Từ điển bách khoa Xô Viết: “ Văn hóa là một tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần được con người sinh ra và được phát triển theo lịch sử, khác với các đối tượng của tự nhiên” Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Các thành tố của văn hóa gồm: Thành tố văn hóa nhận thức thành tố văn hóa tổ chức cộng đồng (bao gồm: Tổ chức đời sống tập thể và Tổ chức đời sống cá nhân); Thành tố văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên; Thành tố văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. Hai đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam là thực vật và sông nước.
Trang 1Câu 1: Anh (chị) hãy chứng minh rằng ngôn ngữ là tấm gương của nền văn hóa dân tộc.
Cùng với khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo, các hoạt động văn hoá - văn nghệ
có vị trí quan trọng trong việc xây dựng một xã hội phát triển, làm phong phú đời sống tinh thần con người, đưa dân tộc đến sự văn minh…Trong số đó, văn hoá là nền tảng xã hội, là động lực thúc đẩy dân tộc phát triển theo hướng an sinh, bền vững Văn hoá thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống Các phương thức biểu hiện, lưu giữ và truyền đạt văn hoá rất phong phú và đa dạng Trong số đó, nổi bật và tiêu biểu là ngôn ngữ
Định nghĩa Văn hóa:
Từ điển bách khoa Xô Viết: “ Văn hóa là một tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần được con người sinh ra và được phát triển theo lịch sử, khác với các đối tượng của tự nhiên” Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
Các thành tố của văn hóa gồm: Thành tố văn hóa nhận thức- thành tố văn hóa tổ chức
cộng đồng (bao gồm: Tổ chức đời sống tập thể và Tổ chức đời sống cá nhân); Thành tố văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên; Thành tố văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
Hai đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam là thực vật và sông nước
Chính sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố góp phần tạo nên
sự đa dạng trong nền văn hoá của người Việt Trong đó, nổi lên là hai sắc thái văn hoá mang tính điển hình của Việt Nam: Sông nước và thực vật
Trước hết, đất nước ta ở trong một môi trường tự nhiên nước, sông nước bao quanh con người; yếu tố này chiếm vị trí đặc biệt, chi phối, ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống xã hội
Thứ hai, điều kiện thiên nhiên bao quanh xã hội luôn gắn liền với môi trường thực vật, làm thành đặc trưng văn hoá thuần Việt Lúa là cây lương thực chủ yếu, nhưng ngoài ra còn
có nhiều cây khác được chăm sóc, thuần dưỡng nuôi sống con người, như: ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, vừng… Trên mặt đất, bao quanh nơi ở con người là “xanh muôn ngàn cây lá khác nhau”, đặc biệt là tre, hóp, mây, nứa, cam chanh, bưởi, hồng, khế, bầu bí… “Dưới bóng tre xanh, người dân cày Việt Nam trồng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang” (Thép Mới) Và cũng dưới bóng tre xanh, nhân dân ta “gìn giữ một nền văn hoá lâu đời”, đó là: tục thờ cây, thờ cúng người chết bằng bát cơm, đôi đũa, quả trứng; trầu cau là vật phẩm không thể thiếu trong cưới hỏi, giao đãi; các lễ hội: đánh đu, cầu kiều, thả diều… Sắc thái thực vật còn thể hiện qua việc ở; Sắc thái thực vật trong ngôn ngữ văn chương…Có thể nói, ảnh hưởng của sắc thái thực vật trong văn hóa Việt Nam là phong phú và đa dạng Sử dụng thực vật phục vụ cho đời sống con người chính là một nội dung quan trọng bậc nhất của văn hóa ứng xử với môi trường thiên nhiên của người dân Việt Nam góp phần làm nên nền Văn minh nông nghiệp, Văn minh lúa nước ở nước ta Cho nên, có người gọi nền văn minh Việt Nam là “nền văn minh thực vật”
Giữa ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ: Ngôn ngữ và văn hóa của một dân
tộc có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau; Ngôn ngữ cũng là thành tố độc lập của nền văn hóa dân tộc, là phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hóa; Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hóa dân tộc nào Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hóa dân tộc được lưu giữ lại rõ ràng nhất
Sự phản ánh đặc trưng văn hóa dân tộc trong ngôn ngữ được thể hiện ở các phương diện:
Một là, đặc trưng văn hóa- dân tộc trong ý nghĩa của từ
