LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề cương luận văn thạc sĩ ngành Công tác xã hội với đề tài: “Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp người nghiện ma túy tham gia chương trình đi
Trang 1Ọ QU N TRƯỜN Ọ O Ọ V N N V N
LUẬN V N T SĨ CÔNG TÁC XÃ H I
Chuyên ngành: Công tác xã hội
HÀ N I – 2018
Trang 2Ọ QU N TRƯỜN Ọ O Ọ V N N V N
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số : 60.90.01.01
LUẬN V N T SĨ CÔNG TÁC XÃ H I
Người hướng dẫn khoa hoc: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa
HÀ N I – 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề cương luận văn thạc sĩ ngành Công tác xã hội với đề tài: “Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp người nghiện ma túy tham gia chương trình điều trị methadone (Nghiên cứucan thiệp tại cơ sở điều trị methadone Trung tâm Y tếthành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh)”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình, tâm huyết của các thầy cô, gia đình và bạn bè
Để hoàn thành nghiên cứu can thiệp này, trước tiên tôi xin chân thành cảm
ơn nhà trường cùng các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học, bộ môn Công tác
xã hội - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo: PSG.TS Nguyễn Thị Kim Hoa đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu can thiệp này Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo, nhân viên ở Cơ sở điều trị methadone thành phố Cẩm Phả đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu can thiệp Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các anh chị điều dưỡng viên, các bệnh nhân tham gia điều trị
đã cung cấp cho tôi những thông tin bổ ích phục vụ nghiên cứu can thiệp này Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đây là nguồn động lực lớn đối với tôi, những người luôn bên cạnh, động viên, quan tâm đến tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu can thiệp
Đối với tôi nghiên cứu can thiệp là một thành quả đáng khích lệ cho sự cố gắng của bản thân suốt quá trình dài Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế cho nên nghiên cứu can thiệp này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn và những người quan tâm đến đề tài này
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 4LỜ M O N
Tôi xin cam đoan:
Luận văn này là công trình nghiên cứu can thiệp của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa Các nội dung và số liệu nghiên cứu can thiệp được trình bày trong luận văn này trung thực
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu can thiệp của mình./
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2018
Học viên
Phạm Hồng Tuấn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI CAM ĐOAN 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp 4
3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu can thiệp 4
4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu can thiệp 5
5 Phương pháp nghiên cứu can thiệp 5
6 Tổng quan về tình hình nghiên cứu can thiệp 7
7 Bố cục luận văn 14
PHẦN NỘI DUNG 15
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CAN THIỆP 15
1.1 Các khái niệm công cụ 15
1.2 Lý thuyết ứng dụng 19
1.3 Đánh giá chương trình Methadone tại cơ sở điều trị methadone trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả 23
1.4 Những khó khăn của người nghiện ma túy khi tham gia chương trình methadone tại cơ sở điều trị methadone Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả 27
Tiểu kết chương 1 33
CHƯƠNG 2 CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH METHADONE TẠI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE 35
2.1 Mô tả trường hợp 35
2.2 Tiến trình trợ giúp thân chủ 36
2.2.1 Tiếp cận thân chủ 36
2.2.2 Thu nhập thông tin 37
2.2.3 Thu thập thông tin 42
Trang 62.2.4 Chuẩn đoán 44
2.2.5 Xây dựng kế hoạch hoạt động hỗ trợ 54
2.2.6 Hỗ trợ thân chủ tiếp cận dịch vụ 59
2.2.7 Lượng giá và kết thúc 64
Tiểu kết chương 2 65
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾT NGHỊ 66
Kết luận 66
Khuyết Nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 76
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
rút gây suy giảm miễn dịch ở người)
ADIS
Acquired Immo Deficiency Syndrom (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
UNODS
United Nations Office on Drugs and Crime (Văn phòng Liên Hiệp Quốc về chống Má túy và Tội phạm)
Trang 8MỞ ẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về Kinh tế - Xã hội, mang lại đời sống ấm no hơn cho người dân.Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển ấy là những thách thức trong việc đối phó với các tệ nạn
xã hội đang có diễn biến ngày càng phức tạp Một trong số đó là tệ nận ma túy, đang diễn ra với nhiều hình thức đa dạng, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, tính chất phức tạp, nguy hiểm, cùng với đó là số lượng người nghiện ma túy vẫn tăng trong mỗi năm qua
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, vấn đề sử dụng ma thúy có chiều hướng gia tăng Tình hình tội phạm ma túy cũng diễn biến phức tạp khiến công tác phòng, chống ma túy khó càng thêm khó Đặc biêt, người nghiện đã số
là thanh niên, đang ở độ tuổi là lực lượng lao động chính trong xã hội
Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm cho biết, số người nghiện đang ngày càng tăng, đặc biệt là nghiện ma túy tổng hợp
Cả nước hiện có hơn 210.000 người sử dụng ma túy, nhưng con số này chỉ là
“phần nổi của tảng băng chìm”
“Đáng lưu ý, người nghiện ma túy chủ yếu dưới 35 tuổi, trong đó có 8% người nghiện ở độ tuổi học sinh Số liệu thống kê cho thấy 70% số xã, 100% số huyện có người nghiện ma túy,” Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm nói
Trong khi tình hình buôn bán, sử dụng ma túy ngày càng phức tạp thì công tác cai nghiện vẫn gặp nhiều khó khăn Tỷ lệ tái nghiện sau khi cai nghiện vẫn ở mức cao Từ khi thực hiện Đề án Đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 nhằm nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện vào năm 2003 đến nay, tỷ lệ người tái nghiện sau khi cai nghiện bắt buộc đã giảm nhưng vẫn ở mức cao 70-80% [33]
Theo số liệu của Bộ Công an, toàn quốc hiện có 210.751 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 10% so năm 2016.Tuy nhiên số người nghiện ma túy
và tội phạm ma túy tiếp tục gia tăng và ngày càng khó kiểm soát [34]
Trang 9Sáng 8/12, Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS, mại dâm tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm năm 2017, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 Báo cáo tại đầu cầu Quảng Ninh, đồng chí Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết, Quảng Ninh hiện có tổng số người nhiễm HIV/AIDS còn sống và có mặt trên địa bàn tỉnh là 5.294 người, trong đó số nhiễm mới được phát hiện là 106 người, giảm 41 người
so với cùng kỳ năm 2016; số người nghiện ma túy là 3.153 người, tăng 10,6% so với thời điểm tháng 11/2016 Tình hình hoạt động của tệ nạn mại dâm trong thời gian qua liên tục được kiểm soát, không để xảy ra điểm nóng, phức tạp [35] UBND thành phố Cẩm Phả tổ chức hội nghi tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2017, triển khai kế hoạch tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS Đến dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Hải Khiên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trong năm 2017 thành phố Cẩm Phả đã duy trì và triển khai thực hiện có hiệu quả dự án giám sát dịch HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV Công tác giám sát dịch HIV/AIDS đến 30/9/2017: Đúng địa chỉ tích lũy: 2.629 (Nhiễm mới: 31 người); Tử vong do AIDS: 1.286 (trong kỳ: 15); Số người nhiễm HIV còn sống: 1343; Phụ nữ nhiễm HIV: 559 trong đó số còn sống: 454; Tỷ lệ phụ nữ nhiễm: 462/1343 =34.4%; Tỷ lệ nhiễm HIV/ 100.000 dân: 0,72%; Trẻ em dưới 16 tuổi nhiễm HIV còn sống đúng địa chỉ được quản lý 30 (trong đó nam 13, nữ 17); Tỷ
lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư là 0.72%, ở mức cao so với các địa phương trong tỉnh, đối tượng lây nhiễm HIV có xu hướng chuyển dần từ nhóm các đối tượng nguy cơ cao sang nhóm đối tượng ít nguy cơ, phụ nữ mắc có xu hướng gia tăng [1]
