1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn quản trị kinh doanh hoàn thiện công tác quản trị mua nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển kì sơn

51 66 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 420,5 KB

Nội dung

Nhằm hạn chế tối thiểu sự lãng phí hay thiếu sót nguyên vật liệu để đảm bảo chohoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần có những biện pháp, sự đo lường hiệuquả nhất để tránh những rủ

Trang 1

Em rất biết ơn sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu từ các thầy cô, các anh chị trong

công ty Trước tiên em xin trân trọng cảm ơn Tiến Sĩ Trần Văn Trang đã tận tình

hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã và đang công tác tại trường Đại họcThương Mại đã tạo điều kiện cho em được học tập, rèn luyện, nghiên cứu trong mộtmôi trường chuyên nghiệp, năng động Qua thời gian 4 năm học tập tại đây, dưới sựhướng dẫn của các thầy cô em đã có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu để cóthể hoàn thành khóa luận này

Trong quá trình thực hiện đề tài, em xin chân thành cảm ơn bác Lê Anh Dũng –Giám đốc công ty và cô Nguyễn Thị Hồng Hòa – Phó Giám đốc kiêm Kế toán trưởngcủa công ty, cùng các cô chú đã giúp đỡ em khi thực tập tại công ty và cung cấp các sốliệu, tham gia trả lời câu hỏi phỏng vấn để giúp em hoàn thành quá trình nghiên cứu đềtài

Trong quá trình làm bài, em đã cố gắng hoàn thành một cách tốt nhất song dothời gian và năng lực của bản thân có hạn vì vậy bài viết không tránh khỏi những thiếusót Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài viết của em được hoànthiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

MUC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MUC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH v

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu đề tài khóa luận 4

CHƯƠNG 1: MT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ MUA NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP 5

1.1 Một số khái niệm có liên quan 5

1.1.1 Khái niệm mua hàng 5

1.1.2 Khái niệm nguyên vật liệu 5

1.1.3 Khái niệm quản trị mua nguyên vật liệu 5

1.2 Nội dung nghiên cứu về quản trị mua nguyên vật liệu 7

1.2.1 Lập kế hoạch mua nguyên vật liệu 7

1.2.2 Tổ chức mua nguyên vật liệu 8

1.2.3 Kiểm soát mua nguyên vật liệu 12

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị mua nguyên vật liệu tại doanh nghiệp 16

1.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 16

1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 17

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ MUA NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KÌ SƠN ……… 19

2.1 Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp 19

2.1.1 Vài nét về Công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn 19

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp 20

Trang 3

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 21

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2015 – 2017: 22

2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị mua nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn 23

2.2.1 Phân tích thực trạng lập kế hoạch mua nguyên vật liệu 23

2.2.2 Phân tích thực trạng tổ chức mua nguyên vật liệu 24

2.2.3 Phân tích thực trạng kiểm soát mua nguyên vật liệu 27

2.2.4 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến công tác quản trị mua nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn 28

2.3 Các kết luận về thực trạng quản trị mua nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn: 31

2.3.1 Ưu điểm: 31

2.3.2 Nhược điểm và nguyên nhân gây ra: 31

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ GIẢI QUYẾT, HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ MUA NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KÌ SƠN 33

3.1 Phương hướng hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn trong thời gian tới: 33

3.2 Các giải pháp hoàn thiện quản trị mua nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn: 34

3.2.1.Tổ chức thực hiện tốt xác định nhu cầu mua nguyên vật liệu của công ty 34

3.2.2 Tiếp tục làm tốt công tác tìm và lựa chọn nhà cung cấp 35

3.2.3 Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thương lượng và đặt hàng 35

3.2.4 Hoàn thiện hơn nữa công tác kiểm tra và giao nhận hàng 36

3.2.5 Cải tiến công tác đánh giá kết quả mua hàng 37

3.2.6 Nâng cao chất lượng nhân sự 38

KẾT LUẬN 39 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

1 DANH MỤC BẢNG

1 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ

phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn (2015-2017) 222

Bảng 3.1: Chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận của

công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn giai đoạn

2018 – 2020

33

3 Bảng 2.2: Mức sản lượng dự kiến tiêu thụ của Công ty Cổ

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

1 Hình 1.1: Sơ đồ quá trình quản trị mua nguyên vật liệu n 6

2 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, cácchính sách và điều lệ được bổ sung, cải thiện nhằm tạo cho doanh nghiệp những điềukiện để phát triển Sự hội nhập với các tổ chức kinh tế của khu vực và trên thế giới đã

mở ra cho kinh tế Việt Nam các cơ hội mới, nhưng bên cạnh đó cũng là hàng loạt cácthách thức mà doanh nghiệp phải đối đầu khi có sự gia nhập của các nền kinh tế lớnmạnh khắp năm châu Đặc biệt là đối với ngành xây dựng và vận tải, các doanh nghiệp

có thêm nhiều cơ hội vì được các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư những dự án lớnnhưng bên cạnh đó còn là những yêu cầu khắt khe về trình độ, chất lượng lao động, và

sự cạnh tranh của hàng loạt các đối thủ trong cùng thị trường

Môi trường kinh doanh đang không ngừng biến đổi, khó có thể dự đoán trướcđược những khó khăn, rủi ro ở phía trước Thực tế tại hoạt động của doanh nghiệp,doanh nghiệp thường xuyên đối mặt với những thách thức ở nhiều mức độ khác nhau

và những thách thức đó đều có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động sản xuất kinhdoanh cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Do vậy, nhà quản trị cần phảinhận dạng, dự đoán, xác định chính xác các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải, đolường mức độ thiệt hại nó có thể gây ra cho doanh nghiệp để từ đó có những biện phápphòng tránh, khắc phục khi có rủi ro xảy ra để giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt độngmột cách tốt nhất, đạt được mục tiêu của doanh nghiệp là một việc vô cùng cần thiếtcủa bất kì một doanh nghiệp nào

