1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Giáo trình Tiếp cận bền vững trong các dự án phát triển nông thôn: Phần 2

91 52 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,98 MB

Nội dung

Nối tiếp nội dung phần 2, phần 2 cuốn sách giới thiệu tới người đọc các kiến thức: Tài chính trong các dự án phát triển nông thôn, đánh giá tác động môi trường, lựa chọn công nghệ thích hợp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

CHƯƠNG 5: TÀI CHÍNH TRONG CÁC DỰ ÁN PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN

Các dự án phát triên nông thôn rất đa dạng, từ cấp nước và vệ sinh, đường giao thông,

hệ thống điện, quy hoạch sử dụng đất đến trường học và các cơ sở dịch vụ công cộng khác Chương này đề cập chủ yếu đến các vấn đề tài chính và hoàn chi phí của các dự

án cấp nước và vệ sinh nông thôn để giải thích và minh họa các nguyên tắc cơ bản Những nguyên tắc này có thể áp dụng cho các dự án và các loại dịch vụ khác với một

số điều chỉnh phù hợp với đặc thù của từng loại dự án và dịch vụ

5.1 Nước là một loại hàng hóa

Chương trình nghị sự 21 và Các nguyên tắc Dublin đưa khái niệm coi nước là một loại hàng hóa thành một chương trình nghị sự toàn cầu Khái niệm này đã được chấp nhận một cách rộng rãi trên toàn thế giới Tuy nhiên, đang tồn tại những sự lẫn lộn có cơ sở

về nghĩa chính xác của một số nguyên tắc Nhiều trong số những người không chuyên

về kinh tế không hiểu rõ các hàm ý của các khái niệm "Nước là một loại hàng hóa kinh tế" hay "Nước là một loại hàng hóa kinh tế và xã hội" Rogers và các đồng sự (1998)

đã giải thích những vấn đề này thông qua việc công thức hóa khái niệm nước là một loại hàng hóa và giải thích bằng các ví dụ thực tế các công cụ kinh tế có thể sử dụng

để chi phối hiệu quả dùng nước về mặt kinh tế, xã hội và môi trường

5.1.1 Ước tính chi phí sử dụng nước

Có một số nguyên tắc chung trong việc đánh giá giá trị kinh tế của nước và các chi phí

đi kèm với việc cung cấp nước Thứ nhất, sự hiểu biết cặn kẽ về các chi phí liên quan đến việc cung cấp nước là các điểm mấu chốt Thứ hai, từ việc dùng nước một người

có thể tạo ra giá trị, các giá trị này có thể bị ảnh hưởng bởi độ tin cậy của việc cấp nước và bởi chất lượng nước Các chi phí và giá trị này có thể được xác định một cách riêng rẽ hoặc thông qua phân tích của cả một hệ thống toàn vẹn Trong bất cứ hoàn cảnh nào, mục tiêu sử dụng nước một cách bền vững đòi hỏi rằng giá trị và chi phí phải cân bằng nhau; tổng chi phí phải bằng giá trị sử dụng bền vững

Hình 5.1 mô tả bằng sơ đồ tổ hợp của các thành phần khác nhau của các chi phí Ba khái niệm quan trọng được thể hiện trong sơ đồ này, đó là: Tổng chi phí cấp nước; Tổng chi phí kinh tế; và Tổng chi phí Mỗi một thành phần được cấu thành bởi các yếu

tố riêng biệt cần được giải thích thêm

• Tổng chi phí cấp nước

Trang 2

Tổng chi phí cấp nước bao gồm các chi phí gắn liền với việc cung cấp nước cho khách hàng chưa kể đến các phụ phí hoặc các sử dụng khác của nguồn nước Tổng chi phí cung cấp nước bao gồm 2 thành phần riêng rẽ: Chi phí vận hành và duy tu, và giá vốn

Cả hai thành phần này đều phải được đánh giá như tổng chi phí kinh tế của các nhập lượng

Chi phí vận hành và duy tu: Các chi phí này gắn liền với vận hành hàng ngày của hệ

thống cấp nước Các chi phí thường gặp bao gồm chi phí mua nước thô, điện để bơm, nhân công, các vật liệu sửa chữa và chi phí đầu vào cho việc quản lý và vận hành các

bể chứa, trạm xử lý và phân phối nước Trong thực tế ít có sự tranh cãi về cách xác định chi phí vận hành và duy tu

Giá vốn: Chi phí này phải bao gồm các chi phí sử dụng vốn và lãi gắn liền với các hồ chứa, các trạm xử lý nước, các hệ thống chuyển và phân phối nước

• Tổng chi phí kinh tế

Tổng chi phí kinh tế là tổng của chi phí cấp nước, chi phí cơ hội gắn liền với việc sử dụng cho các mục tiêu khác của cùng một nguồn nước và những phụ phí kinh tế áp đặt lên những người dùng nước khác do việc tiêu thụ nước của một người dùng nước cụ thể nào đó

Chi phí cơ hội: Chi phí này tính đến thực tế rằng bằng việc tiêu thụ nước, người dùng

nước này gây khó khăn cho những người dùng nước khác Nếu những người dùng nước khác có một giá trị nước cao hơn thì xã hội phải chịu một chi phí cơ hội do sự phân bổ nguồn nước không hợp lý này gây ra Chi phí cơ hội chỉ bằng không khi không có bất kỳ một mục tiêu dùng nước nào khác hoặc hoàn toàn không xảy ra sự khán hiếm nước Việc bỏ qua chi phí cơ hội đánh giá thấp giá trị của nước, dẫn đến những thất bại trong đầu tư và gây ra sự phân bổ không rất hợp lý tài nguyên nước giữa các hộ dùng nước

Trang 3

Hình 5.1: Các nguyên tắc chung cho chi phí của nước

(Rogers et al., 1998)

Các phụ phí kinh tế: Phụ phí kinh tế phổ biến nhất là các phụ phí đi kèm với các tác

động của ngăn nước/lấy nước ở thượng lưu hoặc của việc xả nước ô nhiễm xuống hạ lưu Có cả các phụ phí kinh tế liên quan đến việc khai thác quá mức hoặc gây nhiễm bẩn các nguồn nước chung (hồ chứa, nước ngầm) Các phụ phí kinh tế có thể dương hoặc âm, và việc đặc trưng hóa từng tình huống cụ thể để đánh giá các phụ phí này và điều chỉnh tổng chi phí là một việc quan trọng

Phụ phí dương xảy ra, ví dụ, khi tưới mặt đồng thời thỏa mãn yêu cầu bốc thoát

hơi nước của cây trồng và tái bổ sung cho nguồn nước ngầm Việc tưới nước khi đó một cách có hiệu quả đã cung cấp dịch vụ bổ sung nước ngầm Tuy nhiên hiệu quả thực của "dịch vụ bổ cập nước ngầm" này sẽ phụ thuộc vào cân bằng tổng thể giữa tổng lượng bổ cập và tốc độ khai thác nước ngầm

Phụ phí âm có thể áp đặt các chi phí cho người dùng ở hạ lưu nếu như nguồn

nước tưới hồi quy bị nhiễm mặn

• Tổng chi phí

Tổng chi phí dùng nước bằng tổng của tổng chi phí kinh tế và các phụ phí về môi trường Các chi phí này phải được xác định dựa trên những thiệt hại về môi trường do việc dùng nước gây ra hoặc ở dạng chi phí xử lý nước để đạt được chất lượng nước ban đầu

Chi phí cơ hội

Tổng chi phí cấp nước

TẾ

TỔNG CHI PHÍ

Giá vốn

= GIÁ TRỊ BỀN VỮNG TRONG SỬ DỤNG

Trang 4

Phụ phí môi trường: Là các chi phí gắn liền với việc đảm bảo sức khỏe cộng đồng và

hệ sinh thái Bởi vậy nếu việc ô nhiễm nguồn nước làm tăng chi phí sản xuất và tiêu thụ nước ở hạ lưu thì đó là các phụ phí kinh tế, nhưng nếu nó gây các tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng hoặc hệ sinh thái thì đó là các phụ phí môi trường

5.1.2 Các thành phần của giá trị nước

Để cân bằng kinh tế, giá trị của nước được đánh giá bằng giá trị sử dụng phải vùa bằng tổng chi phí sử dụng nước Tại điểm cân bằng này, mô hình kinh tế cổ điển biểu thị rằng phúc lợi xã hội được tối đa hóa Trong thực tế, giá trị sử dụng nước được trông đợi thường cao hơn tổng chi phí ước tính do những khó khăn trong ước tính các phụ phí môi trường khi tính toán tổng chi phí Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp giá trị sử dụng nước có thể thấp hơn tổng chi phí, tổng chi phí kinh tế hoặc ngay cả tổng chi phí cấp nước Điều đó xảy ra do các mục tiêu chính trị và xã hội được đặt cao hơn mục tiêu kinh tế

Hình 5.2: Các nguyên tắc chung cho giá trị sử dụng của nước

(Rogers et al., 1998)

Hình 5.2 mô tả bằng sơ đồ các thành phần của giá trị trong sử dụng của nước, giá trị này bằng tổng của các giá trị kinh tế và giá trị thiết yếu Các thành phần của giá trị kinh tế bao gồm:

- Giá trị đối với người dùng của nước

- Các hiệu ích thực của dòng chảy hồi quy

- Các hiệu ích thực của việc sử dụng gián tiếp

- Các điều chỉnh cho các mục tiêu xã hội

• Giá trị kinh tế

Giá trị đối với người

dùng của nước

Hiệu ích thực của dòng

chảy hồi quy

Hiệu ích thực của việc

TỔNG GIÁ TRỊ

Trang 5

- Giá trị đối với người dùng của nước: Đối với các hộ dùng nước công nghiệp và

nông nghiệp giá trị đối với người dùng của nước tối thiểu bằng giá trị biên của sản phẩm Đối với dùng nước cho sinh hoạt, mức độ tự nguyện chi trả cho việc

sử dụng nước biểu thị biên dưới của giá trị của nước

- Các hiệu ích thực của dòng chảy hồi quy: Dòng chảy hồi quy từ các hộ dùng

nước nông nghiệp, công nghiệp và đô thị tạo thành một yếu tố quan trọng của các hệ thống thủy văn, bởi vậy tác động của các dòng chảy hồi quy phải được tính đến khi đánh giá giá trị và chi phí của nước

- Các hiệu ích thực của việc sử dụng gián tiếp: Ví dụ điển hình về hiệu ích sử

dụng gián tiếp xảy ra với các hệ thống tưới, các hệ thống này cung cấp nước cho các mục đích sinh hoạt và chăn nuôi, điều đó có thể dẫn đến việc cải thiện điều kiện sức khỏe và tăng thu nhập của các hộ nông dân nghèo

- Các điều chỉnh cho các mục tiêu xã hội: Đối với việc dùng nước trong sinh hoạt và nông nghiệp, có thể có sự điều chỉnh giá trị để phục vụ các mục tiêu xã hội, ví dụ: xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và an ninh lương thực Những điều chỉnh này phải được tính đến để thể hiện các mục tiêu xã hội khác nhau

• Giá trị thiết yếu

Các hiệu ích được chia thành hai nhóm chính: Các giá trị đối với người dùng hiện tại

và Các giá trị thiết yếu Các giá trị đối với người dùng hiện tại lại được chia thành hiệu ích trực tiếp và hiệu ích gián tiếp Các giá trị thiết yếu thường khó định nghĩa và xác định, tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể coi như các giá trị phụ thêm của việc sử dụng tài nguyên

Tại sao người sử dụng phải trả tiền cho các dịch vụ nước và vệ sinh:

- Quỹ vốn sẵn có không đủ để đáp ứng đầy đủ cho các chi phí và hoạt động

- Quỹ công cộng sẵn có không đủ để đáp ứng các chi phí tái diễn

- Sự can thiệp và kiểm soát của nhà nước đã được chứng minh là kém hiệu quả

và ít hiệu lực

- Hiệu ích kinh tế và xã hội của điều kiện cấp nước và vệ sinh được cải thiện là

quá gián tiếp để có thể đảm bảo rằng các dịch vụ này nên được cung cấp

miễn phí

- Việc trợ cấp làm mất đi quyền hạn của người dùng thông qua việc từ chối các

lựa chọn của họ

- Trợ cấp không khuyến khích tính hiệu quả của chi phí (cost-effectiveness) và

việc phát triển của các giải pháp rẻ tiền

- Bằng chứng của nhu cầu và mức độ tự nguyện chi trả là rất rõ rệt với rất nhiều người nghèo đang trả với giá khá cao cho các loại dịch vụ

- Các phí sử dụng được điều tiết hợp lý sẽ đảm bảo rằng người nghèo sẽ phải

trả ít hơn cho các dịch vụ tốt hơn

- Việc trả tiền làm tăng cảm giác của giá trị và cam kết trong số những người sử dụng

- Việc chi trả của người dùng tối đa hóa sự sử dụng của các nguồn vốn sẵn có

- Việc chi trả của người dùng cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ

Trang 6

5.2 Hoàn chi phí

Vấn đề cộng đồng đóng góp tài chính cho các dịch vụ về cơ sở hạ tầng nói chung và cho các dịch vụ cấp nước và vệ sinh là vấn đề phức tạp và đầy tranh cãi Câu hỏi cơ bản nhất cần đặt ra là vì sao cộng đồng cần phải chịu trách nhiệm đóng góp một phần tài chính ngày càng lớn để chi trả cho các loại dịch vụ về nước và vệ sinh

5.2.1 Các yếu tố đảm bảo sự bền vững của các dự án

Có nhiều yếu tố chứ không phải riêng yếu tố tài chính có ảnh hưởng đến tính bền vững lâu dài của các dịch vụ đã được cải thiện Trong nhiều trường hợp, việc không đánh giá đầy đủ luận cứ cơ bản này sẽ dẫn đến những thất bại trong việc áp dụng chế độ thu phí của người sử dụng các loại dịch vụ