Trong bối cảnh chung của cả nước và toàn tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Y
tế thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến tệ nạn ma túy Thành phố Cẩm Phả là thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh của Tỉnh, đi cùng với đó là tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành phố cũng đang có nhiều diễn biến phức tạp, trong đó có đội tượng phạm tội là người nghiện ma túy
Trang 10Về cơ sở vật chất hiện nay tại cơ sở điều trị methadone Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả vẫn chưa được đảm bảo, đặc biệt là phòng tham vấn tâm lý
và phòng điều trị cho bệnh nhân
Những người nghiện ma túy tham gia chương trình cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện Đó là những khó khăn về thời gian điều trị, sức khỏe, tâm lý,…đối với bệnh
Các hoạt động công tác xã hội tại cơ sở điều trị methadone thành phố Cẩm Phả hiện nay vẫn còn mới mẻ, chưa chuyên nghiệp, gặp nhiều lung túng về chuyên môn, chất lượng Điều này ảnh hưởng lớn đến người nghiện mà túy tham gia chương trình cũng như kết quả triển khai chương trình methadone thành phố Cẩm Phả
Xuất phát từ tất cả những lý do trên, tôi lực chọn đề tài “Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp người nghiện ma túy tham gia chương trình điều trị methadone (nghiên cứu can thiệp tại cơ sở điều trị methadone thành phố Cẩm Phả)” làm đề tài nghiên cứu can thiệp của mình
Ý nghĩa nghiên cứu can thiệp về mặt thực tiễn đề tài “Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp người nghiện ma túy tham gia chương trình điều trị methadone”
Đề tài cung cấp các cơ sở thực tế về người nghiện mà túy, tình hình người nghiện ma túy dùng methadone tại cơ sở điều trị methadone Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả làm tư liệu cho những đề tài có cùng hướng nghiên cứu can thiệp trên
Đề tài đóng góp vào hoạt động công tác xã hội trong các cơ sở Y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh khó khăn trong đó có người nghiện ma túy tham gia chương trình điều trị methadone
Ngoài ra đề tài còn là cơ sở để Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả cũng như các cấp chính quyền thành phố Cẩm Phả có thể tham khảo và đưa ra những hình thức hỗ trợ phù hợp hơn với người nghiện ma túy tham gia chương trình methadone trên địa bàn
Trang 112 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp
2.1 Mục tiêu
Tìm hiểu thực trạng của người nghiện ma túy tham gia chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc methadone,tác giả thực hiện tiến trình Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp người nghiện
ma túy tham gia chương trình điều trị methadone tại Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả
2.2.Nhiệm vụ
Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình về công tác cai nghiện ma túy, đặc biệt là công tác điều trị thay thế các chất dạng thuốc nghiện bằng methadone hiện nay ở Việt Nam
Đánh giá thực trạng công tác cai nghiện ma túy và nghiện ma túy và người nghiện ma túy khi tham gia chương trình của cơ sở điều trị methadone Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả;
Ứng dụng Công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người nghiện mà túy tham gia chương trình methadone;
Đề xuất giải pháp trợ giúp người nghiện mà túy tham gia chương tình methadone tại cơ sở điều trị methadone Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả
3 ối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu can thiệp
3.1 Đối tượng
Công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người nghiện ma túy tham gia chương trình methadone tại cơ sở điều trị methadone Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả
3.2 Khách thể
Cán bộ Y tế tại cơ sở điều trị methadone Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả
Những người nghiện ma túy tham gia chương trình điều trị methadone tại
cơ sở điều trị methadone Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả
Người nhà của người nghiện ma túy tham gia chương trình
Trang 123.3 Phạm vi
- Nghiên cứu can thiệp được tiến hành từ tháng 5/2017 đến tháng 2/2018
- Cơ sở điều trị methadone Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả - Tỉnh
Quảng Ninh (Tổ 3, Khu 7, Phường Cẩm Thành, Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh)
4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu can thiệp
4.1 Câu hỏi nghiên cứu can thiệp
Chương trình cai nghiện thay thế methadone hiện nay đang được thực hiện như thế nào tại Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh?
Thực trạng người nghiện ma túy tham gia chương trình methadone trên địa bàn thành phố Cẩm Phả ra sao?
Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp người nghiện ma túy tham gia chương trình methadone?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Cơ sở điều trị methadone thuộc Trung tâm Y tế thanh phố Cẩm Phả đã triển khai chương trình điều trị methadone có hiệu quả, tuy nhiên còn gặp một số khó khăn
Người nghiện mà túy tham gia chương trình điều trị methadone với số lượng và đa dạng
Hoạt động trợ giúp một trường hợp người nghiện ma túy tham gia chương trình methadone có hiệu quả tốt
5 Phương pháp nghiên cứu can thiệp
5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Để triển khai nghiên cứu can thiệp, đề tài sử dụng các tài liệu được tổng hợp và nhìn nhận, đánh giá, làm cơ sở và minh chứng cho các luận điểm được trình bày.Những tài liệu gồm có sách báo chuyên ngành CTXH, xã hội học, chính trị học, ; các báo cáo, kế hoạch, định hướng của Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả; tham khảo một số nghiên cứu can thiệp, luận văn của những đề tài về công tác cai nghiện ma túy làm cơ sở cho việc hình thành cơ sở lý luân của đề tài
Trang 135.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Để thực hiện nghiên cứu can thiệp, phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng với số lượng đơn vị phỏng vấn sâu là 25 người:
05 người: Cán bộ Y tế làm việc tại cơ sở điều trị methadone
15 người: Người nghiện ma túy
05 người: Người nhà bênh nhân
Lý do để lựa chọn người tham gia vào phỏng vấn sâu đó là: (i) những người này thường xuyên tiếp cận và chịu ảnh hưởng của hành vi nghiện ma túy,
và tham gia trực tiếp vào hỗ trợ quá trình cai nghiện và điều trị bằng Methadone (ii) Họ đã trải nghiệm và cần sự chia sẻ khó khăn vưỡng mắc trong tiếp cận với người nghiên ma túy và trong quá trình hỗ trợ cai nghiện; (iii) họ cần sự trợ giúp, sẽ là tiếng nói kêu gọi sự trợ giúp của CTXH
5.3 Phương pháp quan sát
Trong quá trình nghiên cứu can thiệp, phương pháp quan sát được tiến hành để tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu can thiệp Quan sát đảm bảo cho người nghiên cứu can thiệp có cái nhìn khách quan hơn trong việc thu nhập thông tin
Qua việc quan sát những ngôn ngữ không lời, thái độ, hành vi của các đối tượng được phỏng vấn trong qua trình phỏng vấn nhằm tìm ra những thông tin hữu ích mà các đối tượng không thể hiện bằng lời nói Đồng thời, quan sát hoạt động của trung tâm, các tương tác giữa bác sĩ với bệnh nhân, giữa bệnh nhân với nhau
5.4 Tiến trình Công tác xã hội cá nhân đối với một trường hợp
Quá trình thực hiện nghiên cứu và can thiệp trong đề tài này là quá trình vận dụng tổng hợp các kiến thức, phương pháp, kỹ năng, giá trị của ngành CTXH Trong đó, Phương pháp CTXH cá nhân là phương pháp chủ yếu
Mục đích: Sử dụng các phương pháp này nhằm thu thập các thông tin về
TC, can thiệp, giúp đỡ cá nhân tự tăng cường, thay đổi, phát triển chức năng xã hội, giải quyết vấn đề, đảm bảo cho TC thoát khỏi tình huống khó khăn thông qua quan hệ một - một (quan hệ NVCTXH - TC)
Trang 14Các bước tiến hành:
Mô tả trường hợp
Thu nhập thông tin
Đánh giá tình hình thân chủ và xác định nhu cầu
Xây dựng kế hoạch hoạt động hỗ trợ
xóm, cán bộ Trung tâm Y tế của TC
6 Tổng quan về tình hình nghiên cứu can thiệp
Chính sách về ma túy ở một số quốc gia trên thế giới
Theo báo cáo Tình hình ma túy Toàn cầu năm 2015 của Cơ quan phòng
chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), có khoảng 246 triệu người, tương đương với khoảng hơn 5% dân số toàn thế giới trong độ tuổi từ 15 đến 64 đã từng sử dụng ma túy trái phép Số người có vấn đề về sử dụng ma túy chiếm khoảng 27 triệu người, gần một nửa trong số họ là người tiêm chích ma túy
Báo cáo cũng chỉ ra nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm sự lây truyền các bệnh truyền nhiễm như HIV và viêm gan C và sốc thuốc, có thể dẫn đến mức độ tử vong trong nhóm người tiêm chích ma túy cao gấp gần 15 lần so với mức bình thường trong các nhóm dân cư nói chung Có khoảng 1,65 triệu người tiêm chích ma túy đang phải sống chung với HIV Số lượng các trường hợp tử vong liên quan đến ma túy trong năm 2013 là khoảng 187.100 người
Năm 2014, sản lượng thuốc phiện toàn cầu lên đến trên 7.550 tấn - mức cao thứ hai kể từ cuối những năm 1930 Tình hình sử dụng cần sa đang và sẽ tiếp tục tăng cao ở Tây và Trung Phi, Tây và Trung Âu, Châu Đại Dương cũng
Trang 15như ở Bắc Mỹ; Tây Nam Á và Đông Nam Á (chủ yếu là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Myanmar) tiếp tục chiếm phần lớn hoạt động trồng cây thuốc phiện bất hợp pháp [26]
Hoàn thiện hệ thống pháp lý về phòng, chống ma túy là một vấn đề quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy ở mỗi nước và trên toàn thế giới Việc xây dựng chính sách phòng, chống ma túy của mỗi nước dựa trên cơ sở, nền tảng chung là các Công ước quốc tế về kiểm soát ma túy (Công ước năm 1961, 1971 và 1988)
Một trong những nguyên tắc chung của Công ước quốc tế về kiểm soát
ma túy là các nước tham gia phải cụ thể hóa quy định của các Công ước quốc tế trong hệ thống pháp luật phòng, chống ma túy của nước mình, bảo đảm tính đồng bộ giữa Công ước quốc tế và pháp luật của mỗi nước Tuy nhiên, cuộc tranh luận về giải pháp chống ma túy hiện vẫn chưa có hồi kết Các quốc gia sẽ
có những giải pháp riêng tùy vào hoàn cảnh của họ
Thái Lan: là một nước tiếp giáp với Myamar, một trong những trọng điểm
của khu vực “Tam giác vàng”, một trung tâm sản xuất ma túy thế giới Để đấu tranh có hiệu quả, ngăn chặn tình hình này, Chính phủ Hoàng gia Thái Lan đã có những biện pháp trong xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật về phòng, chống và kiểm soát ma túy Cụ thể gồm 3 nhóm chính là: Luật qui định quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực kiểm soát ma túy; Luật về kiểm soát các chất ma túy gồm: Luật về kiểm soát các chất
ma túy, Luật kiểm soát các chất hướng thần, Chỉ thị khẩn cấp về việc kiểm soát các chất thơm gây nghiện, Luật về kiểm soát các loại hàng hóa; Luật cho phép
áp dụng các biện pháp đặc biệt để ngăn chặn các hành vi liên quan đến ma túy,
tổ chức cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy, chống rửa tiền, tương trợ
tư pháp trong các vấn đề hình sự, dẫn độ tội phạm, tịch thu tài sản
Trung Quốc: Trước sự tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng nghiêm trọng của tệ
nạn ma túy thế giới, tệ nạn ma túy ở Trung Quốc đã diễn biến hết sức phức tạp,
tỷ lệ người nghiện ở Trung Quốc ngày càng gia tăng, Trung Quốc phải tập trung mọi cố gắng nhằm kiểm soát và ngăn chặn tội phạm về ma túy Chính phủ
Trang 16Trung Quốc đã ban hành các văn bản pháp luật về phòng, chống ma túy như: Luật phòng, chống ma túy (được Quốc hội thông qua năm 2007); Nghị định về các biện pháp cai nghiện bắt buộc do Quốc vụ viện ban hành ( năm 1995); Nghị định kiểm soát ma túy ( năm 1987); Nghị định về quản lý các tiền chất, hóa chất (năm 2005) Trong đó, Luật phòng, chống ma túy đã qui định việc thành lập Ủy ban Quốc gia phòng, chống ma túy để chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy ở Trung Quốc và qui định chức năng nhiệm vụ của Ủy ban này; Qui định công tác giáo dục tuyên truyền phòng, chống ma túy, việc quản lý ma túy của các cơ quan nhà nước, biện pháp cai nghiện, hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma túy
Trên cơ sở Luật, Chính phủ ban hành Nghị định về các biện pháp cai nghiện bắt buộc qui định cụ thể công tác cai nghiện ma túy bắt buộc tại các cơ
sở chữa bệnh; Nghị định kiểm soát ma túy tăng cường các hoạt động kiểm soát
ma túy, đảm bảo việc sử dụng các chất ma túy một cách an toàn vì mục đích y
tế, giáo dục và nghiên cứu khoa học, qui định cụ thể việc trồng các loại cây có chứa chất ma túy, việc cung cấp và vận chuyển, xuất nhập khẩu, sử dụng các chất ma túy; Nghị định về quản lý tiền chất, hóa chất của Trung Quốc qui định
về việc sản xuất, phân phối, mua bán, vận chuyển, nhập khẩu, xuất khẩu các tiền chất, hóa chất nhằm ngăn chặn việc sử dụng các tiền chất hóa chất để sản xuất
ma túy bất hợp pháp, giữ vững ổn định xã hội và kinh tế
Úc: Mặc dù là một nền văn hóa đang phát triển nhưng Úc là quốc gia ủng
hộ hợp pháp hóa cần sa và các loại ma túy khác, luật pháp ở Úc quy định về vấn
đề lạm dụng và mua bán ma túy cũng tương tự như ở Hoa Kỳ Chính phủ Úc đã tập trung cao độ nhằm nâng cao nhận thức về ma túy trong các trường học từ rất sớm tương tự như các trường trung học ở Mỹ Điều đó chỉ ra rằng, Úc đã trở thành một trong những nước tiên phong khởi xướng về các biện pháp giảm tác hại của ma túy, chẳng hạn như các chương trình trao đổi bơm kim tiêm miễn phí hoặc bán với giá rất rẻ; chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone
Trang 17Hà Lan: Sự khác biệt lớn nhất của chính sách về ma túy giữa Hà Lan và
Hoa Kỳ là Chính phủ Hà Lan tiếp cận và nhìn nhận về ma túy như là một vấn đề liên quan đến sức khỏe chứ không phải là một vấn đề hình sự Nước này đầu tư nhiều tiền hơn vào việc điều trị cai nghiện ma túy, giáo dục về phòng, chống lạm dụng ma túy hơn là việc bắt giam những người thường xuyên lạm dụng ma túy Đáng anh ý, Hà Lan là nước duy nhất hoàn toàn hợp pháp hoá việc sử dụng
và mua bán cần sa
Hoa Kỳ: Các hình phạt nhằm vào việc tàng trữ hoặc mua bán các chất ma
túy tại Hoa Kỳ rất khắc nghiệt, điều đó được chứng minh bằng thực tế là một tỷ
lệ lớn tù nhân trong các nhà tù ở đất nước này có liên quan đến các vấn đề về ma túy Tổng thống Richard Nixon bắt đầu "cuộc chiến chống lại ma túy" trong những năm 1970, kể từ thời điểm đó nước này đã chi hàng tỷ USD để đưa những người sử dụng ma túy ra tòa án để xét xử và truy lùng những kẻ buôn ma túy ở khu vực biên giới và bên trong các bang của Hoa Kỳ
Vương quốc Anh: Người Anh đã luôn luôn duy trì quan điểm của họ trong
chính sách về ma túy và điều này là không thay đổi trong thế kỷ XXI Đạo luật
về lạm dụng các chất ma túy năm 1971 đã chia tất cả các hành vi phạm tội liên quan đến ma túy thành ba loại: Loại A, loại B và loại C - với "A" là các chất ma túy nguy hiểm nhất và "C" là các chất ma túy ít nguy hiểm nhất Trong khi luật
về tàng trữ các chất ma túy với một lượng nhất định có sự tự do hơn ở Anh so với Hoa Kỳ, nhưng sở hữu ma túy nhằm ý định bán lại sẽ dẫn tới khả năng bị phạt tù chung thân
Thụy Sĩ : là nguồn gốc của một số chính sách tự do nhất trên thế giới liên
quan đến các tội phạm về ma túy Chính phủ Thụy Sĩ nhấn mạnh vào việc
"phòng ngừa, điều trị, giảm thiểu tác hại và ngăn cấm" Quốc gia này đã đặt tầm quan trọng đặc biệt vào việc giúp đỡ người nghiện ma túy để được điều trị một cách toàn diện và làm hết khả năng của mình để đảm bảo sự an toàn cho người đang cai nghiện ma túy Trong thực tế, nước này gần đây là nơi tập trung gây nên những tranh cãi trên toàn thế giới do việc Chính phủ tài trợ "phòng an toàn",
Trang 18nơi người nghiện heroin có thể tiêm chích ma túy với các kim tiêm sạch trong một môi trường có kiểm soát của Chính phủ
Đức : Được coi là một trong những quốc gia có chính sách về ma túy khắt
khe nhất ở Châu Âu Mặc dù ban hành những hình phạt hà khắc gắn liền với việc bán hoặc sở hữu một lượng lớn ma túy nhưng sở hữu một lượng ma túy nhỏ hoặc sử dụng các chất gây nghiện bao gồm cả cần sa thì không được coi là phạm pháp hình sự Chính phủ Đức thậm chí đã từng đi khá xa với việc cho phép các
"phòng ma túy" hoạt động có sự giám sát như đã từng thấy ở Hà Lan, nơi các cá nhân có thể sử dụng loại ma túy họ muốn một cách an toàn và được tư vấn khi cần thiết [39]
Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam đã thực hiện thí điểm chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone từ năm 2008 tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh Chương trình thí điểm cho thấy điều trị methadone rất hiệu quả trong việc kiểm soát người nghiện heroin và đã được chấp nhận để mở rộng dịch vụ ra các tỉnh, thành khác trong cả nước Chương trình điều trị methadone đã phát triển nhanh trong những năm qua, cho thấy giảm số người nghiện xuống đáng
kể
Có một số nghiên cưu như:
Đề tài “thực trạng và biện pháp giáo dục phòng, chống ma túy ở trường
trung học cơ sở Tân Dân, huyện Nam Đàm, tỉnh Nghệ An” năm 2012 của tác giả
Nguyễn Thị Nga Đề tài tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục phòng, chống ma túy ở trường và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục phòng, chống tệ nạn ma túy trường Tân Dân
Năm 2015 tác giả Nguyễn Xuân Hiến với đề tài “thực hiên pháp luật trong
lĩnh vực phòng, chống ma túy qua thực tiễn thành phố Hải Phòng” Đề tài
nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, các quan điểm, giải pháp bảo đảm việc thưc hiên pháp luật phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Luận án tiến sĩ “hiệu quả pháp luật phòng, chống ma túy trong các trường
đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam” năm 2012 của tác giả
Trang 19Nguyễn Thị Hoàng Lan Đề tài nghiên cứu về các luật phòng, chống ma túy ở các trường học ở Việt Nam
Bộ Công an - Cơ quan thường trực phòng chống ma túy (2012), “Báo cáo
tình hình, kết quả công tác phòng, chống ma túy 6 tháng đầu năm 2012 và phương hướng công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm”
Phạm Thị Đào (2010), “Nghiên cứu tình hình nhiễm HIV của các học viên
nghiện chính ma túy tại trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06 thành phố Đà Nẵng”, Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010,
tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế
Phạm Mạnh Hùng (2012), “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và
truyền thông chuyển đổi hành vi về giảm tác hại liên quan đến HIV/AIDS”, tài
liệu chuyên đề : Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, Ban tuyên giáo trung ương
Trần Quốc Hùng (2001), “Thực trạng nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS ở
một trạm tam giam thành phố Hà Nội 1996-2000” Luận văn thạc sỹ Y khoa,
Học viện Quân Y
Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Thị Huỳnh (2010), “Kiến thức, thái độ và
hành vi liên quan đến HIV/AIDS của người nghiện chính ma túy tại 7 tỉnh/thành phố Việt Nam sau 5 năm triển khai hoạt động can thiệp”, Các công trình nghiên
cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010, tạp chí Y học thực hành, Bộ
Y tế
Đào Văn Dũng (2012), “Vai trò của Nganh tuyên giáo trong công tác
phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm”, Tài liệu chuyên đề tăng cường sự
lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm Ban Tuyên giáo trung ương
Nguyễn Trọng Đàm (2012), “Cai nghiện ma túy tại hệ thống trung tâm
chữa bênh - Giáo dục - Lao động xã hội : Thực trạng và giải pháp”, tài liệu
chuyên đề : Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS,
ma túy, mại dâm, Ban tuyên giáo trung ương
Trang 20Hoàng Văn Tuấn (2017), “Hoạt động công tác xã hội cá nhân đối với trẻ
em khuyết tật vận động tại thành phố Thanh Hóa”, Nghiên cứu cơ sở lý luận về
CTXH cá nhân với trẻ em khuyết tật vận động, đồng thời đánh giá thực trạng tại thành phố Thành Hóa Luận văn thạc sỹ công tác xã hội, trường đại học Lao động - Xã hội
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Công an (2004), “Thông tư liên
tịch số 22/2004/TTLT-BLĐTBXH-BCA hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của
cơ sở chữa bệnh theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh”
Nguyễn Hữu Hùng (2016), “Kỹ năng công tác xã hội các nhân với trẻ em
mồ côi của cán bộ xã hội’’ Nghiên cứu lý luận và thực trạng kỹ năng công tác
xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội Luận án tiến sĩ tâm lý học, viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, học viện khoa học xã hội
Lê Thị Trang (2011), “Công tác xã hội các nhân với người khuyết tật bị
bạo lực gia đình (nghiên cứu tại trung tâm dạy nghề người khuyết tật Nghệ An)
”, nghiên cứu trẻ em bị bạo lực trong gia đình Trường đại học Vinh - khoa lịch
sử
Vũ Văn Tuấn (2017), “Công tác xã hội cá nhân đối với người tâm thần từ
thực tiễn trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định”, nghiên cứu lý luận và thực
tiễn nhằm nâng cao CTXH cá nhân đối với người tâm thần Luận văn thạc sỹ công tác xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam - Học viện khoa học
xã hội
Những nghiên cứu trên đã đóng góp lớn vào sự phát triển của các phương pháp cai nghiện hiệu quả Tuy nhiên, nhờ những ưu điểm và thế mạnh của methadone vẫn được biết là một phương pháp cai nghiện được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới Nước ta cũng đã tiến hành những nghiên cứu về hiệu quả trong điều trị cai nghiện thay thế bằng methadone
Trang 21Như vậy đã có nhiều nghiên cứu về phương pháp cai nghiện và đánh giá đời sống của người điều trị methadone Tuy nhiên chưa có đề tài đi sâu tìm hiểu thuận lợi và khó khăn của nhân viên công tác xã hội hỗ trợ người tham gia chương trình methadone điều trị tại thành phố Cẩm Phả Vì vậy việc nghiên cứu
can thiệp đề tài “Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp người nghiện ma
túy tham gia chương trình điều trị methadone (Nghiên cứu can thiệp tại cơ sở điều trị methadone Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh)”
không trùng lặp với những đề tài nghiên cứu trước đó Tuy vậy những thông tin trong các đề tài là nguồn tư liệu quan trọng giúp tôi thực hiện đề tài này
7 Bố cục luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu can thiệp
Chương 2: Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp người nghiện ma túy tham gia chương trình methadone
Trang 22PHẦN N I DUNG ƯƠN : Ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CAN THIỆP 1.1 Các khái niệm công cụ
1.1.1 Khái niệm về ma túy
VHO: Ma tuý là bất cứ chất nào khi đưa vào cơ thể con người có tác dụng làm thay đổi một số chức năng của cơ thể và làm cho con người lệ thuộc vào nó LHQ: Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đưa vào
cơ thể con người nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái, ý thức và sinh lý Nếu lạm dụng ma tuý con người sẽ phụ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương, nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng
BLHS: Ma tuý bao gồm: nhựa cây thuốc phiện; nhựa cần sa; cao
côca; lá, hoa, quả của cây cần sa; lá cây côca; quả thuốc phiện khô; quả thuốc phiện tươi; herôin; côcain; các chất ma tuý khác ở thể lỏng; các chất ma tuý ở thể rắn
Từ điển tiếng Việt: ma tuý là tên gọi chung các chất có tác dụng gây
trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dần quen thành nghiện
Điều 2 Luật phòng chống ma tuý năm 2000 :
“1 Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần dược quy
định trong các danh mục do chính phủ ban hành
2 Chất gây nghiện là chất gây kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ
gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng
3 Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo
giác Nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng ” [20, tr 146]
1.1.2 Khái niệm về nghiện ma túy
Sổ tay chuẩn đoán của hiệp hội Tâm thần mỹ (APA) định nghĩa nghiên như sau: Các triệu chứng bao gồm hiên tương dung nạp (cần phải tăng liều lượng sử dụng để đạt được khoái cảm), sử dụng ma túy để giảm triệu chứng cai, không thể giảm liều sử dụng thuốc hay ngưng sử dụng và tiếp tục sử dụng biết
nó có hại cho bản thân hay người khác
Trang 23Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì nghiện ma túy là tình trang lệ thuộc
về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng mai túy để có được những hiệu ứng ma túy về măt tâm thần của
mà túy và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma túy.[20, tr 147]
1.1.3 Khái niệm người nghiện ma túy
Theo khoản 11 điều 2 chương 1 của luật phòng chống ma túy (năm 2013): Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này [20, tr 147]
1.1.4 Khái niệm cai nghiện ma túy