Công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn là một doanh nghiệp đa ngành,hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng và vận tải Doanh nghiệp chuyên xây dựngcác công trình, sản xuất sản phẩm từ phế liệu xây dựng, vận tải hàng hóa và cungcấp một số dịch vụ đi kèm, Nhờ vào hoạt động phân phối, công ty có vai trò tronghoạt động lưu thông hàng hóa - hoạt động thương mại, là cầu nối giữa sản xuất vàtiêu dùng Công ty tham gia vào cả khâu vận chuyển, bán hàng tới người tiêu dùng

Vì công ty sử dụng rất nhiều loại nguyên vật liệu nên việc thực hiện quá trình quảntrị mua nguyên vật liệu là rất quan trọng nhưng hiện tại công tác này chưa đượcquan tâm tới, điều này làm cho hoạt động mua nguyên vật liệu của công ty chưahợp lý

Trang 7

Nhằm hạn chế tối thiểu sự lãng phí hay thiếu sót nguyên vật liệu để đảm bảo chohoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần có những biện pháp, sự đo lường hiệuquả nhất để tránh những rủi ro khi nhập nguyên vật liệu có thể xảy ra.

Nhận thấy đây là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các doanhnghiệp nói chung và công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn nói riêng Dưới sự

hướng dẫn của thầy Trần Văn Trang em đã thực hiện khóa luận với chuyên đề “Hoàn thiện công tác quản trị mua nguyên vật liệu của công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn”.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

- Đề tài: “Hoàn thiện quá trình mua nguyên vật liệu thông tại công ty Cổ phần

Thông Quảng Ninh” – Tác giả Đỗ Thị Hồng Nhung – Khoa Đào tạo quốc tế – TrườngĐại học Thương Mại

- Đề tài: “Hoàn thiện quản trị mua hàng tại công ty Cổ phần Thăng Long – Tác

giả Nguyễn Hải Bằng – Khoa Kinh doanh thương mại – Trường Đại học Thương Mại

- Đề tài: “ Quản trị mua nguyên vật liệu của công ty Cổ phần mía đường Lam

Sơn” – Tác giả Lê Thị Đài Trang – Trường Đại học Thương Mại

- Đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị mua hàng tại công

ty Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hà Nội” – Tác giả Đỗ Thị Yến – Khoa Quản trịdoanh nghiệp - Trường Đại học Thương Mại

Mục tiêu nghiên cứu chung của các đề tài trên là hệ thống, tổng hợp, phân tích

và đánh giá quá trình mua hàng của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, vận dụng nhữngkiến thức đã học để đưa ra kiến nghị, giải pháp hòa thiện quá trình mua hàng tại doanhnghiệp Làm rõ các thực trạng quản lý công tác mua hàng tại đơn vị thực tập Từ đóđưa ra các biện pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản trị mua hàng trong doanh nghiệp

Việc nghiên cứu về đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị mua nguyên vật liệu tại Công

ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn” nhằm đạt được mục đích:

- Thứ nhất, giúp công ty tìm kiếm, lựa chọn được các nhà cung ứng phù hợp,

giữ được mối quan hệ hợp tác lâu dài với những đối tác tin cậy, đồng thời mở rộngmối quan hệ với những bạn hàng mới để có thể thâm nhập vào những thị trường mớinhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản trị mua hàng của công ty

- Thứ hai, là đạt được hiệu quả cao hơn trong các quá trình đàm phán, thương

lượng với các đối tác để mang lại lợi ích cao nhất cho công ty

Trang 8

- Thứ ba, là lựa chọn được nguồn nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, quá trình

giao nhận hàng khoa học giúp cho hoạt động của công ty suôn sẻ, không bị gián đoạn

- Thứ tư, là hoàn thiện toàn bộ quá trình quản trị mua nguyên vật liệu tại công ty.

Qua quá trình tìm hiểu, hiện tại chưa có tác giả nào tiến hành nghiên cứu về vấn

đề quản trị mua nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn Vì

vậy mà đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị mua nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn” không hề trùng lặp với bất kì công trình nghiên cứu nào

từ trước đến nay

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Tìm ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị mua nguyên

vật liệu tại công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn trong thời gian sắp tới

Mục tiêu cụ thể:

- Thứ nhất: Hệ thống những lý luận cơ bản về công tác quản trị mua nguyên vậtliệu trong doanh nghiệp

- Thứ hai: Phân tích, đánh giá công tác quản trị mua nguyên vật liệu của công ty

Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn

- Thứ ba: Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp hoàn thiên công tác quản trị muanguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản trị mua nguyên vật liệu tại công

ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn

Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi về không gian: Hoạt động của công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển

Kì Sơn chủ yếu là tại tỉnh Hòa Bình, công ty có vận chuyển các nguyên vật liệu xâydựng cho các công trình thủy điện tại Sơn La, Lai Châu, do đó, phạm vi nghiên cứu

về không gian giới hạn là tại thị trường miền Bắc

- Phạm vi về thời gian: Thực trạng hoạt động quản trị mua nguyên vật liệu từnăm 2015 đến năm 2017, đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trịmua nguyên vật liệu giai đoạn 2018 – 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là qua quan sát, điều tra, phỏng vấn cácnhân viên trong công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn

Trang 9

- Mục đích: Thu thập các thông tin cần thiết về vấn đề cần hiểu rõ để nắm bắtđược các thông tin một cách chi tiết về vấn đề cần nghiên cứu.

