóm nhân tố mới thành lập 57

Bảng 2.8 Kiểm định KMO cho nhân tố khả năng thu hút của điểm đến Huế .59

Bảng 2.9 Kết quả phân tích nhân tố EFA cho nhân tố khả năng thu hút của điểm đến Huế 59

Bảng 2.10 Mối quan hệ tương quan giữa biến độc lập và phụ thuộc 60

Bảng 2.11 Kết quả hồi quy theo phương pháp Stepwise 61

Bảng 2.12 Kết quả thống kê mô tả các biến mới trong mô hình 64

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Số lần đến Huế 43

Biểu đồ 2.2 Kênh thông tin biết đến Huế 44

Biểu đồ 2.3 Lựa chọn đi du lịch cùng 45

Biểu đồ 2.4 Thời điểm đến Huế 46

Biểu đồ 2.5 Mục đích đến Huế 46

Biểu đồ 2.6 Thời gian lưu tại Huế 47

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 Quy trình nghiên cứu đề tài đánh giá khả năng thu hút khách du lịch

nội địa đối với điểm đến Huế 7Hình 2 Khung lý thuyết về liên hệ giữa khả năng thu hút và khả năng cạnh

tranh của điểm đến (TDCA Vengesayi, S (2003) 26Hình 3 Mô hình đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến bởi Hu

& Ritchie (1993) 27Hình 4 Hệ thống đo lường khả năng thu hút của điểm đến (Azlizam Aziz, 2002)

28Hình 5 Mô hình khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế của Bùi Thị

Tám và Mai Thị Lệ Quyên (2012) 29Hình 6 Mô hình đề xuất nghiên cứu khả năng thu hút khách du lịch nội địa

của điểm đến Huế 31Hình 7 Mô hình nghiên cứu 58

Trang 11

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Du lịch đang ngày càng trở thành một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ Đượcbiết đến như một ngành kinh tế tổng hợp có tốc độ phát triển nhanh chóng, dulịch không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia

mà còn trở thành đòn bẩy tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác pháttriển Ở Việt Nam, từ những năm 60 của thế kỷ 20, du lịch đã dần khẳng địnhđược vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân với đóng góp khôngnhỏ vào GDP của cả nước Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, sốlượng khách du lịch nội địa trong năm 2018 là 80 triệu lượt khách, tăng 8,5% sovới năm 2017 Tổng thu nhập từ khách du lịch trong năm 2018 là 620 nghìn tỷđồng, tăng 21,4% so với năm 2017 Những chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷtrọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tếquốc dân Nó cũng giúp cho người dân địa phương có cơ hội bày tỏ niềm tự hào

về nền văn hóa đặc sắc của mình, từ đó tạo đòn bẩy để phục hồi các giá trị truyềnthống và đời sống văn hóa đang dần mai một Du lịch cũng tạo ra sự giao lưugiữa con người của nhiều dân tộc, nhiều tầng lớp, nhiều nền văn hóa khác nhau

từ đó giúp nuôi dưỡng sự đối thoại giữa các nền văn hóa và khuyến khích sự sángtạo, đa dạng về văn hóa

Là trung tâm văn hóa - du lịch của Việt Nam, có nhiều di sản văn hóa đượcthế giới công nhận đặc biệt phải kể đến Quần thể di tích Cố đô Huế Chính vìvậy, Huế có những tiềm năng to lớn trong việc phát huy lợi thế thành phố củanhững di sản và lễ hội, những giá trị văn hóa, bề dày lịch sử, cùng với tiềm năngphát triển du lịch biển với những bãi biển nổi tiếng, những làng nghề truyềnthống đặc sắc, nét độc đáo về ẩm thực… Những nét đặc trưng này sẽ là lợi thế sosánh trong việc thu hút khách du lịch với các địa điểm du lịch khác trong vùng

Trang 12

Bên cạnh những lợi thế to lớn đó, việc khai thác sâu để phát triển thu hútkhách du lịch còn bị hạn chế, đặc biệt là đối với khách du lịch nội địa Theo Sở DuLịch Huế, năm 2018 lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế đạt 4,332 triệu lượt,tăng gần 14% so với năm 2018 Tuy nhiên trong đó khách nội địa đạt 2,132 triệulượt, giảm 0,07% so với năm 2018 Các lý giải cho thực trạng này có thể bao gồm

cả các nhân tố khách quan của cạnh tranh thị trường du lịch quốc tế và các yếu tốmôi trường vĩ mô Mặt khác cũng cần xem xét một cách nghiêm túc các yếu tố chủquan trong phát triển du lịch Huế với các chỉ báo khoa học làm cơ sở cho việc đềxuất các giải pháp phù hợp trong quản lý và phát triển điểm đến Huế

Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi quyết định tiến hành khảo sát và nghiên cứu

về vấn đề này thông qua đề tài “Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch nội địa đối với điểm đến Huế ” nhằm đánh giá thực trạng về khả năng thu hút khách

du lịch nội địa, từ đó đề xuất giải pháp thu hút đông đảo khách du lịch nội địađến với Huế

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Huế

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịchnội địa đến Huế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 13

- Đối tượng nghiên cứu: Trong khuôn khổ của đề tài tập trung nghiên cứukhả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Huế.

- Đối tượng điều tra: Khách du lịch nội địa tại điểm đến Huế

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

- Về thời gian: từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2019

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

4.1.1 Số liệu thứ cấp

- Số liệu tổng hợp từ Sở Du Lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

- Ngoài ra, thông tin thứ cấp còn được nghiên cứu từ sách, báo, internet, cáctài liệu thuộc chương trình học tập trên các sách và giáo trình

4.1.2 Số liệu sơ cấp

- Thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc điều tra bảng hỏi từ khách du lịchnội địa tại Huế Số liệu sơ cấp từ tháng 01 đến tháng 04 năm 2019

- Tiến hành phỏng vấn trực tiếp du khách bằng phiếu điều tra (bảng câu hỏi)

- Số lượng phiếu điều tra: 150 phiếu

- Các thông tin thu thập:

Bảng hỏi gồm 3 phần:

- Phần I bao gồm 6 câu hỏi liên quan đến các thông tin chung về chuyến đinhư mục đích, thời gian, hình thức chuyến đi Loại thang đo cho phần này làthang đo định danh

- Phần II bao gồm 26 biến quan sát đo lường 05 nhân tố có tác động đếnkhả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Huế, cụ thể là: Vị trí địa lý,Văn hóa – xã hội, Đặc điểm vật chất, Đặc điểm tự nhiên, Các đặc tính bổ trợ.Trong phần II, tác giả sử dụng thang đo Likert, theo đó những người được khảo

Trang 14

sát thể hiện sự đồng ý của họ đối với các phát biểu về các nhân tố trên theo nămmức độ, từ 1 tương ứng với “ Hoàn toàn không đồng ý “ đến 5 tương ứng với

