1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Đặc trưng văn hóa – dân tộc trong thành ngữ tiếng Việt có chứa hình ảnh động vật

8 237 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 440,08 KB

Nội dung

Bài viết của chúng tôi tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc trong nội dung ý nghĩa của nhóm thành ngữ có sử dụng hình ảnh động vật làm chất liệu biểu trưng. Chính việc sử dụng chất liệu biểu trưng là hình ảnh động vật cho thấy rõ dấu ấn riêng biệt của nền văn hóa Việt Nam được phản chiếu thông qua thành ngữ.

Trang 1

Đặc trưng văn hóa – dân tộc trong thành ngữ tiếng Việt

có chứa hình ảnh động vật

The cultural – ethnic identity of Vietnamese animal idioms

TS Đỗ Thị Thu Hương, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Do Thi Thu Huong, Ph.D., Hanoi National University of Education 2

Tóm tắt

Bài viết của chúng tôi tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc trong nội dung ý nghĩa của nhóm thành ngữ

có sử dụng hình ảnh động vật làm chất liệu biểu trưng Chính việc sử dụng chất liệu biểu trưng là hình ảnh động vật cho thấy rõ dấu ấn riêng biệt của nền văn hóa Việt Nam được phản chiếu thông qua thành ngữ Đồng thời, qua đó, chúng ta cũng thấy được đặc điểm tư duy của người Việt được thể hiện qua ngôn ngữ, nổi lên đó là lối tư duy hình tượng, trực quan sinh động, thích cách nói giàu hình ảnh, giàu tính biểu cảm

Từ khóa: thành ngữ, động vật, ý nghĩa biểu trưng

Abstract

This paper presents the cultural-ethnic identity in the meanings of idioms containing images of animals

as their symbolic representation It is the use of animals as symbolic representation that shows distinctive hallmarks of Vietnamese culture which are reflected in Vietnamese idioms Besides, it can be seen that the thinking style of Vietnamese people is expressed through their language, especially with symbolic thought, visual aids and ways of speaking rich in imagery and expressiveness

Keywords: idioms, animal, representation

1 Đặt vấn đề

Các nhà ngôn ngữ học trên thế giới

cũng như trong nước đều thừa nhận giữa

ngôn ngữ của một dân tộc và văn hóa của

dân tộc đó có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ

với nhau Chúng tồn tại trong sự tác động

qua lại lẫn nhau Ngôn ngữ vừa là một

phương tiện của văn hóa vừa là một hợp

phần (nếu không nói là hợp phần quan

trọng nhất) của văn hóa Ngôn ngữ là

phương tiện chuyên chở văn hóa và văn

hóa chứa đựng trong ngôn ngữ Nhờ ngôn

ngữ, những giá trị văn hóa, tinh thần,

những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của

một dân tộc được bảo tồn và được lưu giữ

từ thế hệ này sang thế hệ khác

Để làm sáng tỏ mối quan hệ này, bài viết của chúng tôi phân tích đặc trưng văn hóa - dân tộc của thành ngữ tiếng Việt qua nhóm thành ngữ có sử dụng hình ảnh các loài động vật để tạo nên ý nghĩa biểu trưng Chính việc sử dụng các chất liệu biểu trưng

sẽ cho thấy rõ dấu ấn riêng biệt của từng nền văn hóa được phản chiếu trong thành ngữ Trong một số trường hợp, chúng tôi cũng cố gắng so sánh chất liệu biểu trưng trong thành ngữ tiếng Việt có chứa hình ảnh động vật và thành ngữ của các dân tộc

Trang 2

khác Bởi lẽ, "chỉ có sự tiếp xúc với các

nền văn hóa khác, so sánh cái của mình với

cái của người khác mới cho phép coi

những yếu tố nào đó của một nền văn hóa

có địa vị đặc trưng khu biệt" [7] Về mặt lí

thuyết, chúng tôi vận dụng quan niệm về

nghĩa biểu trưng của Nguyễn Đức Tồn

được giới thiệu trong cuốn Đặc trưng văn

hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy [7]

