Phần 2 cuốn giáo trình Thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh cung cấp cho người đọc các nội dung: Nghiên cứu định lượng phương pháp khảo sát, nghiên cứu định lượng phương pháp thử nghiệm, thiết kế nghiên cứu tổng thể, trình bày báo cáo nghiên cứu, xác lập đóng góp mới và ý nghĩa của nghiên cứu, công bố công trình khoa học trên tạp chí quốc tế có phản biện. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1Chirong 7
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT TOM TAT
Khảo sát (survey) là phương pháp sử dụng bảng hỏi (phiếu câu hoi) dé thu thập dữ liệu phục vụ mục tiêu nghiên cứu Phương pháp khảo sát thường được sử dụng khi đữ liệu thứ cấp không đầy đủ cho mục tiêu nghiên cứu
Phương pháp khảo sát phù hợp nhất khi đữ liệu nằm rải rác ở các đối tượng, có sự khác biệt giữa các đối tượng và việc thu thập có thể mang lại bộ dữ
liệu tin cậy
Chương này trình bảy quy trình, kỹ thuật và những chú ý cơ bản trong việc sử dụng phương pháp khảo sát Các công đoạn chính của nghiên cứu khảo sát bao gồm xác định mẫu khảo sát, thiết kế phiếu câu hỏi, xây dựng
và tuân thủ quy trình khảo sát và chuẩn bị dữ liệu Việc quản lý và giám sát
quá trình khảo sát cũng là một công đoạn hết sức quan trọng Công việc này
phải được tiến hành đúng theo chuẩn mực, đảm bảo độ tin cậy của đữ liệu
Phương pháp khảo sát có một số hạn chế, đó là không giúp khăng định mối quan hệ nhân quả và nhiều trường hợp, tương quan giữa các biến
số là do dữ liệu được thu thập từ cùng một nguon Vi vay, trong truong
hợp muốn kiểm định các mối quan hệ nhân quả, các nhà nghiên cứu cần có thiết kế sang tao kết hợp khảo sát nhiều đối tượng hoặc kết hợp với nguồn
Trang 27.1 GIỚI TIHIỆU
Theo Dantrl.com, ngày 20/10/2010:
“Neay 19/10 [nam 2010}, Viện Xã hội học (thuộc Vien Khoa hoc xa
hội Việt Nai) đã tỏ chức Hội noh† bảo cáo kết quả khủo sát xã hội
học về trò chơi trực tuyển (Game omline) Cuộc khảo sát này được tiền
hành với sự “đặt hàng” của Ủy bạn Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhì đồng của Quốc hội
Theo đó, nhóm nghiên cứu đã tiền hành thu thap 1.320 máu: định lượng {chú thích: mâu khảo sát dịnh lượng gồm 1320 người}, hàng
trăm trường hợp nghiên cứu định tính tại 6 tính, thành phố lớn trên cả
nước, gốm: Hà Nội, TP Ho Chi Minh, Da Nẵng, Can Thơ, Đồng Na
va Hai Duong Trong số 1.320 mau định lượng, có 960 mẫu ee
phỏng ván tại hộ gia đình, 160 mau duoc thực hiện tại đại ly internet, 180 tại trường học và nơi công cộng
Kết quả khảo sát cho thấy, theo tình trạng chơi game online, có 734
người đang chơi, 22% chưa từng chơi và 5 từng chơi nhưng hiện
không côn chơi nữa Tỷ lệ người chơi game tập trung on yeu vao nhóm 16-20 tuổi (42,19%), 10-15 tuổi (26, 3%), 21-25 tuoi (22%) Ty lé ngwoi choi game online con dang di hoc chiém 71,7% so voi game thi làm ngành nghề khác Về giới tính, nam giới chơi game online nhiều hơn nữ giới với 54,5% Tỷ lệ người chơi có trình độ Đại học, Cao đăng chiếm tỷ lệ cao nhất với 30, 1%
Kết quả điều tra cũng cho thay, nhận thức của những người được hỏi vé game online déu khá tích cực Số người cho rằng game online
làm tăng cường quan hệ xã hội chiếm 58,7%; là phương tiện thư giãn
đâu óc chiếm 70,2%
Ở mặt trái, ty lệ cho rang game online lam gia tăng bạo lực chỉ chiếm 20,6%; game là nguyen nhân của nhiều tệ nạn xã hội chiếm 16,8%; game
online làm giảm ý chí khi gặp khó khăn ngoài thực tổ chiếm 18,3% Vẻ tác động đến sức khỏe cũng như về tỉnh thần, tâm lý, nhóm nghiên cứu nhận được nhiều câu trả lời tích cực từ phía người được hỏi Ty lệ người trả lời cho rằng game online làm cho người chơi sống mơ hồ, do twong tl ‘ong thé giới nhân vật chỉ chiếm 30,59% Trong khi đó, có tới 39⁄2 cho răng cảm giác nguời chơi nhận được sau khi chơi game online là sảng khoái, thoải mái, giảm stress!?
Một con số đáng chú ý khác là tỷ lệ chơi game online qua đêm (từ 0- 6h) chỉ là 0,312”
Trang 3Ngay sau khi kết quả được công bồ, nhiều báo mạng, một số chuyên
gia và người dân thể hiện sự nghi ngờ của mình về kết quả của cuộc khảo sát Sự nghỉ ngờ xuất phát từ việc kết quả khảo sát không giống với cảm
nhận của mọi người về tác déng cua Game online Tac dong ca Game online trong kết quả khảo sát tích cực hơn nhiều so với cảm nhận của mỌi người
Một số chuyên gia, nhà báo và cán bộ quản lý lên tiếng phê phán phương pháp khảo sát của nhóm nghiên cứu, bao gồm quy trình chọn mẫu không rõ ràng, mẫu quá nhỏ (so với tổng thể hoặc khi chia đều cho địa phương/ngành nghé), cau hoi không đảm bảo nguyên tắc, phân tích chỉ đưa tỷ lệ % ma không nói rõ tổng số của từng nhóm, V.V
Không phải lời phê phán nào cũng đúng và công bằng với nhóm nghiên cứu Tuy nhiên, tình huồng này mỉnh họa một thách thức lớn khi làm khảo sát (hay nghiên cứu), đặc biệt về vẫn đề nhạy cảm Đó là công trình luôn gặp phải sự phản kháng khi kết quả công bố không hợp với suy nghĩ,
cảm nhận, hay mong muốn chủ quan của một số nhóm người Điều duy nhất có thê giúp nhóm nghiên cứu bảo vệ một kết quả nghiên cứu của mình là họ phải minh chứng được phương pháp, quy trình nghiên cứu của họ là chặt chẽ và đáng tin cậy Điều nảy càng đúng với phương pháp khảo sát vì
p.uơng pháp này có rất nhiều công đoạn có thể mắc sai sót
Chương này trình bày khái niệm, quy trình, phương pháp và những
chú ý cơ bản khi thực hiện nghiên cứu khảo sát, một phương pháp khá thông dụng trong nghiên cứu quản lý, xã hội học Chương này cũng nêu rõ những hạn chế tiềm tàng của phương pháp để bạn đọc hiểu rõ trước khi lựa chọn cho nghiên cứu của mình
7.2 KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU KHẢO SÁT Khi dữ liệu thứ cấp (từ báo cáo thống kê hay từ các nghiên cứu trước) không đầy đủ hoặc không thể phục vụ đúng mục tiêu nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phải áp dụng một hoặc một số phương pháp thu thập đữ liệu sơ cấp Phương pháp khảo sát là một trong những phương pháp đó Cũng như các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp khác, phương pháp khảo sát
thường khá tốn kém, Vì vậy, các nhà nghiên cứu cần cân nhắc và thiết kế
Trang 47.2.1 Phương pháp khảo sát là gì?
Khao sat la Leeper pháp sử dụng bảng hỏi (phiếu câu hỏi) đẻ thu thập
dữ liệu phục vụ mục tiêu nghiền cứu Vẻ mặt lý thuyết, phương pháp khảo
sát có thê sử Hi, cả trong nghiên cứu định tính và định lượng Trên thực tế, phương pháp này thường được sử dụng nhằm thu thập đữ liệu điện rộng
phục vụ cúc nghiên cứu định lượng Đây một phương pháp thu thập dừ liệu
sơ cấp khá thông dụng trong nghiên cứu quản lý 7.2.2 Khi nào dùng phương pháp khảo sát?