“Hoàn toàn đồng ý” Lựa chọn thang điểm 5 mức độ bởi đây là thang điểm phổbiến nhất và cũng đáng tin cậy như thang điểm 7 hay 9 mức độ (Zikmund1997;Elmore,Beggs 1975)

- Phần III gồm những câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân của ngườiđược khảo sát về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, vùng miền, nghề nghiệp,mức thu nhập Loại thang đo được sử dụng cho phần này là thang đo định danh

là một biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát Nghiên cứu sử dụng 26 biến đolường, kích thước mẫu tối thiểu là 26*5= 130 Để đảm bảo thu hồi đủ số phiếutối thiểu, tác giả phát ra 150 bảng hỏi trong quá trình khảo sát

Phương pháp chọn mẫu : ngẫu nhiên không lặp

n= z 2 *(p-q)/e 2

Trang 15

4.3 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu

Các tài liệu sau khi thu thập thì được tiến hành chọn lọc, phân tích, xử lý,

hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp với đề tài Sử dụng phương phápthống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu Các công cụ và kĩ thuật tính toán đươc

xử lý trên phần mềm thống kê SPSS 22.0

Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp: Sau khi được Sở Du Lịch tỉnh ThừaThiên Huế cung cấp số liệu thứ cấp, tiến hành xử lý số liệu bằng các phươngpháp sau:

- Phương pháp tổng hợp, sàng lọc, sắp xếp để xử lý tài liệu thu thập được

- Phương pháp lập luận quy nạp

- Phương pháp học thuật, khoa học

Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp: Sau khi thu thập bảng hỏi từ phía dukhách tiến hành xử lý bảng hỏi bằng phần mềm SPSS 22.0, trong đó đã sử dụngmột số phương pháp phân tích sau:

4.3.1 Thống kê mô tả

Chủ yếu sử dụng thống kê về tần suất (Frequency), phần trăm (Percent), giátrị trung bình (Mean) Mục đíchc của phương pháp này là mô tả mẫu điều tra, tìmhiểu đặc điểm của đối tượng điều tra, thống kê các ý kiến đánh giá của du khách.Kết quả thống kê mô tả sẽ là cơ sở để đưa ra những nhận định ban đầu và tạo cơ

sở đưa ra các giải pháp cho đề tài

4.3.2 Kiểm tra độ tin cậy thang đo

Kiểm định nhằm loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến ráctrong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thôngqua hệ số Cronbach Alpha

Cụ thể là:

- Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8: Hệ số tương quan cao

Trang 16

- Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8: Chấp nhận được.

- Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,7: Chấp nhận được nếu thang đo mới

4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá

EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) cácnhân tố có ý nghĩa hơn Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyếntính của các nhân tố với các biến quan sát

Các tác giả Mayers, L.S.,Gamst, G., Guarino A.J (2000) đề cập rằng:Trong phân tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đicùng với phép xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất

Theo Hair & ctg (1998, 111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng sốnhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA

- Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu

- Factor loading >0,4 được xem là quan trọng

- Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn

Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số Engenvalue (đại diện cho lượng biếnthiên được giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số Cumulative (tổng phương sai tríchcho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thấtthoát) Nhân tố chỉ được rút trích tại Engenvalue > 1 và được chấp nhận khi tổngphương sai trích ≥ 50%

0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer- Olkin) là chỉ số được dùng đểxem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố.Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tíchnhân tố là thích hợp

Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig.< 0,05): Đây là một đại lượngthống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổngthể Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig.< 0.05) thì các biến quan sát cómối tương quan với nhau trong tổng thể Phần trăm phương sai toàn bộ(Percentage of variance) > 50%: thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan

Trang 17

sát Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tốgiải thích được bao nhiêu %.

4.3.4 Phương pháp phân tích hồi quy đa biến

Phân tích hồi quy đa biến nhằm xác định các yếu tố chính ảnh hưỏng đếnkhả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Huế và từ đó đo lường mức

độ tác động của các yếu tố đó Giả định các yêu tố tác động đến khả năng thu hútkhách du lịch có tương quan tuyến tính, mô hình lý thuyết đề xuất như sau:

- βi (với i= 1,n): hệ số hồi quy của các biến độc lập, thể hiện mức độ ảnh

hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc

- Fi (với i= 1,n): các biến độc lập được rút trích sau khi phân tích nhân tố

khám phá EFA

5 Quy trình nghiên cứu

Hình 1 Quy trình nghiên cứu đề tài đánh giá khả năng thu hút

khách du lịch nội địa đối với điểm đến Huế

Trang 18

sơ bộ

Điểu tra thử 30 bảng hỏi

Chỉnh sửa

và tính cỡ mẫu

Tiến hành điểu tra chính thức

Mã hóa, nhập và làm sạch

dữ liệu

Xử lý số liệu Phân tích dữ liệu

Kết quả nghiên cứu

Báo cáo nghiên cứu

Trang 19

6 Kết cấu của đề tài

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Phần này trình bày lí do lựa chọn vấn đề nghiên cứu, mục đích, đối tượng

và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, kết cấucủa đề tài

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bố cục phần này gồm có 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Trình bày cơ sở lí thuyết và cơ sở thực tiễn về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng khả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Huế.

Phân tích những đánh giá của du khách về khả năng thu hút khách du lịchnội địa của điểm đến Huế

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Huế.

Từ kết quả nghiên cứu được và xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn, trìnhbày những giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội địa củađiểm đến Huế

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận và đề xuất các kiến nghị đối với các cấp nhằm thực hiện các giảipháp đã nêu ra

Trang 21

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Một số khái niệm về du lịch

1.1.1 Du lịch

Theo PGS TS Trần Đức Thanh nên tách thuật ngữ du lịch thành hai phần

để định nghĩa nó Du lịch có thể được hiểu là:

(1) Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cánhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tạichỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một sốgiá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng (2) Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinhtrong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của

cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng caotại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh

Định nghĩa chính thức về du lịch của Tổ chức du lịch Thế giới được đưa ratại Hội nghị quốc tế về Lữ hành và thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vàotháng 6/1991 như sau: “Du lịch bao gồm những hoạt động của con người đi đến

và lưu trú tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên củamình) trong thời gian liên tục không quá một năm nhằm mục đích nghỉ ngơi,kinh doanh và các mục đích khác”.[1]

Nhưng theo điều 3 Luật du lịch Việt Nam (2017): “Du lịch là các hoạt động

có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trongthời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉdưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đíchhợp pháp khác.” [5]

Trang 22

Dựa vào các định nghĩa trên ta có thể nói tóm lại, du lịch là một hoạt độngcủa con người nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó tại một địa điểm, một thời giannhất định ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình.

Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch (Tiền thân của tổ chức du lịch thếgiới): “Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý dogiải trí, nghỉ ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công tác”

Uỷ Ban tài nguyên Quốc gia của Mỹ đưa ra định nghĩa: “Du khách là người

đi ra khỏi nhà ít nhất 50 dặm vì công việc giải trí, việc riêng trừ việc đi lại hàngngày, không kể có qua đêm hay không”

Địa lý du lịch Việt Nam định nghĩa: “Du khách từ bên ngoài đến địa điểm

du lịch chủ yếu nhằm mục đích nâng cao nhận thức với môi trường xung quanh,tham gia vào các hoạt động thư giãn, giải trí, thể thao, văn hoá kèm theo việc tiêuthụ những giá trị tự nhiên, kinh tế, dịch vụ và qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành

du lịch”

Theo Luật du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp

đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.” ( Theo Điều

3, Chương I, Luật du lịch Việt Nam 2017)

1.1.2.2 Phân loại

Trang 23

Theo Luật du lịch Việt Nam 2017, khách du lịch bao gồm:

- Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ởViệt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam

- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người ViệtNam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch

- Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài

cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài

1.1.3 Điểm đến du lịch

1.1.3.1 Khái niệm điểm đến du lịch

Trong tiếng Anh từ “Tourism Destination” được dịch ra tiếng Việt là điểmđến du lịch Tổ Chức Du Lịch Thế Giới đã đưa ra định nghĩa điểm đến du lịch:

“Điểm đến du lịch là vùng không gian mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm,bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thuhút khách, có ranh giới hành chính để quản lí và có sự nhận diện về hình ảnh đểxác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”.[9]

Theo Bordas Rubies (2001) định nghĩa “Điểm đến là một khu vực địa lýtrong đó chứa đựng một nhóm các nguồn lực về du lịch và các yếu tố thu hút, cơ

sở hạ tầng, thiết bị, các nhà cung cấp dịch vụ, các lĩnh vực hỗ trợ khác và các tổchức quản lý mà họ tương tác và phối hợp các hoạt động để cung cấp cho dukhách các trải nghiệm mà họ mong đợi tại điểm đến mà họ lựa chọn”.[10]

Theo Buhalis (2000) định nghĩa “Điểm đến là nơi cung cấp tổng hợp cácsản phẩm và dịch vụ du lịch được tiêu dùng dưới tên thương hiệu của điểm đến”.Ranh giới của một điểm đến có thể được xác định một cách cụ thể bằng ranh giớiđịa lý, chính trị hoặc cũng có thể xác định bằng ranh giới nhận thức và ranh giớitạo ra bởi thị trường.[11]

Ở Việt Nam điểm đến du lịch vẫn chưa được nghiên cứu nhiều và chưađược đưa vào luật hóa Trong luật du lịch Việt Nam chỉ mới đề cập đến kháiniệm khu du lịch và điểm du lịch

Trang 24

Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa điểm đến du lịch, điểm du lịch

và địa điểm du lịch Nội dung

phân biệt Điểm đến du lịch Điểm du lịch Địa điểm du lịch

Khái niệm

Là một khái niệmrộng về không gian cóthể là một khu vực,một đất nước, một địaphương Là điểm địnhhướng cho khách đến

du lịch

Là một khái niệm hẹp về không gian

Là một khái niệm

cụ thể về không gian

Chủ yếu phục vụ khách tham quan (visitors)

Có thể vừa phục

vụ khách du lịch vừa phục vụ khách tham quan

Điều kiện

dịch vụ du

lịch

Có thể đầy đủ các loạidịch vụ phục vụ khách

từ đi lại, ăn, ở, vui chơi, giải trí…

Dịch vụ chưa hoànhảo

Dịch vụ có thể hoàn hảo và chưa hoàn hảo

(Nguồn: Trích theo Thái Thị Kim Oanh - Đánh giá năng lực cạnh tranh

du lịch biển, đảo Nghệ An) 1.1.3.2 Các yếu tố cấu thành nên điểm đến du lịch

Đứng dưới góc độ “cung” có thể cho rằng khả năng thu hút điểm đến là tậptrung các tiện nghi và dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu “cầu” của du kháchbao gồm các yếu tố sau:

Điểm hấp dẫn du lịch: Các điểm hấp dẫn của một điểm đến du lịch dù mang

đặc điểm nhân tạo, đặc điểm tự nhiên hoặc là các sự kiện thì cũng đều gây rađộng lực ban đầu cho sự thăm viếng của khách

Trang 25

Giao thông đi lại: Hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển là hai

yếu tố quan trọng giúp nối liền với các thị trường nguồn khách, tăng sự trảinghiệm cho du khách, tạo sự thuận lợi cho du khách, góp phần thúc đẩy du lịchphát triển Sự sáng tạo trong việc tổ chức lưu thông du lịch qua các điểm du lịchgiúp du khách tiếp cận với điểm đến và cũng là yếu tố thu hút khách du lịch

Nơi ăn nghỉ: Các dịch vụ lưu trú của điểm đến không chỉ cung cấp nơi ăn

nghỉ mang tính chất đơn thuần mà còn tạo ra được cảm giác chung về sự tiếp đãicuồng nhiệt và ấn tượng khó quên về món ăn và đặc sản địa phương

Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ: Du khách đòi hỏi một loạt các tiện nghi,

phương tiện và các dịch vụ hỗ trợ tại điểm đến du lịch Bộ phận này có đặc điểm

Cở sở vật chất kỹ thuật của điểm đến bao gồm toàn bộ những tiện nghi vật chất

và phương tiện kỹ thuật của điểm đến du lịch, bao gồm các cơ sở lưu trú và ănuống, các điểm hấp dẫn được xây dựng, các khu vui chơi, giải trí, các cơ sởthương mại và dịch vụ khác

Đứng dưới góc độ tổng thể thì để hình thành một điểm đến du lịch thu hút

sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như:

Yếu tố kinh tế: Du lịch là một loại hoạt động liên ngành, liên vùng, do vậy

yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của du lịch, và ngược lại sự pháttriển của du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo Nói như vậy cónghĩa là du lịch cũng chịu sự lệ thuộc vào hiệu quả của các ngành kinh tế khác

Yếu tố văn hoá – xã hội: Yếu tố văn hóa, xã hội chính là linh hồn của điểm

đến, văn hóa đẹp, xã hội an ninh sẽ giúp du khách cảm thấy an toàn, yên tâm gặp

gỡ dân bản xứ, giao thiệp, làm quen với phong tục, tập quán của địa phương vàngược lại

Trang 26

Yếu tố chính trị: Chính trị ổn định, hòa bình là nền tảng cho mọi hoạt động

sinh sôi và phát triển, du lịch không thể tồn tại phát triển nếu chính trị bất ổn vàngược lại

Các yếu tố khác: Để du lịch tồn tại và phát triển thì rất cần có: Chính sách

phát triển du lịch, nhu cầu đi du lịch, tiềm năng du lịch (điều kiện tự nhiên, tàinguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, điều kiện tổ chức, điều kiện cơ sở vậtchất kỹ thuật…)