Việc hoàn chi phí không nhất thiết phải ở dạng thu tiền mặt Một số lượng lớn các dự

án cấp nước và vệ sinh thu hồi ít nhất một phần chi phí thông qua đóng góp lao động hoặc vật liệu của người dùng Các loại đóng góp này có thể chiếm đến 20-30% của vốn đầu tư, và khoảng tương tự cho các hoạt động O&M

Để dự án bền vững và để có thể hoàn chi phí một cách hiệu quả, các dự án cấp nước và

vệ sinh cần có đủ các yếu tố sau đây (Evans, 1992):

Môi trường thuận lợi: Một môi trường thuận lợi được tạo bởi sự thiết lập được một

khuôn khổ luật pháp và chính sách hỗ trợ cho việc phát triển các dịch vụ cấp nước

và vệ sinh Việc tạo ra và phát triển môi trường đầu tư này chủ yếu là trách nhiệm của nhà nước Một môi trường thích hợp không hòa hợp với chính sách "tự do dùng nước" vì nó đòi hỏi một sự cam kết chắc chắn với tiếp cận chia sẻ trong việc cung cấp và đáp ứng các chi phí cho các dịch vụ cấp nước và vệ sinh

Nhận thức tốt về vấn đề sức khỏe: Điều này đặt ra yêu cầu đối với cả các cơ quan nhà nước lẫn cộng đồng đều phải nhận ra tầm quan trọng của việc cải thiện điều kiện cấp nước và vệ sinh đối với sức khỏe Việc nhận thức tốt về vấn đề sức khỏe hàm ý rằng cộng đồng/người dùng nước chấp nhận những trách nhiệm cá nhân và

Mười yếu tố cơ bản của sự bền vững của dự án

• Môi trường thuận lợi

Trang 7

Cảm thấy có nhu cầu: Việc cải thiện điều kiện cấp nước và vệ sinh nói riêng và các

hạ tầng cơ sở, các dịch vụ nói chung phải thể hiện nhu cầu thực sự của cộng đồng Mọi thành viên đều có nhận thức rằng việc cải thiện điều kiện dịch vụ/cơ sở hạ tầng mang lại cho họ và cả cộng đồng những lợi ích đáng kể Nhu cầu thực sự đảm bảo rằng các thành viên của cộng đồng sẵn sàng tham gia đóng góp và chi trả cho các hoạt động của dự án

Thái độ ủng hộ: Cơ quan chức năng phải cam kết toàn diện với quá trình cộng tác,

và có mong muốn thực sự trong việc hợp tác làm việc với cộng đồng Đồng thời cộng đồng phải chấp nhận trách nhiệm và có nguyện vọng làm chủ sở hữu các cơ

sở hạ tầng sẽ được xây dựng, sẵn sàng trả tiền cho các dịch vụ được cung cấp Kiến thức và kỹ năng: Tất cả các kỹ năng cần thiết đối với cơ quan chức năng và cộng đồng đều phải được trang bị thông qua tập huấn Cộng đồng cần phải có hoặc phát triển các kỹ năng kỹ thuật cho việc vận hành và duy tu hệ thống, kỹ năng tổ chức gây quỹ và quản lý tài chính và kỹ năng huy động sự tham gia của các thành viên vào các hoạt động liên quan đến dự án

Mức độ dịch vụ thích hợp: Mức độ dịch vụ phải được thống nhất giữa cộng đồng

và cơ quan chức năng và phải thích hợp cả về khía cạnh kỹ thuật lẫn kinh tế xã hội Công nghệ thích hợp: Yếu tố này có liên quan đến mức độ dịch vụ Việc lựa chọn công nghệ cũng phải được thực hiện với sự tham gia của cả người dùng lẫm cơ quan chức năng Đủ khả năng đầu tư và chi trả, dễ vận hành và duy tu, hiệu quả kỹ thuật và mức độ sãn có của vật liệu và thiết bị thay thế là những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn công nghệ

Vật liệu và thiết bị: Mọi loại vật liệu và thiết bị đều phải có sẵn đúng thời gian yêu cầu trong cả giai đoạn xây dựng, phục hồi hay vận hành và duy tu hệ thống

Các dịch vụ hỗ trợ: Yếu tố này liên quan đến vận hành và duy tu, các dịch vụ mở rộng và quan hệ khách hàng

5.2.2 Yêu cầu và sự tự nguyện chi trả

Cung cấp dịch vụ mà người dùng có đủ khả năng tài chính để sử dụng rõ ràng là điều kiện tiên quyết cho việc hoàn chi phí Tuy nhiên có khả năng chi trả và tự nguyện chi trả không phải bao giờ cũng đi kèm với nhau Theo quan điểm của các nhà kinh tế nhu cầu chỉ là thực khi nó đi kèm với sự tự nguyện chi trả cho các loại hàng hòa hay dịch

Trang 8

vụ được cung cấp Theo quan điểm này, nhu cầu và sự tự nguyện chi trả gần như là đồng nghĩa Tuy nhiên cả hai khái niệm này cần phải được phân biệt với nhu cầu cảm giác thấy Việc tiếp nhận các dịch vụ miễn phí hoặc được trợ giá nhiều ngay cả khi các dịch vụ này đáp ứng được nhu cầu cảm giác thấy không chứng tỏ rằng người dùng thực sự có nhu cầu đối với chúng Nhu cầu cảm giác thấy chỉ trở thành yêu cầu thực khi người dùng sẵn sàng sử dụng nguồn vốn cá nhân để chi trả cho dịch vụ được cung cấp Quan hệ giữa nhu cầu cảm giác và nhu cầu thực rất phực tạp, bởi không thể có nhu cầu thực nếu không có nhu cầu cảm giác nhưng nhu cầu cảm giác đơn thuần không đủ để tạo thành đòi hỏi (nhu cầu thực)

5.2.2.1 Các yếu tố chi phối sự tự nguyện chi trả

Tạo ra yêu cầu đối với các dịch vụ được cải thiện phức tạp hơn nhiều so với việc định giá đúng, cho dù việc định giá đúng có một vai trò quan trọng Nguồn vốn luôn luôn hạn chế bởi thế người ta luôn phải lựa chọn cách sử dụng nguồn vốn đó sao cho hiệu quả nhất Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến

sự tự nguyện chi trả

Mức dịch vụ: Mức phục vụ cung cấp bởi các hệ thống cấp nước và vệ sinh có ảnh hưởng quan trọng đến việc người dùng có chi trả cho dịch vụ đó hay không Mức dịch vụ thấp nhất (rẻ chất) không thể luôn luôn giả thiết là mức dịch vụ dễ bán nhất Trong một số trường hợp khách hàng không muốn trả với mức giá rất khiêm tốn cho dịch vụ cấp nước đơn giản như bơm tay mà sãn sàng trả nhiều tiền hơn để được sử dụng nước từ hệ thống cấp nước tập trung, phân phối đến tận nhà

Tiêu chuẩn dịch vụ: Tiêu chuẩn dịch vụ liên kết chặt chẽ với mức dịch vụ Nếu một

hệ thống không hoạt động tốt và không tiếp tục cung cấp dịch vụ ở mức chấp nhận được, sự tự nguyện chi trả của người dùng sẽ biến mất

Các yếu tố chi phối sự tự nguyện chi trả (Evans, 1992)

• Chi phí tương đối

• Chi phí cơ hội của thời gian

• Đặc trưng của các nguồn hiện có

• Uy tín của cơ quan cung cấp dịch vụ

• Khuynh hướng kết hợp của cộng đồng

• Môi trường chính sách

• Các yếu tố văn hóa xã hội

• Khái niệm sở hữu và trách nhiệm

• Tính minh bạch của quản lý tài chính

• Khung thể chế

Trang 9

Các lợi ích nhận thức được: Trả tiền cho một dịch vụ thực tế là một quyết định đầu

tư Sự tự nguyện tiếp tục chi trả phụ thuộc vào những lợi ích sẽ thu được Bởi một

số lợi ích dễ nhận biết được nhưng một số khác thì không, mức độ nhận thức được các lợi ích có thể mang lại của người dùng có một vai trò quan trọng Ví dụ lợi ích

về sức khỏe là lợi ích gián tiếp mà nhiều người dùng không nhận thức được và không coi đó là một lợi ích của việc dùng nước sạch Các yếu tố khác như màu, mùi, vị của nước từ hệ thống cấp nước có thể được coi là quan trọng hơn

Quan hệ đối với sản xuất: Khi nước được dùng cho mục dích sản xuất, ý thức tự nguyện chi trả thường cao hơn Tuy nhiên hệ thống được nâng cấp phải tỏ rõ ưu điểm so với hệ thống cũ nếu yếu tố này là quan trọng

Mức thu nhập: Mức thu nhập liên quan trực tiếp đến khả năng chi trả Nếu chi phí

sử dụng nước vượt quá khả năng của người dùng, khỏi cần phải đặt vấn đề về ý thức tự nguyện chi trả của họ

Giá: Xác định được mức giá phù hợp là việc quan trọng Nhiều vùng nông thôn thường có sẵn các nguồn nước thay thế tuy chất lượng không tốt Mức giá có thể ảnh hưởng đến quyết định của người dân trong việc trả tiền để được hưởng dịch vụ cấp nước tốt hơn hay tiếp tục sử dụng nguồn nước cũ

Chi phí tương đối: Khi đánh giá chi phí cho một dịch vụ nào đó có thể chấp nhận được hay không, người dùng thường so sánh với chi phí của các loại dịch vụ khác

họ cho là có cùng giá trị, hoặc họ xem xét nên ưu tiên cho loại dịch vụ nào hơn Nếu giá dịch vụ được xem là quá cao so với các dịch vụ khác, sự tự nguyện chi trả

sẽ bị ảnh hưởng

Chi phí cơ hội của thời gian: Khi nước được dùng không mất tiền, chi phí cơ bản đối với người dùng là công sức và thời gian dành cho việc lấy nước Mức độ giá trị của thời gian chi phí cho việc lấy nước có thể ảnh hưởng đến sự tự nguyện chi trả cho dịch vụ cấp nước mới để tiết kiệm thời gian

Đặc trưng của các nguồn sẵn có: Nếu người dùng coi nguồn nước truyền thống của

họ là chấp nhận được thì nhiều khả năng họ sẽ không trả tiền để sử dụng nguồn nước mới dù tốt hơn Các yếu tố như dung lượng nguồn nước sẵn có, chất lượng nhận thức được, khoảng cách, mức độ tin cậy của nguồn có thể ảnh hưởng đến khả năng người dùng tiếp tục sử dụng nguồn nước sẵn có hay trả tiền cho dịch vụ cấp nước mới

Uy tín của cơ quan dịch vụ: Uy tín của cơ quan cung cấp dịch vụ có ảnh hưởng quan trọng đến sự tự nguyện chi trả của người dùng Cơ quan cung cấp dịch vụ cần phải cung cấp các dịch vụ có chất lượng để có thể hy vọng người dùng làm tốt vai trò khách hàng của mình

Khuynh hướng kết hợp của cộng đồng: ở nhiều vùng nông thôn việc hoàn chi phí

có thể thực hiện được thông qua những khoản đóng góp tự nguyện vào một quỹ chung Sự hợp tác tốt trong cộng đồng rất quan trọng trong khía cạnh này nhưng

Trang 10

Các yếu tố văn hóa xã hội: Các yếu tố văn hóa xã hội có thể ảnh hưởng đến sự tự nguyện trả tiền để sử dụng dịch vụ và thay đổi theo từng địa phương ở một số cộng đồng thái độ và tín ngưỡng đối với thế giới tự nhiên có thể là rào cản đối với việc sử dụng dịch vụ cấp nước và vệ sinh mới Khái niệm về chất lượng nước cũng thay đổi từ nơi này qua nơi khác tùy theo cách nghĩ và tín ngưỡng ở từng địa phương

Khái niệm về sở hữu và trách nhiệm: Mức độ mà người dùng cảm thấy trách nhiệm đối với hệ thống cấp nước và vệ sinh của riêng họ có thể ảnh hưởng đến ý thức tự nguyện chi trả Ví dụ, nếu họ tin rằng một hệ thống là của nhà nước thì họ nghĩ rằng nhà nước phải có trách nhiệm quan tâm đến hệ thống đó Ngay cả khi các hệ thống đã được chuyển giao hoàn toàn cho cộng đồng nhiều người vẫn không chấp nhận quyền sở hữu và trách nhiệm đối với chúng Một hệ thống được áp đặt từ bên ngoài thường khó có thể hoàn toàn được chấp nhận bởi một cộng đồng, và bởi vậy

sự tự nguyện chi trả cũng bị ảnh hưởng xấu

Tính minh bạch của quản lý tài chính: Yếu tố này có thể liên quan mật thiết đến uy tính của cơ quan cung cấp dịch vụ hoặc tổ chức quản lý địa phương và thực chất là vấn đề của lòng tin Nếu mọi người không thể thấy rõ điều gì xảy ra đối với những đóng góp của họ để duy trì hệ thống cấp nước và vệ sinh của mình, thật khó để kêu gọi họ chi trả cho các chi phí của hệ thống Một hệ thống quản lý tài chính minh bạch, có tính kiểm toán cao sẽ giúp tạo lòng tin và đảm bảo cho người dùng tin rằng đóng góp của họ được sử dụng đúng mục đích

Khung thể chế: Cách thức tổ chức chương trình cấp nước và vệ sinh và khung thể chế hỗ trợ cho nó có thể ảnh hưởng đến ý thức tự nguyện chi trả Việc thành lập các ủy ban nước có quyền hạn cao hơn các cơ quan hữu quan hiện có hoặc cơ cấu

tổ chức quản lý địa phương có thể hạn chế hiệu quả của các cơ quan này và làm cho mọi người không mặn mà ủng hộ ủy ban mới Một khung thể chế không đủ cởi

mở đối vời người dùng cũng có thể làm giảm ý thức tự nguyện chi trả bởi họ cảm thấy rằng quan điểm của mình không được đếm xỉa đến trong việc phát triển và quản lý hệ thống