Phương pháp khảo sát phù hợp nhất khi đữ liệu cần thu thập có những
đặc điểm sau:
Dữ liệu cần thu thâp nằm rải rác ở từng đối tượng Cơ sở dữ liệu chung cho các đối tượng không tôn tại hoặc không thể tiếp cận Ví
dụ, dir ligu vé “thoi gian doanh nghiệp phải tiếp các đoàn thanh tra trong năm” (phiêu câu hỏi của nghiên cứu PCI) không thé tim ở bắt cứ cơ sở dữ liệu chung nào mà phải thực hiện khảo sát để từng doanh nghiệp trả lời Ngược lại, đữ liệu về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp có thể tiếp cận từ cơ sở đữ liệu của cơ quan thuế
hoặc cơ quan thông kê Vì vậy, việc tiến hành khảo sát doanh nghiệp để thu thập đữ liệu này chỉ cần thiết khi nhóm nghiên cứu không thể tiếp cận được các cơ sở đữ liệu trên hoặc có lý do cho
thây các dữ liệu đó không đảm bảo độ tin cậy
- Dữ liêu có sư khác biệt giữa các đối tương Những biến số có gia trị
giong nhau giữa các đối tượng thì không nên thu thập ane khao sat
Vi du, “tran Iai sudt do nha nuéc quy định trong năm ” (hay các quy định khác của nhà nước) là chung cho các doanh nghiệp Vì vậy
việc thu thập đữ liệu này không cần phải khảo sát nhiều doanh
nghiệp Ngược lại, mức độ tiếp cận vốn ngân hàng lại rât khác nhau
giữa các doanh nghiệp - và dữ liệu này có thể thu thập thông qua khảo sát doanh nghiệp
- Dữ liêu thu thập từ đối tương là đáng tin cây Đối tượng có khả năng
Trang 5môn kỹ thuật thường không phù hợp với khảo sát điện rộng mà phù
hợp hơn với phương pháp chuyên gia Ví dụ, chủ doanh nghiệp có
thê trả lời đoanh nghiệp của họ đã phải tiếp bao nhiêu đoàn thanh
tra trong năm, song họ khó có thẻ trả lời bao nhiêu lần thanh tra là phù hợp nhất cho công tác quản lý nhà nước
Dữ liêu thu thâp trên diện rông Nếu đối tượng cần khảo sát chỉ độ
vài ba chục quan sát (cá nhân hoặc doanh nghiệp) thì phương pháp
tốt nhất nên là phỏng vấn sâu hoặc thảo luận nhóm Khảo sát với
các câu hỏi có phương án trả lời định trước thường được sử dụng
cho các phân tích định lượng Khi đó mẫu nghiên cứu phải tương đối lớn để đảm bảo kết quả có ý nghĩa thông kê Ví dụ, khảo sát các doanh nghiệp Hàn Quốc trong ngành may mặc hiện đang hoạt động
ở Việt Nam sẽ gặp vấn đề là chỉ có chừng 30 đoanh nghiệp Khi đó mau khảo sát khó có thể đủ lớn cho các phân tích định lượng Trong lĩnh vực kinh tế - quản lý, phương pháp khảo sát khá phù hợp
với các chủ đê nghiên cứu có liên quan tới thái độ, cảm nhận, trải nghiệm
hay hành vi của đôi tượng về vân đề cân nghiên cứu
Ngoài các vấn đề chung, trong nghiên cứu khảo sát, bôn vẫn đề cơ bản can được chú ý, đó là:
Xác định mẫu khảo sát (hỏi al); Xây dựng phiếu khảo sát (hỏi cái gì);
Quy trình khảo sát (hỏi như thế nào);
Quy trình chuẩn bị số liệu (chuẩn bị số liệu như thể nào)
Các mục sau sẽ thảo luận về từng vân đê này 7.3 XÁC ĐỊNH MẪU KHẢO SÁT
7.3.1 Mẫu và tổng thể
Tông thê là tồn bơ đơi tượng mà để tài nghiên cứu hướng tới Tùy
theo dé tdi mà tổng thể có thể là các doanh nghiệp, hộ gia đình, hay các vụ
đình công trong khu vực nghiên cứu Xác định tông thê nghiên cứu một
Trang 6Trong hầu hết các trường hợp, việc thu thập dữ liệu từ toàn bộ tông thẻ là không khả thi vì quá tôn kém và không cân thiết Khi đó, các nhà nehiên cứu chỉ cần thu thập đữ liệu từ một mâu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu
một số ví dụ về tông thê và mẫu nghiên cứu , z a UA a ` x ^ , Bang 7-1; Vi du ve tong the va mau nghiên cứu A Grey la ` Đề tài/công trình rps Fông thê nghiên cứu a +A “ nghiên cứu Mau PCI’: Đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh cập tỉnh (PC): nghiên cứu đánh giá của doanh nghiệp về năng lực điều hành cấp tỉnh
Toàn thể doanh nghiệp
đân đoanh thuộc 63 tỉnh thành phô PCI 2012: mẫu nghiên cứu gồm 8053 doanh nghiệp PAPI”: Đề tài nghiên cứu Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh: nghiên cứu đánh giá của người đân về hiệu quả quản trị và dịch vụ hành chính công cấp tỉnh
Toàn thê các hộ gia
đình trong cả nước PAPI 2012: mẫu nghiên cứu gồm 13.747 người trả lời, mỗi người đại diện một hộ ACD 20127: Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức Tổng thể doanh nghiệp gồm toàn bộ doanh nghiệp thuộc 10 tỉnh trong phạm vi khảo sát - lấy theo danh sách của Tổng cục Thông kê Mẫu doanh nghiệp gôm 1058 doanh nghiệp ở 10 tỉnh 5 ae http:/Awww.pcivietnam.org : http://www.papi.vn
77 Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thể giới, 2012 Tham những từ góc nhìn của henge 7 8 : ` Regs ^ Sas er
Trang 7Thông thường kết quả phân tích từ mẫu nghiên cứu được mong đợi là có thể suy rộng cho tông thể Điều này yêu cầu mẫu phải đại điện cho tổng
thẻ Vì vậy quy trình chọn mẫu cần được tiền hành cẩn thận đáp ứng dược
các yêu cầu cơ bản sau:
- Các thành viên trong tông thé đều có cơ hội được lựa chọn (tính ngau nhiên);
- Mau can déi (tinh cân đồi với tổng thé);
- Mau du lén dé thoa man muc tiéu nghién ciru 7.3.2 Xác định khung chọn mau (sample frame)
Để tiễn hành chọn mẫu một cách thuận lợi, nhóm nghiên cứu có thê
cần tới khung chọn mẫu Khung chọn mẫu là danh sách các đối tượng trong tông thể cùng những thông tin cơ bản của từng đôi tượng được sử dung dé chọn mẫu Ví dụ, nhóm nghiên cứu muốn khảo sát 20 hộ gia đình trong tổng
thé 200 hộ của thôn, trong đó có đại điện của hộ nghèo và hộ có phụ nữ là chủ Khung chọn mẫu trong trường hợp này là đanh sách toàn bộ các hộ
trong thôn với thông tin về tình trạng kinh tế (thu nhập bình quân) và giới tính của chủ hộ Trên cơ sở khung nghiên cứu này nhóm nghiên cứu sẽ lựa chọn 20 hộ gia đình để phỏng vẫn theo bảng hỏi (mẫu nghiên cứu) Tương tự, nếu nhóm nghiên cứu muốn khảo sát một mẫu các doanh nghiệp, trong đó cần đảm bảo các tỷ lệ doanh nghiệp theo sở hữu, quy mô và ngành nghề thì khung chọn mẫu sẽ là danh sách toàn thể doanh nghiệp cùng thông tin về sở hữu, quy mô, ngành nghề của từng doanh nghiệp
7.3.3 Các phương pháp chọn mẫu cơ bản
Một nguyên tắc quan trọng trong chọn mẫu khảo sát là tránh sự lựa chọn chủ quan của nhà nghiên cứu Các phương pháp chọn mẫu đều cố gắng giảm thiểu ý thích chủ quan của nhà nghiên cứu vào việc lựa chọn đối tượng Dưới đây là một số phương pháp thông dụng
a) Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
Trang 8con số, sau đó các con số được lựa chọn một cách neau nhiên Thông thường các nhà nghiên cứu có thể sử dụng bảng số ngẫu nhiên hoặc các
phần mềm máy tính để lựa chọn các con sô
b) Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có lệ thống
Theo phương pháp này, toàn thẻ đối tượng trong tông thê được liệt kê
theo thứ tự định trước (có thé theo thir tu tir A - Z) Sau đó tùy theo quy mô mẫu và tông thể mà quyết định khoảng cách các đối tượng được lựa chon
Ví dụ, nếu mẫu nghiên cứu chỉ bằng 10% tông thể thì cứ 10 đối tượng lại chọn 1 Như vậy, nhà nghiên cứu có thể bắt đầu bằng một con số ngẫu nhiên
từ 1 đến 10 (giả sử 7) Từ đó, các dối tượng thứ 7, I7, 27, v.v sẽ được chọn
e) Phương pháp chọn mẫu phân tang
Khi mau tuong đối nhỏ, việc lựa chọn ngẫu nhiên theo hai phương pháp trên có thể dẫn tới một số nhóm đối tượng có tỷ lệ quá cao hoặc quá thấp trong mẫu (so với tỷ lệ trong tông thể) Phương pháp chọn mẫu phân tầng giúp giải quyết vẫn đề này Theo phương pháp này, các đối tượng được chia theo nhóm Sau đó đối tượng được chọn ngẫu nhiên trong từng nhóm theo tỷ lệ tương ứng với tổng thé
Ví dụ, một nghiên cứu với doanh nghiệp cần đảm bảo có sự đại diện tương ứng của doanh nghiệp thuộc quy mô khác nhau Các nhà nghiên cứu chia đối tượng theo các nhóm quy mô (lớn, vừa, nhỏ) Nếu quy mô mẫu là 300 và tỷ lệ doanh nghiệp lớn trong tong thé 14 10% thi s6 doanh nghiép Ién cần khảo sát tương ứng là 10% * 300 = 30 doanh nghiệp Từ đó, họ chọn ngẫu nhiên 30 doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp lớn Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mẫu cũng được chọn tương tự
d) Phuong phap chon mau khu vue (cluster)
Trang 9Ví dụ, trong nghiên cứu về “Nguy cơ tham nhũng trong giáo dục”
(2010) do Thanh tra Chính phủ chủ trì khảo sát tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phó Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu quyết định khảo sát ở 20 phường ở mỗi thành phố và 3 tổ dân phố ở mỗi phường Số phường này được chia đều cho các quận Nhóm nghiên cứu liền liệt kê tên toàn bộ các phường ở
từng quận, sau đó sử dụng phân mêm STATA đê lựa chọn ngẫu nhiên các phường được khảo sát Sau đó họ cũng chọn ngẫu nhiên các tổ dân phó Như vậy “tô dân phố” chính là khu vực được lựa chọn ngẫu nhiên
e) Mot số phương pháp chọn mẫu khác
Các phương pháp chọn mẫu trên là phương pháp có độ chuẩn mực cao
và dựa trên giả định là có thể có được danh sách các đối tượng của tổng thẻ
Trong một SỐ trường hợp, danh sách này không ton tại, đặc biệt trong điều kiện cơ sở thông tin còn kém phát triên như ở Việt Nam Trong trường hợp
này, các nhà nghiên cứu đành phải chap nhận phương pháp chọn mẫu có tính chủ quan cao hơn Dưới đây là hai phương pháp hay dùng
- Phuong phap “qua bong tuyét” (snowball): Day 1a phuong phap tim
đối tượng tiếp sau dựa vào gợi ý hoặc giới thiệu của đối tượng vừa được phỏng vấn Phương pháp này thường được sử dụng trong các
nghiên cứu định tính và danh tính của các đối tượng phù hợp thường chỉ có người trong cuộc mới biết Ví dụ, một nghiên cứu về hành vi của người đồng tính sẽ khó có thể chọn mẫu theo các phương pháp chuẩn tắc như trên Các nhà nghiên cứu sẽ phải “tìm đầu mối” qua
giới thiệu của chính những người “trong cuộc”
- _ Phương pháp chọn mẫu thuận tiện: Trong trường hợp không có danh
sách và địa chỉ liên lạc của các đối tượng trong tổng thẻ, các nhà
nghiên cứu cũng rất khó có thể chọn mẫu theo các phương pháp
chuẩn mực Trong trường hợp này, họ có thé phải chọn mẫu “thuận tiện” - tức là chọn mẫu dựa trên khả năng mà nhóm nghiên cứu có thể tiếp cận được tới các đối tượng Ví dụ, một nghiên cửu về ảnh