Có thể thấy nghiện mà túy như một bệnh mãn tính, khó chữa, nhưng có thể chữa được nếu anhng ta sớm điều trị, phục hồi các rối loạn của cơ thể người nghiện để trở lại trạng thái ban đầu Quá trình này đòi hỏi sự phối hợp đồng thời, đồng bộ những biện pháp khác nhau: từ y tế (cắt cơn, giải độc, phục hồi sức khỏe, điều trị các bệnh cơ hội) đến các biện pháp điều trị tổng hợp như giáo dục trị liệu, tâm lý trị liệu, lao động trị liệu, giải trí trị liệu đối với người nghiện Việc tiến hành tổng hợp các biện pháp trên cùng với các hoạt động trên cùng với các hoạt động tư vấn (tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm) hướng nghiệp day nghề, tổ chức lao động sản xuất, học tập, các hoạt động văn hóa, thể thao nằm trong một quy trình thống nhất của công tác cái nghiện, phục hồi
Yếu tố tự nguyện và quyết tâm cai nghiện của người nghiện là yếu tố đầu tiên và có tính quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình cai nghiện, phục hồi
Thời gian điều trị, phục hồi về điều trị các rối loạn về mặt sinh lý, tâm lý, nhân thức và hành vi đòi hỏi thời gian dài (ít nhất 1-2 năm) Tốt nhất là toàn bộ các hoạt động của quy trình điều trị, phục hồi được tiến hành trong điều kiên tập trung các trung tâm cai nghiện
Trang 24Việc thực hiện quy trình, phục hồi cần có một chương trình, kế hoạch điều trị, phục hồi của từng người nghiện khác nhau, nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cai nghiện, phục hồi chung
Sự kết hợp chặt chẽ giữa 4 chủ thể là người nghiện, trung tâm cai nghiên, gia đình và cộng đồng [20, tr 147]
1.1.5 Khái niệm về methadone
Methadone là một chất dạng thuốc phiện (CDTP) tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các CDTP khác (như Thuốc phiện, Heroin, Morphin, Buprenorphine…), nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và không gây khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian bán huỷ dài (trung bình là 24 giờ) nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ để có thể không xuất hiện hội chứng cai Methadone có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài
Methadone là một chất đồng vận với các CDTP khác, cùng tác động trên các thụ thể μ của các CDTP ở não, nó gắn chặt vào các thụ thể μ và chiếm lấy các thụ thể này Trong điều trị thay thế với liều vừa đủ Methadone chiếm hết các thụ thể μ và ngăn chặn các tác dụng của các CDTP khác như: ngăn chặn sự hưng phấn và gây buồn ngủ của các CDTP, làm giảm sự thèm muốn các CDTP (là nguyên nhân chính gây tái nghiện), làm giảm các triệu chứng của Hội chứng cai các CDTP Với liều điều trị ổn định Methadone không gây hưng phấn hoặc không gây ngộ độc vì vậy mà người bệnh có thể tham gia lao động và sinh hoạt bình thường trong xã hội Methadone chuyển hoá chậm, tập trung nhiều trong
mỡ, thời gian bán thải chậm hơn nhiều CDTP khác, trung bình là 24 giờ do vậy trong một ngày chỉ sử dụng một liều Methadone duy nhất và không bị tăng liều [12, tr 33]
1.1.6 Khái niệm Công tác xã hội
Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5)
Trang 25CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống (Zastrow, 1999: )
Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004): Định nghĩa cổ điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP Nó không phải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thống thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc
tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các
hệ thống xã hội CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ
Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh
xã hội tiên tiến [21, tr 10-13]
1.1.7 Khái niệm nhân viên công tác xã hội
Nhân viên công tác xã hội (tiếng Anh là social worker) là những người hoạt động trong nhiều lĩnh vực, được đào tạo chính quy và cả bán chuyên nghiệp, được trang bị các kiến thức và kỹ năng trong CTXH để trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo
cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn” (Theo Hiệp hội Nhân
viên công tác xã hội quốc tế -IFSW)
Trang 26Nhân viên công tácxã hội là những nhà chuyên nghiệp làm chủ những nền tảng kiến thức cần thiết, có khả năng phát triển các kỹ năng cần thiết, tuân theo những tiêu chuẩn và đạo đức của nghề công tác xã hội (DuBois and Miley, 2005: 5)
Trình độ tối thiểu quy định đối với nhân viên công tác xã hội ở những nước
có nghề CTXH phát triển như ở Mỹ, Anh, Canađa, Australia, Philipine, v.v là phải tốt nghiệp đại học Bên cạnh đó, để được hành nghề, nhân viên công tác xã hội cần đăng ký và ở một số nơi còn cần phải thi lấy bằng hành nghề CTXH rồi mới được hành nghề Những người tham gia hoạt động CTXH chưa có bằng quy chuẩn được gọi là nhân viên CTXH bán chuyên nghiệp (para-professional) hoặc
là những cộng tác viên [21, tr 14]
1.2.Lý thuyết ứng dụng
Để giúp cho việc phân tích các vấn đề trong nghiên cứu can thiệp, đề tài
đã sử dụng một số lý thuyết sau đây:
1.2.1 Thuyết nhu cầu
Abraham Maslow sinh ngày 1-4-1908, mất năm 8-5-1970 Ông là một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Ông là người đáng anh ý nhất với sự đề xuất về Tháp nhu cầu và ông được xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong Tâm lý học
Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con người vào những năm 1950 Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần
Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của anhng ta về những nhu cầu của con ngýời bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu Ông đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của anhng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con người tư thấp đến cao [21, tr 83]
Trang 27Để đạt một nhu cầu đặc biệt nào đó cần có sự kích thích, vận động và qua
đó định hướng hành vi của một người, đáp ứng nhu cầu cơ bản trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow
Sử dụng thuyết nhu cầu trong nghiên cứu can thiệp, nhân viên xã hội tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của đối tượng, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp
để hỗ trợ họ có hiệu quả
Đối với người nghiện ma túy tham gia chương trình methadone, họ cũng có rất nhiều nhu cầu Các nhu cầu được hiển thị từ thấp đến cao theo thang bậc nhưng không giống nhau ở mỗi con người Có người nhu cầu ưu tiên số một của
họ là được trợ giúp về việc làm, nhưng có người lại là vấn đề về tâm lý hay có nhu cầu được người khác tôn trọng
Chính vì vậy, nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội là tìm hiểu các nhu cầu của thân chủ, sắp xếp các nhu cầu của họ theo thứ tự ưu tiên đối với vấn dề thân chủ đang gặp phải Từ đó, nhân viên công tác xã hội sẽ cùng thân chủ thực hiện kế hoạch nhằm đáp ứng các nhu cầu của mình và có thể tăng cường các chức năng xã hội Cùng với đó, hiệu quả của chương trình điều trị methadone sẽ được nâng cao hơn, đi cùng với sự tiến bộ của bệnh nhân
1.2.2 Thuyết hệ thống sinh thái
Các quan điểm về hệ thống trong công tác xã hội bắt nguồn từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanfy (1901-1972).Thuyết này dựa trên quan điểm của
lý thuyết sinh học cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và đồng thời bản thân các tiểu hệ thống cũng là một phần của hệ thống lớn hơn
Có hai loại thuyết hệ thống nổi bật được đề cập đến trong công tác xã hội là thuyết hệ thống tổng quát và hệ thống sinh thái
Thuyết hệ thống sinh thái là giải thích con người bằng cách mô tả các khía cạnh của cá nhân môi trường Thuyết hệ thống sinh thái cho rằng con người chủ động tham gia vào quá trình phát triển và môi trường của họ luôn luôn thay đổi, bản thân thay đổi Cách thức, con người thuyết sinh thái nhận thức về kinh nghiệm sống sẽ ảnh hưởng đến an sinh Thuyết sinh thái nhấn mạnh đến môi
Trang 28trường cuộc sống, những tương tác của môi trường, vật chất đã ảnh hưởng đến con người ra sao
4 cấp độ thuyết hệ thống sinh thái là:
hỗ trợ giải quyết các vấn đề của người tham gia chương trình methadone như ủy ban chính quyền các cấp, các đoàn thể, hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ trong
và ngoài nước
