Hoạt động quản lý, nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ, khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, lĩnh vực công nghệ thông tin,... là những nội dung chính trong bài viết Vai trò của Đồng Nai trong việc thực hiện chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia. Mời các bạn cùng tham khảo.
VAI TRỊ CỦA ĐỒNG NAI TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ QUỐC GIA TS. Huỳnh Văn Tới UVBTVTU, Trưởng Ban Tun giáo Tỉnh ủy Tỉnh Đồng Nai thuộc khu vực trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cửa ngõ phía Đơng của thành phố Hồ Chí Minh, khá thuận lợi về khí hậu, đất đai, giao thơng, lại đang xây dựng sân bay quốc tế Long Thành… Hiện nay, Đồng Nai là nơi thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngồi, có nhiều khu cơng nghiệp phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong 03 năm qua đạt ở mức cao (bình qn trên 11%), đời sống của người dân từng bước được cải thiện về mọi mặt, tình hình an ninh chính trị được ổn định. Đồng Nai với vị thế địa lý kinh tế quan trọng cùng với những yếu tố về lịch sử đã giúp Đồng Nai trở thành vùng kinh tế mở cửa năng động, đóng vai trò là cửa ngõ kinh tế và cầu nối Việt Nam với thế giới Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh đã chuyển hẳn từ chỗ dựa chủ yếu vào nơng nghiệp và một số ít ngành cơng nghiệp sang nền kinh tế phát triển đa ngành, đa lĩnh vực với cơ cấu chủ lực là ngành cơng nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Để có được sự chuyển biến mạnh mẽ ấy, có rất nhiều ngun nhân khác nhau tạo nên, trong đó, phải kể đến sự tác động mạnh mẽ, sâu rộng của cách mạng khoa học và cơng nghệ ● Hoạt động quản lý, nghiên cứu ứng dụng khoa học và cơng nghệ Có thể khẳng định, khoa học và cơng nghệ thực sự là động lực quan trọng để nâng cao sức mạnh tổng hợp của tỉnh Đồng Nai trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức, bảo vệ mơi trường sinh thái, ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu… Đến nay, hoạt động trên lĩnh vực này ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, với mạng lưới cán bộ khoa học và cơng nghệ được củng cố, kiện tồn, đáp ứng u cầu phục vụ sản xuất, tạo nên sự thay đổi căn bản về kinh tế xã hội của tỉnh Hiện tại, nguồn nhân lực khoa học và cơng nghệ có bước đột phá, với chương trình đào tạo sau đại học đã có 01 nghiên cứu sinh bảo vệ thành cơng luận án tiến sĩ, 138 học viên hồn thành luận văn thạc sĩ, 53 bác sĩ tốt nghiệp chun khoa I, 38 bác sĩ tốt nghiệp chun khoa II. Hiện có 39 nghiên cứu sinh đang theo theo học tiến sĩ, 683 học viên đang theo học thạc sĩ, 125 bác sĩ đang theo học chun khoa I và 14 bác sĩ đang theo học chun khoa II. Bên cạnh đó, việc đổi mới quản lý các đề tài, dự án khoa học và cơng nghệ một cách minh bạch, cơng khai đã góp phần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học và cơng nghệ. Giai đoạn 2003 – 2012 là giai đoạn hoạt động quản lý, nghiên cứu ứng dụng khoa học và cơng nghệ của tỉnh phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đã triển khai trên 10 dự án cấp bộ, 185 đề tài, dự án cấp tỉnh theo 6 chương trình mục tiêu tổng hợp, 76 đề tài cấp huyện, cấp ngành ngày càng đáp ứng có hiệu quả trong nhiệm vụ sản xuất và đời sống, phục vụ u cầu lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, cung cấp ngày càng nhiều luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đẩy nhanh, mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh ● Khoa học và cơng nghệ trong lĩnh vực nơng nghiệp, cơng nghiệp Với tiềm năng trí tuệ, tinh thần sáng tạo và đặc biệt là nguồn lực khoa học cơng nghệ đang được tăng cường, góp phần đưa trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động trong xã hội được nâng lên đáng kể. Việc xã hội hóa các hoạt động khoa học và cơng nghệ từng bước được thực hiện và nâng cao, qua đó, việc ứng dụng khoa học và cơng nghệ trong lĩnh vực nơng nghiệp đã có nhiều khởi sắc, với tốc độ, số lượng ngày càng gia tăng, tạo ra được nhiều mơ hình, giống cây trồng, vật ni, bảo vệ các lồi động vật, thực vật có giá trị kinh tế, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu sản xuất theo hướng kinh tế hàng hóa gắn với thị trường, tăng thu nhập cho người nơng dân và thực hiện phát triển nơng nghiệp, nơng thơn bền vững. Trong các năn qua, tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư xây dựng, phát triển các khu cơng nghệ cao trong sản xuất nơng nghiệp và hoạt động có hiệu quả như: Trung tâm Ứng dụng Cơng nghệ sinh học ứng dụng