Trang 10vậy, nhiều khả năng nhóm nghiên cứu phải áp dụng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện
Thực tiễn chọn mẫu nghiên cứu ở Việt Nam thường khó khăn trong
việc tiếp cận danh sách và thông tin cơ bản của tong thé doi tượng ngay từ đầu Vì vậy, việc áp dụng linh hoạt các phương pháp trên trong khi vẫn đảm
bảo yêu cầu khoa học là cần thiết Ví dụ, khi nghiên cứu sự hài lòng của hộ
gia đình với dịch vụ công ở Š thành phó trực thuộc trung ương, tông thể nghiên cứu là đanh sách các hộ gia đình Tuy nhiên ngay từ đầu khó có thê có đanh sách tên các hộ gia đình ở 5 thành phố Trong điều kiện đó, nhóm
nghiên cứu có thê lựa chọn các phường thuộc các quận, huyện (theo tiêu chí
và quy trình định trước), sau đó xin danh sách hộ gia đình ở các phường và
lựa chọn ngẫu nhiên các hộ
Ngoài ra, trong thực tiễn nghiên cứu, việc chọn mẫu thường phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau Dưới đây là ví dụ về việc chọn mẫu doanh nghiệp trong dự án nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ (2012) về cảm nhận của người dân, doanh nghiệp và cán bộ công chức, viên chức về tham nhũng
Mẫu doanh nghiệp:
Do đối tượng doanh nghiệp có thông tin chính xác hơn nên cách chọn mẫu ở đây cũng ít tính chất phi thé thức hơn Doanh nghiệp được chọn dựa trên quy trình chọn mẫu phân tầng theo ngành, quy mô và loại hình sở hữu của doanh nghiệp sao cho cơ cấu mầu doanh nghiệp được khảo sát gần Sát VỚI cơ cầu tông thể thực tế Số doanh nghiệp được khảo sát ở mỗi tỉnh/thành phố được xác định dựa trên số liệu thực tế của các doanh nghiệp hiện đang hoạt động Dựa trên danh sách các doanh nghiệp hiện tại và khung chọn mẫu, các doanh nghiệp được lựa chọn một cách ngẫu nhiên Tổng SỐ CÓ 1.058 doanh nghiệp ở 10 tỉnh/ thành phố theo quy tắc chọn mẫu phân tầng đã trình bày
(Trích Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, 2013)
7.3.4 Tính đại điện của mẫu
Trang 11- Quy mô mẫu: Quy mô mẫu càng lớn thì tính đại điện càng cao, nếu các điều kiện khác không thay đổi Quy mô mẫu quá nhỏ thì không thể đại diện cho tông thể Trong nghiên cứu định lượng, quy mô mẫu tối thiểu là 30 quan sát mới có thể áp dụng các công cụ thống kê suy diễn hay kiểm định Quy mô mẫu cho các kiểm định thông
kê hoặc hàm thống kê có nhiều biến số thường phải lớn hơn 100 Tuy vậy, quy mô mẫu là điều kiện cần, không phải là điều kiện
quyết định nhất tới tính đại diện của mẫu Suy cho cùng, “quy mô mẫu bao nhiêu là đủ?” là một câu hỏi phức tạp, vừa phụ thuộc vào phương pháp phân tích (và số lượng biến), vừa phụ thuộc vào nguồn lực nghiên cứu Có một số ngưỡng tham khảo như sau:
o Quy mô tối thiểu để có thê áp dụng công cụ thống kê: 30
quan sat (Hair et al., 1998);
o_ Quy mô tối thiểu đề có thể suy điễn các chỉ số của mẫu thành chỉ số của tổng thê với độ tin cậy 95%: trên 3§4 quan sát (Hair et al., 1998);
o Quy mô thông thường để có thể phân tích hồi quy, tương quan, hay kiêm định nhóm: từ 100 quan sát trở lên (theo kinh nghiệm của tác gia)
-_ Quy trình và phương pháp chọn mẫu: Khi quy mô mẫu đã đảm bảo tương đối phù hợp với các phân tích thống kê (hơn 100 quan sát),
quy trình chọn mẫu trở thành yêu tố có tính chất quyết định tới tính đại diện của mẫu Trong điều kiện có thể, nhóm nghiên cứu nên áp
dụng các phương pháp và quy trình chọn mẫu chuẩn mực ở trên
7.4 THIET KE PHIEU KHAO SAT
Phiếu khảo sát là một công cu cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu khảo sát Việc thiết kế phiếu khảo sát cần được thực hiện một cách can than va khoa hoc Phan nay trinh bay nhimg van dé chinh trong thiết kế phiếu khảo sát
~ Ẩ kK À A x ok Ấ ok 2 z
7.4.1 Những yêu tô cần cần nhắc khi thiết kê phiêu khảo sát
Trang 12Muc dich va cau hỏi nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu cần kiểm tra liệu
mục đích và câu hỏi nghiên cứu đã rõ ràng và cụ thê chưa Câu hỏi nghiên cứu càng rõ ràng và cụ thẻ càng định hướng tốt cho VIỆC
thiết kế phiếu câu hỏi Ví dụ, cùng là chủ đề nghiên cứu về tái cí âu
trúc doanh nghiệp, các nhóm nghiên cứu có thê nêu mục tiêu với mức độ cụ thể khác nhau Mục tiêu nghiên cứu chung chung như “phân tích hiện trạng tái cơ cầu doanh nghiệp trong ngành” sẽ không định hướng cụ thé cho việc thiết kế phicu cau hoi Trong khi
đó, nêu mục tiêu nghiên cứu được nêu cụ thê như ` ‘phan tich anh hưởng của phong cách lãnh đạo tới việc: i) phat tr lên thị trường nội
địa, ii) tăng cường đâu tw nghiên cứu thiết kế mẫu va san phẩm, v.v ” sẽ định hướng cụ thể hơn cho việc thiết kế phiếu câu hỏi Khung/mô hình nghiên cứu: Khung/mô hình nghiên cứu nêu rõ các
nhân tố chính cần được thu thập thông tin và phân tích trong dé tai Vì vậy, việc thiết kế nghiên cứu (và phiếu câu hỏi) phải đảm bảo thu thập được thông tin về các nhân tố này Khung nghiên cứu/mô hình nghiên cứu không rõ ràng thì khó có thê làm cơ sở cho việc thiết kế phiéu câu hỏi
-_ Những thông tin liên quan cân thu thập: Ngồi những nhân tơ chính (nhân tố mục tiêu và nhân tố tác động) mà khung lý thuyết đề cập, các tác giả còn có thê phải thu thập thông tin thuộc biến kiểm soát Biến kiểm soát là những biến có ảnh hưởng tới nhân tố mục tiêu song không phải là trọng tâm nghiên cứu trong đề tài Ví dụ, tuôi hay giới tính có thể có ảnh hưởng tới sự hài lòng của nhân viên nên cân thu thập những thông tin này trong phiếu câu hỏi
- Doi tượng khảo sát: Đặc điểm của đôi tượng khảo sát như trình độ văn hóa hay chức vụ cũng ảnh hưởng tới việc thiêt kế phiêu câu hỏi Đôi tượng có trình độ văn hóa cơ bản thì phiêu câu hỏi phải đơn giản và dé hiéu
Trang 13~ ree ok Kon A ae
7.4.2 Những chú ý khi thiết kê tùng câu hỏi
a) Cơ sở quan trọng khi xây dựng câu hỏi
Hai yếu tố cực kỳ quan trọng cần được nắm rõ trước khi nghiên cứu
Thứ nhất là đặc điểm của đồi tượng, ví dụ trình độ học vấn, văn hóa, điều
kiện kinh tế, độ tuổi, v.v Câu hỏi cần phù hợp với đặc điểm của đối tượng đề đối tượng có thể và muốn trả lời Ví dụ, câu hỏi cho đồng bào dân tộc
thiêu số cần được đặt khác với câu hỏi cho sinh viên đại học
Thứ hai là thông tin cần thu thập theo khung nghiên cứu Thông tin cần thu thập là gốc để đặt câu hỏi Tuy nhiên, câu hỏi không nhất thiết hỏi thăng vào thông tin cần mà phải hỏi những thông tin mà đối tượng có thể trả
lời Ví dụ, thông tin mà nhóm nghiên cứu cần là “đầu tư của hộ gia đình cho
giáo dục phố thông của trẻ em”, nhà nghiên cứu không thể và không nên đặt một câu hỏi tông hợp như vậy Đề thu thập thông tin trên, nhà nghiên cứu có thể phải đặt các câu hỏi cụ thể, ví dụ như chi phí hộ gia đình cho học phí, học thêm, sách giáo khoa, sách tham khảo, đông phục, các khoản đóng góp cho trường, v.v Khi đặt các câu hỏi cụ thể như vậy thì đối tượng có thê trả lời, còn việc tổng hợp thành thông tin cần là công việc của nhà nghiên
, cứu
b) Các loại câu hỏi
Phân theo hình thức, có câu hỏi đóng, câu hỏi có lựa chọn định sẵn và
câu hỏi mở
- - Câu hỏi đóng đơn giản: là câu dạng câu hỏi chỉ có hai thái cực trả lời như “Có”/ “Không”, “Đúng”/ “Sai”, v.v
-_ Câu hỏi có lựa chọn định sẵn và đối tượng có thể chọn nhiều phương án phù hợp: Đây là một dạng khác của câu hỏi đóng đơn giản khi bản thân mỗi phương án là một câu hỏi đóng (Có/Không)
Ví dụ: Vì sao doanh nghiệp chấp nhận trả tiền ngoài quy định hoặc
biếu quà? (Đánh dâu X vào ô lựa chọn, có thê chọn nhiêu ô)
I-[1 Chỉ phí đó rất nhỏ so với lợi ích mang lại khi công việc dược giải quyết
Trang 143-Li Đó là cách giải quyết công việcnhanh nhất và đễ thực hiện nhất 4-() Nguoi giai quyết mang lại lợi ích cho DN thì cùng phải dược
hưởng một phản
5-LI Nêu không có phụ phí thì không giải quyết được công việc 9-LJ Khó trả lời
(Phiếu câu hỏi vẻ trái nghiệm tham những của doanh nghiệp - Ngân hàng Thẻ giới 2012)
Câu hỏi có lựa chọn định sẵn nhưng chí chọn I phương án: Dạng này cũng giống như câu hỏi đóng, chỉ khác là có nhiều hơn 2 phương án trả lời Khi thiết kế câu hỏi đạng này cần đảm bảo các phương án phải bao trùm hết các tình huồng trên thực té
Ví dụ: Sau khi đoanh nghiệp trả tiền ngoài quy định hoặc biếu quà, công việc của doanh nghiệp thường tiến triển như thế nào? (Đánh dấu
X vào ô lựa chọn, chỉ chọn 1 ô)
1-D Được giải quyết ngay theo yêu cầu
2-[I Cũng được giải quyết nhưng khơng hồn tồn theo u cầu 3-0 Vẫn không được giải quyết
9-L] Không nhớ hoặc không trả lời
(Phiếu câu hỏi về trải nghiệm tham nhũng của doanh nghiệp - Ngân hàng Thể giới 2012)
Câu hỏi có mở: Dạng câu hỏi này không có các phương án đẻ lựa chọn mà đối tượng có thể điền câu trả lời theo ý của mình Câu hỏi mở được sử dụng hạn chế trong khảo sát định lượng vì sẽ rất mat công mã hóa sau này Thông thường dạng câu hỏi này chỉ để khai thác thêm ý tưởng của đối tượng ngoài những phần mà nhóm nghiên cứu đã xây dựng
Phân theo nội dung, các câu hỏi có thê được chia làm ba loại:
Câu hỏi về các thông tin khách quan: Đây là câu hỏi đề nghị đôi tượng cung cấp thông tin khách quan Ví dụ câu hỏi về tuổi của đối tượng, số năm hoạt động của công ty, hay số lao động của công ty Những thông tin khách quan thường có thể quan sát, đo đếm được nên có độ tin cậy
cao Ngoài ra, các thơng tin này hồn toàn có thể kiểm chứng được qua
các nguôn khác
Câu hỏi về hành vi hoặc trải nghiệm cụ thể: Đây là dạng câu hỏi về
hoạt động hoặc trải nghiệm cụ thể của đối tượng Câu hỏi về hành vi
Trang 15những hành vi và trải nghiệm cụ thể của đối tượng Tuy nhiên, nếu hỏi về trải nghiệm từ đã lâu thì có thê đôi tượng không còn nhớ rõ Tương tự, đối tượng có thể không muôn trả lời về một số hành vi, trải nghiệm nếu họ không tin tưởng vào người hỏi hoặc không được hỏi khéo léo (ví dụ: các câu hỏi về hành vi ngoại tình hoặc hối lộ)
Ví dụ: Trong 12 tháng qua, Doanh nghiệp Ông/Bà có tham dự đấu thầu xây dựng hoặc mua sắm do cơ quan nhà nước tổ chức không?