1.1.3.3 Vai trò của điểm đến du lịch

Điểm đến du lịch đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển dulịch của một quốc gia hay một địa phương

Về mặt kinh tế

Thứ nhất, điểm đến du lịch là nơi xuất khẩu vô hình và xuất khẩu tại chỗ với giá trị kinh tế cao

Các giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa, đặc biệt là các giá trị văn hóa vật thể

và giá trị văn hóa phi vật thể là tài sản của quốc gia, của địa phương và của cộngđồng cần được gìn giữ không chỉ cho thế hệ mai sau mà cho cả toàn nhân loại.Những giá trị này không thể mang ra thị trường bán được mà chỉ có thể thu hútkhách du lịch đến tham quan chiêm ngưỡng Nếu người làm du lịch có trí tuệ vàsức sáng tạo ra những ý tưởng phù hợp với nhu cầu của khách du lịch để khaithác các giá trị văn hóa này thì sẽ thu được nhiều ngoại tệ thông qua việc thu vétham quan và dịch vụ hướng dẫn tham quan Sau khi khách tham quan và cảmthụ các giá trị văn hóa và thiên nhiên này không mất đi, mà ngày càng được tôntạo và gìn giữ tốt hơn Nguồn thu từ vé tham quan bằng ngoại tệ, các nhà kinh tếgọi là “xuất khẩu vô hình” Khách du lịch nước ngoài đến tham quan và du lịch,

họ tiêu thụ một số lượng lớn hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước và thanhtoán bằng ngoại tệ Đây là một hình thức xuất khẩu, nhưng là xuất khẩu tại chỗvới hiệu quả kinh tế cao Vì nó tiết kiệm được rất nhiều khoản chi phí khi xuấtkhẩu hàng hóa này ra thị trường thế giới, đó là: chi phí về vận chuyển, chi phí

Trang 27

bảo quản, chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí hao hụt trong quá trình vận chuyểnnhưng lại bán được giá cao hơn giá thị trường thế giới.

Thứ hai, điểm đến du lịch là nơi thực hiện tái phân chia nguồn thu nhập

giữa các địa phương, giữa các tầng lớp dân cư và làm tăng giá trị của hàng hóa Khách du lịch nội địa đem tiền kiếm được từ một địa phương này sang địaphương khác tiêu dùng, như vậy địa phương đón khách sẽ có thu nhập và dân cư

ở địa phương này cũng có thu nhập từ việc bán hàng hóa và dịch vụ cho khách.Hàng hóa và dịch vụ này nếu bán cho cư dân của địa phương thì giá sẽ rẻ, nhưngkhi bán cho khách du lịch tại các khách sạn, nhà hàng giá sẽ cao hơn dẫn đến làmgia tăng giá trị của hàng hóa và dịch vụ

Thứ ba, phát triển điểm đến du lịch là động lực để thúc đẩy các ngành khác

trong nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua việc tạo ra một thị trường tiêu thụsản phẩm cho các ngành

Khi khách du lịch đến nhiều sẽ tạo ra cho các ngành từ nông nghiệp, thủyhải sản, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp hàng tiêudùng, điện lực, nước sạch, bưu chính, viễn thông tiêu thụ được sản phẩm thôngqua bán sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch và doanh nghiệp du lịch

Thứ tư, phát triển điểm đến du lịch là động lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế

trong nền kinh tế quốc dân từ nông nghiệp, công nghiệp chuyển sang dịch vụ Một đất nước, một địa phương có chính sách phát triển du lịch nhằm mụctiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ để thu hút nhiều lựclượng lao động và tạo ra một thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các ngành khác

Thứ năm, phát triển du lịch nhằm khôi phục và phát triển các nghề thủ

công, mỹ nghệ truyền thống, các làng nghề nhằm mục đích cho khách du lịchtham quan và tìm hiểu cũng như mua những sản phẩm này

Khôi phục và phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống không chỉ

để sản xuất ra các sản phẩm lưu niệm bán và để xuất khẩu mà mỗi một làng nghề

là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch Nhiều nước pháttriển du lịch đã thành công trong vấn đề này

Trang 28

Về mặt văn hóa

Điểm đến du lịch góp phần giới thiệu về truyền thống lịch sử, văn hóa dântộc, đất nước và con người với bạn bè năm châu nhằm tăng cường sự hiểu biếtlẫn nhau, xây dựng tình đoàn kết hữu nghị, hòa bình với các dân tộc khác nhautrên thế giới

Điểm đến du lịch góp phần bảo tồn, khai thác những giá trị di sản văn hóa,lịch sử truyền thống của dân tộc không chỉ để phục vụ cho du lịch mà còn để chonhững thế hệ mai sau

Điểm đến du lịch góp phần bảo vệ và phát triển các loại hình văn hóa nghệthuật dân gian truyền thống nhằm phục vụ khách du lịch Mục tiêu của con ngườikhi đi du lịch là tìm hiểu văn hóa và phong tục tập quán của địa phương thông quacác làn điệu dân ca, âm nhạc dân tộc, múa, kịch đặc sắc, độc đáo và hấp dẫn.Điểm đến du lịch góp phần thúc đẩy việc nâng cao nhận thức và văn minhtinh thần cho người dân thông qua việc mở rộng tầm nhìn, tăng cường sự hiểubiết, nâng cao lòng tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương

Về mặt xã hội

Điểm đến du lịch tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho xã hội Thực hiện xóađói, giảm nghèo ở những vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo đói Du lịch là mộtngành dịch vụ nên cần rất nhiều người phục vụ, không chỉ những người trực tiếpphục vụ mà cả những người gián tiếp phục vụ Mặt khác, các khu du lịch, cáckhu nghỉ dưỡng, các sân golf thường được xây dựng ở những vùng ven biển,vùng núi, vùng dân cư vẫn còn nghèo sẽ làm thay đổi diện mạo của khu vực vàtạo ra thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của địa phương giúp người dân cóviệc làm, có thu nhập

Về mặt môi trường

Để phát triển du lịch bền vững, đòi hỏi cộng đồng dân cư nơi là điểm đến

du lịch và các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở bán hàng hóa và dịch vụ chokhách du lịch phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, đó là:

Trang 29

Nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường tự nhiên vàmôi trường xã hội Cộng đồng dân cư nơi có khách du lịch đến tham quan bắtbuộc phải giữ gìn môi trường tự nhiên xanh - sạch - đẹp nhằm thu hút khách dulịch Về môi trường xã hội, giáo dục mọi người tôn trọng, văn minh, lịch sự vớikhách du lịch, không để xảy ra hiện tượng ăn xin, chèo kéo khách mua hàng, bánhàng đúng giá cho khách và giữ uy tín với khách.