- Bước 1: Thu thập báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm gầnnhất

- Bước 2: Thu thập các tài liệu, khóa luận liên quan của các sinh viên khóatrước để tham khảo

- Bước 3: Tổng hợp, đánh giá và lựa chọn những tài liệu phù hợp phục vụ choquá trình viết đề tài

 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu: thông tin, dữ liệu được xử lý bằngphương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh Thu thập các báo cáo của công

ty rồi tiến hành phân tích dưới góc độ xem xét, nhận dạng để đánh giá các rủi ro trongquá trình mua nguyên vật liệu mà doanh nghiệp có thể gặp phải So sánh số liệu trong

3 năm gần nhất (2015 – 2017) để có cái nhìn và đánh giá chính xác về quá trình muanguyên vật liệu tại doanh nghiệp

6 Kết cấu đề tài khóa luận

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về quản trị mua nguyên vật liệu tại doanhnghiệp

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị mua nguyên vật liệu tại công

ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn

Chương 3: Đề xuất và kiến nghị để giải quyết, hoàn thiện quá trình quản trị muanguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn

Trang 10

CHƯƠNG 1: MT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ MUA NGUYÊN

VẬT LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP

1.1 Một số khái niệm có liên quan

1.1.1 Khái niệm mua hàng

Mua hàng là hành vi mà người tiêu dùng (người mua) nhận về một lượng hànghóa nhất định có thể thỏa mãn nhu cầu hay phần nào nhu cầu nào đó và họ phải trả mộtlượng tiền nhất định cho người bán

Mua hàng là hoạt động nghiệp vụ cơ bản của doanh nghiệp thương mại nhằm tạo

ra nguồn hàng hóa để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng quy cáchchủng loại đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Xuất phát từ nhu cầu hàng hóa trên thị trường mà doanh nghiệp nghiên cứu cácnguồn hàng, khả năng cung ứng từ các nhà cung cấp, đàm phán về giá cả, số lượng,chất lượng, thời gian, giao hàng, thanh toán, để đi đến kí kết hợp đồng mua bán

1.1.2 Khái niệm nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã được thay đổi do lao động có ích tácđộng vào nó Nguyên vật liệu là đối tượng lao động nhưng không phải bất cứ một đốitượng lao động nào cũng là nguyên vật liệu mà chỉ trong điều kiện đối tượng lao động

mà do lao động làm ra thì mới hình thành nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hoá, vật liệu chỉtham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu đượcchuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Hay cũng có thể phátbiểu nguyên vật liệu là tài sản lưu động được mua sắm, dự trữ để phục vụ cho quátrình sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn lưu động

Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh giátrị nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên giá trị của sảnphẩm dịch vụ tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp sảnxuất thì giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong giá trị sản phẩm

1.1.3 Khái niệm quản trị mua nguyên vật liệu

Theo cách tiếp cận quá trình: Quản trị mua nguyên vật liệu là quá trình hoạchđịnh, tổ chức, lãnh đạo điều hành và kiểm soát hoạt động mua hàng của doanh nghiệpthương mại nhằm thực hiện mục tiêu bán hàng

Trang 11

Theo cách tiếp cận tác nghiệp: Quản trị mua nguyên vật liệu là quản trị bằng cácbước công việc như xác định nhu cầu, tìm và lựa chọn nhà cung cấp, theo dõi và kiểmtra việc giao nhận, đánh giá kết quả mua hàng nhằm đạt được các mục tiêu đã xácđịnh.

Các bước tiến hành quản trị mua nguyên vật liệu theo cách tiếp cận tác nghiệp:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quá trình quản trị mua nguyên vật liệu

Quá trình mua nguyên vật là quá trình phân tích để đi đến quyết định mua hàng

gì, của ai, với số lượng và giá cả như thế nào Đây là một quá trình phức tạp được lặp

đi, lặp lại thành một chu kì, nó liên quan đến việc sử dụng các kết quả phân tích cácyếu tố trong quản lí, cung ứng

Quản trị mua nguyên vật liệu là hoạt động quản trọng đảm bảo các nguyên liệuđầu vào của doanh nghiệp được mua một cách có kế hoạch, có sự định lượng rõ ràng

và thương lượng rõ ràng với nhà cung cấp Đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp

Lập kế hoạch mua nguyên vật liệu

Tìm và lựa chọn nhà cung cấp

Thương lượng và đặt hàng

Theo dõi và kiểm tra giao nhận hàng

Kiểm soát mua nguyên vật liệu

Trang 12

được diễn ra một cách thuận lợi, phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp và tiết kiệmcác chi phí một cách hiệu quả nhất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

1.2 Nội dung nghiên cứu về quản trị mua nguyên vật liệu

1.2.1 Lập kế hoạch mua nguyên vật liệu

Mua nguyên vật liệu là hoạt động xuất phát từ nhu cầu do vậy trước khi mua nhàquản trị cần phải xác định được nhu cầu nguyên vật liệu trong từng thời kì Thực chấtcủa giai đoạn này là trả lời cho câu hỏi mua cái gì?, mua bao nhiêu?, chất lượng nhưthế nào?

Để xác định xem cần mua cái gì thì doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, tìm hiểuxem nhu cầu của khách hàng ra sao để đáp ứng những nhu cầu đó Nghiên cứu thịtrường giúp cho doanh nghiệp xác định được nhu cầu, từ đó xác định được tổng cunghàng hóa, đây là kế hoạch tạo nguồn và mua nguyên vật liệu Đồng thời xác định cụthể lượng cung của từng khu vực, từng chủng loại để lựa chọn nhà cung ứng, phươngthức mua hàng phù hợp, đảm bảo số lượng, chất lượng, thời gian mua phù hợp với kếhoạch bán ra của doanh nghiệp, tạo lợi nhuận tối đa

Mua với số lượng bao nhiêu? Để xác định được số lượng nguyên vật liệu cầnmua vào là bao nhiêu trên thực tế người ta thường dựa vào công thức cân đối lưuchuyển:

M + Dđk = B + Dck + Dhh

Trong đó:

M là lượng nguyên vật liệu cần mua vào trong toàn bộ kì kinh doanh

B là lượng hàng bán ra (theo kế hoạch) của doanh nghiệp trong kì

Dđk là lượng nguyên vật liệu tồn kho của doanh nghiệp đầu kì kinh doanh

Dck là lượng nguyên vật liệu dự trữ cuối kì (kế hoạch) để chuẩn bị cho kì kinhdoanh tiếp theo

Trang 13

Chất lượng mua vào như thế nào? Xác định dựa theo nhu cầu bán ra của doanhnghiệp Mua vào phụ thuộc vào mức bán ra của doanh nghiệp cả về số lượng, chấtlượng, cơ cấu.