0-L) Không 1-LJ Có
(Phiéu câu hỏi về trải nghiệm tham nhũng của doanh nghiệp - Ngân hàng Thế giới 2012)
Câu hỏi về cảm nhận, thái độ và đánh giá của đối tượng: Đây là
dạng câu hỏi về suy nghĩ hoặc cảm nhận của đối tượng về một vân đề gì đó
Câu trả lời hoàn toàn là chủ quan của đồi tượng, vì vậy dạng câu hỏi này chỉ phù hợp khi nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu về thái độ và suy nghĩ của đối
tượng Y nghĩa lớn nhất của những câu hỏi này không năm ở việc liệu cảm
nhận của đối tượng có đúng với thực tế khách quan hay không mà ở việc các đối tượng đang nghĩ gì về vấn đề cần nghiên cứu
Ví dụ: Xin anh chị cho biết mức độ đồng ý của anh chị đối với nhận định sau: “Chỉ học chương trình chính khóa là không du để con em nắm được các kiến thức cơ bản”? (Rất không đồng ý: 1; , Rất đồng ý: 5)
(Phiếu câu hỏi về nguy cơ tham nhũng trong giáo dục, T&C Consulting và Thanh tra Chính phủ, 2010)
Một số chú ý khi đặt câu hỏi
- - Câu hỏi càng đơn giản và rõ ý càng tốt: Nên cố găng sử dụng từ
ngữ đơn giản, thông dụng, rõ ràng, tránh sử dụng từ ngữ chuyên
ngành Trong trường hợp có thể, nên sử dụng ngôn từ mà đối tượng
trả lời quen dùng Tránh sử dụng những câu hỏi mà đối tượng phải
tính toán phức tạp (ví dụ: tỷ lệ thưởng so với lương trong năm qua là bao nhiêu?)
- Mỗi câu hỏi chỉ nên về một ý: Không nên ghép nhiều ý vào một câu hỏi vì sẽ khó cho đối tượng trả lời
- _ Câu hỏi cần đảm bảo mọi người đều hiểu cùng một nghĩa: Cố găng
Trang 16dâm đổi truy”, “tải cơ cau doanh nghiệp”, V.V ) - Nếu bắt buộc
phải dùng thuật ngữ, cần có giải thích rõ ý nghĩa
- Tránh sử dụng các phần đề dẫn có tính định hướng câu trả lời Đôi khi phần đề dẫn là cần thiết nhằm giúp người trả lời hiểu khung cảnh của câu hỏi Song phần đè dẫn cần tránh việc “mớm cung” hay định hướng, làm giảm tính khách quan của câu trả lời
Một số chú ý khi sử dụng các câu hỏi của các nghiên cứu trước Việc sử dụng các câu hỏi đã được các tác giả trước phát triển là điều hết sức khuyến khích Đặc biệt các câu hỏi đùng làm thước đo các các nhân
tô thiên về thái độ hay cảm nhận (ví dụ: sự gắn kết với tô chức hay năng lực
cảm xúc) thường phải có quá trình xây dựng chặt chẽ mới sử dụng được cho nghiên cứu Khi sử dụng các câu hỏi này cần đảm bảo là các câu hỏi (thước
đo) đó đã được kiểm định cần thận và đảm bảo được các tiêu chí về độ phù hợp (validity) và độ tin cậy
Nhiều câu hỏi cho các biến số đã được các tác giả nước ngoài phát
triển và kiểm định cân thận Việc sử dụng các câu hỏi này cần chú ý hai vấn đề chính:
- - Cần đảm bảo ý nghĩa câu hỏi và cách đặt câu hỏi phù hợp với bối cảnh Việt Nam
- _ Cần đảm bảo việc biên dịch phản ánh sát nhất nghĩa ban đầu của câu hỏi Quy trình chuẩn là tiến hành dịch xuôi (từ Anh sang Việt), sau đó đề nghị một người khác địch ngược (từ Việt sang
Anh) Trưởng nhóm nghiên cứu sẽ so sánh bản tiếng Anh gốc và
bản tiếng Anh sau khi dịch ngược Những điểm sai lệch cần
được kiểm tra và sửa lại kỹ càng
7.4.3 Những chú ý khi thiết kế tổng thể phiếu câu hỏi
Thiệt kê tông thê phiêu câu hỏi cũng là một công đoạn quan trọng đê
dam bao đôi tượng muôn trả lời phiêu câu hỏi Có một số kinh nghiệm khi
thiết kê phiêu câu hỏi như sau:
Trang 17chọn và điền câu trả lời
Giới thiệu: Phiếu câu hỏi nên có phần giới thiệu hoặc thư giới thiệu đính kèm Phần giới thiệu cần nêu mục tiêu cuộc khảo sát (không
nhất thiết phải nêu quá cụ thê - nên dừng ở mức mà đối tượng quan
tâm) Phần này cũng nền khăng định việc bảo mật danh tính người
trả lời và cung cấp địa chỉ liên hệ của nhóm nghiên cứu Các câu hỏi cơ bản:
o_ Có thể phân chia câu hỏi theo các phần để đối tượng dễ trả lời Nên bắt đầu bằng những phần dễ trả lời, ít nhạy cảm o_ Trong một số trường hợp đối tượng trả lời có thể phải bỏ qua
một số câu hỏi (tùy theo phương án trả lời ở câu trước) Khi đó, việc hướng dẫn chuyển câu hỏi cần được ghi rõ ràng (ví dụ: Nếu trả lời “Không' , , chuyển sang câu 18)
©_ Khi có các câu hỏi nhạy cảm, nên đan xen với những câu hỏi ít nhạy cảm hơn
o_ Ưu tiên các câu hỏi về thông tin khách quan, sau đó đến câu hỏi về trải nghiệm và hành vi Các câu hỏi về cảm nhận và đánh giá có ưu tiên thấp hơn, trừ khi chính cảm nhận và đánh giá của đối tượng là mục tiêu cần nghiên cứu (ví dụ: nghiên cứu xem người dân nhận định thế nào về mức độ phổ biến và nghiêm trọng của tham nhũng ở địa phương)
Câu hỏi phân nhóm: Các câu hỏi phân nhóm thường là về đặc điểm
của đối tượng trả lời (cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, v.v )
Trang 18với đổi tượng, phiêu câu hỏi có thê đài hơn nhiều Ví dụ, phiêu cầu hỏi PCI (gửi thư cho doanh nghiệp) có độ dài khoảng, T3 trang, trong khi đó phiêu câu hỏi PAPI (phỏng vẫn trực tiệp hộ gia đình) có độ dài hơn 20 trang
1.5 XÂY DUNG HUONG DAN VÀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH KHẢO SÁT
Sau khi đã xác định mẫu khảo sát và xây dung phiêu khảo sát, bước tiếp theo là xác định quy trình khảo sát để đảm bảo thu thập được thông tin
với độ tin cậy cao Đối với khảo sát qua thư, một quy trình điện hình thường
bao gôm các bước sau:
Kiểm tra lại địa chỉ liên hệ của đôi tượng: Công đoạn này rất quan trọng, đặc biệt đối với phương pháp gửi thư Thông thường, nhóm nghiên cứu gọi điện tới các đối tượng thuộc mẫu và xin địa chỉ chuẩn xác Công đoạn này sẽ xác định những đối tượng không còn tồn tại (ví dụ: doanh nghiệp đã phá sản), đã chuyển địa điềm, hoặc không thẻ liên hệ được Nhóm nghiên cứu sau đó sẽ có phương án
tìm lại số liên hệ hoặc thay thế bằng những đối tượng khác Ngoài ra, nhóm nghiên cứu có thể xin tên cụ thể của người mình cần gửi
phiêu câu hỏi (ví dụ: tên của giám đốc hoặc trưởng phòng kinh doanh của doanh nghiệp) để gửi thư trực tiếp
Tiến hành gửi thư tới các đối tượng
Gọi điện nhắc nhờ: Sau khi gửi thư khoảng 1 tuần, nhóm nghiên cứu gọi điện lại từng đối tượng Một mặt cuộc gọi nhằm xác nhận xem đối tượng đã nhận được thư chưa Mặt khác nhóm nghiên cứu cũng
đẻ nghị đối tượng hợp tác và trả lời phiếu câu hỏi Việc gọi điện có thê lặp lại thêm 2 lần nữa, mỗi lần cách nhau khoảng 1 tuần Tuy
nhiên, những lần gọi sau chỉ nên dành cho những đối tượng chưa trả lời phiếu câu hỏi
Trang 19Đối với việc khảo sát qua mạng, quá trình gọi điện có thê thay bằng
các lần gửi email nhắc nhở và cảm ơn
Đối với phương pháp phỏng vấn trực tiếp, quy trình này có một số chú ý sau:
- Tập huấn cho cán bộ phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp đòi hòi có nhiều người tham gia cùng phỏng vấn Các cán bộ phỏng vấn phải thực hiện quy trình phỏng vẫn một cách nhất quán, khoa học và hiệu quả Thông thường các dự án nghiên cứu đều tiến hành tập huấn cho cán bộ phỏng vấn Mục tiêu của tập huấn là để các cán bộ phỏng vấn hiểu rõ từng chỉ tiết phiếu câu hỏi, đặc điểm của đối tượng phỏng vấn và quy trình phỏng vấn Cán bộ phỏng vấn cũng có thể thực hiện thử các cuộc phỏng vấn và thảo luận về những vấn đề phát sinh trong quá trình phỏng vấn
- Goi điện liên hệ và hẹn thời gian phỏng vấn: Nhóm nghiên cứu nên gửi công văn chính thức hoặc nhờ người giới thiệu tới đối tượng từ trước Công đoạn liên hệ và hẹn thời gian phỏng vân là một nghệ thuật Nhóm nghiên cứu có thể cần thống nhất cách thức tiếp cận (ví
dụ: giới thiệu mục tiêu như thế nào, xin phỏng van khoảng bao nhiêu
phút, v.v )
- Tiến hành phỏng vấn: Nhóm nghiên cứu cần đảm bảo địa điểm
phỏng vấn thuận lợi cho việc trả lời một cách khách quan Cần chú ý