Trang 2Thế nào là ý nghĩa của từ:Mặc dù hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau, nhưng theo lý thuyết phản ánh của V.I.Lênin, có thể hiểu đó là kết quả phản ánh hiện thực, nhưng là sự phản ánh đặc biệt qua ý thức của con người với tư cách là đại diện của một cộng đồng văn hóa – ngôn ngữ nhất định Ý nghĩa của từ phản ánh đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy Bởi vì ngôn ngữ có chức năng “ là hình thức tồn tại của kinh nghiệm lịch sử - xã hội, mà mỗi dân tộc có kinh nghiệm lịch sử - xã hội riêng của mình , cho nên tất yếu rằng trong cấu trúc
ý nghĩa của từ có cả thành tố văn hóa- lịch sử
Đặc trưng văn hóa- dân tộc trong ý nghĩa của từ được thể hiện ở mặt ngữ âm, đó là tính phân chiết được ra thành các yếu tố, còn về mặt nội dung thì tất cả mọi ngôn ngữ đều là hệ thống phù hiệu cho tư tưởng sau đó, tất cả những thuộc tính còn lại của ngôn ngữ đều có tính dân tộc, chứ không phải có tính nhân loại Chúng ta có thể dịch được hoàn toàn đầy đủ nội dung
ý nghĩa của từ trong ngôn ngữ này bằng một từ của ngôn ngữ khác Từ đây có thể khẳng định việc nghiên cứu nghĩa ngôn ngữ cho phép tìm hiểu được nét độc đáo về văn hóa- dân tộc của chủ thể ngôn ngữ ấy Có thể nêu rất nhiều dẫn chứng về ngữ nghĩa của từ trong các ngôn ngữ Trước hết có thể thấy rằng ngoại trừ các thuật ngữ khoa học, trong vốn từ của mỗi ngôn ngữ đều có hai lớp từ ngữ xét theo phương diện đặc trưng văn hóa- dân tộc của ý nghĩa Một là các
từ ngữ chỉ cùng một hiện tượng hay những hiện tượng tương tự nhau tồn tại song song trong các nền văn hóa – ngôn ngữ nhưng có hàm nghĩa văn hóa khác nhau Hai là các từ ngữ chỉ các hiện tượng văn hóa đặc tồn , chỉ có ở dân tộc này mà không có ở những dân tộc khác, đó là các đơn
vị “đặc văn hóa” Ví dụ từ “nhà” trong tiếng Việt chỉ “Ngôi nhà” Việt Nam không giống nhà của Châu Âu hay Châu Phi Nó mang những nét văn hóa Việt được thể hiện không chỉ ở cách kiến trúc, mà còn ở cả những tình cảm mà người Việt đưa vào trong quan niệm về “ngôi nhà” của mình Nhà đối với người Việt là nơi che chở, đùm bọc, niềm hi vọng, sự đợi chờ Đặc biệt,
“nhà” trong tiếng Việt còn được người chồng, người vợ dùng để gọi nhau với tình cảm rất thân thương, trìu mến là “ nhà tôi” với hi vọng tìm thấy sự che chở, sự bảo vệ chắc chắn cho bản thân mình khỏi những giông tố cuộc đời Đối với lớp từ ngữ có nội dung ngữ nghĩa “đặc văn hóa” thì mỗi đơn vị là một ô trống trong bức tranh ngôn ngữ về thế giới của dân tộc này so với dân tộc khác Ví dụ từ “ Việt”- dân tộc danh của người Việt Việt vốn là tên gọi một loại công
cụ kiêm vũ khí của người Việt cổ, tức là cái rìu Trong ngôn ngữ Nam Á cổ đại rìu được phát
âm gần với yit Yit phiên âm qua tiếng Hán cổ rồi tiếng Hán lại được phiên âm trở lại theo cách đọc Hán Việt thành Việt Hiện nay có thể tìm thấy trong từ vựng tiếng Việt hiện đại từ phủ Việt, trong đó từ tố việt nghĩa là rìu, còn từ tố phủ nghĩa là búa Chữ Việt thời cổ là tượng hình cái búa Nước Việt vì sản xuất ra búa rìu nên lấy làm tên gọi
Đặc trưng văn hóa- dân tộc của từ còn được biểu hiện đậm nét nhất trong ý nghĩa biểu trưng của nó Chẳng hạn người Nhật dùng lá dương xỉ để biểu trưng cho sự mong muốn có nhiều thành đạt trong năm mới, còn lá quýt biểu trưng cho sự mong muốn lời nói của người khác hóm hỉnh ý nhị, lá thông xanh quanh năm gắn với biểu tượng trường thọ, cây tre biểu trương cho tính cứng cỏi và sức mạnh Đối với người Nga cây Sồi biểu trưng cho sức mạnh và
sự hùng mạnh, cây Bạch Dương liên tưởng đến sự trong sạch…bungj con người được coi là biểu tượng của ý nghĩ tình cẩm đối với người với việc
Bên cạnh những yếu tố kinh nghiệm lịch sử xã hội chung, trong ý nghĩa ngôn ngữ còn có cả những yếu tố chỉ của riêng một nền văn hóa nhất định Nói cách khác ngôn ngữ còn phản ánh
và lưu giữ cả những khái niệm, những đặc tồn đã được kinh nghiệm lịch sử của một dân tộc nào
đó tạo ra phù hợp với những điều kiện của đời sống lao động, văn hóa, xã hội của họ
Hai là, đặc trưng văn hóa- dân tộc trong sự phạm trù hóa hiện thực và “bức tranh ngôn ngữ về thế giới”
Trang 3- Khái niệm phạm trù hóa hiện thực đó chính là “ cách biểu hiện có sự phân biệt một
nội dung nhất định trong NN này có thể là bắt buộc, còn trong NN khác lại là không bắt buộc” VD: Trong ngôn ngữ của NN người Eskimô lại có rất nhiều tên gọi khác nhau cho từng dạng tuyết…Trong khi đó tiếng Việt chỉ có một tên gọi duy nhất là tuyết