Các doanh nghiệp du lịch và các cơ sở bán hàng hóa và dịch vụ cho kháchtại điểm đến du lịch nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc xử lý rácthải, chất thải, nước thải để đảm bảo cho môi trường trong lành Giữ vệ sinh sạchđẹp trong cơ sở phục vụ khách, trồng cây xanh và hoa tươi bên trong cơ sở.(Nguồn: Tạp chí Du lịch đăng ngày 4/6/2017)

Điểm đến du lịch có sức hấp dẫn và có sự thu hút khách du lịch càng caothì lượng khách du lịch trong nước và quốc tế càng nhiều Điểm đến du lịch lànơi đón tiếp và phục vụ khách du lịch trong thời gian họ đến tham quan và nghỉngơi tại điểm đến Đó là nơi mở rộng được các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầucủa du khách

1.2 Một số vấn đề liên quan đến khả năng thu hút của điểm đến

1.2.1 Khái niệm về khả năng thu hút của điểm đến

Khả năng thu hút điểm đến theo quan điểm của Mayo và Jarvis (1981) là

“khả năng của điểm đến mang lại các lợi ích cho du khách Các khả năng nàyphụ thuộc vào các thuộc tính của điểm đến, một điểm đến càng có nhiều khảnăng đáp ứng nhu cầu của du khách thì điểm đến đó càng có cơ hội được dukhách lựa chọn, nhu cầu đó có thể là khám phá, thưởng thức, nhu cầu nghỉngơi…Đó cũng được xem là “những yếu tố nhận thức của du khách khi đánh giá

về các thuộc tính của điểm đến” (Buhalis, 2000) Đồng quan điểm nêu trên Hu

và Ritchie (1993:25) cho rằng khả năng thu hút của điểm đến là “phản ánh cảmnhận, niềm tin, và ý kiến mà mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lòngkhách hàng của điểm đến trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ”

Trang 30

Như vậy ta có thể nói: khả năng thu hút của điểm đến là khả năng điểm đến

đó được du khách lựa chọn cao nhất khi tiếp cận thông tin về điểm đến và là khảnăng đáp ứng được nhu cầu nhiều nhất của điểm đến đối với du khách

1.2.2 Vai trò của việc thu hút khách du lịch đến với điểm đến

Nhu cầu đi du lịch kết hợp với các mục đích khác như thăm thân, nghỉ ngơi,tìm hiểu cơ hội đầu tư, làm ăn,… của con người ngày càng tăng cao và nguồn thu

từ hoạt động du lịch là rất đáng kể Chính vì có sự nhìn nhận đúng đắn về tầmquan trọng mang tính chiến lược của du khách đối với hiệu quả du lịch nên cácnhà quản lý, kinh doanh du lịch và các hãng lữ hành đã có rất nhiều nổ lực trongviệc quảng bá các điểm đến Các chính sách được hoạch định rõ ràng và tập trungvào các nội dung như xây dựng, thực hiện các hoạt động marketing điểm đến, tổchức các chiến dịch quảng bá thương hiệu Bên cạnh đó coi trọng đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, coi trọng việc bảo vệ môi trường vàphát triển bền vững.Vấn đề thu hút khách du lịch đóng vai trò rất quan trọng đốivới sự tồn tại và phát triển của bất kỳ điểm đến nào Bởi lẽ, đặc thù của ‘sảnphẩm du lịch’ là không thể vận chuyển đem đi bán ở nơi khác mà đòi hỏi ngườikhách hàng phải đến trực tiếp tại nơi bán để tiêu dùng Do đó cần thiết phải đẩymạnh hoạt động thu hút, thúc đẩy khách tìm đến với điểm đến du lịch Khi lượng

du khách được thu hút càng nhiều thì sẽ giúp đảm bảo được sự tồn tại và pháttriển, phát huy được giá trị của điểm đến Góp phần làm tăng doanh thu, đảm bảocho quá trình kinh doanh được diễn ra liên tục và hình thành các cơ hội phát triểntại điểm đến đó Đồng thời giúp tạo ra nhiều việc làm, cải thiện đời sống cho cáccán bộ công nhân viên làm việc tại điểm đến…

1.2.3 Ý nghĩa của việc thu hút khách du lịch đến điểm đến du lịch

1.2.3.1 Ý nghĩa về mặt kinh tế

- Tăng GDP cho đất nước Du lịch phát triển sẽ góp phần tăng tỷ trọng GDPcủa nghành du lịch trong khu vực dịch vụ, theo đó làm tăng GDP của nền kinh tếquốc dân

Trang 31

- Hoạt động du lịch còn tạo ra khả năng tiêu thụ tại chổ cho hàng hóa vàdịch vụ thúc đẩy các nghành khác phát triển.

- Thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề có liên quan, đặc điểm của du lịch

là sự kết hợp giữa nhiều ngành sản phẩm dịch vụ của nhiều ngành nghề khácnhau trong xã hội

- Hoạt động du lịch văn hóa đã góp phần tạo sự tăng trưởng nhanh của cácngành công nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện, thương mại, công nghệ thôngtin và ngành nông lâm thủy sản…

- Là cơ hội để các cấp ban ngành quan tâm, đầu tư cải tạo di tích, tái hiệnlại các lễ hội truyền thống, tổ chức, dần đi vào nếp sống người dân, phát huyđược thuần phong mỹ tục tại điểm di tích

1.3 Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch nội địa của một điểm đến

Hoạt động thu hút khách du lịch của một điểm đến được đánh giá thông quahiệu quả cuối cùng của nó chính là số lượt khách du lịch quốc tế đến điểm đến đóhay thu nhập mà điểm đến đó thu được từ khách du lịch nội địa Các nhân tố tácđộng đến hoạt động thu hút khách du lịch của một điểm đến chính là các nhân tố

có tác dụng làm tăng hoặc giảm hiệu quả của hoạt động này Các nghiên cứutrước đây của Frechtling (1996), Kosnan và Ismail (2012), chia các nhân tố nàythành các nhân tố liên quan tới cầu, các nhân tố liên quan tới cung và một số cácnhân tố cản trở khác Đây cũng chính là cách phân loại được người viết chọn lựa

để trình bày về các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch của mộtđiểm đến

Trang 32

1.3.1 Các nhân tố liên quan đến cầu

Các nhân tố liên quan tới cầu là những nhân tố xuất phát từ phía du khách.Đây là những nhân tố thuộc về đời tư hay nơi cư trú thường xuyên của khách dulịch có tác dụng thúc đẩy hay cản trở quyết định đi du lịch của du khách Một sốnghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Kosnan và Ismail (2012) về các nhân tốtác động đến thu nhập từ khách du lịch đến Malaysia, nghiên cứu của Ibrahim(2011) về các nhân tố ảnh hưởng đến lượt khách du lịch đến Ai Cập, hay nghiêncứu tương tự của Bashagi và Muchapondwa (2009) đối với Tanzania, chủ yếutập trung định lượng các nhân tố liên quan đến cầu để xác định ý nghĩa của cácnhân tố này đối với du lịch tại điểm đến nghiên cứu Đây là những nhân tố kháchquan mà điểm đến mong muốn thu hút khách du lịch không thể tác động lên được