5.2.2.2 Xác định mức độ tự nguyện chi trả

Trang 11

Nhiều học giả đã nghiên cứu phát triển các phương pháp thực tế để tìm hiểu xem những dịch vụ nào khách hàng thực sự mong muốn và khách hàng chuẩn bị trả bao nhiêu cho dịch vụ đó Việc xác định mức thu nhập ở các vùng nghèo của thế giới là việc khó khăn ở các đô thị hầu hết các hoạt động kinh tế diễn ra ở các khu vực không chính thức và thu nhập hầu như không được khai báo ở các vùng nông thôn thu nhập rất nhạy cảm đối với biến động theo mùa và năm và bởi thế rất khó dự đoán chính xác Việc tìm hiểu người ta chi tiêu cho cái gì dễ hơn người ta kiếm được bao nhiêu

Có hai phương pháp được phát triển để đánh giá việc chi tiêu của người dân Phương

pháp thứ nhất, phương pháp gián tiếp, dựa trên phân tích các số liệu về việc chi trả cho

cùng loại dịch vụ của những người khác có cùng điều kiện với những người dân ở

vùng dự án Phương pháp thứ hai, phương pháp trực tiếp, dựa trên cơ sở điều tra

(phỏng vấn, phiếu thăm dò ) xem người dân dự kiến sẽ trả bao nhiêu trong tương lai cho dịch vụ mới

5.2.3 Quản lý hoàn chi phí và tài chính cộng đồng

5.2.3.1 Các tùy chọn và các phương pháp hoàn chi phí

Có nhiều tùy chọn cho quản lý thực hành các khoản chi trả của người dùng Mỗi tùy chọn đều có ưu nhược điểm riêng Lựa chọn nào là thích hợp tùy thuộc vào hoàn cảnh của địa phương Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào hiệu quả quản lý đều có ý nghĩa sống còn đối với sự thành công Các hệ thống hoàn chi phí cần được phát triển sao cho không chỉ đảm bảo rằng tài chính của người dùng được quản lý tốt mà còn cần phải đảm bảo rằng những người phải trả sẽ trả phí dịch vụ

Giống như các yếu tố khác (công nghệ, mức dịch vụ, chiến lược triển khai dự án ), cơ chế tài chính phải được điều chỉnh để phù hợp với đặc thù và nhu cầu của hoàn cảnh địa phương Cơ chế tài chính cộng đồng hầu như chắc chắn không thành công nếu hệ thống không đáp ứng nhu cầu, mối quan tâm và năng lực chi trả của các nhóm người dùng khác nhau

Bảng 5.1 liệt kê danh sách các tùy chọn về hệ thống hoàn chi phí cho các hệ thống cấp nước và vệ sinh

5.2.3.2 Các tuỳ chọn cộng đồng

Các tùy chọn cộng đồng (Bảng 5.2) phù hợp trước hết với các vùng nông thôn tại đó quản lý cộng đồng giữ vai trò quan trọng Trong 3 tùy chọn này, các quỹ tự nguyện dường như có nhiều vấn đề và khó duy trì nhất, trừ những địa phương ở đó có tình hợp tác cộng đồng và cam kết đối với dịch vụ được nâng cấp rất cao.Tiếp cận này có nhiều khả năng thành công đối với trường hợp thu quỹ một lần để tạo vốn chi trả một phần hay toàn bộ chi phí lắp đặt Mặt khác, việc thu quỹ một cách thường xuyên là điều rất không nên trừ khi chi phí vận hành và duy tu rất thấp và khoảng thời gian giữa hai lần thu phí rất dài

Trang 12

Sổ số và giải trí cũng là một cách gây quỹ khác phổ biến ở các nước Mỹ La Tinh và một số nơi ở Châu á Tuy nhiên hầu như không có nơi nào sử dụng hình thức gây quỹ này để cung cấp tài chính dài hạn cho các hoạt động của dự án

Trang 13

Bảng 5.1: Tóm tắt các tùy chọn tài chính (Evans 1992)

Các quỹ tự

nguyện

ở các cộng đồng có truyền thống gây quỹ, có thu nhập theo mùa và có kiến thức và quản lý tốt các khoản chi tùy theo năng lực của hộ gia đình

và các lợi ích thu được

Đóng góp tài chính cho việc xây dựng; Các khoản đóng góp lớn hơn thỉnh thoảng xảy ra để duy tu và sửa chữa các hệ thống đơn giản với các điểm cấp nước công cộng

Lãnh đạo truyền thống (trưởng thôn ), các tổ chức tình nguyện (hội phụ nữ )

Các mục tiêu được đặt ra và quỹ được thu thập định kỳ tại các cuộc họp hoặc tại từng gia đình Quỹ được thu trước hoặc khi cần

Nguồn thu

chung của

cộng đồng

ở các cộng đồng có nguồn thu riêng và có một hệ thống cấp nước với các tiện nghi công cộng

Duy tu và sử chữa hàng năm, các đóng góp tài chính cho việc xây dựng; giảm giá hoặc mở rộng dịch vụ nếu có thể

Chính quyền địa phương, Hội đồng nước của cộng đồng

Dự trữ của quỹ được dựa trên chi phí ước tính và thu nhập hàng năm của cộng đồng; giảm chi phí hoặc tạo thu nhập khi cần thiết

Quỹ hợp

tác

Cấp nước được khởi động và cung cấp tài chính thông qua hợp tác sản xuất hoặc quỹ quay vòng của làng; không có chi trả trực tiếp cho lượng nước sử dụng

Duy tu và sử chữa hàng năm; trả các khoản vay để xây dựng hệ thống; giảm giá hoặc mở rộng dịch vụ nếu có thể

Ban chủ nhiệm hợp tác

xã, Hội đồng nước cộng đồng

Dự trữ của quỹ được dựa trên chi phí ước tính và thu nhập từ các hoạt động của hợp tác xã và hội phí của hội viên; giảm chi phí và/hoặc phí hội viên; giảm chi phí hoặc tạo thu nhập khi cần thiết

Trang 14

nhất riêng, hoặc dùng chung vòi

với nhóm xã hội được xác định rõ, có nguồn thu ổn định

và tin cậy và có lợi ích tương đối giống nhau

dựng hệ thống; duy tu và sử chữa hàng năm; giảm giá hoặc mở rộng dịch vụ nếu có thể

đồng, Ban quản lý hợp tác xã dùng nước, Chính quyền địa phương, Ban đại diện hội người dùng nước

mức giá ban đầu để người dùng thông qua; Phí được thu và quản lý bởi hội dùng nước địa phương

Giá phân

cấp

ở các cộng đồng có sự khác nhau đáng kể về sử dụng nước

và lợi ích và tinh thần cộng đồng đủ để phân chia các hộ thành các nhóm chi trả khác nhau

Trả các khoản vay để xây dựng hệ thống; duy tu và sử chữa hàng năm; giảm giá hoặc mở rộng dịch vụ nếu có thể

Cơ quan cung cấp dịch

vụ nước với sự hỗ trợ của những người đề xướng hoặc các chuyên gia xã hội khác giúp cho

cơ quan quản lý dự án

Những người dùng vời nước riêng được phân loại thành các nhóm giá cao, thấp khác nhau dựa trên các chỉ số của địa phương về dùng nước và tiềm lực kinh tế; Những người dùng chung vòi nước

có thể trả thấp hơn

Giá hỗn

hợp

ở các cộng đồng có sự khác nhau lớn về khả năng chi trả

và sử dụng nước, với các hộ

có thu nhập cao và hộ thu nhập thấp sống ở các khu vực riêng biệt

Trả các khoản vay để xây dựng hệ thống; duy tu và sử chữa hàng năm; giảm giá hoặc mở rộng dịch vụ nếu có thể

Cơ quan cung cấp dịch

vụ nước với tổ chức nước cộng đồng

Nguôn phí dư hoặc các vòi nước cá nhân được dùng để

bù cho chi phí của các vòi nước công cộng miễn phí ở các khu nghèo

Đo nước ở các cộng đồng lớn với

nguồn nước hạn chế và một

cơ cấu hành chính hiệu quả

Trả các khoản vay để xây dựng hệ thống; duy tu và sử chữa hàng năm; giảm giá hoặc mở rộng dịch vụ nếu có thể

Cơ quan cung cấp dịch

vụ nước và/hoặc tổ chức nước cộng đồng

Ghi số đo, viết các hóa đơn

và thu phí bởi những nhân công khác nhau hoặc trả qua ngân hàng, tại ủy ban nhân dân

Bán rong ở các cộng đồng nơi hệ thống Đóng góp để cung cấp tài Cơ quan cung cấp dịch Nước được bán từ các vòi có

Trang 15

chính cho các chi phí lặp lại của cơ quan cung cấp dịch

vụ nước, và các chi phí cho dịch vụ bán rong bao gồm việc đảm bảo vệ sinh và sửa chữa đơn giản

vụ nước với những người vận hành hệ thống được trả lương, Hội phụ

nữ hoặc hợp tác xã của những người bán nước

đồng hồ đo với giá được kiểm soát; khi có trợ giá giá mua, giá bán có thể bằng với giá bán tại các vòi cá nhân, chênh lệch giá tạo ra thu nhập cho người bán rong Bán rong

Đóng góp để cung cấp tài chính cho các chi phí lặp lại của các điểm cấp nước công cộng, và các chi phí cho dịch

vụ bán rong bao gồm việc đảm bảo vệ sinh và sửa chữa đơn giản

Cơ quan cung cấp dịch

vụ nước với những người vận hành hệ thống được trả lương hoặc những người được ủy quyền thích hợp về mặt kinh tế-xã hội, vd:

những người phụ nữ đứng đầu các hộ gia đình

Nước được bán từ các vòi có đồng hồ đo với giá được kiểm soát; khi có trợ giá giá mua, giá bán có thể bằng với giá bán tại các vòi cá nhân, chênh lệch giá tạo ra thu nhập cho người bán rong

tổ chức nước được đảm bảo

và thuế có thể liên quan đến việc dùng nước và chi phí

Trả các khoản vay để xây dựng hệ thống; duy tu và sử chữa hàng năm; giảm giá hoặc mở rộng dịch vụ nếu có thể

Tổ chức dịch vụ của chính quyền địa phương đối với những khu vực nhất định, vd: hệ thống nhà ở giá rẻ

Thuế được sử dụng để cung cấp tài chính cho các dịch vụ

cơ bản; các mức đóng thuế được dựa vào mức dịch vụ hoặc điều kiện nhà ở

Trang 16

khả thi, đặc biệt ở các cộng đồng nhỏ Tuy nhiên cần phải tạo được nguồn thu ổn định cho các hợp tác xã và năng lực quản lý của chính quyền địa phương phải cao Đồng thời cũng cần có sự nhất trí cao trong số các thành viên của cộng đồng về các ưu tiên cũng như sự thừa nhận tầm quan trọng của việc duy trì dịch vụ cấp nước Cộng đồng

có đủ khả năng đầu tư và chi trả theo phương thưc này có thể có trách nhiệm cao trong việc quản lý hệ thống

Bảng 5.3: Quản lý thu hồi chi phí: Các tùy chọn cộng đồng (Evans 1992)

Tùy

chọn

Các yếu tố và ưu nhược điểm

Ưu điểm - Đáp ứng được các biến động theo mùa của thu nhập;

- Cho phép có nhiều lựa chọn về hình thức thu quỹ (tại các cuộc họp, sổ số, hội hè, thu tại gia đình );

- Mọi người có thể đóng góp theo khả năng chi trả;

- Giảm được khối lượng công việc của tổ chức địa phương Nhược

điểm

- Có thể dẫn tới sự mất công bằng

- Đóng góp có thể không liên quan đến việc dùng nước

- Khó kiểm soát các trường hợp không góp quỹ

- Dễ nảy sinh sự chia rẽ trong cộng đồng

- Mức hợp tác trong cộng đồng cao và kiểm soát xã hội tốt

- Nhu cầu cảm giác trong cộng đồng và cam kết đối với hệ thống mạnh

Ưu điểm - Là cách để trách việc chi trả trực tiếp cho việc dùng nước, một

việc đôi khi là không thể chấp nhận được

- Việc cấp nước được cung cấp tài chính bởi các hoạt động tạo nguồn thu nên không làm giảm thu nhập của các hộ

- Khả năng sử dụng/tiếp cận dịch vụ phải tương đối đồng đều

- Đóng góp vào nguồn thu chung phải tương đối đồng đều

- Nguồn thu được tạo ra phải ổn định và đủ để đáp ứng yêu cầu Quỹ

Trang 17

Nhược

điểm

- Những thành viên có thế lực hơn có thể có ảnh hưởng quá lớn

- Không phải tất cả người dùng nước tham gia vào các hoạt động của hợp tác xã

Ưu điểm - Tương đối dễ cho các nhà quản lý

- Không tốn thêm cho việc đo nước

- Tất cả người dùng đều phải biết

- Các nhu cầu nước phải tương đối đồng đều

- Tranh cãi có thể xảy ra về cơ sở của việc phân cấp giá

- Những người phải trả giá cao hơn có thể có ảnh hưởng quá lớn đến việc quản lý hệ thống

Điều

kiện tiền

đề

- Cơ sở phân cấp giá phải rõ ràng

- Sự thừa nhận răng dịch vụ tốt hơn phải được phản ánh bằng mức giá cao hơn và sự tự nguyện hỗ trợ của người giàu đối với người nghèo

Trang 18

Ưu điểm - Phí phải trả phản ánh lượng nước tiêu thụ

- Khuyến khích việc dùng nước có hiệu quả hơn

- Nhu cầu dùng nước có thể điều tiết, tiết kiệm nước hơn thông qua áp dụng các mức giá lũy tiến

Nhược

điểm

- Tăng giá dịch vụ do các chi phí cho hệ thống đo nước, ghi số đo, hóa đơn và thu phí hàng tháng