2 Nội dung

2.1 Khái quát về thành ngữ tiếng Việt

Theo quan niệm của các nhà từ vựng

học, thành ngữ là những cụm từ cố định, có

sẵn, được lưu truyền trong dân gian từ đời

này sang đời khác Về chức năng, thành

ngữ là đơn vị tương đương với từ, dùng để

gọi tên sự vật hiện tượng hay biểu thị khái

niệm Về ý nghĩa, thành ngữ thường mang

tính hình tượng, tính bóng bảy, gợi tả

Thành ngữ có hai đặc điểm nổi bật:

Về kết cấu, thành ngữ là loại cụm từ

có tính cố định, ổn định, chặt chẽ Các cụm

từ tự do không có đặc điểm này Chính tính

chất chặt chẽ, cố định về thành phần cấu

tạo mà thành ngữ được dùng tương đương

như từ

Về ngữ nghĩa, nghĩa của thành ngữ là

có tính hoàn chỉnh, bóng bẩy và tính gợi

cảm cao Nghĩa của thành ngữ không phải

là nghĩa đen của các yếu tố cấu thành cộng

lại mà là nghĩa bóng, nghĩa toàn khối

Nghĩa này được suy ra trên cơ sở nghĩa của

các yếu tố cấu thành Chẳng hạn, thành ngữ

chó ngáp phải ruồi không phải nói về sự

tình một con chó ngáp đớp phải con ruồi,

mà dùng để "ví trường hợp không có tài

năng, chỉ nhờ may mắn hiếm có mà đạt

được cái gì" [7,176]

Nghĩa của thành ngữ là kết quả của

quá trình biểu trưng hóa Quá trình biểu

trưng được thực hiện theo con đường liên

tưởng tương đồng hoặc tương cận Theo

con đường tương đồng, ta có các thành ngữ

ẩn dụ hoặc so sánh, theo con đường tương cận ta có các thành ngữ hoán dụ

2.2 Kết quả khảo sát

Theo thống kê của chúng tôi, kho tàng thành ngữ tiếng Việt có 731 thành ngữ có chứa hình ảnh động vật Các loài động vật xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt rất phong phú, đa dạng, thuộc nhiều loài khác nhau, từ gia súc, gia cầm, các loài thủy hải sản, côn trùng đến động vật hoang dã Chúng tôi đã thống kê được 82 loài động vật xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt,

bao gồm các con vật như trâu, bò, lợn gà, chim, cá, voi, dê, ngựa, kiến, cò, vạc, sếu, chào mào, công, cú, quạ, cuốc, vẹt, thỏ, cáo, đười ươi, hùm, beo, lươn, cua, chạch,

ốc, ghẹ, đỉa, tôm, tép, rắn, rết, giun, gián, chấy, rận, nhộng, tằm, rươi v.v…

Dựa vào mối quan hệ gần gũi giữa con người với các loài động vật, chúng tôi phân chia các loài động vật xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt thành một số nhóm như sau:

Nhóm 1: Những loài động vật có mối quan hệ gần gũi với con người Đó có thể

là những loài vật nuôi trong gia đình như

chó, lợn, gà, mèo, vịt, ngan…; động vật nuôi phục vụ cho lao động như trâu, bò, ngựa…; các loài thủy hải sản như tôm, cua,

ốc, ghẹ, cá,…; một số loài côn trùng như sâu, gián, bướm, chấy, rận, chuồn chuồn, kiến, ong, ve…; một số loài thuộc họ chim như cò, vạc, chim, công, cú, quạ…; một số động vật lưỡng cư như ếch, nhái, cóc…

Nhóm 2: Những loài động vật hoang

dã, bao gồm hổ, cọp, beo, cáo, hùm, thỏ, voi, khỉ, đười ươi… Đây chủ yếu là những

loài động vật sống hoang dã trong rừng, ít gần gũi với cuộc sống của con người Dưới đây là bảng phân loại và tần số xuất hiện của các loài động vật trong thành ngữ tiếng Việt được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp

Trang 3

STT Tên gọi

động vật

Tần số xuất hiện Tỉ lệ % STT

Tên gọi động vật

Tần số xuất hiện Tỉ lệ %

Trang 4

STT Tên gọi

động vật

Tần số xuất hiện Tỉ lệ % STT

Tên gọi động vật

Tần số xuất hiện Tỉ lệ %

Do khuôn khổ của bài báo, chúng tôi

không thể phân tích được hết ý nghĩa biểu

trưng của tất cả các thành ngữ tiếng Việt có

chứa hình ảnh động vật Dưới đây chúng

tôi lựa chọn một số loài động vật tiêu biểu,

có tần số xuất hiện cao trong thành ngữ

tiếng Việt Đồng thời, đây cũng là những

con vật gắn bó mật thiết với đời sống văn

hóa, tinh thần của con người Việt Nam

2.3 Ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh

động vật trong thành ngữ tiếng Việt

Có thể khẳng định, do điều kiện địa lí

tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa mà

mỗi dân tộc, mỗi quốc gia có những loài

động vật tiêu biểu Từ bao đời nay, người

Việt đã biết dùng súc vật vào việc canh tác

lúa nước và trong đó, hình ảnh con trâu đã

gắn bó với người nông dân Việt Nam như

hình với bóng Con trâu được ví như là người bạn của nông dân Việt Nam, là tài sản vô cùng quý giá đối với người nông

dân Những cách nói Con trâu là đầu cơ nghiệp, Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà đã cho

chúng ta thấy vai trò quan trọng của con trâu đối với đời sống tinh thần và vật chất của con người Việt Nam Cũng chính vì lẽ trên, hình ảnh con trâu không chỉ xuất hiện nhiều trong ca dao, thơ văn mà còn được

sử dụng phổ biến trong lời ăn tiếng nói hàng ngày Nhiều thành ngữ đã dùng hình ảnh con trâu để biểu đạt Theo thống kê của chúng tôi, có 34 thành ngữ (chiếm 4,65%) sử dụng hình ảnh con trâu làm chất liệu biểu trưng

Tuy con trâu gắn bó, gần gũi, thân thiết với nhà nông, nhưng khi xuất hiện

Trang 5

trong thành ngữ, trâu thường mang nét

nghĩa đánh giá âm tính Để biểu trưng cho

những kẻ lề mề, chậm chạp, thiếu nhanh

nhẹn, tháo vát thì sẽ bị thiệt thòi trong cuộc

sống, người Việt ta chọn cách nói hình ảnh

trâu chậm uống nước đục Tư duy nông

nghiệp của người Việt được thể hiện rõ qua

các hình ảnh ẩn dụ trâu, nước đục Cũng

nội dung trên, người Bỉ lại có cách diễn đạt

rất cụ thể, rõ ràng: Kẻ nào đến muộn thì sẽ

trông thấy cái đĩa lật úp (He who arrives

too late finds the plates turned over) [dẫn

theo 6] Do đặc tính chậm chạp, nặng nề,

trong thành ngữ tiếng Việt, trâu còn biểu

trưng cho những người đần độn, kém hiểu

biết, không biết thưởng thức cái hay cái

đẹp, qua thành ngữ đàn gẩy tai trâu Trong

khi để châm biếm những kẻ ngu dốt, người

Hi Lạp có câu: Thật vô ích khi gõ cửa kẻ

điếc (It is useless to knock at the door of a

deap man) [dẫn theo 6] Rõ ràng cùng biểu

đạt một nội dung nhưng qua hai thành ngữ,

chúng ta thấy cách nói của người Hi Lạp

phản ánh tư duy logic, chính xác, cụ thể;