- Đặc trưng văn hóa dân tộc của NN và tư duy được phản ánh trong “ Bức tranh NN thế giới” ở
các dân tộc như sau: vừa có tính phổ quát và vừa có tính đặc thù dân tộc
+VD: Đối với bất kì người nào thuộc bất kì dân tộc nào dù đó là người Việt, Anh, Pháp hay Nga thì mặt trăng, mặt trời , sao, núi… đều tồn tại khách qua nhưng trong bất cứ NN nào cũng đều có từ để biểu thị những khách thể ấy như từ mặt trời trong TV, SUN trong tiếng Anh
Ba là, đặc trưng văn hóa- dân tộc qua định danh ngôn ngữ
Định danh hiểu theo quan niệm của G.V.Cônsanky là sự cố định cho một kí hiệu
ngôn ngữ, một khái niệm- biểu niệm phản ánh những đặc trưng nhất định của một biểu vật- các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn ngữ
Đặc trưng văn hóa dân tộc được thể hiện qua định danh ngôn ngữ ở việc quy loại khái niệm của đối tượng được định danh Chẳng hạn “củ lạc” thực chất là “quả lạc” nếu xét
theo thực vật học Song theo tư duy ngôn ngữ, phàm bộ phận nào của cây chứa chất bột, phình
to nằm dưới đất hay trong lòng đất thì đều được quy vào khái niệm “củ”
Đặc trưng văn hóa dân tộc được thể hiện qua định danh ngôn ngữ được biểu hiện tiếp theo là việc lựa chọn đặc trưng của đối tượng để làm cơ sở cho tên gọi của nó Ví dụ, khi
định danh các loại bánh, đặc trưng nguyên liệu là quan trọng Song trong các tiểu loại bánh đều cùng làm bằng gạo nếp, những đặc trưng khác tưởng như không cơ bản lại trở thành cơ bản khi định danh chúng: bánh nếp- bánh nếp mật- bánh chưng- bánh gai…
Đặc trưng văn hóa dân tộc được thể hiện qua định danh ngôn ngữ được biểu hiện rõ ràng hơn ở những liên tưởng trong việc tạo tên gọi các hiện tượng đặc tồn trong một ngôn ngữ
khó có thể dịch sang ngôn ngữ khác như: tóc rễ tre, râu quai nón, chân bàn cuốc…
Ảnh hưởng của đặc điểm loại hình ngôn ngữ đến đặc trưng văn hóa dân tộc của cách định danh
là rất lớn Do đặc điểm loại hình, các đơn vị định danh trong Tiếng Việt thường được tạo ra theo kiểu phân tích tính Bởi thế chúng thường dễ dành thấy được lí do hơn so với ngôn ngữ Ấn- Âu nói chung, tiếng Nga nói riêng, vốn thường được tạo ra theo kiểu hòa kết tổng hợp tính
Bốn là, đặc trưng văn hóa- dân tộc trong sự chuyển nghĩa và nghĩa biểu trưng
Ý nghĩa chuyển trong các ngôn ngữ có thể có tính đặc thù dân tộc Bởi vì sự liên
tưởng trong chuyển nghĩa vốn bị tiên định bởi điều kiện lịch sử, tâm lý cụ thể của một cộng đồng văn hóa- ngôn ngữ đã dẫn đến ý nghĩa chuyển trong các ngôn ngữ có thể là không như nhau Đồng thời việc chọn đặc trưng của đối tượng làm cơ sở trong quá trình chuyển nghĩa bị quy chiếu bởi những phẩm chất, thuộc tính của đối tượng được cộng đồng ngôn ngữ tập trung chú ý đến Mỗi cộng đồng ngôn ngữ sẽ chọn những đặc trưng khác nhau theo cách quan niệm của riêng mình về đối tượng Đặc trưng văn hóa- dân tộc trong sự chuyển nghĩa của từ biểu hiện ở chỗ một số dạng chuyển nghĩa nào đó chỉ tồn tại trong ngôn ngữ này mà không có trong ngôn ngữ khác Chẳng hạn cách chuyển nghĩa hoán dụ dựa trên quan hệ giữa âm thanh phát ra
và hành động hành động phát ra âm thanh đó: rơi bịch một cái và bịch vào ngực; nhắm mắt xuôi tay (chết), khoanh tay (bất lực)
Sự vật và hiện tượng trong TGKQ có rất nhiều thuộc tính, đặc trưng khác nhau Chính những thuộc tính, đặc trưng này là cơ sở của các ý nghĩa chuyển (hay nghĩa bóng, trong đó có cả các nghĩa biểu trưng) của tên gọi sự vật, hiện tượng Đặc
Trang 4trưng văn hóa- dân tộc được thể hiện rõ ràng nhất ở quá trình tạo ra các nghĩa chuyển này Mỗi cộng đồng ngôn ngữ sẽ chọn đặc trưng khác nhau theo cách quan niệm riêng của mình về đối tượng để làm cơ sở cho sự chuyển nghĩa
Đặc trưng văn hóa- dân tộc được thể hiện ở hiện tượng sử dụng biểu trưng một biểu vật của từ như sau: Mỗi sự vật, hiện tượng … bao giờ cũng có nhiều đặc trưng, nên
mỗi dân tộc có thể lấy cùng một vật để làm hình ảnh biểu trưng cho các đặc trưng khác nhau này ở con người hay các lĩnh vực khác Đồng thời nhiều sự vật khác nhau có thể có những đặc trưng giống nhau, từ đó dẫn đến hiện tượng các dân tộc khác nhau sẽ sử dụng
sự vật khác nhau để làm hình ảnh biểu trưng cho cùng một đặc trưng nào đó Chính điều này đã tạo nên đặc trưng văn hóa- dân tộc của các hình ảnh biểu trưng.