Cơng nghệ sinh học hiện đại vào nơng nghiệp, y tế và mơi trường (đặt tại huyện Cẩm Mỹ) với diện tích 200ha. Xây dựng quy hoạch Dự án liên hợp Cơng nơng nghiệp Dofico (Agropark) với diện tích 2.182 ha… Cùng với đó, lĩnh vực cơng nghiệp cũng có nhiều chuyển biến tích cực; nhiều đề tài, dự án đã được triển khai phục vụ cho cơng tác chọn lọc cơng nghệ, cải tiến cơng nghệ phù hợp với điều kiện tỉnh nhà. Nhất là, cơng nghệ chế biến đã tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao; các dự án cơng nghiệp phục vụ thiết thực cho phát triển ngành sản xuất cơng nghiệp, cũng như phục vụ sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh ● Lĩnh vực cơng nghệ thơng tin Bên cạnh đó, cơng nghệ thơng tin phát triển với việc đẩy mạnh áp dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý nhà nước, đưa cơng nghệ thơng tin về vùng sâu, vùng xa. Cũng như ở lĩnh vực an ninh quốc phòng được thực hiện theo chế độ mật, góp phần nâng cao cơng tác nghiệp vụ của ngành. Ngồi ra, cơng nghệ thơng tin đã trở thành một trong những động lực khơng thể thiếu đối với sự phát triển của giáo dục – đào tạo tỉnh Đồng Nai. Đặc biệt là trong cơng cuộc đổi mới căn bản, tồn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế Có thể nói, cơng nghệ thơng tin tác động mạnh mẽ và làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học, cơng tác quản lý giáo dục cũng như chất lượng giảng dạy, học tập thơng qua các phần mềm hỗ trợ như PowerPoint, Photoshop, Emindmap, Chemistry, Netop School… Chất lượng học tập của học sinh, sinh viên phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người thầy, vào trình độ chun mơn, kỹ năng sư phạm…, đặc biệt là việc soạn bài giảng trong sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin. Soạn bài giảng điện tử góp phần tạo ra hiệu quả rất cao trong giảng dạy. Từ năm 2003, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai đã triển khai rộng khắp trên địa bàn về việc thực hiện bài giảng điện tử theo chuẩn Elearning. Cho đến nay, phần lớn giáo viên trong tỉnh thành thạo việc soạn giáo án ứng dụng công nghệ thông tin. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ đã tổ chức Hội giảng ứng dụng cơng nghệ thơng tin cho khối THPT và THCS, tạo được một hiệu ứng tích cực trong hoạt động giảng dạy của tồn ngành Điển hình là Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, đơn vị được coi là rất thành cơng trong việc thực hiện mơ hình bài giảng điện tử và phòng học trực tuyến Elearning để các đơn vị giáo dục trong tỉnh học tập và nhân rộng mơ hình này Đối với cơng tác quản lý giáo dục, cơng nghệ thơng tin tham gia vào việc xử lý các dữ liệu; cơng tác hoạch định chính sách, tài chính, quản lý đào tạo và quản lý sinh viên…, Đồng Nai nhiều trường làm rất tốt, điển hình như Trường Đại học Đồng Nai, trong các năm qua đã sử dụng phần mềm do Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp để thống nhất quản lý cán bộ, giáo viên trong trường. Ngồi ra, trong cơng tác quản lý đào tạo và quản lý sinh viên, trường đã sử dụng phần mềm Edusoft chạy trên nền web để quản lý hồ sơ của sinh viên, các đề tài nghiên cứu khoa học, kết quả học tập của sinh viên… Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động giáo dục là u cầu cấp thiết và là xu thế của thời đại. Ngày nay, “giáo án điện tử”, “bài giảng điện tử” được phổ biến rộng hầu hết các trường học trong tỉnh. Qua đó, hoạt động dạy và học đã có nhiều chuyển biến tích cực; việc thực hiện bài giảng bằng “bài giảng điện tử” tạo sự hứng thú, hấp dẫn và phong phú, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập ở người học. Có thể nói, phương pháp dạy học bằng cơng nghệ thơng tin đã tạo ra được mơi trường đa phương tiện trong ngành Giáo dục – Đào tạo của tỉnh Sự phát triển của cơng nghệ thơng tin khơng chỉ cần thiết trong việc quản lý nhà nước, quốc phòng, an ninh, trong việc dạy và học… mà còn giúp người dân Đồng Nai khắc phục dần tình trạng lạc hậu trong nhận thức về các vấn đề kinh tế xã hội. Các phương tiện thơng tin đại chúng như Internet, các trang Web của Ban Tun giáo tỉnh ủy Đồng Nai, Báo Đồng Nai, Sở Khoa học và Cơng nghệ Đồng Nai… trong các năm qua đã cung cấp liên tục và kịp thời đến nhân dân trong tỉnh những thơng tin mới về các lĩnh vực của đời sống xã hội, về chính trị hay các kiến thức phục vụ cho q trình sản xuất kinh doanh Internet trở thành phương tiện hết sức tiện lợi, hiệu quả trong việc tiếp cận kho kiến thức khổng lồ và tồn diện trên mọi phương diện của đời sống xã hội ● Khoa học và