Dân số của nơi cư trú thường xuyên của du khách

Kosnan và Ismail (2012) đã chỉ ra rằng nước có dân số càng lớn thì càng cónhiều KDL đến Chính vì vậy mà hoạt động thu hút khách du lịch của một nơithường hướng vào các thị trường có dân số điều kiện đời sống phát triển như HàNội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…

Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người)

Thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia thường được đo bằng chỉtiêu tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP) của quốc gia ấy Đâychính là chỉ tiêu phản ánh mức sống vật chất bình quân của công dân một đấtnước Mức sống vật chất cao là điều kiện quan trọng xác lập nhu cầu đi du lịchcủa người dân một nước vì chỉ khi nào có thu nhập đủ cao thì họ mới nhu cầu để

đi du lịch và chi trả các chi phí cho chuyến du lịch của mình như vé máy bay,tiền tàu xe, ăn ở, tham quan, mua sắm,

Thời gian rỗi của người dân

Thời gian rỗi là yếu tố thúc đẩy nhu cầu đi du lịch của con người vì chỉ khi

có thời gian thì con người mới có thể thực hiện một chuyến đi du lịch Yếu tốthời gian rỗi trong năm của con người thường được thể hiện một cách trung gianthông qua số ngày làm việc trong năm của họ Số ngày làm việc càng cao đồng

Trang 33

nghĩa với việc thời gian rỗi của con người càng ít và do đó nhu cầu về du lịchcũng giảm xuống và các hoạt động thu hút khách du lịch từ những nước có sốngày lao động cao cũng khó phát huy tác dụng do người dân không có nhiều thờigian để đi du lịch dù họ rất muốn (Nguyễn Hồng Giáp, 2002)

Trình độ văn hóa

Con người càng có học thức, trình độ văn hóa cao thì động cơ đi du lịch của

họ càng tăng vì du lịch giúp con người mở mang kiến thức và sự hiểu biết về thếgiới bên ngoài Robert W.McIntosh (1995) đã nghiên cứu và khẳng định mốiquan hệ thuận giữa trình độ văn hóa của người chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch của

họ Theo đó, với người chủ gia đình có trình độ văn hóa ở mức đại học thì tỷ lệ đi

du lịch là 85%, trong khi đó, chỉ có 50% gia đình với người chủ gia đình có trình

độ dưới trung học đi du lịch (Trần Văn Đính và Nguyễn Thị Minh Hòa, 2008)

1.3.2 Các nhân tố liên quan đến cung

Các nhân tố liên quan tới cung là những nhân tố liên quan trực tiếp đến địaphương có tác dụng kéo, thu hút nhu cầu đi du lịch của du khách về phía điểmđến của mình Các nghiên cứu của Khadaroo và Seetanah (2007), Yang, Ye vàYan (2011), hay nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc WEF trong Báo cáonăng lực du lịch Thế giới hằng năm đã tập trung khai thác các nhân tố thuộc vềcung của các điểm đến để phân tích tác động của chúng đến hiệu quả hoạt độngthu hút khách du lịch của các điểm đến này Theo WEF( World EconomicForum), các nhân tố liên quan tới cung được chia thành 3 nhóm chính

1.3.2.1 Nhóm các nhân tố về tài nguyên con người, văn hóa và thiên nhiên cho du lịch

Nguồn nhân lực cho du lịch

Du lịch là hoạt động có sự tương tác giữa khách du lịch và người dân tạiđiểm đến mà trong đó nguồn nhân lực tại điểm đến làm việc trong ngành du lịchchính là đại diện quan trọng Lực lượng lao động du lịch được đào tạo bài bản,làm việc chuyên nghiệp và đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch sẽ góp phần

Trang 34

đem lại cho du khách sự hài lòng và hoạt động thu hút khách du lịch sẽ ngàycàng hiệu quả.

Nguồn tài nguyên du lịch của địa phương

Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1999, “Tài nguyên du lịch là cảnhquan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trìnhlao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu dulịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sựhấp dẫn du lịch” (Mục 3, Điều 10, Pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1999) Nhưvậy, tài nguyên du lịch chính là những tư liệu quan trọng cho hoạt động thu hútkhách du lịch của một điểm đến Điểm đến dựa vào các di tích nổi bật của mình

để thu hút khách du lịch đến để tham quan, thưởng lãm cũng như các nét đặc sắc

về văn hóa để thu hút các du khách đến tìm hiểu và giao lưu Độ dồi dào, phongphú của tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của một điểm đến có thể đánh giá qua

số lượng Di sản thiên nhiên Thế giới hay Di sản văn hóa Thế giới do UNESCOcông nhận của điểm đến ấy hay các di tích được công nhận bởi chính điểm đến

1.3.2.2 Nhóm các nhân tố về môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng cho

du lịch

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Sự phát triển của giao thông vận tải là một trong những điều kiện tiên quyếtcho sự lớn mạnh của hoạt động du lịch một điểm đến Một điểm đến dù hấp dẫnđến mấy nếu không có đầy đủ cơ sở vật chất về giao thông cho du khách tiếp cậnthì địa điểm ấy cũng không thu hút được nhiều khách du lịch

Cơ sở hạ tầng viễn thông

Viễn thông góp phần nối liền hoạt động liên lạc giữa nhiều vùng với nhau.Đây cũng là nhân tố quan trọng giúp hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế trởnên hiệu quả Ngày nay, giao dịch được thực hiện qua mạng Internet ngày càngphổ biến, việc đặt tour, đăng ký vé máy bay qua mạng Internet giúp công tác

Trang 35

chuẩn bị đi du lịch của du khách ngày càng dễ dàng hơn và nhờ đó mà hoạt độngthu hút khách du lịch ngày càng hiệu quả.