- Có thể có sự gian dối thông qua việc chỉnh đồng hồ, mắc ống trái phép

- Yêu cầu chi phí duy tu cao hơn

Điều

kiện tiền

đề

- Năng lực thể chế tốt ở các cơ quan cung cấp dịch vụ nước

- Hiệu quả dịch vụ cao để đảm bảo hiệu quả chi phí và sự hài lòng của khách hàng

Trong số các tùy chọn này (Bảng 5.4), đo nước thường được coi là biện pháp chuẩn tắc nhất của việc thu phí Việc đo nước đảm bảo rằng người dùng trả khoản phí tỷ lệ trực tiếp với lượng nước mà họ sử dụng và tỏ ra là biện pháp công bằng nhất đối với tất cả mọi người để đáp ứng mọi loại chi phí Tuy nhiên, những vấn đề gặp phải trong quản

lý và điều hành hệ thống đo nước có thể làm giảm hiệu quả của chúng và dẫn đến những chi phí phụ thêm không cần thiết

Giá thống nhất là lựa chọn dễ nhất cho các nhà quản lý, tuy nhiên có thể thiếu nhạy cảm nếu tính công bằng được đặt ra Hệ thống giá hỗn hợp có thể phù hợp nhất đối với những khu vực đô thị đông dân cư vì nó cho phép các mức dịch vụ thấp hơn (vd: vòi nước công cộng) được trợ giá bởi các mức dịch vụ cao hơn (cấp nước cho các gia đình)

Năng lực thể chế và hiệu quả quản lý là những yếu tố then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của bất kỳ hệ thống định giá nào

5.3.2.4 Các tùy chọn thương mại

Việc bán nước (ví dụ bằng xe téc) là một tùy chọn thương mại phổ biến nhất (bảng 5.5) ở các vùng có thu nhập thấp Đây không phải là lực chọn dài hạn nhưng có thể là một giải pháp ngắn hạn hiệu quả, đặc biệt ở những nơi việc bán nước được điều tiết tốt

và có thể kiểm soát được chất lượng nước

Bảng 5.5: Quản lý thu hồi chi phí: Các tùy chọn thương mại (Evans 1992)

Ưu điểm - Động cơ mạnh cho các dịch vụ có chất lượng và duy tu hệ thống

- Sự chuyển giao trách nhiệm quản lý cho bộ phận kinh tế tư nhân

- Tiết kiệm lao động và thời gian cho người dùng nước

- Phạm vi lựa chọn lớn, từ các doanh nghiệp tư nhân đến các hợp tác xã

do cộng đồng quản lý Nhược

điểm

- Giá tương đối cao đối với người dùng

- Chất lượng nước khó đảm bảo

- Phạm vi khai thác ở những nơi nguồn nước hạn chế

Trang 19

5.3.2.5 Các tùy chọn gián tiếp

Gây quỹ thông qua nhiều dạng thuế khác nhau (Bảng 5.6) là một giải pháp được áp dụng tương đối phổ biến ở nhiều nơi ở các vùng nông thôn, một loại thuế phát triển, được thu theo đầu hộ gia đình, có thể tạo nguồn thu cho các loại dịch vụ khác nhau như đường xá, trạm xá, trường học, cấp nước và vệ sinh

Bảng 5.6: Quản lý thu hồi chi phí: Các tùy chọn gián tiếp (thuế) (Evans 1992)

Ưu điểm - Việc cung cấp tài chính cho các dịch vụ chung được tạo dòng và dễ

dàng hơn cho các nhà quản lý

- Trợ giá giữa các lĩnh vực có thể được thực hiện, vd, thông qua thuế bất động sản

- Mức chi trả có thể được liên hệ với sản xuất và mức thu nhập

Nhược

điểm

- Phí phải trả có thể không phản ánh mức dịch vụ và mức tiêu thụ

- Các cơ quan dịch vụ nước có thể không có kiểm soát trực tiếp đối với nguồn tài chính, do đó không thể đảm bảo đủ nguồn vốn

- Người dùng không ý thức được chi phí thực của dịch vụ

- Hạn chế phạm vi tham gia của cộng đồng trong việc ra quyết định và quản lý hệ thống

Điều

kiện tiền

đề

- Năng lực thể chế và hiệu quả quản lý tốt của các cơ quan hỗ trợ

- Sự điều phối và hợp tác tốt giữa các cơ quan dịch vụ khác nhau

5.3.2.6 Quản lý bởi cộng đồng người dùng

Bên cạnh việc xây dựng các phương pháp hiệu quả để quản lý các đóng góp tài chính, việc xác định rõ ràng ai là người có trách nhiệm quản lý cũng rất quan trọng Khuynh hướng hướng đến sự quản lý bởi cộng đồng thay cho các cơ quan dịch vụ hàm ý sự thay đổi vai trò của cả cộng đồng lẫn các cơ quan chuyên trách Đang có những sức ép nhất định về việc các cơ quan nhà nước nên giảm can thiệp trực tiếp vào việc cung cấp các dịch vụ mà tập trung vào việc giúp đỡ để các cơ quan công cộng và tư nhân có đủ khả năng cung cấp dịch vụ Về mặt lý thuyết, việc huyển giao này có thể làm nhẹ bớt gánh nặng về tài chính của nhà nước trong việc thực hiện và duy trì các chương trình phát triển Đồng thời các cơ quan chuyên trách cần phải tăng cường năng lực của mình

để hỗ trợ cộng đồng và các doanh nghiệp tư nhân trong việc tăng cường năng lực của

họ

Trang 20

5.3 Phân tích kinh tế và phân tích tài chính

Phần này đề cập khái quát các vấn đề trong phân tích kinh tế và phân tích tài chính: Nó bao gồm những gì, khi nào ta cần nó và tại sao nó quan trọng trong việc thiết kế các dự

án Những nội dung chính trong phần này là:

- Những định nghĩa và ý nghĩa của phân tích tài chính và phân tích kinh tế;

- Sự giống và khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế;

- Những yêu cầu của các nhà đầu tư đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

Các nội dung của phần này chủ yếu được biên soạn theo tài liệu đào tạo về quản lý phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn (Dự án hỗ trợ kỹ thuật của ADB - Dương Văn Xanh chủ biên, 2001)

5.3.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tài chính

Tính toán hiệu quả kinh tế của dự án là cực kỳ quan trọng trong việc xác định chi phí

và lợi ích của việc đầu tư, xem xét việc đầu tư vào dự án có lợi hay không?

Có nhiều nguyên nhân tại sao loại phân tích này quan trọng Thông qua phân tích kinh tế/tài chính chúng ta có thể kiểm tra được dự án, đưa ra những thông tin chính xác, đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Phát triển Châu á, quản lý tốt tài nguyên của người khác, đảm bảo tính có thể kế toán của dự án Đặc biệt thông qua phân tích này chúng ta có thể xếp loại các dự án với những phạm vi và thời gian khác nhau

Để kiểm tra dự án, người ta chỉ can thiệp tích cực việc thực hiện dự án khi hiểu rõ dòng tiền được đầu tư như thế nào, nó ảnh hưởng đến ai, chi phí đầu vào cần lúc nào Phân tích kinh tế và phân tích tài chính đòi hỏi sự nghiêm khắc và chính xác của người quản lý Nó giúp cho người quản lý trả lời các câu hỏi trong các phương pháp định

Những điều kiện tiền đề cho sự tự quản của cộng đồng (Evans 1992)

• Phải có yêu cầu của cộng đồng đối với việc cải tạo/xây dựng hệ thống

• Thông tin cần thiết cho việc ra quyết định phải đầy đủ cho cộng đồng

• Công nghệ và mức dịch vụ phải tương xứng với nhu cầu và năng lực của cộng đồng

để cung cấp tài chính, quản lý và duy tu hệ thống

• Cộng đồng phải hiểu các lực chọn của họ và tự nguyện chịu trách nhiệm về hệ thống

• Cộng đồng phải tự nguyện đầu tư vốn xây dựng và các chi phí trong quá trình vận hành hệ thống

• Cộng đồng phải được trao quyền để có thể ra quyết định về điều hành hệ thống

• Cộng đồng phải có năng lực thể chế để quản lý việc phát triển và vận hành hệ thống

• Cộng đồng phải có đủ nguồn nhân lực để quản lý thể chế này

• Cần phải có khung chính sách cho phép và hỗ trợ sự tự quản của cộng đồng

• Cần có sự hỗ trợ hiệu quả từ bên ngoài: nhà nước, các nhà tài trợ về đào tạo và tập huấn, tư vấn kỹ thuật, tín dụng, xây dựng

Trang 21

và phân tích tài chính tạo cho người quản lý công cụ báo cáo cho những người cho vay, tiền được sử dụng như thế nào và nó có những ảnh hưởng gì

Trong một dự án thường có một chuỗi mệnh lệnh Những người khác nhau có trách nhiệm về các lĩnh vực khác nhau Phân tích tài chính cho phép các hoạt động và chức năng của dự án thể hiện bằng những trách nhiệm của từng cá nhân Điều này giúp cho việc xác định các vấn đề và các vùng thực hiện tốt có lợi ích cao được dễ dàng

Trong giai đoạn lựa chọn dự án, có một số công cụ có hiệu quả để phân loại các dự án Hiệu quả đầu tư của một dự án được xem xét ở nhiều giác độ khác nhau Ví dụ: Chi phí đầu tư một hệ thống tưới là 100 triệu đồng trong đó cộng đồng dân cư bỏ ra 50 triệu đồng và Nhà nước tài trợ 50 triệu dồng đã nâng diện tích tưới từ 50 ha lên 100 ha

và năng suất lúa từ 1,5 tấn/ha lên 2,5 tấn/ha Như vậy do có đầu tư mà sản lượng lúa đã tăng lên Nếu xét cụ thể từng bên tham gia trong dự án (cộng đồng dân cư, Nhà nước

và xã hội như một thể thống nhất) ta thấy họ có những chi phí và lợi ích rất khác nhau Chi phí của bên này có thể là lợi ích của bên kia hoặc ngược lại Trong dự án này cộng đồng dân cư đã phải bỏ ra chi phí là 50 triệu đồng để có được một lợi ích từ lượng lúa tăng lên là 50 tấn và một lợi ích mà nhiều lúc bị quên đi là phần tài trợ (50 triệu đồng)

từ phía Nhà nước Nếu xét trên giác độ toàn xã hội, ta thấy chi phí sẽ là 100 triệu đồng (cả phần của cộng đồng dân cư và phần của Nhà nước) để có một lợi ích là tăng lượng lúa sản xuất lên 50 tấn Việc xem xét chi phí và lợi ích của các bên tham gia dự án được thể hiện trong việc phân tích tài chính và phân tích kinh tế của dự án

Phân tích tài chính của dự án không gì khác ngoài công tác kế toán nhằm xác định chính xác các chi phí và lợi ích Phân tích tài chính, hiểu một cách đơn giản là sự phân tích lợi ích – chi phí trên cơ sở giá thị trường Phân tích tài chính đứng trên giác độ của các đối tượng tham gia riêng rẽ: Hộ nông dân, công ty tư nhân, xí nghiệp cơ quan Nhà nước, hay cơ quan quản lý dự án Thông quan phân tích tài chính có thể đạt được một

số mục đích chính như:

- Đánh giá tác động tài chính thể hiện qua sự ảnh hưởng của yếu tố tài chính đến người nông dân, lĩnh vực Nhà nước và tư nhân, các cơ quan Chính phủ cùng những đối tượng tham gia dự án Điều này được thể hiện thông quan các kế hoạch tài chính của các đối tượng tham gia dự án;

- Điều chỉnh việc sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn Dựa trên phân tích tài chính (phân tích sự đầu tư và phân tích hệ số tài chính) có thể đánh giá hiệu quả của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế như thể thống nhất;

- Đánh giá những đòn bẩy khuyến khích Phân tích tài chính cực kỳ quan trọng trong việc xem xét những biện pháp khuyến khích các đối tượng tham gia dự án

Trang 22

- Điều phối sự tham gia về tài chính của các đối tượng Kế hoạch tài chính cho phép sự điều phối giữa các nguồn vốn đóng góp từ các thành viên tham gia trong quãng đời dự án

5.3.2 Phân tích kinh tế và ý nghĩa của phân tích kinh tế

Phân tích kinh tế của dự án là sự phân tích dự án trên quan điểm phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc gia tức trên giác độ lợi ích của toàn xã hội trong việc sử dụng những tài nguyên khan hiếm Như vậy, phân tích kinh tế đứng trên chi phí và lợi ích của toàn

xã hội đối với một đầu tư nào đó, thông qua chi phí cơ hội hay sẵn sàng chi phí

Thông qua phân tích kinh tế những dự án có sự hoàn vốn đầu tư tốt nhất, trong điều kiện tài nguyên hạn hẹp sẽ được chọn thực hiện Phân tích kinh tế cho thấy sự hấp dẫn của từng dự án theo quan điểm lợi ích toàn xã hội Do đó, ở đây không phân biệt vốn

từ khu vực kinh tế nào, tư nhân hay Nhà nước, ai thực hiện dự án.v.v

5.3.3 Sự giống nhau và khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế

Như vậy, phân tích tài chính và phân tích kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau Trên cùng một hiện tượng, sự đầu tư vào một dự án, phân tích tài chính đứng trên quan điểm của từng đối tượng tham gia riêng biệt còn phân tích kinh tế - trên giác độ tổng thể của một quốc gia hoặc cả xã hội

Cả hai phân tích đều đứng trên những chi phí và lợi ích thực tế xảy ra trong vòng đời của dự án và sử dụng cùng một tỷ lệ chiết khấu đối với dòng tiền mặt Tuy nhiên, giữa hai dạng phân tích này có những sự khác nhau nhất định:

- Trong phân tích kinh tế thuế và trợ cấp được coi như những thanh toán trung gian Những loại thuế, một phần của lợi ích từ toàn bộ dự án được chuyển vào Chính phủ, chính là đại diện của toàn xã hội, và không được coi như những chi phí;

- Trong phân tích tài chính, giá thị trường được sử dụng, trong đó bao gồm cả thuế và trợ cấp Ngược lại, trong phân tích kinhtế Một số giá thị trường có thể thay đổi cho phù hợp hơn với giá trị kinh tế nhằm phản ánh sát hơn tính khách quan của giá cả cũng như loại trừ những yếu tố mang tính chủ quan của chính sách;

- Trong phân tích kinh tế, lãi suất đầu tư không trừ vào nguồn thu của dự án vì đó

là một phần trong lợi ích của xã hội từ nguồn vốn sẵn có

5.3.4 Các chi phí của dự án

5.3.4.1 Khái niệm về các loại chi phí

Trang 23

Để thực hiện dự án cần có những đầu tư nhất định thông qua các chi phí Chi phí của

dự án có thể phân ra: Chi phí trực tiếp (chi phí được thanh toán bằng tiền mặt hoặc quy

ra tiền mặt) và chi phí gián tiếp (chi phí xảy ra đối với các tác nhân ngoài dự án, hoặc xảy ra khi dự án đã hoàn thành, hoặc không thanh toán bằng tiền mặt) Cần hiểu rằng mọi chi phí phục vụ trực tiếp việc thực hiện dự án và được hạch toán vào trong dự án

có thể gọi là chi phí trực tiếp của dự án Như vậy, các chi phí về quản lý dự án cũng được coi là chi phí trực tiếp Mặt khác, chi phí gián tiếp có thể có nguồn gốc về môi trường, có tính xã hội

Tất cả các chi phí trực tiếp có thể định lượng hoá với mục đích nhằm so sánh và xếp loại các dự án Tuy nhiên, việc định lượng của các dự án sẽ thay đổi phụ thuộc vào những thông tin hiện có từ cơ bản đến chi tiết Chi phí toàn bộ gồm tất cả các chi phí liên quan đến các hoạt động của dự án Đôi khi nó bao gồm cả chi phí cơ hội Đó là chi phí của công việc phải từ bỏ do phải quyết định làm một việc khác

Hãy đưa ra một cách xử lý cụ thể về những chi phí bất khả kháng, làm cho học viên hiểu rõ những chi phí đã bị "chìm" - đã xảy ra trước khi bắt đầu dự án, và do đó không thể đưa vào như một khoản chi phí của dự án Ví dụ về những chi phí bất khả kháng: Chi phí đào tạo kỹ sư giám sát thi công Người kỹ sư này nhận được sự đào tạo trước khi dự án bắt đầu, và có thể được đào tạo (và đã thanh toán về việc này) thậm chí khi không có dự án Chi phí trong việc khảo sát, giải phóng mặt bằng đường giao thông

do người Pháp làm 50 năm trước đây, đặc biệt đối với các dự án phục hồi đường giao thông Các chi phí đối với sự xây dựng này đã được hạch toán khi dự án được tiến hành

5.3.4.2 Phân nhóm chi phí trong dự án

Trong kế hoạch tài chính của dự án, chi phí trực tiếp có thể phân theo 3 nhóm chính phụ thuộc vào tính chất của từng loại chi phí:

- Chi phí đầu tư: Đó là những hạng mục sử dụng trong thời gian dài như đất đai, nhà xưởng, đường sá, cầu cống Những chi phí cho các hạng mục này chiếm một tỷ lệ lớn trong vốn đầu tư của dự án nhất là trong những dự án xây dựng cơ

sở hạ tầng nông thôn;

- Chi phí thường xuyên: Đó là những chi phí xảy ra lặp đi lặp lại hàng năm như chi phí vận hành, bảo dưỡng và chi phí nhỏ khác Ví dụ: Chi phí bảo dưỡng đường giao thông, chi phí mua nhiên liệu vận hành trạm bơm v.v ;

- Chi phí thay thế: Đó là những chi phí xảy ra đối với những hạng mục cần thay thế sau một thời gian nhất định trong quãng đời dự án để đảm bảo sự vận hành của công trình

5.3.4.3 Nguyên tắc chung trong việc xác định và tính toán chi phí dự án

Để xây dựng một kế hoạch tài chính chi tiết và hợp lý cần xác định đầy đủ các loại chi phí trong vòng đời dự án (kể cả trực tiếp và gián tiếp) Điều đó đòi hỏi sự tập trung vào

Trang 24

Để xác định và tính toán đầy đủ, chính xác các chi phí của dự án cần đảm bảo những nguyên tắc chung như:

- Tính đúng các hạng mục về chi phí trong vòng đời dự án;

- Tính đủ các hạng mục chi phí dự án;

- Xem xét lại các dự toán ở từng giai đoạn khác nhau của dự án hay cập nhật sự tính toán giai đoạn khác nhau của dự án như:

+ Giai đoạn kiến nghị;

+ Giai đoạn thiết kế cơ bản;

+ Thiết kế và mua sắm;

+ Xây dựng và lắp đặt

5.3.4.4 Chi phí phát sinh của dự án

Mức độ chính xác của việc xác định và tính toán chi phí dự án ngày càng tăng khi có thêm thông tin chi tiết Mức độ chính xác của dự toán chi phí có thể dao động từ 60% đến 5% qua từng thời kỳ sau:

- Dự toán chung: Trong thời kỳ này các tính toán có độ sai số lớn (±60%);

- Dự toán khi nghiên cứu: Khi một số chi tiết của dự án được xác định, dự toán chi phí có phần tốt hơn (±25%);

- Dự toán cơ sở: Các dự toán này được chuẩn bị khi các tài liệu công nghệ, kỹ thuật được xác lập và lịch trình thực hiện đã có (±20%);

lệ phần trăm của tổng chi phí Có hai loại chi phí phát sinh:

Trang 25

- Các chi phí phát sinh về vật chất: Sự tăng chi phí dự án mong đợi do sự thay đổi trong số lượng và phương pháp thực hiện Sự thay đổi này được tính trên cơ sở

tỷ lệ phần trăm của chi phí ban đầu;

- Các chi phí phát sinh về giá cả: Sự tăng chi phí dự án mong đợi do sự thay đổi

về đơn giá các hạng mục/cấu thành dự án trên cơ sở dự toán ban đầu Các chi phí phát sinh về giá cả bao gồm lạm phát và thay đổi trong tỷ giá hối đoái Giải thích rằng tỷ lệ phần trăm này phụ thuộc vào tính chất của từng loại dự án và các nhà tài trợ, nó có thể dao động đến 10%, nhưng tỷ lệ cho phép của các dự án xây dựng

cơ sở hạ tầng là 5%

5.3.5 Các lợi ích của dự án

5.3.5.1 Xác định lợi ích của dự án

Rõ ráng lợi ích cũng được hình thành qua dự án tương tự như là chi phí Dự án tốt là

dự án có lợi ích lớn hơn chi phí, điều này giải thích tại tao đối với việc phân loại và lựa chọn dự án, các cộng đồng và các nhà quản lý phải có ý tưởng rõ ràng trước khi dự án bắt đầu, chi phí và lợi ích của dự án là gì

Lợi ích của dự án có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp Mỗi đối tượng khác nhau có những lợi ích khác nhau từ việc xây dựng dự án Dự án có thể đem lại lợi ích về cải tạo môi trường trong vùng, lợi ích liên quan đến các vùng lân cận, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho các đối tượng tham gia dự án, thúc đẩy nền kinh tế phát triển v.v

Trong quá trình xác định lợi ích của dự án, việc so sánh tình trạng "có" và "không có"

dự án là cực kỳ quan trọng trong cách tiếp cận phân tích tài chính và kinh tế của dự án Phân tích dự án cố gắng xác định và giá trị hoá chi phí và lợi ích nảy sinh từ việc thực hiện dự án, so sánh với tình trạng không có dự án Sự khác nhay này gọi là thu nhập thuần tăng thêm do đầu tư của dự án Cách tiếp cận này hoàn toàn khác với việc so sánh tình trạng "trước" và "sau" dự án Sự so sánh trước - sau không tính đến sự thay đổi xảy ra khi không có dự án Sự thay đổi về đầu ra của dự án có thể biến động theo hai chiều hướng Thường thì khi sản xuất đã tồn tại và phát triển, có thể là chậm, và tất nhiên sẽ vẫn phát triển trong quãng đời của dự án (có thể là tốt hơn hay xấu đi) Ví dụ, trong dự án cải tạo thuỷ lợi thì việc đầu tư sẽ làm cho việc tưới tiêu chủ động hơn, tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh thì sản xuất sẽ tăng trưởng nhanh hơn Tuy nhiên, nếu không có đầu tư của dự án thì sản xuất nông nghiệp cũng vẫn tăng ở mức nhất định nào đó Do đó thu nhập tăng lên của dự án không phải là hiệu số của thu nhập hiện tại với con số 0 mà là hiệu giữa 2 mức thu nhập tài 2 tình trạng "có" và "không có" dự án Đối với những trường hợp khác nhau có thể thấy tình trạng "có" và "không có" dự án trong thực tế

5.3.5.2 Các loại lợi ích của dự án

Lợi ích mà dự án mang lại có thể là nguồn thu trực tiếp về kinh tế như sản phẩm sản xuất ra như lúa, ngô v.v Một dự án giao thông có thể giúp cho người dân đi lại dễ

Trang 26

Lợi ích về xã hội được thể hiện thông qua việc đầu tư đường giao thông có thể tạo điều kiện cho hàng hoá, vật liệu xây dựng từ các vùng lân cận chuyển đến làng mạc được thuận tiện, thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hoá và thông tin Thông qua việc đầu tư, các đối tượng tham gia có công ăn việc làm, thu nhập được cải thiện, khuyến khích nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ, từ đó dẫn đến tăng trưởng của nền kinh tế Hơn nữa, một

số dự án đầu tư sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu Các dự án hỗ trợ các cộng đồng phát triển, từ đó củng cố lòng tin đối với Nhà nước và Chính phủ Những dự án khác nhau mang lại những loại hình lợi ích rất khác nhau

5.3.5.3 Các lợi ích dễ lượng hoá và khó lượng hoá của dự án

Việc đầu tư các dự án có thể đem lại những lợi ích có thể định lượng dễ dàng như:

- Mức tăng sản lượng của các cây trồng, vật nuôi, sản phẩm chế biến v.v ;

- Diện tích được tưới, hệ số sử dụng đất;

- Số lượng xe lưu thông hay giảm chi phí vận chuyển;

- Tăng lượng người có khả năng sử dụng nước sạch, giảm đơn giá sử dụng nước sạch sinh hoạt;

- Tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi trong nông thôn;

- Tăng lượng hàng hoá mu bán lưu thông trên địa bàn

Tuy nhiên có những lợi ích khó có thể định lượng hoá, nhất là trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn:

- Kỹ năng và trình độ của người hưởng lợi được nâng lên;

- Tăng cường giao lưu kinh tế văn hoá, ổn định an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội;

- Cải thiện điều kiện sức khoẻ và giáo dục của người dân trong vùng dự án;

- Kích thích sản xuất phát triển

5.3.6 Tính toán chi phí và lợi ích của dự án

5.3.6.1 Giá tài chính và giá kinh tế

Khi chi phí và lợi ích đã được xác định, nếu muốn so sánh được chúng thì ta cần phải định giá chúng Một cách duy nhất ở đây để so sánh những hàng hoá dịch vụ này là gán cho chúng một giá trị tiền tệ Những chi phí và lợi ích này sau khi được xác định

có thể giá trị hoá bằng cách nhân số lượng với giá cả Số lượng của chúng thường thấy

ở tài liệu thiết kế dự án Tuy nhiên, có rất nhiều loại giá dao động từ giá tại cổng trang

Trang 27

ra trong mỗi giai đoạn của kênh tiêu thụ từ người sản xuất là nông dân đến người bán buôn, người bán buôn đến người bán lẻ, từ người bán lẻ đến người tiêu dùng Vào giai đoạn cuối của kênh tiêu thụ, sản phẩm sẽ được bán với giá thị trường của nó Do

đó phụ thuộc vào thời điểm trao đổi người giản viên có thể nhấn mạnh rằng có nhiều loại giá cả được áp dụng

Trong thực tế, giá thị trường được sử dụng trong việc tính toán chi phí và lợi nhuận dự

án bởi vì: Đó là một sự tương đối của "giá trị thực" của hàng hoá và dịch vụ được phổ biến rộng rãi dùng để mua và bán trên thị trường Trên thị trường người mưa và người bán thoả thuận và đồng ý thanh toán theo giá trị trường của một loại hàng hoá và dịch

vụ nhất định Do đó giá thị trường thường là sự dự tính tốt nhất cho những giá trị tăng thêm và chi phí cơ hội, vì thị trường không bao giờ hoàn hảo và không nằm trong tình trạng cân bằng tuyệt đối nên giá cả ảnh hưởng đến giá trị cũng không hoàn hảo Giá này được coi là giá tài chính của dự án

Để xác định giá thị trường, nhà kinh tế thường tới các thị trường (chợ) và khảo sát các giá cả thực tế trong các cuộc mua bán gần nhất và tham khảo nhiều nguồn (từ nông dân, người bán lẻ, các nhà xuất nhập khẩu, chuyên gia thị trường, các nhà thống kê và các tài liệu thống kê - chính thức và không chính thức) từ các nguồn thông tin này người phân tích phải đưa ra một con số có thể phản ánh đúng giá cả hiện hành của các yếu tố đầu ra và đầu vào của dự án

Trong phân tích kinh tế, các chi phí và thu nhập được xem xét dưới giác độ toàn bộ nền kinh tế quốc gia cho nên một mức "giá điều chỉnh" hay "giá bóng", "giá kinh tế" được sử dụng thay cho giá tài chính Khác với giá tài chính, trong giá thị trường một

số yếu tố do tác động chủ quan được loại trừ nhằm phản ánh đúng hơn chi phí xã hội của giá