cơng nghệ trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường Cùng với kết quả đạt được qua việc nghiên cứu ứng dụng các đề tài, dự án trong lĩnh vực cơng nghiệp, nơng nghiệp, an ninh và tin học thì việc nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường trên địa bàn tỉnh với sự hỗ trợ đắc lực của cơng cụ khoa học và cơng nghệ như: cơng nghệ xử lý chất thải lò đốt, hệ thống xử lý nước thải tập trung khu cơng nghiệp, hệ thống xử lý chất thải của các danh nghiệp đã thu được nhiều kết quả tốt Hiện tại, cơng tác xử lý nước thải của 27/31 khu cơng nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đã đi vào hoạt động với tổng lượng nước thải phát sinh khoảng 69.118 m3/ngày.đêm. Trong đó, có 25/27 khu cơng nghiệp (đạt 92,6%) đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung, lượng nước thải xử lý khoảng 47.656 m3/ngày.đêm. Lượng nước thải còn lại được xử lý cục bộ tại hệ thống xử lý nước thải của doanh nghiệp. Số lượng nước thải y tế khoảng 5.076 m3/ngày.đêm. Với lượng nước thải này các Bệnh viện, Trung tâm y tế và Phòng khám đa khoa khu vực đa số đều có hệ thống cơng nghệ xử lý nước thải. Ngồi ra, cơng tác thu gom và xử lý rác thải. Đối với chất thải rắn thơng thường và chất thải nguy hại, hiện tại khối lượng rác thải khoảng trên 934.860 tấn/năm (tương đương 2.561 tấn/ngày), xử lý chất thải qua hệ thống khoảng trên 850.647 tấn/năm (tương đương trên 2.331 tấn/ngày), đạt 91% Bên cạnh đó, cơng tác quan trắc mơi trường trên địa bàn tỉnh cũng được tiến hành thường xuyên Hàng năm, tỉnh tổ chức thực quan trắc mơi trường định kỳ bao gồm quan trắc tài ngun nước mặt, chất lượng mơi trường khơng khí, chất lượng mơi trường đất, động thái nước dưới đất và quan trắc chất độc hóa học Dioxin khu vực xung quanh sân bay Biên Hòa nhằm kịp thời giám sát diễn biến chất lượng mơi trường, cảnh báo và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường. Ngồi việc quan trắc định kỳ nêu trên, để tăng cường giám sát, theo dõi, diễn biến chất lượng môi trường phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh được kịp thời, tỉnh đã chỉ đạo đầu tư, lắp đặt các hệ thống quan trắc tự động liên tục tại các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất… Các hệ thống công nghệ xử lý nước thải tập trung được xây dựng và từng bước đi vào nề nếp, đảm bảo đúng quy trình, quy định đã góp phần giảm đáng kể tình trạng ơ nhiễm mơi trường cũng như ơ nhiễm khơng khí trên địa bàn tỉnh Khoa học và cơng nghệ đã và đang đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh. Điều đó phần nào khẳng định vai trò của Đồng Nai trong việc thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển khoa học và cơng nghệ quốc gia, khẳng định việc đầu tư cho Khoa học và cơng nghệ là hướng đi đúng đắn của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Để thực hiện thắng lợi định hướng phát triển Khoa học và cơng nghệ theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học và cơng nghệ phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế rất cần sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, sự tham gia tích cực của đội ngũ cán bộ khoa học cơng nghệ và sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Phối hợp tốt với các tỉnh bạn để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ. Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật và đẩy mạnh hợp tác Quốc tế nhằm phục vụ cho các hoạt động khoa học và công nghệ trọng điểm của tỉnh; nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và cơng nghệ… Có như vậy, việc nghiên cứu ứng dụng Khoa học và cơng nghệ mới thực sự đóng vai trò và là động lực, nền tảng đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng thời, khẳng định vai trò của Đồng Nai trong việc thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển khoa học và cơng nghệ quốc gia./ ... hóa, hiện đại hóa, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng thời, khẳng định vai trò của Đồng Nai trong việc thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia. /... tỉnh Khoa học và cơng nghệ đã và đang đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh. Điều đó phần nào khẳng định vai trò của Đồng Nai trong việc thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển khoa. .. trò của Đồng Nai trong việc thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển khoa học và cơng nghệ quốc gia, khẳng định việc đầu tư cho Khoa học và cơng nghệ là hướng đi đúng đắn của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Để thực hiện thắng