Đặc biệt đối với những người tham gia chương trình methadone, ngoài việc được chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ về tâm lý thì nhu cầu tìm kiếm việc làm là rất cần thiết Vì vậy việc xác định mối quan hệ của cá nhân trong hệ thống giúp cho nhân viên công tác xã hội tìm kiếm nguồn lực trợ giúp thân chủ được dễ dàng và tốt hơn
Bên cạnh đó là việc thiết lập mối quan hệ giữa họ với hệ thống như lớp dậy nghề, kỹ năng sống, hỗ trợ pháp lý Tóm lại, anhng ta cần khéo léo và tinh tế khi tạo ra những ảnh hưởng cho những hệ thống liên quan, hướng tới việc hỗ trợ cho họ một cách hiệu quả nhất và tránh không gây ra những hiệu ứng lan tỏa tiêu cực từ hệ thống
1.2.3 Thuyết hành vi
Lý thuyết nhận thức - hành vi là một phần của quá trình phát triển lý thuyết hành vi và trị liệu, gần đây lại được xây dựng trên lý thuyết học hỏi xã hội Nó
Trang 29cũng phát triển vượt qua khỏi hình thức về trị liệu của lý thuyết trị liệu thực tế (Glasser- 1965) được các tác giả như Beck (1989) và Ellis (1962) đưa ra Lý thuyết nhận thức- hành vi đánh giá rằng: hành vi bị ảnh hưởng thông qua nhận thức hoặc các lý giải về môi trường trong quá trình học hỏi Như vậy, rõ ràng là hành vi không phù hợp phải xuất hiện từ việc hiểu sai và lý giải sai Quá trình trị liệu phải cố gắng sửa chữa việc hiểu sai đó, do đó, hành vi anhng ta cũng tác động một cách phù hợp trở lại môi trường Theo Scott (1989), có nhiều cách tiếp cận khác nhau như theo quan điểm của Beck là đề cập tới cách tư duy lệch lạc
về bản thân (“mình là đồ bỏ đi ), về cuộc sống của anhng ta, về tương lai của anhng ta đang hướng đến những nỗi lo âu và căng thẳng; quan điểm của Ellis có trọng tâm về những niềm tin không hợp lý về thế giới và quan điểm trọng tâm của Meincheanbeum (1977) về những mối đe dọa mà anhng ta trải qua
Thuyết trị liệu nhận thức - hành vi hay còn gọi là thuyết trị liệu nhận thức (behavioral cognitive therapy) bởi nền tảng của nó là các ý tưởng hành vi hoặc
là trị liệu nhận thức xã hội do sự liên kết của nó với lý thuyết học hỏi xã hội Thuyết trị liệu nhận thức - hành vi cho rằng: chính tư duy quyết định phản ứng chứ không phải do tác nhân kích thích quyết định Sở dĩ anhng ta có những hành vi hay tình cảm lệch chuẩn vì anhng ta có những suy nghĩ không phù hợp
Do đó để làm thay đổi những hành vi lệch chuẩn anhng ta cần phải thay đổi chính những suy nghĩ không thích nghi
Trang 30Vận dụng thuyết nhận thức hành vi vào đề tài này nhân viên xã hội tìm hiểu hành vi của người nghiện ma túy dùng methadone để điều chỉnh nhận thức, từ
đó thay đổi hành vi của họ
Với người nghiện ma túy tham gia chương trình methadone, chính những suy nghĩ sai lầm của bản thân người nghiện ma túy cũng như gia đình, xã hội khiến cho họ có những hành vi sai lệch Để thay đổi những hành vi này cần có những tác động đến nhận thức của người nghiện ma túy, để họ có những niềm tin đúng đắn hơn, từ đó thay đổi hành vi, mang lại hiệu quả tích cực cho việc cai nghiện ma túy Không chỉ thay đổi nhận thức của bản thân bệnh nhân tham gia chương trình, mà thái độ của gia đình, cộng đồng cũng có tác động rất lớn đến hành vi của bệnh nhân Vì thế cần tăng cường tuyên truyền các kiến thức về methadone và người nghiện ma túy để có thể thay đổi nhận thức của gia đình, chính quyền địa phương, cộng đồng về người nghiện ma túy và chương trình methadone, từ đó có thể thay đổi hành vi của mọi người đối với bệnh nhân tham gia chương trình methadone [7, tr 83-95]
1.3 ánh giá chương trình Methadone tại cơ sở điều trị methadone trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả
Tiêu chuẩn xét chọn bệnh nhân tham gia chương trình điều trịmethadone
Tiêu chuẩn bắt buộc
Người bệnh đang nghiện các chất dạng thuốc phiện (sau đây viết tắt là
CDTP) theo tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện CDTP của Bộ Y tế
Từ 18 tuổi trở lên (trường hợp đặc biệt, người từ 16 đến dưới 18 tuổi, phải
có người giám hộ theo quy định pháp luật)
Phải có đơn tự nguyện tham gia điều trị bằng Methadone và cam kết tuân thủ điều trị, xác nhận của UBND xã, phường ở nơi cư trú, không có hành vi tội phạm trong thời gian xét chọn vào chương trình
Không có chống chỉ định thuốc methadone
Không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Pháp luật
Trang 31Tham dự đủ 3 buổi phỏng vấn nhóm và tư vấn tuân thủ điều trị, dự phòng tái nghiện
“Một số khó khăn trong tư vấn là bệnh nhân họ chưa thấy được tầm quan trọng của việc tư vấn trong hỗ trợ cho họ điều trị, kể cả người nhà của họ cũng vậy Việc điều trị này phải tiến hành trên hai mảng là thuốc và tư vấn, họ thì lại chưa coi trọng việc hỗ trợ về mặt tư vấn Vì thế cho nên nhiều khi tư vấn họ cảm thấy không được thoải mái và nhiều khi họ có những lý do để thoái thác việc tư vấn, mình phải có những biện pháp để gặp được họ, đối với họ mang tính nghiêm khắc hơn Đó là những khó khăn và thuận lợi trong tư vấn ở đây”(CBYT_04, 33 tuổi)
Có hộ khẩu thường trú và nơi cư trú ổn định tại địa phương triển khai chương trình Trường hợp không có hộ khẩu thường trú nhưng tạm trú dài hạn tại tỉnh, phải có người cam kết hỗ trợ chỗ ở và tinh thần để đảm bảo việc uống thuốc hàng ngày tại cơ sở điều trị methadone
Người có cam kết hỗ trợ của gia đình
Tiêu chuẩn ưu tiên
Người tham gia tích cực các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
Người nhiễm HIV/AIDS
Phụ nữ mang thai
Người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng đường tiêm chích
Thời gian nghiện từ ba năm trời lên
Đã cai nghiện, từ bỏ ma túy nhiều lần mà không thành công
Quy trình xét chọn bệnh nhân tham gia chương trình điều trị methadone
Bệnh nhân tự nguyện viết đơn xin tham gia điều trị, nộp cho trạm y tế xã,
Trang 32Trạm y tế xã thông báo cho những bệnh nhân được lựa chọn đến nhận hồ
sơ để nộp cho cơ sở điều trị Methadone
Cơ sở điều trị Methadone sau khi tiến hành khám lâm sàng, làm các xét nghiệm, tư vấn và đánh giá ban đầu, tiến hành lựa chọn những bệnh nhân đủ điều kiện tham gia điều trị, trình Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS (đối với cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS) hoặc Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện, thành phố (đối với cơ sở điều trị Methadone khác tại các huyện, thành phố) phê duyệt và gửi Ban xét chọn huyện, thành phố (sau đây gọi là cấp huyện)
“Tùy thuộc vào từng trường hợp của bệnh nhân, tại vì mỗi một bệnh nhân
phải dùng tới những biện pháp khác nhau Với những bệnh nhân ấy thì mình tùy vào tình huống đó Thường là mình sẽ không ép họ, qua cái buổi ấy mình có thể trao đổi với họ để họ có thể thấy việc mình ngồi đây với họ là để họ thấy tin tưởng ở mình đã Xong mình sẽ hẹn họ vào buổi khác, mình nhớ buổi hẹn đó và gặp họ, buổi gặp tiếp theo mình sẽ không dành quá nhiều thời gian, mình không bắt họ ngồi quá lâu, mình làm cho họ cảm thấy thoải mái, cảm thấy buổi tư vấn
đó hứu ích hơn” (CBYT_05, 41 tuổi)
Ban xét chọn cấp huyện căn cứ tiêu chuẩn bệnh nhân, số lượng bệnh nhân
để xem xét và quyết định danh sách bệnh nhân sẽ được tham gia điều trị
Cơ sở điều trị Methadone tiến hành cấp thẻ điều trị và khởi liều điều trị cho những bệnh nhân đã được Ban xét chọn cấp huyện thông qua
Một số kết quả của cơ sở điều trị methadone tại Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả
Cơ sở điều trị methadone thành phố Cẩm Phả thực hiện hoạt động cấp phát thuốc methadone miễn phí cũng như các dịch vụ khác thuộc chương trình dành cho đối tượng là người ngiện các chất dang thuốc phiện tham gia chương trình
tự nguyện
Từ lúc thành lập 2011 đến nay, cơ sở đã có một kết quả tích cực trong triển khai chương trình điều trị methadone
Trang 33Năm 2011 khi mới đi vào hoạt động có 68 người tham gia đến đầu năm
2018 số người tham gia 318 người, tăng 250 người so với lúc đầu
Hiện nay, cơ sở có 136bệnh nhân là người nghiện ma túy tham gia chương trình methadone đồng thời sử dụng thuốc ARV Bệnh nhân tham gia chương trình ở nhiều độ tuổi khác nhau, chủ yếu là trong độ tuổi lao động Bệnh nhân cao tuổi nhất là 66 tuổi, ít tuổi nhất là 28 tuổi Số bệnh nhân là nữ có 5 người Trong số những bệnh nhân điều trị hiện nay, có 48 người tham gia chương trình từ những ngày đầu và điều trị liên tục Số người mới tham gia chương trình với thời gian dưới 1 năm là 35 người, số người tham gia từ 1 đến 3 năm là 102 người Số còn lại đã gắn bó với chương trình từ 3 năm trở lên [1]