xem có yếu tố nào có thể tác động tới quá trình trả lời của đối tượng hay không (ví dụ: có cán bộ xã ngôi cùng, người dân khó có thê trả lời thăng thắn về chất lượng dịch vụ công ở xã) Cô gắng tạo không
khí của một cuộc trò chuyện vui vẻ, thoải mái hơn là một cuộc
phỏng vấn căng thẳng hoặc cứng nhắc Tuy nhiên, cán bộ phỏng van cần đảm bảo tôn trọng quy trình, không đưa ra lời giải thích
hoặc định hướng năm ngoài hướng dẫn vì có thể làm sai lệch câu
trả lời của đôi tượng
- Giám sát và đảm bảo chất lượng: Việc giám sát và đảm bảo chất
Trang 20tham gia Thông thường, phương án giám sát va dam bao chất lượng có những hoạt động sau:
o_ Ghi nhật ký phỏng vẫn: Các cán bộ phỏng vấn được đề nghị ghi nhật ký phỏng vẫn để tiện cho quá trình giám sát
Giám sát trong quá trình: Các cán bộ phỏng vẫn được chia
thành nhóm, mỗi nhóm có cán bộ giám sát Cán bộ giám sát
sẽ theo đõi nhật ký phỏng vẫn hàng ngày của từng thành viên trong nhóm, tham dự ngẫu nhiên các buồi phỏng van dé cé thé có góp ý kịp thời Ngoài ra, hàng ngày cán bộ giám sát sẽ kiểm tra các phiêu phỏng vấn trong ngày và đề nghị bồ sung các thông tin bị bỏ sót
Điều chỉnh quy trình và hướng dẫn: Sau khi mỗi cán bộ
phỏng vẫn được khoảng Š - 10 đối tượng, các nhóm có thể
báo cáo nhanh về các vẫn đề nảy sinh cần điều chỉnh Trưởng nhóm nghiên cứu có thể điều chỉnh quy trình và hướng dẫn phỏng vân nếu cần thiết
Kiểm tra sau quá trình phỏng van: Ngay khi phỏng vấn, cán
bộ phỏng vẫn đã xin số điện thoại liên hệ (nếu chưa có) và nói rõ với đôi tượng phỏng van là có thé nhóm nghiên cứu sẼ gọi điện lại để xác minh về cuộc phỏng vẫn (thời gian, địa điểm, thái độ người phỏng vấn, v.v ) Sau khi phỏng vấn cơ bản xong các đôi tượng, nhóm nghiên cứu có thê chọn ngẫu nhiên chừng 10% số đối tượng đẻ gọi điện xác minh Nếu phát hiện hiện tượng đáng ngờ, nhóm nghiên cứu cần
quyết định hoặc loại bỏ phiếu câu hỏi đó, hoặc xác minh
lại toàn bộ những cuộc phỏng vân do cùng cán bộ phỏng vân thực hiện
7.6 QUY TRINH CHUAN BI SO LIEU
Trang 21chuyên vê thông kê, kinh tê lượng Phân này chỉ trình bày công đoạn chuân bị dự liệu và gợi ý một sô công cụ phân tích thường dùng với dữ
liệu khảo sát
Sau khi thu thập phiêu câu hỏi, nhóm nghiên cứu cân thực hiện các công đoạn sau:
7.6.1 Nhập liệu
Công đoạn này cần thiết đối với phương pháp thu thập qua thư hoặc phỏng vân trực tiếp băng phiêu giây Nhóm nghiên cứu có thê việt phân
mềm nhập liệu hoặc đơn giản chỉ cân nhập trên bảng Excel Khi nhập trên
bảng Excel, cân chú ý những điểm sau:
Mỗi dòng được dành cho một quan sát (thường là một phiếu) Trong trường hợp mỗi phiếu lại hỏi cho nhiều quan sát, ví dụ mỗi phiếu từ
một trường đại học trả lời cho 3 chương trình đào tạo, trong khi
chương trình đào tạo là quan sát của nghiên cứu, thì mối phiếu cần tới 3 dòng
Mỗi cột là một trường dữ liệu Trường dữ liệu là “vùng” thông tin
mà mỗi đối tượng chỉ được phép chọn | gia tri Mỗi câu hỏi chỉ được
chọn I phương án trả lời thì tương đương với một trường giá trị Mỗi câu hỏi mà đối tượng có thể chọn nhiều phương án trả lời thì mỗi
phương án trở thành một trường gia tri (đối tượng có thể chọn - Có - hoặc không chọn - Không)
Mỗi phiếu câu hỏi được gán một mã số Mã số này được điền vào cột “mã phiêu” nhằm giúp nhóm nghiên cứu có thể đối chiếu số liệu trên giấy và số liệu trong máy tính của từng phiếu câu hỏi
Nhập số liệu theo trình tự câu hỏi và trung thành với giá trị trong phiếu câu hỏi Không tiến hành điều chỉnh khi vào số liệu - trừ khi
nhận rõ sai sót khi điền số liệu
Trang 22match gitra hai sheets dir ligu trong Excel) Bắt cứ ô nào có giá trị lệch nhau, Excel sẽ thông báo Khi đó nhóm nghiên cứu sẽ đổi chiếu lại với số liệu gốc ở phiếu giấy để điều chỉnh
- File đữ liệu có thể được kiểm tra bang các lệnh tần suất (frequency)
đơn giản Nếu có các giá trị nằm ngoài khoảng cho phép hoặc đáng ngờ thì nhóm nghiên cứu có thê đối chiếu lại với phiếu câu hỏi 7.6.2 Kiểm định các thước đo
Các biến số về thái độ, hành vi, hay cảm nhận thường được đo lường bằng một số câu hỏi hoặc mệnh đẻ Ví dụ, để đo lường sự gan kết của nhân viên với tô chức, các tác giả Allen và Meyer (1990) xây dựng một thước đ‹ gồm 24 mệnh đề, cứ 8 mệnh đề lại đo một khía cạnh của sự gắn kết (gắn kế dựa trên tình cảm, gan kết dựa trên chuẩn mực đạo đức và gan kết dựa trên tín] toán) Kế cả khi những thước đo này đã được kiểm định cần thận ở nhữn, nghiên cứu trước, đối với mỗi cuộc khảo sát, những thước đo này vẫn cần đượ
kiểm tra về độ tin cậy
Hai kỹ thuật sau kiểm tra đơn giản thường được sử dụng như sau:
- - Phân tích nhân tố (factor analysis): Phân tích nhân tố chính là việ kiểm tra xem các mệnh đê/câu hỏi có thực sự nhóm lại với nha thành thước đo như trong lý thuyết (các nghiên cứu trước đề xuất hay không Với các khảo sát khác nhau, có thê một số mệnh đ không vào cùng nhóm với các mệnh dé khác Khi đó nhóm nghié cứu cần tiếp tục kiểm tra độ tin cậy để ra quyết định
- Phan tich d6 tin cay (reliability analysis): Phân tích độ tin cậy là xe các mệnh để có thực sự “thống nhất” với nhau để cùng đo lườn biến số cần đo hay không Chỉ số đo lường sự thống nhất này Cronbach’s alpha Chỉ số này tốt nhất là từ 7 trở lên và tối thiểu ci dat duge la 63 (D’Vellis, 1990)
Cac phan mêm thông kê có thê giúp thực hiện hai phép phân tích ni
khá nhanh chóng và đễ dàng Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ thuật phân tí:
Trang 237.7 MOT SO HAN CHE THUONG GAP TRONG NGHIEN CUU KHAO SAT
Các nghiên cứu khảo sát ở một thời điểm (cross-sectional survey) thường gặp phải những hạn chê sau:
Không khang dinh duoc moi quan hệ nhân quả giữa các biến số Số liệu khảo sát tại một hoặc thậm chí một vài thời điểm thường chỉ kiểm định được mỗi quan hệ tương quan giữa các biến số Ví dụ,
nghiên cứu khảo sát chỉ có thể kiểm định được mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và kết quả kinh doanh mà không khẳng định được biến nào là nguyên nhân, biến nào là kết quả Những luận điểm
về môi quan hệ nhân quả cần phải được hỗ trợ từ các dữ liệu bổ sung
khác như nghiên cứu định tính hay tình huống
Tương quan giữa các biến số có thể chỉ là do dữ liệu thu thập từ
cùng một nguồn (common method variance): Trong truéng hop
thông tin về biến phụ thuộc và biến độc lập đẻu thu thập từ cùng đối tượng khảo sát, nghiên cứu sẽ gặp phải rủi ro này Bản chất của vấn đề là có thể mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (ví dụ giữa sự gắn kết của nhân viên với tổ chức và hành vì chia sẻ tri thức với đồng nghiệp) không có trên thực tế Song trong dữ liệu khảo sát vẫn có mối quan hệ này là do thông tin về cả hai biến đều được thu thập từ cùng một nguồn Nhân viên nào trả lời cam kết với tổ chức cao hơn có khả năng sẽ cũng trả lời họ chia sẻ tri thức nhiều hơn do thiên hướng trả lời cao Khi đó, mối quan hệ này đã bị sai lệch so với thực tế Có một số cách giảm thiểu rủi ro này như sau:
o_ Thu thập thông tin về biến độc lập và biến phụ thuộc từ các
nguồn khác nhau Ví dụ, thông tin vé sur gắn kết có thể thu
Trang 24o_ Lựa chọn các thông tin khách quan Khi thông tin về biến
phụ thuộc hoặc một số biến độc lập là khách quan thì rủi ro trên sẽ được hạn chế
Sử dụng các thước đo có nhiều câu hỏi hoặc mệnh đề
Thực hành kiểm tra thông qua phân tích nhân tố Khi các câu
hỏi/mệnh đề của biến phụ thuộc và biến độc lập “nhóm” vào
Trang 25Nw
CÂU HỎI ÔN TẬP
Nghiên cứu khảo sát là gì? Những trường hợp nào nên áp dụng phương pháp khảo sát? Hãy nêu một ví dụ bạn cho là phù hợp cho việc áp dụng phương pháp khảo sát?