còn cách nói của người Việt phản ánh tư

duy trực quan, sinh động, gợi hình Biểu

thị quá trình biến đổi từ chất này thành chất

khác, người Việt cũng mượn hình ảnh con

trâu qua cách nói cứt trâu để lâu hóa bùn

Ý nghĩa này lại được người Lào đúc kết

bằng câu Thức ăn để lâu hay thối, chuyện

cũ không kể sẽ quên

Như trên đã nói, trong quan niệm của

người Việt, con trâu là một tài sản có giá

trị, "là đầu cơ nghiệp" Quan niệm này

cũng đã được phản ánh vào thành ngữ: ba

bò chín trâu, chín đụn mười trâu, ruộng

sâu trâu nái Trâu lúc này biểu trưng cho

cuộc sống no đủ, dư giả về kinh tế

Gắn liền hình ảnh con trâu là con bò

So với bò, trâu vẫn chiếm vị trí cao hơn

Tuy nhiên, kết quả thống kê của chúng tôi lại cho thấy, số lượng thành ngữ có hình ảnh bò (33 thành ngữ) tương đương với số lượng thành ngữ có hình ảnh trâu (34 thành ngữ) So sánh ý nghĩa biểu trưng của hai hình ảnh trâu và bò trong thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy điểm tương đồng trong ý nghĩa biểu trưng của hai hình ảnh này, đó là cả trâu và bò đều mang ý nghĩa biểu trưng cho cuộc sống no đủ, dư giả về

kinh tế, biểu hiện qua các thành ngữ ba bò chín trâu Bên cạnh điểm tương đồng đó,

bò còn mang nhiều ý nghĩa biểu trưng khác Chẳng hạn, để biểu đạt nội dung đối phó quá muộn, không biết lo xa đề phòng

trước, người Việt dùng hình ảnh mất bò mới lo làm chuồng Trong khi đó, người Đức nói: Chỉ khi mất ngựa người ta mới lo rào chuồng (only when the horse have

escaped do men repair the stable) [dẫn theo 6] Do đặc điểm của nền văn hóa du mục nên với người phương Tây chiếc xe ngựa

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Nó không chỉ là phương tiện đi lại mà còn biểu trưng cho sự sang hèn, và ngựa cũng là con vật được yêu quý, được chăm sóc chu đáo và

có giá trị cao Thực tế, bò là động vật có tiếng kêu to, dựa vào đặc điểm này, người Việt đã dùng hình ảnh bò để biểu trưng cho

những âm thanh ồn ào, ầm ĩ: cãi nhau như

mổ bò, ngáy như bò rống, rống như bò, kêu như bò rống… Phần lớn các thành ngữ có

hình ảnh bò đều mang sắc thái đánh giá tiêu cực

Gần gũi với cuộc sống đồng ruộng của con người Việt Nam còn có hình ảnh con

cò Loài động vật nhỏ bé, yếu đuối này xuất hiện khá nhiều trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao của người Việt và trở thành biểu tượng của những người nông dân hiền lành, chất phác, thấp cổ bé miệng hoặc