Năm là, đặc trưng văn hóa dân tộc trong hiện tượng đồng nghĩa
Trong cùng một sự vật hiện tượng, tư duy của con người khám phá ra những đặc trưng khác nhau Mỗi đặc trưng có thể được liên tưởng với đặc trưng tương tự của sự vật hay hiện tượng khác đã có tên gọi trong ngôn ngữ Từ đó mà sự vật mang những tên gọi khác nhau Chính vì sự khám phá hiện thực, óc liên tưởng của mỗi dân tộc một khác, cho nên số lượng và các kiểu loại từ đồng nghĩa trong mỗi ngôn ngữ một khác Đồng thời, qua từ đồng nghĩa, hoàn toàn có thể tìm hiểu được đặc điểm liên tưởng nói riêng, tư duy ngôn ngữ nói chung của mỗi dân tộc
Đặc trưng văn hóa dân tộc được thể hiện thể hiện ở các loại từ đồng nghĩa trong mỗi ngôn ngữ và giá trị thông tin ngữ nghĩa và giá trị ngữ dụng khi chọn sử dụng từ đồng nghĩa ở
mỗi cộng đồng người bản ngữ
Đặc trưng văn hóa dân tộc trong hiện tượng đồng nghĩa Tiếng Việt khác so với Tiếng Anh ở sắc thái biểu cảm và phong cách
4 Quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và văn hóa
- Các nhà khoa học đều thừa nhận rằng giữa ngôn ngữ và văn hóa, ngôn ngữ dân tộc và văn hóa dân tộc có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ Chúng phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau Chẳng hạn: Đ.A.Silichep đã khẳng định “ Cùng với chiều kích dân tộc, NN đóng vai trò không kém phần quan trọng trong sự phát triển của văn hóa Nó cũng gắn bó hữu cơ với văn hóa do tạo thành gần như là cơ sở, nền tảng của văn hóa Văn hóa dân tộc không tồn tại ngoài NN
- NN và văn hóa gắn bó lẫn nhau, nhưng thường thường, tuy quyết định sự tồn tại của nền văn hóa bằng ngôn ngữ, nhưng chính NN lại là những thành tố độc lập của nền văn hóa dân tộc M.M.Gukhơman đã khẳng định: “ Việc xem NN như thành tố quan trọng nhất của văn hóa và chú ý tới chức năng xã hội của nó, nhấn mạnh mối liên hệ lẫn nhau giữa NN và “ linh hồn”…đó là cống hiến hiển nhiên của Vinhem Phôn Hum bôn vào hệ vấn đề NN học thế kỉ XIX”
- Ngoài ra, NN còn là phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hóa NN là một trong những thành tố đặc trưng nhất của bất cứ nề văn hóa dân tộc nào Chính trong NN, đặc điểm của một nền văn hóa dân tộc được lưư giữ lại rõ ràng nhất Chính vì vậy, A.G.Agaep đã cho rằng: “ Chính NN được một dân tộc sáng tạo ra và của riêng dân tộc ấy đã thực hiện chức năng đặc trưng dân tộc”
Trang 5Câu 2: Anh/chị hãy phân tích và chứng minh những đặc trưng cơ bản của tư duy ngôn ngữ ở người Việt.
Việc nghiên cứu tư duy được nhiều ngành khoa học tiến hành trong phạm vi những cách tiếp cận khác nhau: triết học, tâm lý học, ngôn ngữ học, điều khiển học… Nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng quan niệm nghiên cứu tư duy ngôn ngữ phù hợp nhất là lý thuyết tâm lý học chung về hoạt động
1 Định nghĩa khái niệm “ tư duy”
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (NXB Từ điển bách khoa Hà Nội 2005); Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt -bộ não người
Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận…
Sự đa dạng về cách tiếp cận và tính phức tạp của bản thân đối tượng được nghiên cứu đã dẫn đến thuật ngữ tư duy thường được dùng theo những ý nghĩa khác nhau chỉ ghi lại một số đặc trưng nào đó của nó Do vậy điều hữu ích là tách ra ba ý nghĩa thường dùng nhất của thuật ngữ này:
+ Tư duy như một sự hiểu biết ( sự hiểu biết khái niệm, tư tưởng- khác với cảm giác) + Tư duy là một quá trình mà nhờ nó có thể đạt được sự hiểu biết mới( như là sự nhận
thức, chuyển từ chưa biết sang biết)
+ Tư duy là một trong những khả năng của con người (lí trí- khác với tình cảm, ý chí
v.v…)
Trong phạm vi nghiên cưứ này thuật ngữ “ tư duy” sẽ được sử dụng theo nghĩa thứ 2-như một quá trình để đạt sự hiểu biết mới.
