1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn sưu tầm và thiết kế một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi tại trường mầm non

23 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 34,34 KB

Nội dung

Từ đó mà các giải pháp mà tôi và các giáo viên trong trường đã áp dụngtrong quá trình giúp trẻ phát triển ngôn ngữ như sau: trò chuyện với trẻ, tổ chứccho trẻ chơi theo từng nhóm, sử dụn

Trang 1

Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non

A.ĐẶT VẤN ĐỀ I/ Lý do chọn đề tài :

Khi nói về bản chất ngôn ngữ V.I.Lenin nói: “ Ngôn ngữ là phương tiện giaotiếp quan trọng nhất của con người” Ngôn ngữ có vai trò giúp con người giaotiếp với nhau một cách có hiệu quả Đối với trẻ em, ngôn ngữ trong những nămđầu đời là một trong những giai đoạn quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện,đặc biệt là nhận thức, biểu lộ cảm xúc và hình thành cơ bản quan hệ xã hội vớinhững người xung quanh Ngôn ngữ còn giúp trẻ điều khiển, điều chỉnh hành vigiúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực Hơn nữa ngôn ngữ làcông cụ giao tiếp quan trọng của con người thông qua ngôn ngữ con người cóthể giao lưu để hiểu nhau và trao đổi những thông tin cần thiết Đối với trẻ,ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập vào thế giới xung quanh là cơ sở để pháttriển và hình thành nhân cách Vì vậy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ em là nhiệm

vụ rất quan trọng, đặc biệt là lứa tuổi 3-4 tuổi.Đây là thời kỳ “phát cảm về ngônngữ”, ở giai đoạn này sự phát triển về vốn từ đạt tốc độ nhanh nhất Cho nên,trong giai đoạn này cha mẹ trẻ, giáo viên, những người xung quanh cần đặc biệtquan tâm để rèn luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Từ đó mà các giải pháp mà tôi và các giáo viên trong trường đã áp dụngtrong quá trình giúp trẻ phát triển ngôn ngữ như sau: trò chuyện với trẻ, tổ chứccho trẻ chơi theo từng nhóm, sử dụng tranh ảnh trong các hoạt động làm quentác phẩm văn học truyện thơ, sử dụng đồ dùng đồ chơi trong mọi hoạt động đểphát triển ngôn ngữ cho trẻ.Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi thấy trẻ phát âm chưa rõ, trẻ nói ngọng, vốn từ còn hạn chế Vì cách dạy học truyềnthống không đủ đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục đào tạohiện nay: Giáo viên đàm thoại, giảng giải là chính, dễ gây tâm lý mệt mỏi chánnản ít hứng thú, sự chú ý của trẻ vào bài dạy của cô còn hạn chế Chưa phát huyhết khả năng sáng tạo, linh hoạt khi tổ chức các hoạt động giáo dục của giáoviên.Trẻ không tích cực, chủ động, sáng tạo tham gia các hoạt động trong giờhọc Trong giờ học, chủ yếu là giao tiếp giữa cô và trẻ, sự hợp tác giữa trẻ vớibạn, giữa trẻ với mọi người còn hạn chế

Nhận thức được vấn đề này, trong công tác chăm sóc ,giáo dục trẻ mầm nontôi thấy việc lồng ghép các trò chơi vào trong các tiết học cũng như các hoạtđộng ngoài trời, hoạt động chiều, có tác dụng rất tốt cho trẻ, bởi các trò chơi có

Trang 2

tính thi đua, bắt chước để kích thích trẻ luyện tập phát âm, tăng vốn từ cho trẻ

mà trẻ không nhàm chán Đó chính là vai trò của người giáo viên hướng dẫn trẻnhư thế nào để ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt

Vì vậy, để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ củamình, năm học 2018 - 2019 tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến: “Sưu tầm

và thiết kế một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầmnon”

II / M ụ c đ í ch nghiên c ứ u:

- Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 – 4 giúp trẻphát triển một cách toàn diện về: ngôn ngữ, thể chất, nhận thức, thẩm mỹ vàtình cảm quan hệ xã hội, giúp trẻ có những ứng xử phù hợp trong cộng đồng

- Qua trò chơi giúp trẻ rèn luyện cách phát âm, tăng vốn từ cho trẻ làm nền tảngvững chắc cho những môn học khác

- Giúp các đồng nghiệp và các bậc phụ huynh có thêm tài liệu và kinh nghiệm

để phát triển ngôn ngữ cho trẻ đạt hiệu quả

III/ Đố i t ượ ng nghi ê n c ứ u:

- Trẻ mẫu giáo 3 -4 tuổi trong trường mầm non Lĩnh Nam

IV/ Đố i t ượ ng kh ả o s á t nghiên cứu:

- Trẻ mẫu giáo 3 -4 tuổi trong trường mầm non Lĩnh Nam

- Phương pháp dùng lời, thực hành, ôn luyện

- Phương pháp tìm tòi sáng tạo

VI/ Ph ạ m vi nghi ê n c ứ u:

- Thời gian nghiên cứu đề tài trong 1 năm học, bắt đầu từ 8/2018 và kết thúcvào ngày 4/2019