5.3.6.2 Điều chỉnh giá tài chính sang giá kinh tế

Trang 28

Khác với phân tích tài chính trong phần tích kinh tế người ta dùng giá kinh tế của dự

án Trong phần tích này, các nhà phân tích cần tìm giá trị kinh tế của dự án trong giác

độ nền kinh tế quốc dân Giá tài chính là điểm xuất phát của phân tích kinh tế Giá ngày cần được điều chỉnh để phù hợp với xã hội như một thể thống nhất đối với cả đầu vào và đầu ra

Khi giá thị trường của một mặt hàng hay dịch vụ nào đó bị thay đổi sao cho gần hơn với chi phí cơ hội của xã hội, giá trị mới này gọi là "giá bóng" Tuy nhiên, việc điều chỉnh có rất nhiều phức tạp, không thể trình bày ở đây (cụ thể xem phụ lục về giá kinh tế) Phần này chỉ giới thiệu những nguyên tắc chung Việc điều chỉnh từ giá tài chính sang giá kinh tế bao gồm cả xác định việc quy đổi ngoại tệ Đối với các sản phẩm nông nghiệp thì giá trị chuyển đổi ngoại tệ này thường do các cơ quan kế hoạch theo dõi Đôi lúc các nhà phân tích phải tự xác định giá trị quy đổi này

Việc làm này xuất phát từ thực tế là ở rất nhiều nước do những chính sách thương mại của mình (bao gồm thuế xuất nhập khẩu), mọi người phải trả một mứuc cao hơn đối với các mặt hàng đang trao đổi so với mặt hàng không thể trao đổi được Mức hối đoái phụ trội này thường là không hợp lý khi giá của các mặt hàng chuyển từ nội tệ sang ngoại tệ thông qua tỷ giá hối đoái chính thức

Có 2 cách để chuyển đổi mức hối đoái phụ trội này vào giá trị kinh tế Cách thứ nhất là nhân tỷ giá hối đoái chính thức với mức phụ trội để có tỷ giá hối đoái bóng:

SER = OER x (1 + FXP)

Trong đó:

SER – tỷ giá hối đoái bóng;

OER – Tỷ giá hối đoái chính thức;

FXP – Mức hối đoái phụ trội (tính bằng tỷ lệ phần trăm hiển thị bằng số thập phân)

Cách thứ hai mà các nhà kinh tế hay dùng là “yếu tố chuyển đổi tiêu chuẩn” Đó là tỷ

số giữa giá trị của tất cả hàng xuất khẩu và nhập khẩu tại giá biên giới và giá trị của chúng tại giá nội địa Mối liên hệ giữa các hệ số tỷ giá hối đoái chính thức (OER), mức hối đoái phụ trội (FXP), tỷ giá hối đoái bóng (SER) và yếu tố chuyển đổi tiêu chuẩn (SCF) được thể hiện qua các công thức sau:

SCF = 1 : (1 = FXP) hay SER = OER : SCF và SCF = OER : SER

Để hiểu rõ các mối quan hệ này chúng ta có thể nghiên cứu ví dụ sau: Trong lúc thẩm định một dự án các nhà phân tích nhận thấy rằng tỷ giá hối đoái chính thức là 1 đô la

Mỹ = 12.500 đồng không thể hiện được mứuc hối đoái phụ trội ít nhất là 10% Do đó

tỷ giá hối đoái bóng sẽ là 12.500 x (1 + 0,1) = 13.750 đồng Tỷ giá hối đoái bóng này

sẽ được nhân với tất cả các mặt hàng trao đổi trong tài khoản tài chính, và sẽ tăng giá trị lên

Trang 29

Nếu như đồng nội tệ có giá trị hơn việc trao đổi ngoại tệ thì việc tính toán có khác hơn Nếu tỷ giá hối đoái chính thức là 1 đô la Mỹ = 14.000 đồng mà trong đó mức hối đoái phụ trội là 30% thì tỷ giá hối đoái bóng sẽ là 14.000 : (1 + 0,21) = 11.570 đồng

Để xác định giá trị kinh tế, chúng ta có thể nhân tất cả các giá trị tài chính của các mặt hàng không trao đổi với yếu tố chuyển đổi tiêu chuẩn nếu như giá thị trường và chi phí

cơ hội đã được tính toán kỹ Đối với các mặt hàng không trao đổi như mức lương của lao động không lành nghề mà giá thị trường đã tính quá mức so với giá kinh tế, cần phải tính lại và nhân với yếu tố chuyển đổi này

Khi xác định giá của các dự án, chúng ta sẽ gặp một thực tế là giá trị tuyệt đối của giá trị hiện tại ròng (NPV) dao động phụ thuộc vào việc chúng ta sử dụng cách tiếp cận nào, tỷ giá hối đoái bóng hay yếu tố chuyển đổi chuẩn, nhưng giá trị hiện tại ròng của các dự án phân tích bằng cùng một cách tiếp cận sẽ không thay đổi

5.3.6.3 Dòng tiền mặt của dự án

Thông qua chi phí các hạng mục trong dự án chúng ta hy vọng thu được một số lợi nhuận nhất định Đối với dự án nhất định các thu nhập có thể có trong thời gian ngắn Đối với các dự án sinh lợi chúng ta có thể dự tính ở mức độ nào các dịch vụ được cung cấp và thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ này Dựa trên những thông tin này chúng ta

có thể tính toán lợi ích bằng việc giá trị hoá các lợi ích này và gọi chúng là "thu nhập

về tài chính" hay "các dòng tiền mặt"

Khi tất cả các chi phí và thu nhập được xác định, chúng ta được nhân với đơn giá để lập ra "chi phí" hay "thu nhập" của từng hạng mục dự án Sự tính toán chi phí và thu nhập dự án có thể tóm tắt trong bảng về dòng tiền mặt trong phim chiếu Bản dòng tiền mặt chỉ ra một cách chính xác nhu cầu về tiền mặt để thực hiện dự án trong suốt chu

kỳ dự án cũng như thu nhập từ việc đầu tư dự án Trong thực tế, vào thời gian đầu, dòng tiền mặt ròng thường âm (do chi phí và chi tiêu nhiều còn thu nhập lại ích hoặc chưa có)

5.3.7 Giá trị thời gian của tiền tệ

Phần trên đã gợi những suy nghĩ về dòng tiền mặt của hai dự án khác nhau Khi một người xem những quảng cáo trên báo trước lúc lựa chọn giữa cùng loại xe con để mua

xe đã qua sử dụng (cần thiết mỗi xe đã đi được bao nhiêu km, tình trạng của động cơ

và lốp xen thế nào, đã qua bảo dưỡng bao lần rồi) Tương tự, cần phải có thêm thông tin để xác định dòng tiền mặt nào hấp dẫn hơn Vì tiền mặt được rải ra trong quãng thời gian 5 năm, những thay đổi tình hình đất nước có thể ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền này Những sự thay đổi có thể thể hiện bằng mức lãi suất và mức lạm phát Đồng tiền trong tay ngày hôm nay không như đồng tiền này ngày hôm qua hay ngày mai Chúng ta đã nghe đến câu ngạn ngữ "một con chim trong tay bằng hai con chim trong bụi rậm" của người Anh hay người Việt thường nói "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" Như vậy, đồng tiền nhận ngày hôm nay có giá trị hơn nhận vào ngày mai nhưng lại kém giá trị so với đồng tiền nhận ngày hôm qua

Trang 30

5.3.7.1 Lãi suất

Cần phân biệt giữa lãi suất vay và lãi suất gửi Mức lãi suất được thể hiện qua tỷ lệ phần trăm hay thời gian tính lãi suất (có thể theo ngày, theo tháng hay theo năm) Nguồn gốc của tỷ lệ lãi suất này có thể xuất phát từ 3 yếu tố trong kinh doanh tiền tệ:

- Sự rủi ro trong việc cho vay;

Lý do cơ bản có thể là 3 nguyên nhân được thể hiện trong phim chiếu song song với chủ đề này: (a) Cầu vượt cung - với sự tăng lên, giá cả được sử dụng như là một phương pháp bố trí tài nguyên khan hiếm Người có nhiều khả năng sẵn sàng trả giá để

có mặt hàng mà họ mong muốn, người khác thì không (b) Sự tham lam – người bán hàng thường tìm các cơ hội để bán ở giá ở giá cao hơn và luôn chọn cơ hội tăng giá hàng hoá của minh để làm giàu (c) Chính phủ in thêm tiền nhiều hơn lượng tiền tương ứng với sự tăng trưởng của các hoạt động kinh doanh Lượng tiền này do Ngân hàng Trung ương quản lý và được sử dụng nhằm đảm bảo cho cán cân dương của ngân hàng thương mại Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại cảm thấy tự do hơn trong cho vay và hoạt động tự do hơn, và ở mức lãi suất thấp hơn, vì chi phí đầu tư của họ igảm xuống do có sự dư dật về vốn tại Ngân hàng Trung ương Do vậy nhiều khách hàng vay tiền hơn Số tiền được dùng vào những mua bán thêm mà trước đó không thể xảy

ra do không có tiền Nhu cầu này dẫn đến sự hiếm hoi về mặt hàng và sự hạn chế của tài nguyên khan hiếm thông qua cơ chế giá bắt đầu sử dụng

Do đó tiền lãi và lạm phát đã ảnh hưởng đến giá trị của tiền tệ Lạm phát còn làm giảm

đi giá trị của tiền tệ thậm chí chúng không tham gia vào dịch vụ vay mượn thông qua

sự giảm sức mua của đồng tiền Như vậy tuy lượng tiền vẫn như cũ nhưng sức mua của chúng đã giảm rõ rệt

- 127.475 đô la Mỹ nếu tính lãi gộp theo ngày;

- 125.509 đô la Mỹ nếu tính lãi gộp theo quý;

- 120.000 đô la Mỹ nếu tính lãi gộp theo năm

Trang 31

Quan trọng nhất nó chỉ ra rằng người ta cần phải đọc trong văn bản của Hiệp định vay vốn để xác định xem tần suất tính lãi gộp được áp dụng là thế nào Nếu là người vay, thì chúng ta muốn nó càng nhiều lần càng tốt Hãy chỉ ra rằng với lượng vay tiền lớn, chi phí tiết kiệm được từ sự khác nhau trong tần suất tính lãi gộp có thể đạt ở mức 7.475 đô la Mỹ/năm với lượng vốn vay là 1 triệu đô la Mỹ Công thức tính là:

Lãi suất = (1 + mức lãi suất/đơn vị thời gian) (số đơn vị thời gian trong giai đoạn yêu cầu) Một người có thể tăng rất nhanh tiền của mình trong tài khoản ngân hàng - không động đến nó - và để giá trị của nó tăng lên Điều đó có nghĩa là lãi suất được tính trên cơ sở tính gộp các lãi suất - chứ không đơn giản trên vốn ban đầu Khi mà lãi suất sinh ra và cộng gộp Tổng tiền cơ sở cho tính lãi suất sẽ tiếp tục tăng lên sau mỗi lần tính Sự tăng này là cố định qua thời gian, trong khi mức tăng trưởng về giá trị của tiền tệ sử dụng lãi suất lại giảm theo thời gian

Tóm lại "giá trị thời gian của tiền tệ" có nghĩa là tiền tệ có giá trị khác khau phụ thuộc vào quãng thời gian mà nó được giữ, và điều kiện đối với nó trong quảng thời gian này Lãi suất là thoả thuận Đó là một "điều kiện" ảnh hưởng đến giá trị của tiền tệ qua thời gian Lãi gộp liên quan đến lãi suất

5.3.8 Xác định lợi ích của dự án

5.3.8.1 Lãi gộp và chiết khấu

Có thể dễ dàng thấy rằng 1.000 đô la sau một năm không có giá trị bằng 1.000 đô la

Mỹ bây giờ Nguyên nhân là số tiền có bây giờ có giá trị hơn ít nhất là bằng số tiền trong tương lai vì từ giờ cho đến lúc đó số tiền này có thể sử dụng vào việc đầu tư sinh lợi hoặc phục vụ một sự thoả mãn nào đó Rất đơn giản, nếu ngân hàng trả lãi suất 10%/năm, nếu ta gửi số tiền này vào tiết kiệm chúng ta sẽ có:

- 1.100 đô la vào cuối năm thứ nhất - 1.000 + 1.000 x 0,10 hay 1.000 x (1+ 0,1);

- 1.210 đô la vào cuối năm thứ hai - 1.100 + 1.100 x 0,10 hay 1.000 x (1 +0,1)2;

- 1.331 đô la vào cuối năm thứ ba - 1.210 + 1.210 x 0,10 hay 1.000 x (1 +0,1)3;

- v.v

Quá trình tăng thêm tiền nay do cộng thêm tiền lãi vào lượng ban đầu gọi là tính lãi gộp Trong lãi gộp chúng ta đi từ hiện tại tới tương lai Nếu chúng ta đầu tư số tiền P hiện tại, nó sẽ có giá trị P x (1 + i) sau một năm Sau hai năm nó sẽ là P x (1 + i) x (1 + i) hay P x ( 1 + i)2, nếu tỷ lệ tính gộp là i (tính trên cơ sở thập phân) không thay đổi Vào năm thứ n nó sẽ lên tới P x (1 + i)n tóm lại theo công thức sau:

Sn = P x (1 + i)n

Trong đó: Sn là số tiền cuối cùng năm n năm của số tiền P đầu tư ban đầu; Các giá trị (1 + i)n được tính sẵn trong những bảng gọi là bảng lãi tính gộp rất tiện cho việc tra cứu

Tuy nhiên, nếu ta nhận tiền trong tương lai, khi đó số tiền này sẽ có giá trị thấp hơn