2 Nguồn gốc và cấu trúc của tư duy:
- Hoạt động tư duy được phát sinh từ hoạt động thực tiễn của con người và cấu trúc đẳng cấu với hoạt động thực tiễn của con người.
- Do cách tiếp cận hoạt động đối với tư duy, cụ thể là quan niệm tư duy như một hoạt động đặc biệt, cho phép coi tư duy không chỉ là sản phẩm của hiện thực khách qua, mà còn là sản phẩm của QH giữa con người với hiện thực, bởi lẽ QH con người với hiện thực khách quan được thể hiện như một hoạt động Vì thế, các quy luật của tư duy ở con người là các quy luật của hiện tượng xã hội có hình thức tồn tại chủ quan.
- Giữa hoạt động bên ngoài và hoạt động bằng bên trong( tức tư duy) còn có sự đẳng cấu
về cấu trúc Đó là hệ quả của việc chuyển các đặc điểm của hoạt động bên ngoài, nghĩa
là chuyển tính phổ quát của các thao tác logic trong hoạt động bên ngoài, sang cái phát sinh bên trong của hoạt động đó tức hoạt động tư duy.
3 Các kiểu và quá trình phát triển của tư duy:
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tâm lí hiện đại như L.S.Vưgốtky, I.M Sechenôp, S.L.Rubíntêin…đã CMR có các kiểu tư duy khác nhau Trong đó tư duy bằng khái niệm trưừ tượng là trình độ tư duy cao nhất Song không thể cho rằng tư duy nói chung chỉ là tư duy lí luận bằng các khái niệm trừu tượng Ngoài tư duy trừu tượng, còn
có cả tư duy trực quan, vì trong một số trường hợp nhất định, chúng ta phải giải quyết nhiệm vụ bằng các thao tác chủ yếu với những cứ liệu trực quan.
- Qúa trình phát triển của tư duy được viện sĩ B.A.Sêprenhicôp hình dung như sau: mỗi kiểu tư duy đều được bắt nguồn từ một kiểu có trước Tư duy trực quan được tách ra từ hành động thực tiễn mà thoạt đầu nó được đưa vào đó một cách trực tiếp, trở thành một
Trang 6hành vi tương đối độc lập được chuẩn bị bởi hành động trước đồng thời lại chuẩn bị cho hành động tiếp theo Tu duy hình ảnh- trực quan trong đó hình ảnh trực quan là phương tiện mang nội dung đã được khái quát hóa, là tư duy có trình độ cao hơn Sự phát triển của tư duy con người có đặc điểm là: cùng với sự phát triển những dạng tư duy cao hơn, nói riêng là tư duy lí luận, các dạng tư duy thấp hơn, có sớm hơn không hề bị loại trừ, mà được cải biến chuyển thành hình thức cao hơn Các kiểu tư duy như: tư duy hình ảnh, tư duy đối tượng và kĩ thuật tồn tại cả trong tư duy của con người hiện đại.
4 Ý kiến của các nhà kinh điển về MQH giữa tính cách dân tộc và tư duy dân tộc
Khi nêu nhận xét về một dân tộc C.Mác và F.Ăng-ghen cũng đã nói lên sự tác động của tính cách dân tộc đến cách tư duy của họ( cụ thể là người Pháp và người Anh) Các
vị lãnh tụ cũng đề cập đến tính nồng hậu cảm tính của người Ailen đối lập với tính tư duy của người Anh.
5 Đặc điểm dân tộc của tư duy, biểu hiện:
* Đặc điểm:
- Chính những tri thức văn hóa được thủ đắc trong phạm vi vai dân tộc đã lập thành hạt nhân của hiện tượng được gọi là đặc trưng dân tộc của tư duy”
- Trong tư duy của mỗi con người hiện nay đều song song tồn tại nhiều kiểu khác nhau.
Vì vậy, có căn cứ để nghĩ rằng: “ đặc trưng văn hóa – dân tộc của tư duy” được thể hiện
rõ nhất là thiên hướng “ ưa thích” hay sự nổi trội của kiểu tư duy nào đó, cách nói, cách nghĩ nào đó ở một dân tộc nhất định.
* Biểu hiện: Qua nghiên cứu, đối chiếu trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể con người
trong hai NN Nga- Việt có thể khẳng định:
- Khuynh hướng sử dụng ẩn dụ trường tiếng Nga mạnh hơn so với trường tiếng Việt Điều này cho phép rút ra kết luận người bản ngữ tiếng Nga “ định hường” vào tư duy logic, tư duy “ phạm trù”, còn người bản ngữ tiếng Việt thiên về tư duy hình tượng, cảm giác, hành động- trực quan.
- Người Việt vốn có cả hai kiểu tư duy chuyển nghĩa là đánh đồng sự vật và con người( nhân cách hóa) và đánh đồng một đối tượng bất động vật với động vật(linh hồn hóa).VD: Bụng bảo dạ(quán ngữ), tay làm…( tục ngữ).