Trong quá trình điều trị đã có những bệnh nhân từ bỏ chương trình, sau đó lại quay lại, chỉ một số ít từ bỏ hoàn toàn, chính vì vậy số bệnh nhân điều trị mới mỗi năm vẫn không ngừng tăng lên Điều này cho thấy bệnh nhân cũng đã nhận thức được những hiệu quả và lợi ích khi tham gia chương trình
Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bệnh nhân nào tại Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả cai nghiện methadone hoàn toàn Những bệnh nhân gắn bó với chương trình từ những ngày đầu, tính đến này là được 7 năm nhưng vẫn chưa được cai methadone
Điều này đặt ra những khó khăn nhất định đối với người nghiện ma túy khi tham gia chương trình Hầu hết khi tham gia điều trị, người bệnh muốn cai nghiện ma túy hoàn toàn và tin tưởng chương trình methadone sẽ giúp họ làm được điều đó Nhưng khi đã điều trị quá lâu, một thời gian dài vẫn chưa thể có được kết quả mong muốn thì sẽ dẫn đến nhiều những vấn đề tâm lý có thể xảy ra với người bệnh
Trong những trường hợp như vậy, cần có sự hỗ trợ của những nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, để có thể giúp thân chủ giải quyết những khó khăn gặp phải Tuy nhiên, tại cơ sở điều trị methadone thành phố Cẩm Phả hiện nay lại thiếu vắng các hoạt động công tác xã hội và vai trò của nhân viên công tác xã hội Điều này phần nào cản trờ những lỗ lực của cán bộ Y tế tại cơ sở và
Trang 34người điều trị methadone trong việc giúp người tham gia chương trình có được sức khỏe và cuộc sống ổn định, hơn hết là cai nghiện ma túy hoàn toàn
1.4 Những khó khăn của người nghiện ma túy khi tham gia chương trình methadone tại cơ sở điều trị methadone Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả
Thứ nhất là khó khăn về tâm lý, tình cảm và cảm xúc
Phân tích định tính cho thấy gia đình là nguồn hỗ trợ quan trọng trước và trong quá trình điều trị methadon của nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV Mẹ và
vợ (chồng) là những người chăm sóc chính khi đối tượng mắc bệnh, giúp làm hồ
sơ điều trị methadon Trong quá trình điều trị methadon, gia đình nhắc nhở đối tượng uống thuốc đúng giờ, đi cùng và tham gia các buổi tư vấn các cơ sở điều trị:
“Về chuyện uống thuốc thì đêm nào 9h cô cũng nhắc nó, không sợ nó quên, kể cả đi đâu cũng phải điện chỉ để nhắc nó uống thuốc Cô cứ phải theo sát nó, thuốc thang mà hết là phải nhắc nó đi lấy thuốc” (Gia đình_01, 55 tuổi) Theo nhận định của cán Bộ Y tế thì nam thanh niên nhiễm HIV có sự hỗ
trợ của gia đình sẽ tiếp cận các dịch vụ Y tế tốt hơn, tuân thủ điều trị hơn, ít bi quan, chán nản về bệnh tật hơn, từ đó sức khỏe sẽ được cải thiện hơn nhóm không nhận được nhiều sự hỗ trợ của gia đình:
“Cái nhóm được hỗ trợ thì cái tiếp cận đối với các dịch vụ Y tế thì nó tốt hẳn lên” (CBYT_ 01, 32 tuổi)
“Gia đình còn chăm sóc động viên, ngoài ăn uống chuyên cần thì nhắc nhở bệnh nhân đi khám lấy thuốc để bệnh nhân không bị lỡ liều” (CBYT_02, 40
Trang 35Khi mới uống thuốc bệnh nhân thường gặp phải những phản ứng của cơ thể để tiếp nhận thuốc Việc thay đổi từ loại thuốc này sang loại thuốc khác, cơ thể bệnh nhân thường có nhiều biểu hiện khác nhau để có thể thích nghi với loại thuốc mới Với mỗi bệnh nhân sẽ biểu hiện khác nhau, tuy nhiên có thể thấy những triệu chứng chung là buồn ngủ, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi,…
“Mấy ngày đầu anh uống không quen, anh vừa uống vào là cảm thấy
buồn nôn thế là anh nhổ ra”(NNMT_06, 48 tuổi)
Lúc này những lời động viên đến từ phía gia đình hay bác sĩ điều trị, nhân viên tư vấn là rất quan trọng để giúp họ củng cố niềm tin và vượt qua giai đoạn khó khăn Cùng với đó, liều lượng methadone chưa ổn định với những bệnh nhân đang trong giai đoạn dò liều Đây là giai đoạn bác sĩ điều trị sẽ xác định lượng methadone là bao nhiêu để có thể phù hợp nhu cầu sử dung thuốc của họ
để khiến họ không xuất hiện các hội chứng cai khi thiếu thuốc hoặc sốc thuốc Bệnh nhân đang trong giai đoạn dò liều cần được theo dõi và kiểm soát nghiêm ngặt việc sử dụng thuốc, được thăm khám thường xuyên Với những bệnh nhân uống ít thuốc só với như cầu thì họ sẽ xuất hiên hôi chứng cai và phải
sử dụng ma túy để có thể giải tỏa Tuy nhiên, nếu sử dụng đồng thời cả hai methadone và heroin cùng một lúc thì sẽ rất nguy hiểm cho bệnh nhân Vì vậy bệnh nhân cần được cung cấp các kiến thức và kỹ năng kịp thời để ứng phó với những trường hợp này
Đối với những bệnh nhân tham gia chương trình đã lâu là những bệnh nhân điều trị liên tục trên 3 năm tại cơ sở Việc hàng ngày phải tới cơ sở uống thuốc trong khung giờ cố định và trong một thời gian dài khiến người tham gia chương trình thực sự thấy mệt mỏi, chán nản
"Anh đi rồi lại về cũng ngại lắm chứ, anh cũng thấy rồi đấy, sáng thì đi xe
bus xong thì cũng đến tận gần tới trưa mới về Vậy hỏi anh thì anh làm được cái
gì nửa ngày còn lại? Đi xe bus thì 10.000đ đi, 10.000đ về lên xe họ còn tránh anh ra nản quá! A hy vọng là đưa về từng Tram Y tế để đi lại cho gần và không
ai kì thị mình" (NNMT_04, 38 tuổi)
Trang 36Tình cảm, cảm xúc trong giai đoạn đối tượng sử dụng ma túy (chưa nhiễm HIV) chỉ tập trung vào việc động viên, khuyến khích đối tượng đi cai nghiện Khi những nỗ lực cai nghiện nhiều lần không thành công, gia đình chán nản và giảm dần sự quan tâm hoặc lảng tránh nhắc vấn đề sử dụng ma túy của đối tượng:
“Một số gia đình quan tâm còn muốn động viên người sử dụng ma túy là
cố gắng nên từ bỏ ý Nhưng một số trường hợp thì nói mãi, nói chán thì cũng mặc kệ thôi” (CBYT_03, 36 tuổi)
Khi biết đối tượng nhiễm HIV, những hỗ trợ về tình cảm của gia đình thể hiện qua việc quan tâm, chăm sóc và động viên đối tượng nhiều hơn, tránh nhắc tới tình trạng bệnh tật, tránh đề cập đến việc lấy vợ và sinh con vì sợ đối tượng buồn và suy nghĩ:
“Nói thật trước đấy nó (vợ) còn thương ít nhưng bây giờ biết mình có bệnh
nó còn thương nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn” (NNMT_05, 41 tuổi)
“Ông bà anh sợ anh mặc cảm ấy, sợ anh buồn cho nên là ông bà không bao giờ đề cập đến cái chuyện HIV gì cả” (NNMT_13, 46 tuổi)
Bước sang giai đoạn điều trị methadon, đối tượng không còn sử dụng ma túy nên gia đình không phải chịu nhiều áp lực về kinh tế và tinh thần Do vậy, gia đình bắt đầu khuyến khích đối tượng tham gia các hoạt động của gia đình và dòng họ, mua xe cho đi lại, cho phép cầm tiền hay tham gia vào các hoạt động kinh doanh của gia đình đây là một sự hỗ trợ, động viên về tinh thần lớn với đối
tượng:
“Trước đây thì nghiện thì hàng ngày chỉ biết khoác áo ra đi để kiếm ma túy
sử dụng, chả được nắm quyền hành, chả được làm gì trong nhà Từ hai năm mình uống methadon, mẹ bàn giao hết tất cả trách nhiệm kinh tế gia đình cho mình Kể cả cái sổ đỏ của nhà cũng đưa cho mình quản lý, giữ gìn Cũng từ đấy
trở đi mình quản lý và toàn quyền trong gia đình” (NNMT_07, 37 tuổi)
Thứ hai là khó khăn trong tìm kiếm việc làm đối với bệnh nhân khi tham
gia chương trình
Trang 37Gần một nửa số người điều trị methadone vào nghiên cứu can thiệp không
có việc làm, do vậy họ chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của gia đình Một số khác mặc
dù có việc làm nhưng vẫn cần đến sự trợ giúp của gia đình vì số tiền họ kiếm được không đủ đáp ứng nhu cầu cá nhân Mức độ hỗ trợ đa dạng, tùy thuộc nhiều vào khả năng kinh tế của gia đình và người hỗ trợ Thông thường, mẹ và
vợ (chồng) là những người chính cung cấp tiền bạc và vật chất cho đối tượng, trong khi anh em ruột và họ hàng ít khi hỗ trợ hơn:
NV CTXH: Trong tất cả những người mà anh vừa liệt kê thì cái người nào
là người mà anh có thể nhờ cậy được nhiều nhất trong chăm sóc, điều trị methadone?
tên: Chăm sóc, điều trị methadone thì cái đấy quan trọng lắm…Với anh thì ngoài mẹ ra thì ít người hỏi han Anh nói thật hoặc là ai có vợ (chồng) thì người ta quan tâm Chứ còn bạn bè ít người quan tâm đến cái đấy lắm… Nói chung với bọn anh thì hầu như ai cũng cần người mẹ Tại vì điều trị methadone
có lúc nọ lúc kia hoặc thế này thế nọ Chỉ có mẹ là dựa dẫm được;
NV CTXH: Thế thì như anh nói thì thường cái người mà quan tâm và có thể hỗ trợ nhiều nhất với người sử dụng methadone là mẹ?