Trang 6

lũ, chịu khó Thống kê của chúng tôi cho

thấy có 17 thành ngữ (chiếm 2.32%) xuất

hiện hình ảnh con cò Khi xuất hiện trong

thành ngữ tiếng Việt, hình ảnh con cò

mang nhiều nghĩa biểu trưng Trước hết, cò

là biểu tượng gắn với những cánh đồng

mênh mông, rộng lớn: thẳng cánh cò bay

Cò còn biểu trưng cho thân phận nhỏ bé,

hèn mọn của người nông dân trong xã hội

cũ, qua thành ngữ thân cò cũng như thân

chim Để chỉ sự uổng công vô ích, làm cho

người khác hưởng, người ta dùng hình ảnh

cốc mò cò xơi Hay cò được dùng để chỉ

những kẻ cơ hội, lợi dụng tình hình rối ren

để trục lợi: đục nước béo cò Con cò sớm

hôm mò tép ngoài đồng lúc này biểu trưng

cho kẻ cơ hội, mang nét nghĩa đánh giá âm

tính Cũng là con cò nhưng với người Tày,

hình ảnh này lại mang ý nghĩa khác: nước

đục cò chết đói Cò trong thành ngữ này

thường chỉ kẻ đáng thương, đục mang

nghĩa bóng không có điều kiện sống Trong

thành ngữ tiếng Việt, đục lại biểu trưng

cho hoàn cảnh tranh tối tranh sáng, điều

kiện có lợi nếu biết tranh thủ Như vậy, rõ

ràng là, sự liên tưởng tương đồng về các

loài động vật ở các dân tộc khác nhau cũng

rất khác nhau

Nhìn chung, những con vật xuất hiện

trong thành ngữ thuần Việt thường là

những con vật quen thuộc, gắn bó, gần gũi

với đời sống sinh hoạt hàng ngày của

người Việt Từ con trâu, con gà, con lợn,

con chó cho đến những con vật hết sức bé

nhỏ như con cua, con cáy, con giun, con

ốc, con kiến, con chấy, con rận đều có

thể trở thành chất liệu biểu trưng trong

thành ngữ tiếng Việt Dựa vào đặc điểm

ngoại hình, tập tính của các loài động vật

này mà người Việt đã chiêm nghiệm, phản

ánh vào thành ngữ nhằm nói lên những

hình ảnh con chó Chó là một trong những loài vật sống gần gũi nhất với con người Nếu trong văn hóa châu Âu, chó là con vật được cưng chiều, được nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo bao nhiêu thì dưới cái nhìn của người Việt chó lại bị coi thường, khinh bỉ bấy nhiêu Có lẽ vì vậy, những thói hư tật xấu của con người đều được người Việt Nam ví với chó Dựa vào tập tính ăn ở của loài động vật này, người Việt đã tạo nên

những thành ngữ như ngu như chó, bẩn như chó Đặc tính hay sủa và hay cắn

người của chó là chất liệu tạo nên thành

ngữ chó cậy gần nhà, chó dại cắn càn, ở

đây, chó biểu trưng cho thói hung hăng Ở một số thành ngữ khác, chó lại được dùng

để biểu trưng cho những thân phận hèn

kém: chó có váy lĩnh, chó chui gầm chạn, chó cắn áo rách Để chỉ mối quan hệ

không hòa thuận, người Việt Nam cũng dùng hình ảnh chó qua các thành ngữ như

chó với mèo, chó chê mèo lắm lông Sắc

thái biểu thái thể hiện trong các thành ngữ này là âm tính Chúng tôi đã thống kê được

79 thành ngữ, tiếng Việt có hình ảnh con chó Nhóm thành ngữ này chiếm tỉ lệ cao nhất (10.81%) trong số các loài động vật xuất hiện trong thành ngữ Điểm thú vị là, hầu hết các thành ngữ này đều biểu thị thái

độ mỉa mai, chê bai, chế giễu, coi thường, thậm chí là khinh bỉ

Một hình ảnh khác là con chuột Loài động vật gặm nhấm, chuyên kiếm ăn về đêm này đã trở thành chất liệu tạo nên các

thành ngữ chuột sa chĩnh gạo, chuột chạy cùng sào, cháy nhà mới ra mặt chuột, hôi như chuột chù Tương tự như chó, chuột

cũng là loài vật đáng bị khinh ghét nên sắc thái biểu thái trong các thành ngữ này thường là mỉa mai, châm biếm, chế giễu Qua những ví dụ trên đây chúng ta