Cơ sở hạ tầng du lịch

Đại diện tiêu biểu của cơ sở hạ tầng du lịch của một địa phương là sự hiệndiện của các cơ sở lưu trú phục vụ du khách Cơ sở hạ tầng du lịch càng tốt càngchứng tỏ sức chứa đối với khách du lịch của điểm đến đó càng cao Chính vì vậy

mà sự phát triển của nhân tố này tạo điều kiện cho sự tăng lên về mặt hiệu quảcủa hoạt động thu hút du khách của điểm đến đó

Giá cả

Giá cả là một nhân tố được sử dụng thường xuyên nhất trong các mô hình

dự đoán về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của con người Giá

cả ở đây chính là giá cả hàng hóa và dịch vụ ở nơi đến Khách du lịch khi đếnmột nơi không tránh khỏi việc phải mua sắm, chi tiêu cho các hoạt động củamình trong thời gian đi du lịch Thuận theo quy luật đường cầu, đặc biệt khi dulịch quốc tế được xem là một loại hàng hóa xa xỉ nên độ co giãn của cầu so vớigiá cả sẽ lớn, khi giá cả ở du lịch tăng cao thì cầu về du lịch tại nơi đó sẽ giảmxuống Mọi hoạt động thu hút khách du lịch sẽ khó có thể phát huy tác dụng nếunhư giá cả hàng hóa và dịch vụ ở nước đến tăng cao Rất nhiều các chỉ tiêu đãđược sử dụng để đại diện cho giá cả hàng hóa và dịch vụ của một điểm đến

1.3.2.3 Nhóm các nhân tố về khung chính sách và quy định cho hoạt động

du lịch

Môi trường

Môi trường ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng quyết định đến độhấp dẫn của một điểm đến Một điểm đến dù thu hút khách du lịch nhờ vào cảnhđẹp thiên nhiên hay các giá trị văn hóa lịch sử nếu chất lượng môi trường khôngđược đảm bảo và bị sút giảm thì những yếu tố hút khách ấy cũng sẽ dần bị haomòn và mọi nỗ lực thu hút khách du lịch sẽ mất hiệu quả

Tình hình an ninh

Trang 36

Vấn đề an ninh luôn là một trong những nỗi băn khoăn của du khách khiquyết định đến một nơi để du lịch Một điểm đến mong muốn thu hút được nhiềukhách du lịch quốc tế thì trước tiên phải đảm bảo được sự an toàn của du kháchtrong quá trình du lịch tại điểm đến của mình Sự an toàn đó không chỉ thể hiệnqua tình hình chính trị ổn định, yên bình mà còn qua biện pháp của chính quyềntại điểm đến đối với tình trạng trộm cắp, phạm tội, tai nạn giao thông,

Vệ sinh và y tế

Du lịch là một trong những hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro cho con người

vì khi sang một nơi khác du lịch, họ tạm thời rời xa môi trường cư trú thườngxuyên của mình Khi ấy, những khác biệt về điều kiện sinh sống, thời tiết, khíhậu, có thể gây ra những tác động ảnh hưởng tới sức khỏe con người Vì thếtương tự như vấn đề an ninh, vệ sinh và y tế ở điểm đến cũng là một trong nhữngyếu tố được quan tâm hàng đầu Vì vậy mà điều kiện vệ sinh y tế của một điểmđến được đảm bảo thì mới thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế

1.3.3 Các nhân tố cản trở khác

Ngoài các nhân tố liên quan tới cầu và cung còn có các nhân tố khác cản trởviệc đi đến nơi được chọn đi du lịch của con người Đây là các nhân tố cản trởhoạt động thu hút khách du lịch

Khoảng cách địa lý giữa nơi cư trú thường xuyên của khách du lịch và nơi đến du lịch

Khoảng cách địa lý giữa nơi cưu trú và nơi đi du lịch càng lớn thì chi phí dichuyển càng cao, thời gian di chuyển dài gây nên tâm lý e ngại khi quyết định đi

du lịch của con người Ngược lại, những điểm đến gần với nơi cư trú của mình cókhả năng được khách lựa chọn cao hơn

Giá cả của hàng hóa thay thế

Giá cả của hàng hóa thay thế trong du lịch chính là giá cả của hàng hóa vàdịch vụ ở nơi cạnh tranh về du lịch với nơi đến Thông thường, những vùng lâncận hoặc trong cùng một khu vực địa lý thường là những nơi cạnh tranh với nhau

Trang 37

để giành du khách do các nơi này thông thường sở hữu những điều kiện tương tự

về địa hình, khí hậu, cảnh quan, Cạnh tranh về giá cả cũng là một trong nhữngchiến lược cạnh tranh quan trọng trong chiến lược thu hút khách du lịch Giá cảhàng hóa dịch vụ ở nơi cạnh tranh giảm sẽ gây ra nguy cơ mất khách du lịch ở nơimình do du khách sẽ chọn du lịch ở nơi cạnh tranh Nhân tố này cũng sẽ được biểuhiện thông qua tỷ lệ giữa chỉ số giá tiêu dùng giữa nơi cư trú của khách và nơicạnh tranh về du lịch trong nghiên cứu của Bashagi và Muchapondwa (2009)

Các thảm họa thiên nhiên hoặc nhân tạo

Các thảm họa thiên nhiên như sóng thần, động đất, bão, lũ lụt, là nhữngnhân tố cản trở khách du lịch đến tham quan điểm đến Tương tự, các thảm họa

do chính con người tạo ra như chiến tranh, khủng bố, tai nạn giao thông làm cho

du khách cảm thấy không an toàn và ái ngại khi quyết định đến nước đó du lịch

1.4 Mối quan hệ giữa khả năng thu hút và tính cạnh tranh của điểm đến

Khả năng thu hút của một điểm đến không thể không xét đến khả năng cạnhtranh của điểm đến đó, hai khái niệm này rất dễ gây nhầm lẫn nhau, đó là hai mặtcủa một vấn đề

Khả năng cạnh tranh của điểm đến và Khả năng thu hút của điểm đến đượcxem xét từ hai phương diện khác nhau, khả năng thu hút là phương diện “cầu”của một điểm đến (Vengesayi, 2003) hay phương diện du lịch (Buhalis, 2000).Khả năng cạnh tranh là các yếu tố phản ánh khả năng “cung” của điểm đến manglại những trải nghiệm cho du khách khác với các điểm đến tương đồng(Vengesavi, 2003)

Cũng theo quan điểm như trên Ritchie và Crouch (2003) làm rõ hơn rằng:khả năng thu hút của điểm đến được nâng cao hơn nhờ vào khả năng cung cấpdịch vụ, phương tiện khi du khách có nhu cầu Trong khi khả năng cạnh tranh lạiphụ thuộc vào việc cung cấp các dịch vụ, phương tiện đó một cách tốt hơn, nổitrội hơn so với các điểm đến tương đồng khác

Trang 39

Hình 2 Khung lý thuyết về liên hệ giữa khả năng thu hút và khả năng

cạnh tranh của điểm đến (TDCA Vengesayi, S (2003)

Nguồn: Bùi Thị Tám và Mai Thị Lệ, 2012)