Trang 32

gọi là chiết khấu Trong chiết khấu chúng ta chuyển từ tương lai về hiện tại Giá trị hiện tại của số tiền tương lai Sn bằng P mà nó đầu tư bây giờ và tăng lên Sn vào cuối năm thứ n theo công thức:

n

I

Sn P

)1

=

Giá trị 1/(1+i)n được tính toán sẵn trong những bảng gọi là bảng chiết khấu thuận tiện cho việc tra cứ Tóm lại, chúng ta sẽ tính lãi gộp nếu như muốn biết giá trị tương lai của số tiền hiện tại và chiết khấu nếu muốn biết giá trị hiện tại của số tiền tương lai

5.3.8.2 Chọn tỷ lệ chiết khấu thế nào

Nếu có tiền, chúng ta có rất nhiều việc có thể làm Có thể là xây dựng một căn nhà, mua xe máy, gửi tiết kiệm trong ngân hàng hay dùng tiền này đầu tư vào một dự án sinh lợi nào đó Nếu gửi tiền trong ngân hàng chúng ta chắc chắn sẽ thu được tiền lãi trừ khi ngân hàng bị phá sản Vấn đề ở đây là chúng ta quyết định gửi tiền trong ngân hàng và thu được tiền lãi hay đầu tư vào một dự án nào đó và kiếm thu nhập Do vậy chúng ta phải lựa chọn những cơ hội của mình Trong tình trạng này, khi người nào đó phải từ chối cơ hội để làm một việc khác, các nhà kinh tế nói rằng điều đó có một chi phí Chi phí cơ hội thường là sự lựa chọn tốt nhất có thể có của một người nào đó Trong trường hợp của chúng ta, giữ tiền trong ngân hàng được coi là sự lựa chọn tốt nhất có thể có của nhà đầu tư Cho nên chúng ta có thể chọn tỷ lệ lãi mà ngân hàng trả làm tỷ lệ chiết khấu để chuyển giá trị tương lai của tiền tệ Tỷ lệ lãi dao động theo từng nước, đôi khi theo từng ngân hàng Trong tình trạng một người muốn đầu tư vào dự án phải vay tiền chúng ta phải sử dụng tỷ lệ lãi mà người cho vay yêu cầu Trong những trường hợp như vậy, cái mà chúng ta phải tìm là liệu thu nhập từ dự án có lớn hơn lượng tiền phải thanh toán cho số tiền vay này không

Tóm lại, các nhà tài trợ, nhà đầu tư hay người cho vay khác nhau có điều kiện khác nhau về vốn mà mình cho vay: Tỷ lệ lãi khác nhau, mức lãi khác nhau với tần suất chiết khấu khác nhau (hàng tháng, nửa năm, hay hàng năm ) Đối với các dự án cơ sở

hạ tầng nông thôn tại Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Châu á đòi hỏi mức chiết khấu ít nhất là 12%/năm Đối với một số dự án của Ngân hàng Thế giới, con số này ở khoảng 20%/năm

5.3.8.2 Giá trị hiện tại ròng (NPV)

Trong việc đầu tư dự án chúng ta đưa tiền vào khoảng thời gian sớm nhất và hy vọng nhận được lợi ích trong các năm sau của chu kỳ dự án Để xem xét liệu đầu tư này có hiệu quả không, chúng ta cần có một cách so sánh chi phí với lợi ích Giá trị hiện tại ròng là một công cụ diễn tả bức tranh rõ ràng về hiệu quả của dự án Hơn nữa, nó giúp chúng ta so sánh hiệu quả của các dự án khác nhau

Giá trị hiện tại ròng là hiệu số giữa giá trị hiện tại của thu nhập và giá trị hiện tại của chi phí trên một tỷ lệ chiết khấu được chọn (đôi lúc được gọi là giá trị hiện tại của dòng tiền mặt ròng)

Trang 33

C B NPV

1 ( 1 )

Trong đó:

NPV : Giá trị hiện tại ròng;

Bt : Lợi ích tại năm t;

Ct : Chi phí tại năm t;

i : Tỷ lệ chiết khấu;

n : Số năm

Những bước cần thiết trong tính toán giá trị hiện tại ròng của dự án như sau:

i) Tính thu nhập thuần từng năm riêng rẽ;

ii) Chọn tỷ lệ chiết khấu Đối với các dự án cơ sở hạ tầng nông thôn tỷ lệ này là

12%;

iii) Tra cứu giá trị chiết khấu từ bảng chiết khấu;

iv) Nhân từng thu nhập ròng này với các giá trị chiết khấu cho từng năm để tìm

giá trị hiện tại của thu nhập ròng;

v) Cộng tổng các giá trị hiện tại (giá trị âm và dương) để có giá trị hiện tại ròng

+

n t

t

n t

t

i C i B

1

1

) 1 (

) 1 (

Trong đó: Bt : Lợi ích tại năm t;

Ct : Chi phí tại năm t;

i : Tỷ lệ chiết khấu;

n : Số năm

Việc tính toán tỷ lệ Lợi ích/Chi phí của dự án có thể tiến hành theo các bước sau: i) Chọn tỷ lệ chiết khấu;

ii) Tím giá trị chiết khấu (sử dụng bảng chiết khấu);

iii) Tính toán giá trị hiện tại của chi phí bằng cách nhân chi phí của từng năm

với giá trị chiết khấu tương ứng của năm đó;

iv) Tính toán giá trị hiện tại của thu nhập bằng cách nhân thu nhập của từng

năm với giá trị chiết khấu tương ứng của năm đó;

Trang 34

v) Chia tổng các giá trị hiện tại của thu nhập cho tổng các giá trị hiện tại của

chi phí

Nguyên tắc quyết định: Nếu tỷ lệ thu nhập/ Chi phí lớn hơn 1 thì dự án có hiệu quả

5.3.8.4 Tỷ lệ nội hoàn vốn (IRR)

Kết quả tính toán từ giá trị hiện tại ròng và tỷ lệ lợi ích và chi phí nói lên rằng thu nhập

từ dự án cao hơn từ tiền lãi thông quan tiết kiệm tại ngân hàng với lãi suất bằng tỷ lệ chiết khấu đã dùng Đó là 12% trong ví dụ của chúng ta Tuy nhiên, vấn đề là nó cao hơn bao nhiêu? Hai chỉ tiêu trên không trả lời được câu hỏi này Nếu nhà đầu tư quan tâm tìm xem mức thực tế có thể từ việc đầu tư vào dự án là bao nhiêu Đó là tỷ lệ nội hoàn vốn (IRR)

Tỷ lệ nội hoàn vốn là mức chiết khấu i mà ở đó giá trị hiện tại ròng bằng 0:

0 ) 1 ( 1

= +

=∑=

=

n t

t t i

C B NPV

trong đó: i : Tỷ lệ nội hoàn vốn;

NPV : Giá trị hiện tại ròng;

Bt : Lợi ích tại năm t;

Ct : Chi phí tại năm t;

n : Số năm

5.3.9 Phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy là một công cụ tiện lợi cho việc xác định những giả thiết thiếu căn

cứ trong phân tích dự án Nó cũng rất bổ ích trong việc so sánh những sự bố trí tài nguyên khan hiếm khác nhau trong dự án Loại hình phân tích này tinh lọc phân tích

cơ sở của dự án thông qua xem xét những dự lựa chọn khác nhau tới những nguyên nhân hành động, như là một cách để nhấn mạnh rằng ron đường đã chọn là hợp lý Thông qua việc tính toán đến những kịch bản đối với một giả thuyết nhất định, người quản lý cần phải đánh giá lại sự dao động của ác giả thuyết, và họ cần tính toán những hậu quả không mong đợi này Sự sẵn sàng cho những tình huống biến động nhu vậy sẽ giúp việc thực hiện dự án được trôi chảy hơn Vốn dự trù phát sinh dành cho những biến động trong chi phí, khó khăn hạn chế, tiến độ và hoạt động của các dự án Lượng vốn này có thể tính sát hơn sau khi đã có sự phân tích độ nhạy nhằm nhận thức mức độ rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án

Trong quá trình thực hiện dự án các yếu tố dự kiến có thể thay đổi như: giá cả, quy định mới của Chính phủ, của nhà tài trợ, cũng như điều kiện khí hậu thời tiết trong vùng dự án

5.3.9.1 Khái niệm về phân tích độ nhạy

Phân tích độ ngạy có thể gắn liền với việc đặt câu hỏi "cái gì nếu?" Điều này đòi hỏi thiết kế dự án phải xem xét kỹ lưỡng những giả thiết lựa chọn của các vấn đề cơ bản

Trang 35

có thể ảnh hưởng đến sự thành công của dự án nếu không được hiểu kỹ và giám sát chặt chẽ Nó có thể là quá tích cực quá tiêu cực trong cách nhìn sự việc, với giả thiết cho sự tăng trưởng nhanh hay chậm, với phương án thi công bằng máy hay lao động sẵn có tại địa bàn v.v

Rõ ràng phân tích độ nhạy là xác định những thành phần cấu thành có vai trò quyết định đến sự thành công của dự án Đó là những thành phần mà nếu thay đổi một chút nhỏ có thể dẫn đến sự biến đổi lớn về kết quả Ví dụ: trước màu mưa, khởi công muộn một tuần có thể dẫn đến các trang thiết bị phải ở trong bùn lầy không thể di chuyển dẫn đến việc tăng chi phí thuê bao và di chuyển trang thiết bị

So sánh sự ảnh hưởng đến cả dự án khi tính toán thiếu 1 tháng/người chi phí lao động trong cùng một dự án Giả thiết là việc thiếu lao động sẽ không có ảnh hưởng xấu lắm đến việc tiến hành dự án Có công nhân khác có thể làm thêm giờ, chi phí có thể được thanh toán thông qua chi phí dự trù phát sinh Thời gian hoàn thành sẽ được đảm bảo

và chất lượng đường không bị ảnh hưởng Thực tế, số lượng tháng người lao động có thể sai đến 12 tháng người so với dự tính ban đầu có ảnh hưởng rất ít so với ảnh hưởng của việc phải lùi việc khởi công lại 1 tuần

Đó là những cách nhìn thấu đáo rất có lợi cho các nhà quản lý và thiết kế dự án Chúng giúp xác định những điểm gay cấn của một dự án - những thành phần cấu thành rất nhạy và một sự sai khác nhỏ có thể dẫn đến hậu quả to lớn

5.3.9.2 Sự cần thiết cùa phân tích độ nhạy

Thông qua việc "khám phá những khả năng" trong công việc khả thi của dự án, người quản lý lãnh đạo sẽ chuẩn bị tốt hơn về kết quả mà chúng có thể khác với kế hoạch và phân kỳ Một người lãnh đạo giỏi cần hiểu rõ tất cả các nguy cơ quan trọng trng chu

kỳ và quãng đời dự án mà mình quản lý Một nguy cơ đối với chi phí của dự án và tình hình chung của kế hoạch thực hiện có thể xảy ra đúng như một phân tích độ ngạy chỉ

ra và người lãnh đạo có thể tập trung tìm cách giải quyết trước khi nó xảy ra

Việc phân tích độ nhạy có thể tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí hay đến thu nhập của dự án Ví dụ: Chi phí có thể tăng lên do thay đổi thời gian khởi công dự

án hay do cung cấp vốn chậm hoặc thu nhập từ dự án chậm lại 1 năm so với dự kiến Một lý do mà Ngân hàng Phát triển Châu á yêu cầu phân tích độ nhạy như một phần trong tài liệu chuẩn bị vay vốn là có lý, vì nó giúp cho người quản lý sử dụng những tài khoản về chi phí phát sinh vào những hạng mục nào Nó cũng giúp người lãnh đạo biết trước về sự quản lý lao động, chính trị và các yếu tố khác đôi lúc ảnh hưởng không nhỏ, trước khi chúng làm phương hại đến dự án nếu như họ nhận ra sớm hơn trong chu kỳ của dự án

Trang 36

Câu hỏi cuối chương :

Câu 1 : Trình bày các chi phí phải sử dụng nước (vẽ hình minh họa)?

Câu 2 : Trình bày các thành phần cơ bản của giá trị nước ?(vẽ hình minh họa)?

Câu 3 : Nêu khái niệm, ý nghĩa của phân tích kinh tế và phân tích tài chính ? Phân tích kinh tế và phân tích tài chính giống và khác nhau ?

Câu 4 : Nêu các chi phí của dự án ? Các lợi ích của dự án ?

Câu 5 : Phân tích tài chính trong dự án là gì ? Những yếu tố ảnh hưởng tới việc tự nguyện chi trả hoàn chi phí của người hưởng lợi?