Trang 7

làm chất liệu biểu trưng phản ánh rất rõ dấu

ấn riêng biệt của từng vùng miền, từng

quốc gia, từng dân tộc Các dân tộc khác

nhau có thể có điểm tương đồng về hệ động

vật Tuy nhiên, điểm khác nhau là cùng

biểu đạt một ý nghĩa biểu trưng, mỗi dân

tộc lại chọn những hình ảnh biểu trưng (là

các con vật) khác nhau Việc lựa chọn chất

liệu biểu trưng này rõ ràng là hoàn toàn phụ

thuộc vào hoàn cảnh sống, quan niệm của

mỗi dân tộc về các loài động vật Chính

điều này làm cho sự liên tưởng ẩn dụ về các

loài động vật ở mỗi dân tộc mỗi khác

Bên cạnh các loài gia súc, các loài gia

cầm (như chim, gà, vịt, ngan ) cũng được

sử dụng làm chất liệu biểu trưng trong

thành ngữ thuần Việt Chẳng hạn, gà là một

trong những loài vật sống gần gũi nhất với

con người Thời còn khó khăn, mỗi gia

đình người Việt thường nuôi dăm ba con

trong nhà nhằm tận dụng thức ăn thừa và

cải thiện bữa ăn cho gia đình Chính điều

này đã giúp người Việt quan sát rõ về

những đặc điểm, tập tính của loài gà, từ đó,

dùng hình ảnh gà làm chất liệu biểu trưng

trong nhiều thành ngữ Chúng tôi đã thống

kê được có tới 50 thành ngữ có hình ảnh

con gà Gà là loài vật hay bới phá, từ đó

chúng mang nghĩa biểu trưng chỉ ý tự do

đùa nghịch, làm bậy khi người trên hoặc

chủ nhà đi vắng (thường là trẻ con): vắng

chủ nhà, gà vọc niêu tôm hay vắng chủ

nhà, gà bới bếp Cũng vẫn nội dung này,

người Somalia lại dùng chất liệu biểu trưng

là con khỉ: Khi người đàn ông đi vắng, con

khỉ ăn bắp và vào lều của ông ta (When

the man is away, the monkey eats his corn

and goes into his hut) [dẫn theo 6] Tiếp

tục khai thác đặc điểm hay bới bếp của gà,

người Việt ví những người viết chữ xấu là

chữ như gà bới Dáng điệu vội vã, tất bật

thành ngữ te tái như gà mái mắc đẻ Từ

việc quan sát sự lúng túng của gà khi chân vướng tóc, cha ông ta đã ví với trạng thái lúng túng của con người khi sa vào nhiều

việc rắc rối: lúng túng như gà mắc tóc…

Chim cũng là loài động vật xuất hiện trong nhiều thành ngữ Chúng tôi thống kê được có 29 thành ngữ tiếng Việt xuất hiện hình ảnh chim Đặc điểm của chim là loài động vật biết bay, thân hình phủ một lớp lông Từ việc quan sát hình ảnh con chim

tự do tung cánh trên bầu trời, người ta ví

như chim sổ lồng, cá bể chim trời/chim trời

cá nước Một điều đáng lưu ý là hình ảnh chim ít xuất hiện độc lập mà thường đi kèm với cá Từ việc khai thác những đặc tính

của hai loài động vật này cha ông ta tạo

nên những thành ngữ: cá chậu chim lồng

biểu thị sự gò bó, tù túng, bị giam hãm;

chim trên lửa, cá dưới dao biểu trưng cho

cảnh sống nguy hiểm, nơm nớp chờ đợi tai họa Với nội dung phê phán những kẻ vô

ơn, bội bạc, người ta cũng dùng cặp hình

ảnh chim - cá: được chim quên ná, được cá quên nơm Trong khi đó, để diễn đạt nội

dung này, người Pháp có một câu nói rất cụ

thể: Khi vinh quang đến thì kí ức đã ra đi

(When glory comes, memory the departs) Chỉ những kẻ có tâm địa xấu xa, phản trắc, không biết đâu mà lường người Việt cũng

dùng hình ảnh chim - cá qua thành ngữ lòng chim dạ cá

Như trên đã nói, hiện tượng biểu trưng mang đậm đà bản sắc dân tộc Mỗi dân tộc tùy theo đặc thù văn hóa của dân tộc mình

mà lựa chọn chất liệu biểu trưng cho phù hợp Ở nhóm thành ngữ có hình ảnh động vật, chúng ta thấy rằng, cùng diễn đạt một

ý nghĩa biểu trưng, người Việt có thể sử dụng những hình ảnh con vật khác nhau Cùng miêu tả tính nhút nhát, e dè, sợ sệt,