Để khái quát mối quan hệ giữa các yếu tố của cung điểm đến và các yếu tốcầu du lịch, Vengesayi (2003) đã đề xuất ra mô hình TDCA (Tourism DestinationCompetitiveness And Attractiveness) – Hình 2.1 Theo Vengesayi (2003), các yếu

tố tài nguyên và hỗn hợp các hoạt động của điểm đến tương tác với môi trường trảinghiệm, với các dịch vụ bổ trợ cộng với chiêu thức PR, quảng cáo tạo thành nhữngyếu tố cơ bản tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến ví dụ: yếu tố tự nhiên, yếu tố lịch

sử, yếu tố văn hóa, các hoạt động sự kiện, các hoạt động giải trí, các hoạt động dulịch… tại điểm đến, đây cũng là điểm thu hút và kéo khách đến với điểm đến Kếtquả từ mô hình đánh giá được hình ảnh điểm đến như thế nào, mức độ hài lòng dukhách ra sao và hoạt động tổ chức điểm đến như thế nào

Môi trường trải

tải, năng lượng,

vui chơi giải trí

Nguồn nội lực và

các hoạt động

Khả năng cạnh tranh

Thương hiệu điểm đến

Khả năng thu hút

Hình ảnh điểm đến

Sự hài lòng du khách

Hoạt động của

tổ chức

Quảng bá/giao tiếp:

Thương hiệu, danh tiếng, giá cả

Trang 40

1.5 Một số công trình nghiên cứu liên quan trên thế giới và trong nước

1.5.1 Một số công trình nghiên cứu trên thế giới

1.5.1.1 Công trình đánh giá khả năng thu hút của điểm đến du lịch được

đo lường bởi các thuộc tính của Hu & Ritchie (1993)

Chúng ta có thể tóm tắt kết quả công trình nghiên cứu của Hu & Ritchie(1993) đạt được như sau: có 16 thuộc tính được chia thành 5 nhóm nhân tố tác

động đến khả năng thu hút du khách Năm nhóm nhân tố đó là: (1) Các yếu tố tự nhiên; (2) Các yếu tố xã hội; (3) Các yếu tố lịch sử; (4) Các điều kiện giải trí

và mua sắm; (5) Cơ sở hạ tầng, ẩm thực, lưu trú.

Tổng hợp 16 thuộc tính cụ thể là: (1) Phong cảnh thiên nhiên, (2) Khí hậuthời tiết, (3) Hấp dẫn du lịch, (4)Hấp dẫn văn hóa, (5) Phương tiện lưu trú, (6) Ẩmthực, (7) Cuộc sống bản địa, (8) Tính có thể tiếp cận, (9) Các lễ hội, sự kiện, (10)Hoạt động thể thao, (11) Mua sắm, (12) Các hoạt động giải trí, (13) Thái độ với dukhách, (14) Điều kiện đi lại, (15) Rào cản ngôn ngữ, (16) Mức giá tại địa phương

Hình 3 Mô hình đánh giá khả năng thu hút du khách

của điểm đến bởi Hu & Ritchie (1993)

(Nguồn: Hu and Ritchie, 1993)

Khả năng thu hút du khách

Các yếu

tố tự nhiên

Cơ sở hạ tầng, ẩm thực, lưu trú

Các điều kiện giải trí và mua sắm

Các yếu

tố lịch sửCác yếu

tố xã hội

Ngày đăng: 16/02/2020, 17:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[8]. Aziz, Azlizam (2002). An Evaluation of the Attractiveness of Langkawi Island as a Domestic Tourist Destination Based on the Importance and Perceptions of Different Types of Attractions. Michigan State University Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Evaluation of the Attractiveness of LangkawiIsland as a Domestic Tourist Destination Based on the Importance andPerceptions of Different Types of Attractions
Tác giả: Aziz, Azlizam
Năm: 2002
[10]. Bordas Rubies, E. (2001). Improving public-private sectors cooperation in tourism: A new paradigm for destinations. Tourism Review, 56(3/4), 38-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourism Review,56
Tác giả: Bordas Rubies, E
Năm: 2001
[11]. Buhalis D.(2000), Marketing the Competitive Destination of the Future, Tourism Management, 21(1), 97-116 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing the Competitive Destination of theFuture
Tác giả: Buhalis D
Năm: 2000
[12]. Hu, Y., and B. J. R. Ritchie (1993), Measuring destination attractiveness: A contextual approach, Journal of Travel Research,32(2), 25-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Measuring destinationattractiveness: A contextual approach
Tác giả: Hu, Y., and B. J. R. Ritchie
Năm: 1993
[13]. Ritchie, J. R. B. and J. I. Crouch (2003), The Competitive Destination –A Sustainable Tourism Perspectives. CABI Publishing, CAB International Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Competitive Destination–A Sustainable Tourism Perspectives
Tác giả: Ritchie, J. R. B. and J. I. Crouch
Năm: 2003
[14]. Vengesayi, S., Destination Attractiveness and Destination Competitiveness: A Model of Destination evaluation, ANZMAC 2003 Conference Proceedings Adelaide 1-3 December 2003,Monash University, (2003), 637 –645.DANH MỤC TÀI LIỆU TRÊN INTERNET Sách, tạp chí
Tiêu đề: Destination Attractiveness and DestinationCompetitiveness: A Model of Destination evaluation
Tác giả: Vengesayi, S., Destination Attractiveness and Destination Competitiveness: A Model of Destination evaluation, ANZMAC 2003 Conference Proceedings Adelaide 1-3 December 2003,Monash University
Năm: 2003
[4]. Trung tâm Thông tin và phân tích số liệu Việt Nam (2008), công thức tính một kích thước mẫu, http://www.vidac.org/vn Link
[15]. Báo tài nguyên &amp; môi trường: https://baotainguyenmoitruong.vn/xa-hoi/hue-hon-4-3-trieu-luot-khach-du-lich-tham-quan-trong-nam-2018-1264023.html Link
[16]. Cổng thông tin điện tử Tỉnh Thừa Thiên Huế: https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Thong-tin-kinh-te-xa-hoi/tid/Gioi-thieu-tong-quan-Thua-Thien-Hue/cid/710F28B2-E3D2-4746-BE8C-CFAD794A99E3 Link
[1]. Bùi Thị Tám, Trần Thị Ngọc Liên &amp; Nguyễn Thị Hồng Hải (2014).Giáo trình Tổng quan du lịch , NXB Đại học Huế Khác
[2]. Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên (2012). Đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế, Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, số 3, tr. 295-305 Khác
[3]. Lê Thị Ngọc Anh và Trần Thị Khuyên (2014). Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của điểm di tích Đại Nội-Huế. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển 1 (108), tr. 22-24 Khác
[5]. Luật số: 09/2017/QH14 ngày 04/7/2017 của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân quyết định Ban hành Luật Du lịch 2017 Khác
[6]. Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế (2019), Báo cáo tình hình kinh doanh du lịch năm 2017, Báo cáo tình hình kinh doanh du lịch 9 tháng đầu năm 2018, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế giao đoạn 2012-2013 và định hướng đến năm 2030 Khác
[7]. GS.TS Nguyễn Văn Đính, PGS.TS Trần Thị Minh Hòa (2008). Kinh tế du lịch, NXB Đại học quốc gia Hà NộiDANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG ANH Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w