- Cơ cấu ngữ pháp của tiếng Việt như là cơ cấu “linh hồn hóa” Trong cơ cấu đó giữ chức năng chủ ngữ khi động từ ngoại động thường dùng các danh từ biểu thị đối tượng bất động vật hoặc khái niệm trừu tượng nói chung và các tên gọi bộ phận cơ thể nói riêng Điều đó được xác nhận cả bằng việc sử dụng các loại từ Trong câu tiếng Nga, danh từ bất động vật thường đóng vai trò thành phần thứ yếu của câu có vị ngữ là động
từ ngoại động.
- Về mặt cú pháp: Phép cải dung được người Việt sử dụng nhiều hơn người Nga Người Việt sử dụng một cách phổ biến, tự nhiên chỉ một bộ phận cơ thể người hoặc động vật để biểu thị toàn bộ cơ thể Con người có thể được gọi tên theo đặc điểm trang phục hoặc các dụng cụ hay được sử dụng.
- Trong trường từ vựng- ngữ nghĩa chỉ bộ phận cơ thể người của tiếng Việt, việc chỉ ra
bộ phận ( thay cho chỉnh thể) có thể xuất hiện ở các chức năng cú pháp khác nhau:
+ Chủ ngữ: Cử chỉ, hành động, cảm giác, tình cảm của con người có thể được miêu tả hoặc là như cử chỉ, cảm giác… của toàn chủ thể, hoặc như hành động ( trạng thái) chỉ
Trang 7của một bộ phận cơ thể nào đó liên quan trực tiếp với hành động( trạng thái) này Chẳng hạn : chị ấy đang mở cuốn tiểu thuyết và tay chị ấy đang mở cuốn tiểu thuyết Cách diễn đạt thư thái được tiếng Việt sử dụng tự nhiên và nhiều hơn so với tiếng Nga Trong ca dao, dân ca VN cũng thường có kiểu diễn đạt như vậy:
VD: Tay cầm bầu rượu năm nem
Mải vui…
+ Vị ngữ: Khi biểu thị một hành động, vị ngữ có thể chỉ ra đồng thời cả bộ phận cơ thể tham gia trực tiếp hành động ấy Trong tiếng Nga cách biểu thị hành động trừu tượng được ưa thích hơn, còn trong tiếng Việt thì ưa thích cách biểu thị cụ thể.
+ Bổ ngữ: Khác với tiếng Nga , trong tiếng Việt khi diễn đạt một hành động tác động tới khách thể, trước hết người ta chỉ ra bộ phận của khách thể ấy.
+ Trạng ngữ: Khi biểu đạt tư tưởng người Việt cố định sự chú ý của mình ở chi tiết, bộ phận nào đó, trong khi đó người Nga lại cố định sự chú ý ở toàn đối tượng nói chung.
- Trong tiếng Nga để cụ thể hóa người ta thay thuật ngữ chỉ loại bằng thuật ngữ chỉ chủng( tôn ti “là”) Trái lại, trong tiếng Việt, để cụ thể hóa thì chỉnh thể được thay thế bằng bộ phận ( tôn ti “có) do xu hướng quen dùng lối hoán dụ- đặc điểm tư duy thiên về kiểu tư duy liên hợp, hành động- trực quan.
Trang 8Câu 3: Từ giác độ đặc trưng văn hóa- dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, Anh (chị) hãy phân tích nguyên lí võ đoán của kí hiệu ngôn ngữ trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” của F.de Sausure.
Khó có thể nói chính xác tính võ đoán của ngôn ngữ được đề ra từ bao giờ, nhưng chắc chắn không phải đến tận thời của Saussure mới có Triết học cổ Hy Lạp đã từng tranh cãi rất gay gắt về vấn đề này Vấn đề liên quan đến nội dung nguyên lí tính võ đoán của F.de Sausure, đồng thời nó cũng liên quan tới hai học thuyết phúsei và thései của tên gọi vốn đã từng gây ra những cuộc tranh luận lâu dài trong lịch sử triết học và ngôn ngữ học thời cổ đại Hi Lạp
Nêu và phân tích nội dung nguyên lí về tính có lí và tính không có lí do của kí hiệu ngôn ngữ
Nội dung nguyên lý về tính có lý do và tính không có lý do của ký hiệu ngôn ngữ:
F.d.Saussure trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” chỉ ra tính võ đoán của ngôn ngữ thể hiện ở quan hệ giữa cái biểu hiện (tức là hình tượng ngữ âm) và cái được biểu hiện (tức
là ý niệm) Theo Saussure, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, trong đó mỗi một tín hiệu đều bao gồm 2 mặt : cái biểu hiện và cái được biểu hiện Cái biểu hiện là bản thân tín hiệu, cái được biểu hiện là một sự vật bên ngoài hệ thống tín hiệu mà tín hiệu đó đại diện Ví dụ như tín hiệu đèn xanh là cái biểu hiện, còn cái được biểu hiện là “được phép đi”; “đèn xanh” đại diện cho
“được phép đi” Ngôn ngữ cũng vậy, âm thanh “sách” được phát ra để đại diện cho khái niệm
“sách” trong não bộ con người
Theo F.de Sausure, “mối tương quan giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là võ đoán” và ông “chỉ muốn nói rằng nó không có nguyên do, nghĩa là nó võ đoán đối với cái được biểu hiện, vì trong thực tế nó không có một mối liên quan tự nhiên nào với cái đó”.