Yêu cầu về chất lượng:

- Doanh nghiệp phải đưa ra mục tiêu chất lượng đối với nguyên vật liệu mua vào

- Cần chú ý theo đuổi mục tiêu chất lượng tối ưu chứ không phải mục tiêu chấtlượng tối đa Chất lượng tối ưu là mà tại đó hàng hoá đáp ứng một cách tốt nhất mộtchu cầu nào đó của người mua và như vậy người bán hay người sản xuất có thể thuđược nhiều lợi nhuận nhất Còn chất lượng tối đa là mức chất lượng đạt được cao nhấtcủa doanh nghiệp khi sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm, mức chất lượngnày có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức chất lượng tối ưu nhưng trình độ sử dụng cácyếu tố đầu vào của doanh nghiệp chưa tối ưu

- Ngoài ra doanh nghiệp cần chú ý đến yêu cầu về cơ cấu, chủng loại, mẫu mã,thời gian để đảm bảo được mục tiêu chi phí và mục tiêu an toàn

Việc xác định nhu cầu mua hàng để lập kế hoạch mua chi tiết sẽ giúp doanhnghiệp có được lượng hàng tối ưu mà doanh nghiệp sẽ mua từ đó mới có thể tìm và lựachọn nhà cung cấp cho phù hợp

1.2.2 Tổ chức mua nguyên vật liệu

a Tìm và lựa chọn nhà cung cấp

Thực chất là để trả lời câu hỏi mua của ai Để thực hiện được mục tiêu trên doanhnghiệp phải đi tìm và lựa chọn nhà cung cấp Câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp sẽ tìm ởđâu và như thế nào?

Tìm nhà cung cấp: Có rất nhiều cách mà doanh nghiệp thương mại có thể tìmkiếm những nhà cung cấp tiềm năng Doanh nghiệp có thể tìm thông qua các hìnhthức:

- Thông qua chương trình quảng cáo, giới thiệu của nhà cung cấp

- Thông qua hội chợ, triển lãm

- Thông qua đơn thư chào hàng

- Thông qua hội nghị khách hàng

Lựa chọn nhà cung cấp: Khi lựa chọn các nhà cung cấp cần vận dụng một cáchsáng tạo nguyên tắc “ không nên chỉ có một nhà cung cấp ” Muốn vậy phải nghiêncứu toàn diện và kĩ các nhà cung cấp trước khi đưa ra quyết định chọn lựa, phải đánh

Trang 14

giá được khả năng hiện tại và tiềm ẩn của họ trong việc cung ứng hàng hoá cho doanhnghiệp Việc lựa chọn nhà cung cấp với giá rẻ nhất cũng như với chi phí vận tải nhỏnhất ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành sản phẩm, làm tăng lợi nhuận Vì vậy việc lựachọn nhà cung cấp có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà quản trị.

Có nhiều quan điểm khác nhau về lựa chọn nhà cung cấp Quan điểm truyềnthống cho rằng phải thường xuyên chọn nhà cung cấp vì có như thế mới có thể lựachọn được nhà cung cấp với giá cả đem lại với chi phí thấp nhất Họ thường thay đổinhà cung cấp bằng các biện pháp: thường xuyên tính toán lựa chọn người cấp hàng, tổchức đấu thầu cho mỗi lần cấp hàng,

Có quan điểm hoàn toàn ngược lại: thông qua marketing lựa chọn người cấphàng thường xuyên cấp hàng với độ tin cậy cao, chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý

Có hai loại nhà cung cấp chủ yếu: người cung cấp đã sẵn có trên thị trường vàngười cung cấp mới xuất hiện

Những người cung cấp mới xuất hiện thường tự tìm đến giới thiệu xin được cungcấp hàng hoá mà doanh nghiệp đang có nhu cầu Con đường tìm đến của nhà cung cấp

có thể trực tiếp hoặc gián tiếp Doanh nghiệp cũng có thể tự tìm đến nhà cung cấpthông qua hội chợ triển lãm, qua giới thiệu, qua tạp chí, qua niêm qiám, qua gọi thầu Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung ứng so sánh và cân nhắc nhữngngười cấp hàng, doanh nghiệp có thể chọn người cấp hàng cho mình Các nguyên tắclựa chọn được đặt ra cân nhắc là:

- Nếu lựa chọn quá ít nhà cung cấp mà doanh nghiệp mua hàng với số lượngmua nhiều doanh nghiệp có lợi thế mua hàng với giá ưu đãi, về lâu dài có thể trở thànhkhách hàng truyền thống nhưng lại có hạn chế là rủi ro cao khi nhà cung cấp gặp rắcrối không có đủ hàng hoặc không có hàng cung cấp cho doanh nghiệp trong trườnghợp đó doanh nghiệp sẽ không kịp chuẩn bị đủ hàng để bán, đôi khi bị ép giá

- Ngược lại nếu lựa chọn nhiều nhà cung cấp cho mình có ưu điểm là giảm được

độ rủi ro, tránh được sự ép giá nhưng lại có hạn chế là không được giảm giá do mua

ít, doanh nghiệp khó trở thành bạn hàng truyền thống, tính ổn định về giá cả và chấtlượng không cao các nhà quản trị cần có sự lựa chọn hợp lý Ngoài ra các nhà quảntrị cần chú ý đến vấn đề sau:

+ Đối với những mặt hàng mà doanh nghiệp đang sẵn có nhà cung ứng (tức lànhững mặt hàng doanh nghiệp đang kinh doanh) thì việc có cần phải tìm kiếm các nhà

Trang 15

cung cấp mới hay không cần phải dựa trên nguyên tắc “ nếu các nhà cung cấp còn làmcho chúng ta hài lòng thì còn tiếp tục mua hàng của họ ”