Trang 8

như cáy, song cũng có thể ví với con thỏ:

nhát như thỏ đế Hoặc chỉ trạng thái cơ thể

gầy gò, người ta có thể ví gầy như mắm,

gầy như cò hương, gầy như que củi, gầy

như cá rô đực Những chất liệu biểu trưng

(mắm, cò hương, que củi, cá rô đực )

trong các thành ngữ kể trên mang đậm dấu

ấn của nền văn hóa nông nghiệp Việt Nam

Trong khi đó, người phương Tây lại so

sánh gầy như que diêm Chỉ những kẻ ngu

ngốc, đần độn, người Việt dùng một loạt

các hình ảnh so sánh: ngu như bò, ngu như

chó, ngu như lợn Trong khi người Pháp

lại dùng hình ảnh con lừa qua cách nói ngu

như lừa Biểu thị trạng thái lúng túng,

người Việt có nhiều cách nói: lúng túng

như gà mắc tóc, lúng túng như ếch vào

xiếc, lúng túng như thợ vụng mất kim, lúng

túng như chó ăn vụng bột, Điều này cho

thấy cùng một trạng thái, tính chất nhưng

do quan sát từ nhiều góc độ khác nhau,

người Việt đã tạo nên những thành ngữ

đồng nghĩa biểu trưng Từ những ví dụ đã

dẫn, chúng ta lại càng thấy rõ đặc điểm tư

duy nổi bật của người Việt được thể hiện

qua ngôn ngữ là tư duy hình tượng, trực

quan sinh động, thích cách nói giàu hình

ảnh, giàu tính biểu cảm

Như vậy, xuất hiện trong thành ngữ

tiếng Việt, mỗi loài động vật tùy theo đặc

điểm ngoại hình, tập tính hay đặc điểm

sinh học mà chuyển tải những ý nghĩa biểu

trưng khác nhau Song, tựu trung lại, có hai

phương thức chuyển nghĩa cơ bản chi phối

đến sự chuyển nghĩa của thành ngữ có

chứa hình ảnh động vật, đó là phương thức

ẩn dụ và hoán dụ

3 Kết luận

Tóm lại, nghĩa biểu trưng của thành ngữ là một trong những phương diện biểu hiện rõ nhất bản sắc dân tộc của tiếng Việt Bản sắc dân tộc đó thể hiện ở việc sử dụng chất liệu để biểu trưng và cách thức biểu trưng Cách dùng hình ảnh động thực vật là một trong những hiện tượng biểu trưng đặc thù của tiếng Việt Các chất liệu biểu trưng này cũng phản ánh rất rõ lối liên tưởng của con người Việt Nam trong cách thức biểu trưng, mà nổi lên là lối tư duy hình tượng,

ưa thích lối nói ví von, hình ảnh và giàu tính biểu cảm - sản phẩm của một nền văn hóa trọng tình

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đỗ Hữu Châu (1997), Từ vựng – ngữ nghĩa

tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

2 Đỗ Hữu Châu (2000), “Tìm hiểu văn hóa qua

ngôn ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ (10), tr.1-18

3 Hoàng Văn Hành (2008), Thành ngữ học

tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội

4 Nguyễn Lai (1993), “Về mối quan hệ giữa

ngôn ngữ và văn hóa”, in trong Việt Nam,

Những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, tr.5-8

5 Nguyễn Lực, Lương Văn Đang (1978), Thành

ngữ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội

6 Nguyễn Văn Nở (2009), “Dấu ấn văn hóa - dân tộc qua chất liệu biểu trưng của tục ngữ

người Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống,

số 3, tr.60-72

7 Hoàng Phê (1992) (chủ biên), Từ điển tiếng

Việt, Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ, Hà Nội

8 Nguyễn Đức Tồn (2010), Đặc trưng văn hóa -

dân tộc của ngôn ngữ và tư duy (tái bản có

chỉnh lí và bổ sung), Nxb Từ điển Bách khoa

Ngày nhận bài: 02/7/2017 Biên tập xong: 15/8/2017 Duyệt đăng: 20/8/2017

Ngày đăng: 14/02/2020, 19:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w