Phân tích và đánh giá ý kiến của F.de Sausure
- F.de Sausure đã đồng nhất hai chuyện: nguyên do gì mà người ta gọi một sự vật bằng tên gọi nào đó và vấn đề lí do của tên gọi có nằm trong bản thân đối tượng hay không Cùng một khái niệm được phản ánh, nhưng người Việt Nam nói là “sách”, người Trung Quốc nói là
“shu”, người Nhật nói là “hon”, và người Anh nói là “book”? Rõ ràng, không có mối liên hệ logic và tất yếu nào giữa âm thanh “sách” với khái niệm được biểu đạt cả Đó là tính võ đoán của ngôn ngữ Nói tóm lại, tính võ đoán của ngôn ngữ là chỉ cái biểu hiện và cái được biểu hiện không có mối quan hệ tất yếu nào, mà chỉ đơn thuần là do một nhóm người quy ước với nhau, khi quy ước được chấp nhận rộng rãi, nó sẽ được cố định Theo Saussure, tính võ đoán là đặc trưng quan trọng nhất của ngôn ngữ
- Tham gia vào quá trình định danh gồm có hai tham tố: chủ thể định danh và đối tượng được định danh Với thao tác tâm lí định danh (phải chọn đặc trưng làm cơ sở cho tên gọi) thì tất cả các tên gọi (hay kí hiệu ngôn ngữ) đều phải có nguyên do (hay là lí do)
Phụ thuộc vào chủ thể định danh và đối tượng được định danh sẽ có hai loại lí do khác nhau: lí do chủ quan (phụ thuộc vào chủ thể định danh) và lí do khách quan (phụ thuộc vào đối tượng được định danh)
Lí do khách quan- nghĩa là một đặc trưng, một thuộc tính nào đó của bản thân sự vật được chọn để làm dấu hiệu khu biệt gọi tên nó- là loại lí do dễ thấy nhất
Lí do chủ quan thì không phải ai cũng nhận thấy được Chỉ có chủ thể định danh mới biết được lí do tại sao dùng tên gọi này để gọi người hoặc sự vật này (nêu ví dụ)
Phân tích sai lầm trong quan điểm của F.de Sausure về mặt triết học
- Cần phân biệt hai phạm trù: “không có” và “ chưa biết” Cái “chưa biết” không phải là
“không có” Một lí do nào đó của tên gọi mà ta chưa tìm ra, nghĩa là chưa biết, hoàn toàn không
có nghĩa là tên gọi đó vốn không có lí do Một từ nhất định được các thế hệ xa xưa dùng gọi tên một sự vật dựa trên lí do nào đó cho đến nay tên gọi ấy vẫn được sử dụng như thế, nhưng thế hệ
Trang 9bây giờ không còn biết được lí do thì điều này không có nghĩa là tên gọi ấy không có lí do nào cả
- Một tên gọi được vay mượn từ ngôn ngữ nào đó, muốn rõ lí do của nó thì phải tìm ở trong chính ngôn ngữ gốc đã cho mượn từ ấy (nêu ví dụ)
Nêu các loại tên gọi phản ánh bản chất và không phản ánh bản chất của sự vật được gọi tên để chứng minh
- Loại tên gọi có lí do chủ quan (không nằm trong bản thân đối tượng mà nằm ở chủ thể định danh) sẽ không phản ánh bản chất của sự vật được gọi tên
- Tên gọi của đối tượng được dựa trên những đặc trưng chung, cơ bản Khi đó tên gọi sẽ phản ánh một phần bản chất, những thuộc tính cơ bản của đối tượng Đồng thời, hình thái bên trong của các từ thuộc những ngôn ngữ khác nhau sẽ trùng nhau Đó chính là cái có tính phổ quát, quốc tế trong tên gọi của các ngôn ngữ Thí dụ: đồng tử- (con người)- pupil (Anh)- pupille (Pháp)- đều dựa trên hình ảnh của con người (được coi như là đứa bé) hiện ra trong bộ phận của mắt được định danh
- Tên gọi của đối tượng được đặt cơ sở trên những đặc điểm thứ yếu, không phải là đặc điểm chung Những đặc điểm ấy chỉ có “sức dự báo” hoặc “có giá trị thông tin” đối với những đại diện của một cộng đồng ngôn ngữ nào đó, còn đối với những cộng đồng khác thì chúng không có nghĩa lí gì Ngay trong trường hợp này, vẫn phải thừa nhận tên gọi phản ánh những thuộc tính (tuy là không cơ bản) của một đối tượng hay một phần “chất” của nó Tên gọi được đặt ra trên cơ sở đặc trưng thứ yếu thuộc khả năng thứ hai chính là lí do cho phép hiểu từ là cái mang đặc trưng văn hóa- dân tộc
Tất cả mọi kí hiệu ngôn ngữ đều có lí do, chứ không phải là võ đoán Lí do ấy có thể là lí
do khách quan, khi tên gọi dựa trên một đặc trưng nằm trong chính bản thân đối tượng được gọi tên Khi đó, tên gọi phản ánh bản chất hoặc một phần bản chất của đối tượng Thuyết phúsei về tên gọi có lí ở mảng tên gọi này Mặt khác, lí do của tên gọi có thể là lí do chủ quan (không nằm trong bản than đối tượng, mà nằm ở chủ thể định danh), khi đó tên gọi không phản ánh bản chất của sự vật được gọi tên Lí do định danh chủ quan thường có ở các tên riêng
Trang 10Câu 4: Anh (chị) hãy phân tích và chỉ ra những sai lầm do lẫn lộn giữa các bình diện nhận thức và bản thể trong nghiên cứu ngôn ngữ và tư duy.