+ Đối với những hàng hoá mới được đưa vào danh mục mặt hàng kinh doanh củadoanh nghiệp hoặc trong trường hợp phải tìm kiếm nhà cung cấp mới thì cần phải tiếnhành nghiên cứu kĩ các nhà cung cấp

 Các tiêu thức để lựa chọn nhà cung cấp:

+ Vị thế và uy tín của nhà cung cấp trên thương trường (so với các nhà cung cấpkhác)

+ Vị trí của nhà cung cấp trong các giai đoạn phát triển

+ Khả năng tài chính của các nhà cung cấp: họ đang ở giai đoạn ổn định và pháttriển với tình hình tài chính lành mạnh hay đang trong thời kì thua lỗ và có khó khăn

về tài chính

+ Uy tín của nhà cung cấp: uy tín về chất lượng sản phẩm, uy tín trong việc giaonhận hàng hoá (đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng sản phẩm)

+ Các dịch vụ sau bán hàng của nhà cung cấp

+ Vị trí địa lí của nhà cung cấp: điều này ảnh hưởng đến khẳ năng giao hàng.+ Khả năng thích ứng của nhà cung cấp với thị trường nói chung và những đòihỏi của doanh nghiệp nói riêng đặc biệt khi xem xét các nhà cung cấp phải xem xétđến khả năng thay đổi, tốc độ phản ứng trước yêu cầu thay đổi

Sau đó doanh nghiệp tiến hành cho điểm từng tiêu thức có gắn với hệ số quantrọng, từ đó xác định được tổng số điểm của mỗi nhà cung cấp Dựa vào tổng số điểm

để lựa chọn nhà cung cấp cho doanh nghiệp

Trang 16

ràng buộc chặt và ràng buộc lỏng Những ràng này liên quan đến số lượng hàng hoá,chủng loại hàng hoá, chất lượng hàng hoá, giá cả, các điều kiện liên quan đến việc muahàng, các biện pháp xử lí nếu như vi phạm hợp đồng và để có thể đi được đến thoảthuận chung thì hai bên cần phải phân chia các ràng buộc chặt và ràng buộc lỏng.Trong quá trình thương lượng và đặt hàng thì thương luợng giữ một vị trí quantrọng ảnh hưởng tới quyết định mua hàng Các vấn đề cần thương lượng bao gồm:

- Các tiêu chuẩn kĩ thuật của hàng hoá cần mua về mẫu mã, chất lượng, phươngtiện và phương pháp kiểm tra

- Giá cả và sự giao động về gía cả khi giá cả trên thị trường lúc giao hàng cóbiến động

- Phương thức thanh toán ngay, chuyển khoản, tín dụng chứng từ… và xác địnhthời hạn thanh toán

- Thời gian và địa điểm giao hàng : địa điểm giao hàng liên quan đến chi phívận chuyển, điều kiện giao thông vận tải nên ghi cụ thể khi nào thì giao hàng, ghi rõgiao hàng một lần hay nhiều lần, ai giao cho ai,…

Khi đã tham gia đàm phán thương lượng với các đối tác, doanh nghiệp phải lựachọn những nhân viên có trình độ chuyên môn cao, khả năng giao tiếp tốt Có như vậy,doanh nghiệp mới đạt được các mục đích của mình trong đàm phán

Sau khi đã thoả thuận các điều kiện trong bước thương lượng nếu chấp nhận,doanh nghiệp cần tiến hành kí kết hợp đồng hay đơn hàng bằng văn bản Đây là cơ sở

để các bên cùng thực hiện theo và khi xảy ra tranh chấp thì nó là bằng chứng để đưa ratrọng tài kinh tế Hợp đồng đơn hàng phải được lập thành nhiều bản (ít nhất là haibản) Doanh nghiệp tiến hành đặt hàng với các nha cung cấp bằng một trong nhữnghình thức sau:

- Kí kết hợp đồng mua - bán đây là hình thưc mang tình pháp lí cao nhất Nộidung của hợp đồng mua - bán bao gồm:

+ Tên, địa chỉ của các bên mua bán hoặc người đại diện cho các bên

+ Tên, số lượng, quy cách, phẩm chất của hàng hoá

+ Đơn giá và phương định giá

 Phương pháp và điều kiện giao nhận

+ Điều kiện vận chuyển

Trang 17

+ Phương thức và điều kiện thanh toán (thời hạn thanh toán, hình thức và phươngthức thanh toán, các điều kiện ưu đãi trong thanh toán nếu có)

+ Đơn đặt hàng ( đứng tên người mua) đây là hình thức mang tính pháp lí thấphơn hình thức trên

+ Hoá đơn bán hàng ( đứng tên người bán) đây là hình thức mang tính pháp líthấp nhất

Sau khi doanh nghiệp đồng ý đặt hàng nếu phá vỡ hợp đồng doanh nghiệp sẽphải chịu trách nhiệm trước pháp luật

c Theo dõi và kiểm tra giao nhận hàng

Việc giao nhận hàng được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tuy nhiên cần đôn đốc,thúc giục các nhà cung cấp nhanh chóng chuyển hàng để tránh tình trạng hàng đếnchậm làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm gián đoạn quátrình lưu thông Cần giám sát, theo dõi toàn bộ quá trình giao hàng xem bên cung cấp

có thực hiện đúng các điều kiện ghi trong hợp đồng không Cụ thể:

- Hàng hoá nhập kho phải nghiệm thu cẩn thận: làm tốt khâu này hay không sẽảnh hởng đến kinh doanh sau này của doanh nghiệp, ngăn ngừa thất thoát tài sản, ngănchặn các hàng hoá kém chất lượng vào tay người tiêu dùng nhằm nâng cao uy tín củacông ty

- Kiểm tra số lượng: căn cứ vào hợp đồng thu mua, đối chiếu chứng từ, kiểm trakiện hàng, kiểm kê số lượng Nếu không có gì sai sót kí vào biên bản nhận hàng