Trang 37

CHƯƠNG VI : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

6.1 Khái quát chung

Phát triển bền vững là một khái niệm then chốt đã và đang được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới trong suất hơn hai chục năm qua Một dấu mốc quan trọng của quá trình này chính là báo cáo Brundtland, trong đó phát triển bền vững được định nghĩa là

"Sự phát triển đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai" Năm năm sau Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc, Hội nghị thượng đỉnh tại Rio, đã thiết lập một loạt hiệp định, tuyên bố và cam kết quốc tế (Hộp 6.1) Chương trình nghị sự 21, một

kế hoạch hành động toàn cầu cho phát triển bền vững, nhấn mạnh tầm quan trọng của tiếp cận tổng thể trong việc ra các quyết định liên quan đến phát triển và môi trường và thúc đẩy việc sử dụng ĐTM (Đánh giá tác động môi trường) và các công cụ chính sách khác cho mục đích đó

Phát triển bền vững là một khái niệm luân tiến hóa, thường xuyên được tái định nghĩa

và giải nghĩa Trên thực tế, nguyên tắc phát triển bền vững theo định nghĩa Brundtland hàm ý sự cải thiện điều kiện sống của thế hệ hiện tại, đặc biệt của tầng lớp nghèo trên thế giới, và duy trì các cơ hội phát triển cho các thế hệ mai sau Thách thức đối với sự phát triển bền vững có thể được tóm tắt thông qua so sánh ba chỉ số quan trọng sau đây:

ƒ Hoạt động của con người được ước tính hiện đang tiêu thụ khoảng 40% sản phẩm nguyên sinh thực trên mặt đất

ƒ Khoảng 60% dân số thế giới đang sống ở mức nghèo đói

ƒ Dân số thế giới được dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào khoảng giữa thế kỷ

UNEP và các tổ chức khác kết luận rằng nếu không có những thay đổi lớn về chính sách và công nghệ, các khuynh hướng nêu trên sẽ đe dọa sự ổn định của cộng đồng quốc tế và môi trường toàn câu

Hộp 6.1: Bốn kết quả chính của Hội nghị thượng đỉnh trái đất

ƒ Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển - một tập hợp các nguyên tắc hướng dẫn

ƒ Chương trình nghị sự 21 - một chương trình hành động toàn cầu để đạt được sự phát triển bền vững, các quốc gia tham gia vào chương trình này như một sự cam kết chính trị hơn là những nghĩa vụ luật pháp

Trang 38

Được giới thiệu lần đầu tiên ở Mỹ, các hệ thống đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hiện nay đã được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới như một công cụ quản lý môi trường quan trọng

Vào năm 1962, khi cuốn sách "Mùa xuân câm lặng" của Rachel Carson được xuất bản, nhận thức xã hội về các vấn đề môi trường ở Mỹ đã đạt đến mức khá cao và phát triển thành các phong trào rất mạnh mẽ vào nửa cuối của thập kỷ 60 của thế kỷ trước Với những nền tảng xã hội như vậy, luật môi trường của Mỹ - NEPA (National Environmental Policy Act) đã được thông qua vào năm 1969 và lần đầu tiên đánh giá tác động môi trường của các dự án lớn đã được đưa thành luật ảnh hưởng của NEPA với khái niệm hệ thống đánh giá tác động môi trường được lan rộng ra ngoài biên giới nước Mỹ và kích thích việc ban hành các chính sách về đánh giá tác động môi trường

ở nhiều nước châu á và châu Âu Tiếp theo sáng kiến của Mỹ, một số nước cũng bắt đầu đưa ra các hệ thống đánh giá tác động môi trường; ví dụ úc (1974), Thái Lan (1975), Pháp (1976), Philippin (1978), Israel (1981) và Pakistan (1983)

Nói chung, đánh giá tác động môi trường càng hiệu quả nếu được thực hiện càng sớm,

ví dụ ngay trong giai đoạn lập chính sách hay lập kế hoạch dự án Trong thực tế, tuy nhiên giai đoạn thực thi đánh giá tác động môi trường cũng như phạm vi và các thủ tục của nó thay đổi theo từng nước hoặc từng tổ chức

6.1.1 Tầm quan trọng của đánh giá tác động môi trường

Để sự phát triển trở nên bền vững, việc giảm bớt gánh nặng của các tác động môi trường là hết sức cần thiết Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, các tác động môi trường được nhận thấy ngày càng phức tạp, có quy mô lớn hơn

và có hậu quả nghiêm trọng hơn so với cách đây hơn 30 năm khi mới xuất hiện các hệ thống đánh giá tác động môi trường Bởi thế, đánh giá tác động môi trường ngày càng trở nên quan trọng và là một công cụ để ra các quyết định phát triển

Vai trò này đã được công nhận một cách chính thức trong Nguyên tắc 17 của Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển:

"Đánh giá tác động môi trường, như một công cụ quốc gia, sẽ được tiến hành cho các hoạt động được đề xuất mà các hoạt động này có khả năng có tác động tiêu cực đáng kể đến môi trường và phải được quyết định bởi một cơ quan nhà nước có thẩm quyền"

Trong thực tế, ĐTM được áp dụng trước hết để ngăn ngừa hay giảm thiểu các tác động tiêu cực của các đề án phát triển lớn, ví dụ như một nhà máy phát điện, một con đập,

hồ chứa hay các tổ hợp công nghiệp Quá trình đánh giá tác động môi trường cũng được sử dụng như một công cụ quy hoạch để đẩy mạnh phát triển bền vững thông qua tích hợp các suy xét về môi trường vào một loạt các hoạt động dự kiến Đặc biệt, đánh giá môi trường chiến lược - SEA (Strategic Environmetal Assessment) của các chính sách và các kế hoạch có vai trò cực kỳ quan trọng, tập trung vào việc ra quyết định ở cấp có thẩm quyền cao nhất Việc kể đến đầy đủ nhất các vấn đề môi trường khi xem

Trang 39

xét các phương án và các lựa chọn phát triển sẽ giúp xác định được phương án và tùy chọn phát triển bền vững nhất Các dạng đơn giản hơn của đánh giá tác động môi trường có thể được áp dụng để đảm bảo rằng các dự án quy mô nhỏ hơn như các hoạt động đào mương rãnh, nắn thẳng và nâng cấp đường xá, cứng hóa các hệ thống kênh mương tuân theo các tiêu chuẩn môi trường thích hợp

6.1.2 Mục đính của đánh giá tác động môi trường

Mục tiêu và mục đích của đánh giá tác động môi trường có thể phân chia thành hai nhóm Mục tiêu trực tiếp của đánh giá tác động môi trường là để cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định thông qua nhận dạng các tác động môi trường đáng kể tiềm tàng và các hiểm họa hay rủi ro của các đề án phát triển Mục tiêu cuối cùng (dài hạn) của đánh giá tác động môi trường là để đẩy mạnh phát triển bền vững thông qua việc bảo đảm rằng các đề án phát triển không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên tới hạn, không phá vỡ các chức năng sinh thái, không làm ảnh hưởng đến mức sống, nếp sống và sinh

kế của cộng đồng

Mục đích trực tiếp của đánh giá tác động môi trường là:

ƒ Cải thiện thiết kế môi trường của đề án;

ƒ Đảm bảo rằng các tài nguyên được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả;

ƒ Nhận dạng các giải pháp hợp lý cho việc giảm thiểu những tác động tiềm tàng của đề án;

ƒ Hỗ trợ việc ra quyết định với các thông tin được cung cấp đầy đủ nhất, bao gồm cả việc đặt ra các điều khoản về môi trường và các điều kiện cho việc thực thi đề án

Mục đích lâu dài của đánh giá tác động môi trường là:

ƒ Bảo vệ sức khỏe và an toàn cho con người;

ƒ Tránh những thay đổi không thể đảo ngược được và sự phá hủy nghiêm trọng đối với môi trường;

ƒ Giữ gìn những tài nguyên, các khu vực và các bộ phận của hệ sinh thái có giá trị cao;

ƒ Đề cao các khía cạnh xã hội của đề án

Trang 40

6.1.3 Một số vấn đề về môi trường trên thế giới và ở Việt Nam

Đánh giá của UNEP (1999) và của Ngân hàng Thế giới (2000) những thách thức lớn

về môi trường đối với các nước đang phát triển ở các khu vực khác nhau trên thế giới được tóm lược trong Hộp 6.2

ở Việt Nam, ngoài những vấn đề môi trường chung theo đánh giá của UNEP và của Ngân hàng Thế giới trên đây có thể kể ra một số vấn đề môi trường cơ bản sau:

ƒ Việc chặt phá rừng bừa bãi vẫn chưa hoàn được kiểm soát;

ƒ Ô nhiễm do hoạt động và chất thải từ các khu công nghiệp;

ƒ Ô nhiễm môi trường làng nghề;

ƒ Hạn hán trên diện rộng khá thường xuyên, đặc biệt ở vùng Duyên hải Trung

Hộp 6.2: Những vấn đề môi trường ở các vùng đang phát triển

Châu Phi Cư dân của lục địa này nghèo nhất thế giới và phụ thuộc nhất vào tài nguyên

thiên nhiên Gánh nặng về y tế cũng nề nhất do những vấn đề môi trường nghiêm trọng Các vấn đề chính về môi trường bao gồm xa mạc hóa và thoái hóa đất, giảm an ninh lương thực, tăng tình trạng thiếu nước và tình hình chính trị căng thẳng ở Bắc, Đông và Nam Phi

Châu Á và Thái Bình Dương Vùng này có mật độ dân số cao ở Nam và Đông Nam Á

Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đô thị hóa và công nghiệp hóa đã và đang góp phần xóa đói giảm nghèo nhưng cũng làm tăng áp lực lên tài nguyên đất và nước, sự suy thoái môi trường ngày càng lan rộng, mức ô nhiễm cao Những thành phố siêu lớn đang là tâm điểm của các mối quan tâm về sức khỏe và môi trường

Đông Âu và Trung Á Mặc dù có những tiến bộ với việc cấu trúc lại nền kinh tế và làm

sạch môi trường nhưng vẫn có một di sản của ô nhiễm công nghiệp và đất đai bị nhiễm bẩn Ở nhiều vùng, việc phát thải phóng xạ, SO2, chì, các kim loại nặng, chiến tranh và xung đột khu vực đang là những vấn đề môi trường và xã hội phải quan tâm

Châu Mỹ La Tinh và Caribbê Khoảng 3/4 dân số sống ở thành thị Rất nhiều thành phố

nghèo, quá đông đúc, ô nhiễm và thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản Vấn đề môi trường chính

là việc phá hủy các khu rừng nhiệt đới và kéo theo đó là sự mất đa dạng sinh học, đặc biệt ở lưu vực sông Amazon

Trung Đông Hầu hết diện tích đất đều đang hoặc bị sa mạc hóa hoặc bị thoái hóa do

nhiễm mặn, kiềm hoặc bạc màu do rửa trôi Nguồn nước luôn trong tình trạng chịu áp lực nặng nề, nguồn nước ngầm đang trong điều kiện tới hạn Quá trình đô thị hóa nhanh chóng và thiếu kiểm soát đã và đang làm gia tăng tình trạng ô nhiễm nước và không khí

ở các trung tâm đô thị

Ngày đăng: 08/02/2020, 20:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.World Commission on Environment and Development. 1987. Our Common Future. Oxford, UK: Oxford University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Our Common Future
2.Mostert E. 1998. Beyond sustainability indicators. Paper for NWO international conference "Beyond sustainability", November 1998, Amsterdam. The Hague, the Netherlands: NWO.3.Johannesburg Summit 2002.4.UNEP: Stockholm 1972.http://www.unep.org/Documents/Default.asp?DocumentID=97 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Beyond sustainability
5.Dương Văn Xanh et al. 2001. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 69/313 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp. 69/313
6.Michiel A. Rijsberman, Frans H.M. van de Ven. 2000. Different approaches to assessment of design and management of sustainable urban water systems.Environmental Impact Assessment Review 20 333-345 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Different approaches to assessment of design and management of sustainable urban water systems
7.Bộ Xây dựng và Bộ NN&PTNT. 2000. National clean water supply and sanitation strategy up to year 2020. Công ty Mỹ thuật Trung ương, 191/903 Sách, tạp chí
Tiêu đề: National clean water supply and sanitation strategy up to year 2020
10.Bui Hieu. 1999. Gender is a development problem. Ha noi. WNMRC 4-1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gender is a development problem
11.Mekong River Commission. 1998. Checklists for integrating gender in the project management cycle. Bang Kok, Thai Land Sách, tạp chí
Tiêu đề: Checklists for integrating gender in the project management cycle
12.Mekong River Commission. 1998. Guideline for mainstreaming gender in water resources development. Pnong Penh, Cambodia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guideline for mainstreaming gender in water resources development
13.Bùi Hiếu. 1999. Gender Discrimination problems. Proceeding of the National workshop on mainstreaming gender in WRD. Ho Chi Minh City. June 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gender Discrimination problems
14.Bùi Hiếu. 1999. Gender is development issue. Proceeding of the National workshop on mainstreaming gender in WRD. Ho Chi Minh City. June 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gender is development issue
15.Bùi Hiếu.1999. Gender analysis frame work. Proceeding of the National workshop on mainstreaming gender in WRD. Ho Chi Minh City. June 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gender analysis frame work
16.Kasper, W. and Streit, M.E. Institutional economics – Social order and public policy. Part 1: Foundations (pp. 27 – 170). Edward Elgar, Cheltenham, UK Sách, tạp chí
Tiêu đề: Institutional economics – Social order and public policy. Part 1: Foundations
17.Douglass E. North. Institutions, institutional change and economic performance. Cambridge University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Institutions, institutional change and economic performance
18.Vermillion, D.L., and Sagardoy, J.A. 1999. Transfer of irrigation management services. FAO irrgation and drainage paper 58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Transfer of irrigation management services
19.Saleth, R.M. and Dinar A. 1999. Water Challenge and Institutional Response. Policy Research working paper 2045. The World Bank Development Research Group Rural Development and Rural Development Department Sách, tạp chí
Tiêu đề: Water Challenge and Institutional Response
22.Brikke, F. and Rojas J. 2001. Key Factors for Sustainable Cost Recovery in the context of community-managed water supply. IRC International Water and Sanitation Centre, Delft, The Netherlands Sách, tạp chí
Tiêu đề: Key Factors for Sustainable Cost Recovery in the context of community-managed water supply
23.Rogers, P., Bhatia, R., and Huber, A. 1998. Water as a Social and Economic Good: How to Put the Principle into Practice. TAC Background Paper No. 2. Global Water Partnership Technical Advisory Committee (TAC) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Water as a Social and Economic Good: "How to Put the Principle into Practice
24.Evans, P. 1992. Paying the Piper - An overview of community financing of water and sanitation. IRC International Water and Sanitation Centre, Delft, The Netherlands Sách, tạp chí
Tiêu đề: Paying the Piper - An overview of community financing of water and sanitation
28.Barry Sadler and Mary McCabe: Environmental Impact Assessment - Training Resource Manual. UNEP, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environmental Impact Assessment - Training Resource Manual
29.Francois Brikke, Maarten Bredero, Tom de Veer and Jo Smet: Linking technology choice with operation and maintenance for low cost water supply and sanitation. IRC International Water and Sanitation Center & WHO 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Linking technology choice with operation and maintenance for low cost water supply and sanitation

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w