Mẫu khảo sát cần đảm bảo yêu cầu gì? Yếu tố nào ảnh hưởng tới tính đại điện của mẫu? Hãy nêu các phương pháp chọn mẫu?
Khi thiết kế câu hỏi khảo sát cần chú ý những vấn đề gì?
Hãy nêu những phương pháp thu thập dữ liệu thông dụng trong khảo sát? Điểm yếu và điểm mạnh của từng phương pháp là gì?
Trang 26Chwong 8
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP THỨ NGHIÊM
TÓM TẮT
Nghiên cứu thử nghiệm (experiment) 1a thiết kế nghiên cứu tốt nhất để kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố Đây là phương pháp mà
nhà nghiên cứu có thê điều chỉnh sự thay đổi của các nhân tố tác động, sau đó quan sát sự thay đổi tương ứng của nhân tố mục tiêu
Nghiên cứu thử nghiệm có ba yêu cầu cơ bản: i) các đối tượng được phân vào các nhóm một cách ngẫu nhiên; ii) có sử dụng nhóm đối chứng:
lil) yêu tố can thiệp (thường là biến nhân tổ tác động được quan tâm) phải đủ mạnh Ngoài ra, một số biến ngoại lai cần được kiểm soát cần thận, bao
gồm sự kiện lịch sử (sự kiện xảy ra trong quá trình thử nghiệm, nằm ngoài thiết kế nghiên cứu), sự thay đổi tâm sinh lý của đối tượng trong quá trình
thử nghiệm, sử dụng thước đo không nhất quán, hay các nhóm không
tương đồng
Mặc dù phương pháp thử nghiệm thường được thực hiện trong phòng thí nghiệm, một số đạng thử nghiệm không đầy đủ cũng có thê được thiết kê trên thực địa Những thiết kế này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải hết sức sáng
Trang 278.1 GIỚI THIEU
Phụ nữ ăn mặc gợi cảm có ảnh hưởng tới cảm nhận của người khác về năng lực làm việc hay không? Để trả lời câu hỏi này, nhóm tac gic Ifookey, Graves, & Butler, (2009) đã thực hiện một nghiên cứu thì
nghiệm 102 sinh viên đại học được mời tham gia nghién ciu (trong đó có 48 nam, Š4 nữ; tuổi trung bình là 20,5) Mối sinh viên được xen một trong hai bức ảnh Bức ảnh thứ nhất về một phụ nữ mặc Độ quan
áo vét công sở (gọi là trang phục công sở chuyên nghiệp) Búc ảHÌ thứ hai về mội phụ nữ mặc áo hở ngực và không có áo vét (gọi Ì trang phục gợi cảm) Hai bức ảnh này đã được hỏi thử ở một nhón khác và họ đánh giá người phụ nữ trong bức ảnh “trang phục gơ cảm ” có vẻ gợi cảm hơn hắn (nhưng không hấp dẫn hơn) người phi nữ trong bức ảnh “trang phục công sở chuyên nghiệp” Một nữa s¢ sinh viên tham gia nghiên cứu được cho biết người phụ nữ trong án họ nhìn thấy là nhân viên văn phòng (vị thế bình thường) và nửa kí được cho biết người phụ nữ trong ảnh họ nhìn thấy là giám đốc mộ Công ty quảng cáo (vị thé cao) Những sinh viên sau đó được đê ngh cho điểm theo cảm nhận của họ về khả năng là tâm gương cho dong nghiệp, khả năng tương tác với người khác, trí thông mình, năng lực lãnh đạo, giao tiếp, kiến thức chuyên môn, kỹ năng tô chức và gián sát, sáng tạo, độ tin cậy và thái độ chuyên nghiệp của người phụ ni trong ảnh họ nhìn thấy Kết quả cho thấy người phụ nữ có có vị th
cao (giám đốc) và ăn mặc gợi cảm bị đánh giả thấp về các tiêu ch
năng lực ở trên
Day là một ví dụ điền hình về nghiên cứu thử nghiệm trong các lĩnÌ vực khoa học xã hội, kinh tế, kinh doanh và quản lý khi mà các nhà nghiêt cứu có thê điêu khiển các điều kiện tác động (rang phục và vị thế của ngườ phụ nữ trong ảnh) và quan sát sự thay đồi tương ứng của nhân tô mục tiêt
(cảm nhận của người khác về năng lực của người phụ nữ trong ảnh)
Trang 28Chương này trình bày các nguyên tắc và phương pháp cơ bản trong nghiên cứu thử nghiệm Mục tiêu của chương nhằm giúp bạn đọc:
- Hiểu rõ khái niệm, yêu cầu cơ bản của phương pháp thử
nghiệm;
- Hiểu rõ các thiết kế cơ bản nhất trong nghiên cứu thử nghiệm; - _ Hiểu và ứng dụng được được quy trình thực hiện nghiên cứu
thử nghiệm;
- Hiểu rõ các hạn chế của nghiên cứu thử nghiệm
8.2 KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM Thử nghiệm (experiment) là phương pháp mà nhà nghiên cứu chủ động thay đổi giá trị một biến số (biến độc lập) và quan sát xem sự thay đôi đó có ảnh hưởng tới biến số khác (biến phụ thuộc) hay không Ưu điểm của phương pháp này là khả năng kiém soái các biến khác, đảm bảo tinh ngdu nhiên trong việc chọn và phân nhóm đối tượng nghiên cứu và chứ động điều chỉnh giá trị các biễn độc lập đề kiểm định giả thuyết Trong một nghiên
cứu thử nghiệm đơn giản, các đối tượng nghiên cứu được phân ngau nhién
vào một hoặc hai nhóm Thông thường một nhóm là đối chứng/kiêm sốt (khơng nhận sự tác động), còn nhóm kia là nhóm thử nghiệm (có nhận sự tác động)
Phương pháp thử nghiệm là phương pháp tốt nhất để kiêm định mối quan hệ nhân quả Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là ở tính tông
quát hóa Các nghiên cứu thử nghiệm thường được thực hiện trong điêu kiện
được kiểm soát chặt chẽ (ví dụ: phòng thí nghiệm), với một số đôi tượng nhất định (ví dụ: sinh viên) Vì vậy khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu trong điều kiện thực tiễn hoặc với đối tượng khác luôn là một câu hỏi đáng chú ý
Phương pháp này được sử dụng thông dụng ở các ngành khoa học kỹ
thuật như nông học, sinh học, y học, v.v Trong lĩnh vực kinh tê - quản lý, phương pháp này cũng được nhiều nhà nghiên cứu tâm lý, marketing, hành
Trang 29kinh doanh và kinh tế học Tuy nhiên, phương pháp này chưa thực sự thông dụng trong các nghiên cứu kinh tê và quản lý ở Việt Nam
Ví dụ về một thiệt kể nghiên cứu thử nghiệm:
Công trình nghiên cứu của Schweitzer, Ordonez và Douma (2004)" Sử dụng phương pháp thử nghiệm nhầm kiêm định giả thuyết là liệu việc đất
mục tiêu có thúc đây các hành vị ví phạm đạo đức kinh đoanh hay không
Sau khi thực hiện các nghiên cứu sơ bộ, các tác gia da tiền hành thử nghiệm
một cách cân thận Quá trình này có thê tóm tắt như sau:
© ©
Quảng cáo và tuyển 154 sinh viên đại học làm đối tượng thử
nghiệm
Các sinh viên này được phan chia ngẫu nhiên vào ba nhóm có ba mục tiêu khác nhau: “uc tiêu cỗ gắng cao nhất ”, “yục tiêu đơn thuần” và “mục tiêu có thưởng” Các sinh
viên thực hành công việc 7 lần, mỗi lần họ được đưa cho 7 chữ cái và có nhiệm vụ tạo ra các từ có nghĩa từ 7 chữ cái đó
trong | phut
Biên độc lập - “đặt mực tiêu”: Các nhóm khác nhau có hướng dẫn khác nhau về mục tiêu:
" Nhóm “2c tiêu cô gang cao nhất”: đôi tượng được hướng dẫn là hãy cô găng tạo ra càng nhiều từ càng tốt " Nhóm “2c (iêu đơn thuần”: đối tượng có mục tiêu là
mỗi vòng tạo ra 9 từ
" Nhóm “2 tiêu có thưởng” đối tượng được thưởng 2 đô la mỗi vòng nếu họ đạt mục tiêu 9 từ ở vòng đó Sau khi làm xong 7 vòng, các sinh viên được trao một cuon tir dién va ty kiém tra xem mdi vong minh tạo được bao
nhiêu từ Họ có thời gian khá thoải mái đề làm việc này Họ
tự điền kết quả vào trang kết quả Sau đó các sinh viên nộp lại danh mục từ họ sáng tạo ra và bảng kết quả Để đảm bảo tính khách quan, các tài liệu này là vô đanh, song vẫn có mã số đề khớp bảng danh mục từ và bảng kết quả của từng sinh viên
: Schweitzer, E M., Ordonez, L., and Douma, B., 2004 Goal setting as a motivator
Trang 30o Biến phụ thuộc - “hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh: Biên này được đo bằng cách so sánh kết quả tự đánh giá của sinh viên với kết quả thực sự ở 4 mức độ: 1) đạt mục tiêu (tìm được 9 từ) và báo cáo đúng; 2) đạt mục tiêu nhưng báo
cáo ít hơn; 3) không đạt mục tiêu nhưng báo cáo đạt; và 4) không đạt mục tiêu và báo cáo không đạt Kết quả thực sự
của từng người do chính nhóm nghiên cứu so sánh danh mục từ mà người đó tạo nên với từ điền
©_ Kiểm định g giả thuyết: Các tác giả quan tâm tới xác suất xảy ra mục 3 (báo cáo cao hơn kết quả thực) và tìm hiểu xem liệu việc đặt mục tiêu có làm cho các sinh viên báo cáo kêt quả cao hơn kết quả thực hay không Dé tra lời câu hỏi này, họ
tiến hành so sánh xác suất báo cáo quá mức kết quả thực ở ba
nhóm đề kiểm định giả thuyết của mình
Trong nghiên cứu này, biến độc lập chính là “các hình thức đặt mục tiêu” Biến này được các nhà nghiên cứu “điều khiển” bằng việc chia sinh viên vào 3 nhóm với 3 hướng dẫn khác nhau về mục tiêu Biến phụ thuộc chính là xác suất sinh viên báo cáo cao hơn kết quả thực Trong khi mọi biến số khác như nhau (vì chia sinh viên ngẫu nhiên theo nhóm), việc sinh viên có xác suất báo cáo cao hơn kết quả thực tế hay không chỉ phụ thuộc vào việc đặt mục tiêu Trong nhiều nghiên cứu, nhà nghiên cứu cũng cần đảm bảo được sự “như nhau của các biến số khác” và sự “khác nhau của biến độc