- Kiểm tra chất lượng: căn cứ vào hợp đồng mua hàng và đơn hàng kiểm tra tênhàng hoá, mẫu mã, chất lượng Nếu phát hiện hàng hoá và đơn hàng không phù hợpnhư hàng bị hỏng, bao bì bị thủng, từ chối nhận hàng đồng thời lập biên bản và báongay cho người cung cấp

Sau khi làm thủ tục nhập hàng hoá xong người quản lí kho hàng kí vào biên bảnnhập hàng, kho giữ một bản, kế toán giữ một bản, gửi một bản cho người cung cấp,đến đây quá trình thu mua kết thúc

1.2.3 Kiểm soát mua nguyên vật liệu

Sau mỗi lần kết thúc hợp đồng mua hàng, doanh nghiệp cần tổ chức đánh giá kếtquả và hiệu quả mua hàng Cơ sở của việc đánh giá là những mục tiêu mua hàng đượcxác định ngay từ đầu cũng như mức độ phù hợp của hoạt động mua hàng với mục tiêubán hàng và mục tiêu tài chính của doanh nghiệp Có thể xảy ra hai trường hợp:

Trang 18

- Trường hợp 1: Nếu thoả mãn nhu cầu nghĩa là người cung cấp đáp ứng đượccác cho nhu cầu sản xuất kinh doanh để cho đầu vào được ổn định Như vậy quyếtđịnh mua hàng của doanh nghiệp là có kết quả và có hiệu quả.

- Trường hợp 2: Nếu không thoả mãn thì quyết định mua hàng của doanhnghiệp là sai lầm, doanh nghiệp phải tiếp tục tìm kiếm lại nhà cung cấp mới, tìm ra vàkhắc phục những sai sót để tránh phạm phải sai lầm đó

Việc đánh giá kết quả mua hàng phải làm rõ những thành công cũng như nhữngmặt tồn tại của hoạt động mua hàng, đo lường sự đóng góp của các thành viên, từng bộphận có liên quan, đồng thời làm rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân và mỗi bộ phận

Để thực hiện tốt và hiệu quả quá trình mua hàng thì các doanh nghiệp cần cónhững chỉ tiêu cụ thể để đánh giá và kiểm soát các hoạt động mua hàng, cụ thể một sốchỉ tiêu như sau:

 Chỉ tiêu khai thác nguồn hàng

Đây là chỉ tiêu cụ thể nói lên mức độ khai thác nguồn hàng ở quy mô của doanhnghiệp lớn hay nhỏ, rộng hay hẹp Chỉ tiê khai thác nguồn hàng được tính theo côngthức sau:

K = n/N

Trong đó:

K là chỉ tiêu hệ số khai thác nguồn hàng

n là tổng số nguồn hàng mà doanh nghiệp có quan hệ kinh tế

N là tổng số các cơ sở nguồn hàng

Chỉ tiêu này sử dụng để tính:

- Số lượng cơ sở nguồn hàng mà doanh nghiệp có thể khai thác

- Mặt hàng của cơ sở nguồn hàng: một cơ sở nguồn hàng có thể sản xuất ranhiều mặt hàng, chỉ tiêu này cho phép tính được doanh nghiệp đã khai thác được baonhiêu mặt hàng của cơ sở nguồn hàng đó sản xuất ra

- Chất lượng mặt hàng khai thác: Mỗi mặt hàng có thể đạt được các tiêu chuẩnchất lượng khác nhau, có mặt hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, quốc gia, có mặthàng đạt tiêu chuẩn tỉnh, ngành, chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp khai thác đượcmặt hàng đạt loại tiêu chuẩn chất lượng nào, hay tất cả các loại tiêu chuẩn:

K = Ht Ch/H

Trang 19

Trong đó:

K là chất lượng mặt hàng khai thác

Ht Ch là hàng đạt tiêu chuẩn khai thác

H là tổng số mặt hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia, của tỉnh, ngành mà cơ sởmặt hàng đạt được

 Chỉ tiêu về hệ số đầu tư vào các mặt hàng của doanh nghiệp đối với các cơ sởnguồn hàng

Khi xác định được cơ sở nguồn hàng, doanh nghiệp phải có kế hoạch giúp đỡ, tácđộng tích cực đến các cơ sở nguồn hàng thúc đẩy sản xuất phát triển cần phải tác động,giúp đỡ các cơ sở sản xuất, mở rộng mặt bằng sản xuất, quy hoạch hóa, kế hoạch hóa,

hỗ trợ kĩ thuật, công cụ sản xuất, tác động tới các cơ sở sản xuất bổ sung, đầu tư pháttriển lao động Nâng cao hệ số tích lũy cho các cơ sở sản xuất để có thể tái sản xuất

- nc là số nhu cầu đã được đáp ứng

- Nc là tổng các nhu cầu của đơn vị sản xuất

 Tiêu chuẩn cân đối nguyên liệu được cung cấp với sản phẩm hàng hóa thu muaKhi triển khai kí kết hợp đồng doanh nghiệp cần phải tiến hành cân đối dựa trên

số liệu sản phẩm thu mua và định mức nguyên liệu tiêu hao cho phép, thường xuyênkiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng

Chỉ tiêu này đc đánh giá với công thức sau:

F = Fhl + Fho + Fo + Fl

Trong đó:

F là số nguyên liệu, vật tư tính ra sản phẩm theo định mức

Fhl là nguyên liệu, vật tư sản xuất ra sản phẩm chính

Fho là nguyên liệu, vật tư sản xuất ra sản phẩm phụ

Fo là nguyên liệu, vật tư phế liệu không thu hồi được

Fl là nguyên liệu, vật tư để thu hồi và sẽ thu hồi

Trang 20

 Chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện hợp đồng kinh tế trong thu mua hàng hóa.