Nhận thức của con người là sự phản ánh hiện thực khách quan Tất nhiên, đây là sự phản ánh phức tạp và sáng tạo Song trong hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội, đã có không ít trường hợp, các nhà nghiên cứu vô tình coi nhận thức có được về khách thể
là chính bản thân khách thể hay bản thể ấy Nhiều thuộc tính do nhận thức sai lầm về bản thể
mà có đã được quy gán coi là thuộc tính vốn có thực của bản thể được nhận thức Chính điều này đã dẫn đến những định hướng sai lầm trong việc chỉ đạo hoạt động thực tiễn, đặc biệt là trong các hoạt động xã hội Hậu quả của sự định hướng sai lầm ấy đã dẫn đến những hoạt động mang tính chủ quan duy ý chí nhiều khi gây nên hậu quả khôn lường
Phân biệt hai phạm trù nhận thức và bản thể
Trong lí luận nhận thức cũng như trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của khoa học, cần suy luận một cách biện chứng, nghĩa là đừng giả định rằng nhận thức của chúng ta là bất di bất dịch và có sẵn… Khi tìm hiểu quá trình nhận thức, cần làm rõ quan hệ giữa chủ thể và khách thể nhận thức
Chủ thể nhận thức tiến hành một hoạt động nhận thức nào đó có thể là một cá nhân, một tầng lớp, một giai cấp hay một dân tộc và cũng có thể là toàn nhân loại
Khách thể nhận thức (hay là bản thể ) là một sự vật, hiện tượng nào đó, một bộ phận nào
đó của hiện thực nằm trong phạm vi tác động của hoạt động nhận thức và trở thành đối tượng của hoạt động nhận thức thuộc một chủ thể nhất định
Như vậy, tri thức của một chủ thể nhận thức là sản phẩm (chủ quan) của hoạt động nhận thức về những thuộc tính của các sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan với tư cách là những bản thể
Những sai lầm so lẫn lộn giữa các hiện tượng thuộc về nhận thức và bản thể trong nghiên cứu ngôn ngữ và tư duy
Trong thực tế nghiên cứu ngôn ngữ học (và ở nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác của khoa học nói chung, khoa học xã hội nói riêng), hiện tượng lẫn lộn giữa hai bình diện nhận thức và bản thể đã xảy ra không hiếm Ngoài ra, còn có cả sự sai lầm do chưa hiểu thấu được điều mà V.I Lênin đã chỉ ra được chúng tôi dẫn ở trên Đó là sự khác nhau giữa cái đã được nhận thức
và cái chưa được nhận thức Cái chưa được nhận thức (và cả cái chưa nhận thức được) nhiều khi đã bị lầm lẫn mà coi là cái không có, nghĩa là do bị lầm lẫn giữa hai bình diện nhận thức và bản thể mà chủ thể nhận thức đã đánh đồng cái chưa được nhận thức(hoặc cái chưa nhận thức đ-ược ấy (vốn thuộc bình diện nhận thức) với cái đã nhận thức đđ-ược về trạng thái zêrô của thuộc tính nào đó ở khách thể nhận thức (trạng thái zêrô hay không tồn tại của thuộc tính nào đó ở khách thể nhận thức vốn thuộc bình diện bản thể) Nói một cách đơn giản hơn thì điều này có nghĩa là do chủ thể nhận thức không biết hay chưa nhận thức được về một thuộc tính nào đó của một sự vật mà đã kết luận rằng sự vật này không có thuộc tính ấy!
Sau đây là một số sai lầm đã xảy ra trong nghiên cứu ngôn ngữ do lẫn lộn giữa nhận thức và bản thể – hai cái vốn không phải lúc nào cũng trùng nhau, phù hợp với nhau trong quá trình nhận thức
Sai lầm thứ nhất là ở nguyên lí tính võ đoán của kí hiệu ngôn ngữ
Theo F.de Saussure, “mối tương quan giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là võ đoán” và ông “chỉ muốn nói rằng nó không có nguyên do, nghĩa là nó võ đoán đối với cái được biểu hiện, vì trong thực tếnó không có một mối liên quan tự nhiên nào với cái đó” Chính F de Sauussre đã đồng nhất hai bình diện nhận thức và bản thể ở chỗ: do không tìm ra đ ược, không biết được nguyên do gì mà người ta gọi một sự vật bằng tên gọi nào đó và ông đi đến kết luận rằng tên gọi của sự vật ấy là không có lí do, tức là võ đoán Như chúng ta thấy, sự không nhận