lập” giữa các nhóm được nghiên cứu bằng cách đo lường và kiểm định
8.3 YEU CAU CO BAN VỚI NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM
Cũng như các dạng nghiên cứu khác, một nghiên cứu thử nghiệm cân
đáp ứng mọi yêu cầu của công trình nghiên cứu khoa học nói chung Ngoài
ra, thiệt kê nghiên cứu thử nghiệm cân chú ý tới ba yêu câu cơ bản sau đây:
8.3.1 Đảm bảo phân nhóm ngẫu nhiên
Đê đảm bảo loại bỏ tác động của các biên ngoại lai, tính ngầu nhiên trong lựa chọn và phân nhóm đôi tượng là hêt sức quan trọng Kỹ thuật đê
Trang 31thiệp) và nhóm thử nghiệm (nhận sự can thiệp) cũng có thể áp dụng như phan chọn mẫu ngẫu nhiên Ví dụ, một tác giả muôn nghiên cứu tác động
của phương pháp giảng dạy tới học tập Các sinh viên đăng ký trước được phân vào nhóm “đối chứng” (giảng day truyền thống), trong khi các sinh viên đăng ký sau được phân vào nhóm “thực nghiệm” (giảng dạy phương pháp mới) Việc phân nhóm như thế có thể không đảm bảo tính ngẫu nhiên vì sinh viên đăng ký tham pia trước và sau có thê khác nhau về động cơ học tập hoặc chỉ số IQ - các biến số có ảnh hưởng tới kết quả học tập Vì vậy, tác giả công trình này có thê phải tập hợp danh sách toàn bộ người đăng ký, sau đó mới tiễn hành phân bỗ ngẫu nhiên vào hai nhóm
8.3.2 Sir dung nhóm đối chứng
Sử dụng nhóm đối chứng là một yêu cầu hết sức quan trọng trong nghiên cứu thử nghiệm Nhóm đối chứng có vai trò chính: là cơ sở dé so
sánh về kết quả của “'can thiệp thử nghiệm” và là cơ sở để kiêm định các giả
thuyết khác (ngoài giả thuyết của nghiên cứu) Cần lưu ý là đối tượng tham gia ở nhóm đồi chứng cần tương đồng với đối tượng ở nhóm thử nghiệm 8.3.3 Biến độc lập (yếu tố can thiệp) đủ mạnh
Trong nghiên cứu thử nghiệm, biến độc lập được các nhà nghiên cứu chu dong diéu chinh “giá trị” Thông thường đây chính là việc chia nhóm
đôi tượng theo các mức độ của hoặc tính chất của biến độc lập Trong ví dị ở mục 8.2, biến độc lập chính mức độ “mục tiêu” được chia thành ba nhón
do nhà nghiên cứu thiết kế ra trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu sơ bộ trước đó Nhà nghiên cứu chủ động “can thiệp” vào biến độc lập và quan sát s\ thay đôi của biến phụ thuộc Sự can thiệp được chủ động tạo ra này can di manh dé déi tượng tham gia nhóm thử nghiệm phải “cảm thây” được S\
khác biệt, so với nhóm đồi chứng Như ở ví dụ trên, sự khác biệt của :
Trang 328.4 CAC LOAI THIET KE THU NGHIEM CO NHOM DOI CHUNG 8.4.1 Chỉ đo lường sau thử nghiệm
Như tên gọi, thiết kế này:chỉ đo lường biến phụ thuộc sau khi đã tiến hành thử nghiệm Thiết kế này được sử dụng khá nhiều trong với lĩnh vực marketing Ví dụ, một nhóm nghiên cứu muôn tìm hiệu tác động của chương trình quảng cáo sử dụng sản phâm mẫu Họ có thê áp dụng thiệt kê nghiên cứu này như sau:
Phân nhóm ngẫu nhiên khách hàng tiềm năng vào hai nhóm: nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng Các tác giả có thể kiểm tra mức độ tương đồng của hai nhóm về các chỉ số cơ bản (ví dụ: tuôi, giới tính,
thu nhập, trình độ học vấn, v.v
Tiến hành thử nghiệm: Các thành viên nhóm thử nghiệm được sử
dụng thử sản phẩm mẫu, trong khi đó nhóm đối chứng không được sử dụng sản phẩm mẫu
Các thành viên tham gia nghiên cứu thuộc hai nhóm đều được gửi phiếu giảm giá khi mua sản phâm ở siêu thị Phiếu giảm giá được mã
hóa nhằm có thể nhận biết họ thuộc nhóm thử nghiệm hay nhóm
đối chứng
Sau một thời gian quy định (ví du: 1 tháng), số phiêu giảm giá của
mỗi nhóm thu lại từ siêu thị sẽ được đếm Việc so sánh số phiếu (và
tỷ lệ sử dụng) giữa hai nhóm thê hiện tác động của hoạt động quảng cáo sử dụng san pham mau
Trang 33Hình 8-1: Mô phòng thiết kế thử nghiệm *đo lường sau” Thực Đo lường hành thử phản ứng nghiệm = Mỗi Thử nghiện =X Y Máu các R thant 1ainh thanh 7 fs viên R S viên tl được oO 1am gia LỆ S7" phần x S nghiền a ngau x a ; cứu nhién ce n vao h nhom l YÊU Đôi chứng Y
Những dạng phức tạp hơn của thiết kế này có thê áp dụng khi biến độ lập có nhiều cấp độ, hoặc khi có nhiều hon | bién déc lap Mot dang kha của thiết kế này là thiết kế “lặp lại” khi mỗi thành viên có thể tham gia cá
nhóm thử nghiệm khác nhau Bạn đọc muốn tìm hiểu sâu hơn có thê tìm đc
trong cuỗn “Experimental Design” của tác gia Larry B Christensen, Nh xuat ban Allyn and Bacon
8.4.2 Đo lường trước - sau thử nghiệm
Thiết kế trước - sau thử nghiệm khác với thiết kế “chỉ đo lường Sĩ thử nghiệm” ở chỗ các biến phụ thuộc được đo lường trước và sau khi tí hành thử nghiệm Thiết kế này giúp kiểm soat tot cac tac dong ngoai lai \ rất phù hợp với việc đánh giá tác động ngắn hạn của thử nghiệm
Ví dụ, giả sử một nhóm tác giả muôn nghiên cứu tác động của chuy:
thăm và nói chuyện của Nick Vujicik? tới động lực học tập và động lực vư
Ỷ Nick Vujicic - chàng trai người Úc không chân không tay, đã đi khắp thê g truyền cảm hứng và lòng can đảm cho mọi người - đên Việt Nam vào tháng 5/20 Anh xuất hiện với vai trò một diễn giả trong chương trình “Chào Việt Nam” đư tường thuật trực tiếp trên truyền hình Việt Nam tối 22/5/2013 Sau đó anh đã th hiện một số buôi nói chuyện với các khán giả khác nhau, trong đó có học sinh, si
Trang 34khó của học sinh phô thông (hoặc một đối tượng nào đó) Nhóm nghiên cứu
có thể áp dụng thiết kế nghiên cứu thử nghiệm “trước - sau” có đối chứng
như Sau:
- Chọn một mẫu học sinh phổ thông Phân ngẫu nhiên họ thành hai nhóm: đồi chứng và thử nghiệm Kiểm tra sự tương đồng của hai
nhóm về các chỉ số cơ bản như tuôi, giới tính, kết quả hoc tap,v.v - Do luong trude: Ca hai nhom duge do luong vé dong luc hoc tap va
động lực vượt khó trước khi Nick Vujicik tới thăm
- Khi Nick Vujicik tới thăm và nói chuyện, chỉ nhóm thử nghiệm được tham dự bài nói chuyện của Nick Nhóm đối chứng không
được tiếp xúc hoặc nghe bất cứ bài nói chuyện nào của Nick
- Sau khi Nick nói chuyện, nhóm nghiên cứu có thể đo lường lại động lực học tập và động lực vượt khó của hai nhóm học sinh (thời gian
có thể ngay sau buôi nói chuyện và sau đó | tuần)
- _ Nhóm nghiên cứu so sánh sự thay đổi về thái độ với cuộc sống của
hai nhóm học sinh và những khác biệt trong sự thay đổi này là do được tham dự buổi nói chuyện của Nick
Quy trình này được minh họa ở Hình 8-2 Như trên đã nói, trong một thử nghiệm như vậy thì điều quan trọng và khó khăn chính là việc đảm bảo
nhóm đối chứng không bị tác động bởi “thử nghiệm” (chuyến thăm và bài nói chuyện của Nick) Nhóm nghiên cứu cũng có thể tạo thêm một nhóm thử nghiệm nữa “'chỉ xem video bài nói chuyện” để so sánh với nhóm được
gap mat trurc tiép Két qua so sanh sé cho biết liệu việc giao lưu trực tiếp có
mang lại động lực vươn lên tốt hơn so với hai nhóm còn lại (“không tiếp xúc hay nghe bài nói chuyện của Nick” và nhóm “chỉ xem video bài nói chuyện cua Nick’) hay không Lưu ý là các tác động này thường thê hiện trong thời
gian ngắn hạn
Trang 35Hình 8-2: Mô phỏng thiết kế thử nghiệm “trước - sau” Đolường Thực Đo lường (ước hành sau Thừ nghiệm Yo X Ye Yous À So sánh Đôi chứng Yo Y, Yo- Yi
8.5 MOT SO BIEN NGOAI LAI CAN KIEM SOAT
Khi thực hiện nghiên cứu thực nghiệm, một số biến ngoại lai có th tác động tới kết quả thực nghiệm Khi đó, các nhà nghiên cứu khó có thể kí luận sự thay đổi của biến phụ thuộc là do tác động của biến độc lập như gl thuyét dat ra Vì vậy, điều quan trọng trong nghiên cứu thực nghiệm là cả phải kiêm soát tốt nhất tác động của các biến ngoại lai này Phần này trin bày một số biến ngoại lai có thé tac động tới kết quả thực nghiệm
8.5.1 Sự kiện lịch sử (history)
Trang 36Giả sử một nhóm tác giả muốn nghiên cứu về tác động của truyền thông tới thái độ của khách hàng về sản phẩm bảo vệ môi trường Họ tiến hành thử nghiệm “trước - sau” có nhóm đối chứng, tức là đo thái độ của