Tên: Mẹ hoặc là vợ(chồng) Chỉ hai người Anh em ít lắm, hoặc là em gái, chị gái thôi Chứ còn anh em trai ít Tại vì mày làm mày chịu (NNMT_ 08, 35
tuổi)
Các hình thức và mục đích hỗ trợ về tài chính và vật chất của gia đình cho
những người điều trị methadone là khác nhau Trong giai đoạn đối tượng điều trị methadone, các hỗ trợ tài chính bao gồm cung cấp tiền cho đối tượng mua, chi trả cho việc ăn uống và đi lại Các hỗ trợ này chủ yếu vì trách nhiệm, ít tự nguyện và nhằm tránh cho đối tượng không phạm pháp như trộm cắp, lừa đảo Tuy vậy, những gánh nặng về kinh tế trong giai đoạn này có thể làm xấu đi các
mối quan hệ trong gia đình:
“Thì anh trai cũng không thích là cho tiền đâu, nhưng mà bây giờ em mình vật vã như thế thì nhìn nó lại khổ mà mình không cho không được, lại ra ngoài ăn cắp ăn trộm”( NNMT_09, 34 tuổi)
Trang 38“Nói chung là lục đục lắm, cãi nhau suốt, mình thì cứ lăn lưng ra làm còn một đứa thì cứ tiêu Ví dụ như ông ý làm thì ông ý không đưa tiền cho mình thì cũng chả sao, thôi thì bản thân ông nuôi ông ý Thế nhưng mà ông ý cũng chẳng nuôi được ông ý, thì cái chuyện cãi nhau là chuyện bình thường (Gia đình_02,
46 tuổi)
Trong giai đoạn gia đình biết đối tượng đã nhiễm HIV, những hỗ trợ này
khá tự nguyện, nhằm mục đích “bù đắp” nên gia đình không chỉ trợ cấp tiền điều trị bệnh mà còn sẵn sàng chu cấp cả tiền mua ma túy cho đối tượng
“Cứ nghĩ là nó chẳng sống được bao nhiêu nữa nên cô đi chợ được đồng nào thì cô cũng cho nó tiêu hết” (Gia đình_03, 50 tuổi)
Khi đối tượng tham gia điều trị methadon, hỗ trợ của gia đình tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp thuốc men, bồi bổ ăn uống nhằm cải thiện sức khỏe cho đối tượng hoặc mua xe máy, điện thoại và cung cấp tiền tiêu vặt hàng ngày
“Em ơi họ biết chị như thế thì chị xin việc được ở đâu hả em? Đến việc chị
ra chợ mua ít đồ còn bị nói ra nói vào, những con mắt nhìn vào chị hoài nghi nhiều vấn đề để trách”(NNMT_11, 34 tuổi)
Đây là một vấn đề tồn tại ngay từ khi mới bắt đầu chương trình điều trị mà đến nay cũng rất khó để có thể khắc phục được Để tiến hành trợ giúp cho bệnh nhân thì rất cần sự có mặt của nhân viên CTXH, cùng với đó là sự vào cuộc của các bên liên quan có tham gia để có thể giải quyết được phần nào vấn đề này cho bệnh nhân khi tham gia chương trình
Trang 39Thời gian làm việc trong ngày của một người làm công ăn lương thường bắt đầu từ 7h00 hoặc 7h30 sáng, tuy nhiên có một số công ty còn có thể làm sớm hơn Đây cũng là thời gian đa số các phòng khám MMT cũng bắt đầu làm việc,
do đó việc chờ đến đúng giờ để uống được thuốc sẽ ảnh hưởng tới nhiều đến việc làm, xa hơn nữa là thu nhập của bệnh nhân
“Buổi sáng: thời gian mở cửa nên từ 6h00 sáng, rất nhiều bệnh nhân đi làm đều có chung mong muốn được uống thuốc sớm hơn một anht để kịp giờ đi làm
Buổi chiều: thời gian mở cửa đến 17h00 chiều, để những người đi làm kịp
về uống thay vì họ phải trốn việc hoặc xin về sớm”(NNMT_12, 45 tuổi)
Thứ ba là khó khăn lâu dài hơn với chương trình khi phải uống thuốc
methadone mất phí
Hiện nay người nghiện ma túy khi tham gia chương trình điều trị methadone vẫn được sử dụng thuốc miễn phí Điều này có thể là một trong những ưu điểm rất lớn của chương trình thu hút người nghiện ma tuý tham gia Tuy nhiên trong tương lai có thể thuốc điều trị này sẽ phải trả phí.Dù chưa biết là bao nhiêu, cao hay thấp nhưng với nhiều bệnh nhân khi nhắc đến việc phải trả tiền để được điều trị là họ đã suy nghĩ sẽ không uống methadone nữa
Một bệnh nhân chia sẻ “đang mang miễn phí thì miễn phí luôn đi, tại sao
đang yên lại thu tiền, tôi không tham gia”(NNMT_02, 36 tuổi)
Đa số đều cho rằng hiện tại điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên thật
khó tham gia khi phải đóng tiền “gia đình em thực sự rất khó khăn, nếu đóng
phí thì em đành bỏ vì không có tiền đâu” hoặc “gia đình em ba mẹ già lắm rồi, chẳng có ai đi làm, lấy tiền đâu mà đóng””(NNMT_01, 28 tuổi)
Như vậy vấn đề đặt ra là phải tìm hiểu xem khi phải mất phí thì liệu có bao nhiêu bệnh nhân có thể tiếp tục tham gia chương tình Nếu có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục cùng với sự can thiệp của CTXH kịp thời thì có thể đảm bảo sự hoạt động lâu dài một cách bền vững hơn
Chương trình điều trị methadone tại cơ sở điều trị methadone thành phố Cẩm Phả có một vấn đề cần đặt ra có thể giải quyết Do chủ yếu là những khó
Trang 40khăn của bệnh nhân khi tham gia chương trình Khó khăn lớn nhất đối với họ có
lẽ là việc duy trì uống thuốc hàng ngày và tuân thủ các quy định của chương trình Thêm nữa những bệnh nhân mới tham gia điều trị hay bệnh nhân ARV đồng thời sử dụng methadone họ rất dễ gặp phải những vấn đề về sức khoẻ do những thay đổi của cơ thể khi uống methadone Vì vậy việc trợ giúp cho họ rất hết sức quan trọng và cần thiết để họ có thể vượt qua giai đoạn khó khăn và tham gia chương trình tích cực, mang lại hiệu quả điều trị cao
Tiểu kết chương 1
Các lý thuyết được sử dụng trong đề tài bao gồm thuyết nhu cầu, thuyết
hệ thống sinh thái, thuyết hành vi có tác dụng lớn trong việc đánh giá nhu cầu, mối tương quan của than chủ với các quan hệ xung quanh để trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề của mình tốt hơn
Trên cơ sở thực tiễn nghiên cứu can thiệp của đề tài, có thể thấy rằng chương trình điều trị methadone tại Việt Nam đang mang lại những kết quả tích cực Số lượng người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Cẩm Phả có xu hướng giảm và tỉ lệ người nghiện ma túy cai nghiện được kiểm soát, tuy nhiên tỉ
lệ tái nghiện còn ở mức cao, các hoạt động công tác xã hội và công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp người nghiện ma túy tham gia chương trình methadone vẫn còn thiếu vắng Điều này có thể thấy việc nghiên cứu can thiệp, đánh giá hiệu quả của chương trình điều trị methadone tại thành phố Cẩm Phả là rất cần thiết Đi cùng với đó việc chính quyền địa phương và cộng đồng nhận thức được vai trò quan trọng của các hoạt động công tác xã hội trong việc trợ giúp người nghiện ma túy được đẩy mạnh, đóng góp vào việc điều trị methadone tại thành phố Cẩm Phả thu được nhiều kết quả tốt hơn
Chương trình điều trị thay thế nghiện bằng các chất dạng thuốc phiện
bằng methadone được triển khai tại cơ sở điều tri methadone thành phố Cẩm Phả hơn 7 năm và mang lại những hiệu quả nhất định Người nghiện ma túy tham gia chương trình hầu hết đều cảm thấy tình trang sức khỏe, tâm lý của mình được cải thiên, kinh tế gia đình ổn định hơn, tạo niềm tin cho bệnh nhân cũng như gia đình họ từ đó tạo nền tảng để có được hạnh phúc gia đình, cùng với đó là các