- Doanh nghiệp cung ứng vốn và kĩ thuật cho các cơ sở nguồn hàng

- Doanh nghiệp huy động thu mua nguyên liệu ở các cơ sở nguồn hàng về sốlượng hàng và thời gian bảo đảm theo hợp đồng

- Chỉ tiêu năng suất lao động trực tiếp thu mua được tính theo công thức như sau:

N = M / n

Trong đó:

N là năng suất thu mua

M là tổng giá trị hàng mua của cơ sở nguồn hàng

n là tổng số người trực tiếp tham gia thu mua

 Chỉ tiêu tốc độ thu mua

Công thức tính chỉ tiêu tốc độ thu mua:

- Tính theo số vòng (lần) : V = B/D

- Tính theo số ngày: t = D/b

Trong đó:

B là tổng mức bán ra

B là mức bán ra bình quân 1 ngày theo giá vốn

D là mức dự trữ vốn thu mua bình quân theo kế hoạch

 Chỉ tiêu về chi phí và tỉ suất phí thu mua

Chỉ tiêu này được tính theo tổng giá trị thu mua cho một đơn vị khối lượng hànghóa

Tỷ suất thu mua cho biết mức độ hoàn thành kế hoạch thu mua của doanh nghiệp

về tổng giá trị:

F = (Fm/ M) 100

Trong đó:

Fm là tổng chi phí của quá trình mua

M là tổng giá trị hàng hóa mua

 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của công tác tổ chức nguồn hàng về mặt xã hộiChỉ tiêu này được thể hiện trên các mặt sau:

- Tỉ lệ % thu nhập quốc dân trong khu vực có ảnh hưởng của tổ chức, các cơ sởnguồn hàng

- Tỉ lệ % số người được giải quyết việc làm trong khu vực

Trang 21

- Mức độ tăng trưởng của ngành trong lưu thông do mức độ huy động hàng hóacủa nền sản xuất xã hội.

- Mức độ thúc đẩy sản xuất phát triển cả về quy mô cơ cấu và tốc độ khốilượng, chất lượng mặt hàng

Trên đây là tất cả quá trình mua hàng của doanh nghiệp, hoạt động quản trị luôngắn liền với từng bước của quá trình này từ khâu khởi điểm đến khâu kết thúc Bất kểmột sai sót nào của nhà quản trị cũng đều ảnh hưởng đến kết quả mua hàng, từ đó ảnhhưởng đến kết quả bán ra của doanh nghiệp

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị mua nguyên vật liệu tại doanh nghiệp 1.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

a Điều kiện tự nhiên:

Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thời thiết có tính thay đổi

rõ rệt, những hiện tượng như thiên tai, bão lũ xảy ra thường xuyên với muôn vàn nguyhiểm, rủi ro rình rập Những điều này có thể gây ra những tổn thất lớn cho doanhnghiệp như hỏng hóc nguyên vật liệu, hỏa hoạn nơi dự trữ hàng hóa,

b Văn hóa - xã hội:

Xã hội ổn định và nhu cầu người dân ngày càng nâng cao nên việc nhu cầu tiêudùng và tình hình sản xuất không có biến động nhiều Đời sống nhân dân ngày càngđược cải thiện

c Chính trị - pháp luật:

Việt Nam là một nước thuận lợi về chính trị, có môi trường chính trị khá ổn định

Ổn định về chính sách, nhất quán về đường lối, vì vậy luôn hấp dẫn các nhà đầu tưtrong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên môi trường chính trị - phápluật đòi hỏi các sản phẩm dịch vụ của công ty phải đảm bảo yêu cầu ngành nghề,phương thức kinh doanh, cần phù hợp với các điều lệ pháp luật của doanh nghiệp Nếukhông nắm tốt các yếu tố pháp luật đặc biệt trong việc mở rộng quy mô, phạm vi kinhdoanh thì công ty khó có thể có những giải pháp đúng đắn giúp việc kinh doanh đạthiểu quả hơn

d Điều kiện công nghệ kĩ thuật:

Kỷ nguyên công nghệ - cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra vớinhịp độ nhanh có những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới nói chung và kinh

tế Việt Nam nói riêng Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, và sự tiếp thu những tinh

Trang 22

hoa của khoa học đó đã giúp các doanh nghiệp ngày càng phát triển, nâng cao năngsuất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh Là một công ty thuộc về kỹ thuật, nên môitrường công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hoạt động cũng như hiệu quả củahoạt động kinh doanh.

e Môi trường kinh tế:

Các yếu tố về kinh tế có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới hoạt động kinh doanhcủa công ty, nền kinh tế ổn định, phát triển giúp cho công ty thuận lợi trong các hoạtđộng và ngược lại Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 6,81%, lạm phát đượckiểm soát ở mức dưới 5% Tỉ lệ nợ công/ GDP năm nay đã giảm xuống còn 62% sovới mức 63,6% của năm 2016 Cán cân thương mại cải thiện từ nhập siêu năm 2015(3,2 tỷ USD), năm 2016 xuất siêu 2,68 tỷ USD và khả năng năm 2017 đạt thặng dưcán cân thương mại, kinh tế tiếp tục trên đà tăng trưởng, đây là một tín hiệu đángmừng đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam và cho nền kinh tế Việt Nam Việc thamgia các hiệp định FTA, thành lập cộng đồng chung ASEAN, tham gia TPP, giúp cácdoanh nghiệp sẽ có cơ hội hợp tác mở rộng thị trường và cắt giảm bớt các loại chi phíthuế,… nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiềm ẩn về cạnh tranh hơn, nên đây là mộttrong những cơ hội nhưng cũng là thách thức rất lớn

f Nhà cung ứng:

Đây là yếu tố ảnh hưởng vô cùng lớn tới quá trình mua nguyên vật liệu củadoanh nghiệp Nhà cung ứng quyết định từ chất lượng, chi phí, đến kế hoạch, mạchlưu thông hàng hóa của doanh nghiệp vì vậy doanh nghiệp cần suy nghĩ, cân nhắc cẩnthận trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nhà cung ứng

g Khách hàng:

Khách hàng là yếu tố mọi doanh nghiệp hướng đến, đây chính là nguồn tiêu thụhàng hóa của doanh nghiệp, là những người quyết định sự thất bại hay thành công củadoanh nghiệp Bất cứ công ty nào khi đưa ra các sản phẩm đều phải nghiên cứu kĩ nhucầu của khách hàng để từ đó đáp ứng nhu cầu của họ, từ đó tạo ra doanh thu, phát triểndoanh nghiệp

1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

a Nhân tố con người trong doanh nghiệp

Nhân tố con người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp vì họ lànhững người tham gia trực tiếp vào việc ra quyết định, liên quan trực tiếp đến sự thành

Trang 23

công hay thất bại của doanh nghiệp Đây chính là nguồn lực quan trọng nhất Trình độ,học vấn, sự hiểu biết của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà quản trị cần có sự quan tâm và hiểubiết nhất định tới nhân lực để phát huy tối đa khả năng của họ để giao những nhiệm vụphù hợp, giúp công ty nhanh chóng phát triển.

b Nguồn lực của doanh nghiệp:

Tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ tới các nghiệp vụ quản trịmua nguyên vật liệu Các quyết định mua cần cân nhắc kĩ đến tình hình tài chính củacông ty sao cho phù hợp về chi phí, chất lượng hàng hóa Khi nguồn lực của công ty

đủ mạnh thì có thể ưu tiên yếu tố chất lượng hơn để nâng cao chất lượng hàng hóa củacông ty, còn nếu nguồn lực của công ty chưa đủ mạnh thì công ty nên ưu tiên yếu tốchi phí để công ty có thể đáp ứng được điều đó, tránh những rủi ro có thể xảy ra

c Quy mô của doanh nghiệp:

Quy mô tổ chức của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trong ảnh hưởng tớiquản trị mua nguyên vật liệu Nó quyết định sự hiểu quả của các nghiệp vụ quản trị màban lãnh đạo đưa ra Doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận để đưa ra các quyết định phùhợp với quy mô của công ty, tránh tình trạng mua quá ít (không đủ hàng cung cấp)hoặc mua quá nhiều (lãng phí, mất thêm nhiều chi phí lưu kho, bảo quản, ) đảm bảocho sự hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp

Trang 24

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ MUA NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN KÌ SƠN

2.1 Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp

2.1.1 Vài nét về Công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kỳ Sơn

- Địa chỉ: Số 37, Tổ 10, Phường Đồng Tiến, Thành phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình

- Số điện thoại: 02183.856.048 – 02183.853.052

- Email: dungdkkdhb@yahoo.com

- Giấy chứng nhận kinh doanh số: 2503000233

- Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế: 5400265232

Công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kỳ Sơn là công ty đa ngành được thànhlập ngày 03/03/2008, Công ty luôn xác định nỗ lực hết mình phục vụ lợi ích kháchhàng, phát huy tối đa sức mạnh sáng tạo và các giá trị tập thể, trọng dụng nhân tài vàluôn tự đặt trách nhiệm cao trước tất cả mọi hoạt động kinh doanh phục vụ khách hàng

và đối tác Điều đó được thể hiện rất rõ qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tính hữudụng, khả năng cạnh tranh và phong cách phục vụ lấy khách hàng làm trọng của toànthể đội ngũ nhân viên công ty

 Chức năng của doanh nghiệp:

Công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kỳ Sơn là công ty chuyên vận tải hànghóa, sản xuất các loại sản phẩm đa dạng và xây dựng các công trình dân dụng phục vụcho khách hàng trong nước Nhờ vào hoạt động phân phối, công ty có vai trò tronghoạt động lưu thông hàng hóa - hoạt động thương mại, là cầu nối giữa sản xuất và tiêudùng Công ty tham gia vào cả khâu vận chuyển, bán hàng tới người tiêu dùng Thôngqua hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ, công ty đã tạo ra việc làm cho nhiềulao động, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo công việc ổn định giúpgóp phần phát triển kinh tế xã hội, giảm gánh nặng về tỷ lệ thất nghiệp cho quốc gia Đối với người lao động, công ty có chức năng duy trì và phát triển hoạt độngkinh doanh, đảm bảo công việc cho người lao động trong công ty và nâng cao mứclương cho nhân viên trong công ty

Trang 25

Đối với toàn xã hội, Công ty luôn cố gắng cống hiến cho người tiêu dùng nhữngsản phẩm đạt tiêu chuẩn, các dịch vụ tốt nhất với giá cả hợp lý Bên cạnh đó, nâng caochất lượng sản phẩm cũng chính là nâng cao chất lượng sống cho xã hội, góp phầnphát triển đất nước văn minh hơn, tiến bộ và hiện đại hơn.

 Nhiệm vụ của doanh nghiệp:

- Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty vớiphương châm năm sau cao hơn năm trước, đưa công ty ngày càng phát triển lớn mạnh.Làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước về việc nộp đầy đủ các khoản tiền cho ngân sách Nhànước dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thực hiện tốt chính sách cán bộ, tiền lương, làm tốt công tác quản lý lao động,đảm bảo công bằng trong thu nhập, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao nghiệp vụ,tay nghề cho cán bộ công nhân viên của Công ty

- Thực hiện tốt những cam kết trong hợp đồng kinh tế với các đơn vị hợp tác vàliên quan

- Quan hệ tốt với khách hàng, tạo uy tín với khách hàng

- Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ và đường thủy nội địa

- Sản xuất mĩ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh

- Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại; sửa chữa máy móc, thiết bị

- Xây dựng các công trình dân dụng, nhà ở

- Bảo dưỡng các loại phương tiện có động cơ

- Vận tải hành khách bằng đường bộ và đường thủy nội địa

- Đóng tàu và cấu kiện nổi

- Bán buôn ô tô và các loại xe có động cơ khác

- Bốc xếp, kho bãi và lưu giữ hàng hóa

- Du lịch và các dịch vụ ăn uống đi kèm

Ngày đăng: 04/02/2020, 19:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w