khách hàng ở nhóm đói chứng và nhóm thử nghiệm trước khi thử nghiệm,
sau đó tiễn hành truyền thông với nhóm thử nghiệm và đo lại thái độ của hai nhóm sau 1 tháng Về nguyên tắc, sự khác biệt trong thay đổi của hai nhóm là do truyền thông Giả sử trong thời gian thử nghiệm và trước khi đo lường “sau” thái độ của hai nhóm có một sự kiện lớn về môi trường xảy ra, (chăng hạn mức độ ô nhiễm môi trường ở khu vực mà các thành viên tham gia thử nghiệm đang sống bị phát hiện cao quá mức cho phép) Sự kiện này năm ngoài “can thiệp thử nghiệm” của nghiên cứu, tác động tới thái độ của cả hai
nhóm Nếu kết quả so sánh trước - sau của hai nhóm không khác biệt có thể
không phải vì truyền thông trong nghiên cứu không có tác dụng, mà là vì “sự kiện” trên xảy ra có tác động quá mạnh, lần át
Điều đặc biệt cần lưu ý là khi “sự kiện lịch sử” chỉ xảy ra với một
trong các nhóm (cohort effect) Khi đó, mọi sự khác biệt đều có thê do chính
“sự kiện” này tạo nên chứ không phải do tác động của thử nghiệm
8.5.2 Sự thay đổi tâm - sinh lý của đối tượng nghiên cứu trong quá trình thử nghiệm (maturation)
Biến ngoại lai này nảy sinh từ nội tại từng thành viên tham gia thử nghiệm Qua thời gian, các thành viên có thê có sự thay đổi trong tâm, sinh lý dẫn tới những thay đổi của biến phụ thuộc Điều này cần được kiểm sốt thơng qua việc sử dụng nhóm đối chứng
8.5.3 Thước đo không nhất quán
Trong một sô trường hợp, thước đo biên phụ thuộc có sự thay đôi giữa lân đo “trước” và “sau” Những thước đo sử dụng các cá nhân quan
Trang 37ro này nhất Thông thường, lần quan sát hoặc phòng vân “trước” các nhà nghiên cứu chưa có nhiều kinh nghiém/ky năng như lân “sau” Vì vay, ket quả có thê có thay đôi đơn giản vì nhà nghiên cứu có kinh nghiệm và kỳ nang thu thập dữ liệu tốt hơn
z £ A À
8.5.4 Các nhóm không tương đông
Việc sử dụng các nhóm trong thử nghiệm cần đảm bảo thành viên củ:
các nhóm là tương đồng với nhau Khi các nhóm không tương đồng, kết qu
của thử nghiệm khó đứng vững Tuy nhiên, các nhóm khơng hồn tồi tương đồng rất đễ gặp hơn trong các nghiên cứu thử nghiệm thực địa v số lượng thành viên trong nhóm thường nhỏ và các nhóm thường khá nhau một cách “tự nhiên” về một số yếu tố nào đó
8.6 ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM TRÊN THỰC ĐỊA Thiết kế thử nghiệm như trình bày ở trên là thiết kế đầy đủ với điễ kiện nhà nghiên cứu có thể kiểm sốt tồn bộ quá trình, kế từ việc lựa chẹ đối tượng, loại bỏ ảnh hưởng ngoại lai, tới việc điều tiết các mức độ/giá ! của biến độc lập Điều này thường được đảm bảo với các thiết ké th nghiệm ở phòng thí nghiệm
Những nghiên cứu thử nghiệm ngoài thực địa thường khó có thê đả bảo các điều kiện trên Vì vậy, thiết kế nghiên cứu cận thử nghiệm - đư gọi là qwasi-experimen: - thường được áp dụng Với dạng thiết kế t
nghiệm này, các nhà nghiên cứu coi những biến động trên thực địa (chí sách, thị trường, chính trị, v.v ) là “sự can thiệp” - giống như biến độc Ì
Trang 38Một số đạng áp dụng thông dụng bao gồm:
Danh giá tác động của dự án hoặc chính sách: Mỗi dự án hoặc
chính sách mới có thể coi là một sự can thiệp, tương đồng với sự điều tiết biến độc lập trong nghiên cứu thử nghiệm Vì vậy, đẻ đánh
giá tác động của dự án/hoặc chính sách, các nhà nghiên cứu có thể
áp dụng phương pháp thử nghiệm không đầy đủ Trong đánh giá, các
nhà nghiên cứu có thể chọn nhóm đối chứng (những ca thé tương
đồng song không thuộc diện điều chỉnh của chính sách hoặc dự án) và nhóm thuộc diện chính sách/dựa án Chỉ số tác động (biến phụ
thuộc), ví dụ như chất lượng cuộc sống hay nhận thức về một vấn
đề gì đó được đo lường trước và sau dự án/chính sách Các nhà
nghiên cứu có thể so sánh sự khác biệt trong thay đồi giữa trước-
sau của hai nhóm (phân tích khác biệt trong sự khác biệt - difference in differences) dé đánh giá tác động của chính sách/dự
án Khó khăn thường là khó tìm nhóm đối chứng tương đồng, đặc
biệt khi đánh giá tác động của chính sách có tầm bao phủ toàn quốc và cho mọi đối tượng Một số kỹ thuật thông kê có thể giup xác định nhóm đối chứng tương đồng nhất trên thực địa, song không thể có độ tương đồng cao như trong thiết kế thử nghiệm đầy đủ (ở phòng thí nghiệm)
Đánh giá tác động của biến động trên thực địa (chính trị, thị trường, hoặc tự nhiên): Tương tự như đánh giá tác động của chính sách hay dự án, các nhà nghiên cứu cũng có thể đánh giá tác động của biến
động chính trị, biến động thị trường, hay tự nhiên tới hành vi của
Trang 39Ví dụ: Đánh giá giữa kỳ tác động xã hội của dự án VLAP (T&
Consulting thực hiện năm 201 1)!
Dự án Quản ly da it dai Viet Nam (VLAP) ho trợ việc xây dựng Ï
thong quan ly da it đại cải tiễn ở chín tỉnh, dựa trên von vay của Ngân hàn Thẻ giới Mặc dù các công VIỆC chuẩn bị được tiên hành từ trudc, song ci
công, việc trực tiếp liên quan tới người dân (do đạc, làm số, v.v ) thực s
được tiên hành từ năm 2009 Năm 2011, dự án có thực hiện đánh gia ti
động xã hội giữa kỳ của dự án và nhóm nghiên cứu của công ty Tế: Consulting thực hiện nhiệm vụ đánh giá này Một trong những câu hoi dan cho nhóm đánh giá là dự án đã có tác động như thể nào tới nhận thức, th độ và hành vì của người dân đối với việc đăng ký quyên sử dụng đất
Áp dụng cách tiếp cận của phương pháp thứ nghiệm tương đồn nhóm đánh giá đã tiền hành thực hiện nghiên cứu của mình như sau:
- - Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát ở 9 huyện thuộc ba tỉnh Th Bình, Quảng Ngãi, Vĩnh Long
- Ở mỗi tỉnh, 2 huyện thuộc dự án VLAP và 1 huyện chưa thực hi dự án được lựa chọn Hai huyện thuộc dự án chính là đối tượng ch sự tác động, còn huyện chưa thực hiện dự án là đối tượng đối chứn Huyện “đổi chứng” được lựa chọn với tiêu chí là có điêu kiện kh tê, xa hội càng gân với huyện VLAP được chọn càng tốt (hoặc g:
“huyện trung bình được điều tra” trong tỉnh, nếu hai huy:
VLAP có điều kiện rất khác xa nhau) Nhóm đánh giá sử dụi phương pháp Propensity Matching dé lựa chọn dựa trên ba tiêu cÌ (1) mức độ đơ thị hóa; (2) mật độ dân số; và (3) trinh do phat tri kinh tế Mỗi huyện có ba xã được lựa chọn đề khảo sát Tông SỐ ‹
432 hộ gia đình thuộc dự án VLAP và 216 hộ ngoài vùng dự án (
thời diém 5/201 1) được khảo sát
- Do dữ liệu khảo sát trước dự án không tương thích với câu hỏi đái giá (nhận thức, thái độ và hành vi về đăng ký đất đai), nhóm đá giá không thể sử dụng dữ liệu baseline nay để so sánh trực ti Nhóm đánh giá đã sử dụng một số câu hỏi tương đồng trong bộ c hỏi của điều tra mức sông hộ gia đình (VHLSS) 2008 do Tổng c Thống kê thực hiện về quản trị đất đai Như vậy, dữ liệu VHLI
'9 Ngân hàng Thế giới, 2012 Dự án VLAP - Đánh giá giữa ky tác động xã hội ‹
Trang 402008 ở 9 huyện được sử dụng như dữ liệu cơ sở (dữ liệu trước thử
nghiệm), còn dữ liệu khảo sát tại thời điểm đánh giá được sử dụng
như dữ liệu sau thử nghiệm So sánh sự khác biệt trước - sau dự án giữa các huyện thuộc dự án và huyện không thuộc dự an cho thay
tác động của dự án tới nhận thức, thái độ và hành vì của người dán Nghiên cứu trên đáp ứng một số nguyên tắc của nghiên cứu thử
nghiệm, đó là: 1) có sự “can thiệp” rõ nét là dự án VLAP; 2) có nhóm đối
chứng tương đối tương đồng với nhóm “thử nghiệm” Việc thực hiện so sánh trước - sau dự án cũng làm tăng độ tin cậy của kết quả đánh giá về tác
động của dự án
Tuy nhiên, như các nghiên cứu thử nghiệm trên hiện trường khác, nghiên cứu này là thử nghiệm không đầy đủ (cận thử nghiệm) vì một số lý do Thứ nhất, “nhóm đối chứng” là huyện có điều kiện tương đồng nhất với hai huyện thuộc dự án Chỉ số tương đồng này có tính tương đồi (so với các
huyện khác) chứ không phải là chỉ SỐ tuyệt đối Thứ hai, thực tiễn thực hiện
dự án VLAP ở các huyện lân cận có thê có tác động lan tỏa (ngồi kiểm sốt
của dự án) tới các huyện chưa thực hiện dự án Nói cách khác, huyện “đồi
chứng” đã có thể chịu tác động nhất định của dự án Điều này khác với thử nghiệm trong phòng thí nghiệm khi nhà nghiên cứu có thê kiểm soát và đảm
bảo nhóm “'đồi chứng” và nhóm thử nghiệm không bị ảnh hưởng của nhau