Trang 3

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ Cơ sở lí luận :

Trong sự nghiệp giáo dục mầm non chúng ta rất coi trọng vai trò của ngônngữ đối với sự phát triển của trẻ Ngôn ngữ được coi là phương tiện để giaotiếp Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được nhau, có thể trao đổi vớinhau những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống Còn đối với trẻ em ngôn ngữ

là công cụ hữu hiệu để trẻ bầy tỏ nguyện vọng của mình để người lớn có thểchăm sóc, điều khiển giáo dục trẻ, là điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vàocác hoạt động hình thành nhân cách trẻ

Ngôn ngữ không đơn thuần chỉ là phương tiện để giao tiếp mà nó còn làcông cụ để thúc đẩy sự phát triển về tư duy, nhận thức… giúp cho trẻ có thểtham gia vào mọi hoạt động học tập và vui chơi ở trường Mầm non

Ngôn ngữ còn giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ một cáchtoàn diện kể cả về mặt đạo đức, chuẩn mực hành vi văn hoá, giúp trẻ có thểphân biệt được điều gì tốt, điều gì xấu và cách ứng sử giao tiếp với mọi ngườixung quanh sao cho phù hợp Đặc biệt ngôn ngữ còn giúp cho giáo viên dễ dànghơn trong việc giải thích, nêu gương, thuyết phục trẻ, giáo dục những hành viđạo đức cho trẻ

Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mĩ trong thơ

ca truyện kể, những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên người lớn có thể đemđến cho trẻ từ những ngày còn thơ ấu Sự tác động của lời nói nghệ thuật là mộtphương tiện hữu hiệu giáo dục thẩm mĩ cho trẻ

Sự chậm trễ về ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao tiếp, khảnăng tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, khả năng cảm thụ những giátrị nghệ thuật và những gì tốt đẹp trong cuộc sống

Chính vì vậy trường Mầm non là trường học đầu tiên có điều kiện, có cơ hộigiáo dục ngôn ngữ cho trẻ và giáo viên cần phải thường xuyên tổ chức các hoạtđộng phát triển ngôn ngữ cho trẻ

II/ C ơ s ở th ự c ti ễ n:

Trong thực tế trong những năm tôi đã giảng dạy ở lứa tuổi mẫu giáo bé hàngngày được tiếp xúc với trẻ, được giao tiếp với trẻ, được quan sát hoạt động giaotiếp giữa trẻ với trẻ, tôi nhận thấy khả năng giao tiếp của trẻ rất hạn chế, trẻchưa mạnh dạn tự tin khi sử dụng ngôn ngữ giao tiếp với những người xungquanh, cơ quan phát âm của trẻ chưa hoàn chỉnh, vốn từ của trẻ rất nghèo nàn,

Trang 4

cách phát âm của trẻ chưa chuẩn, trẻ nói ngọng nhiều, đặc biệt là ngọng các âm

n, l; nói một cách tự do, ngừng nghỉ không đúng lúc, diễn ra câu chưa rõ ràngmạch lạc, khi nói thường hay ngắt quãng thở hổn hển Và giáo viên chưa chú ýnhiều đến việc tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ Các tài liệutham khảo hướng dẫn các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường rấtcòn nghèo nàn Chính từ những lý do đó tôi thiết nghĩ mình sẽ phải suy nghĩ vàthiết kế một số hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ Cụ thể là “Sưu tầm vàthiết kế một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 -4 tuổi tại trường Mầmnon’’

1 Thu ậ n l ợ i:

- Về phía ban giám hiệu nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường rất quantâm tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất và bồi dưỡng chuyên môn cho giáoviên như: Đi học lớp bồi dưỡng về chuyên đề phát triển ngôn ngữ , tham giacác buổi kiến tập ở trường bạn và trường mình để học thêm kiến thức, nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ phô tô, sách tham khảo, phục vụ cho hoạt độngphát triển ngôn ngữ Bồi dưỡng qua các giờ họp chuyên môn để sáng tạo nhữngtrò chơi mới nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Về bản thân: bản thân là một giáo viên đã có nhiều năm kinh nghệmgiảng dạy lớp mẫu giáo bé , luôn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn

về các chuyên đề cho trẻ, luôn tìm tòi đọc các loại sách báo, tạp chí giáo dục,qua mạng internet để nâng cao chuyên môn Là một giáo viên nắm vững chuyênmôn, năng động có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động và kiên trìtrong việc rèn luyện kỹ năng cho trẻ nên tôi luôn tự tìm tòi, sáng tạo ra các tròchơi phục vụ cho các tiết dạy và hoạt động của trẻ để phát triển ngôn ngữ chotrẻ

- Về phía phụ huynh: Đa số phụ huynh quan tâm đến quá trình học của trẻ,phối hợp thường xuyên với giáo viên cùng dạy trẻ ở gia đình

- Về học sinh: Đa số học sinh đã học từ lớp nhà trẻ nên trẻ ngoan có nềnếp,mạnh dạn ,tự tin khi tham gia vào các hoạt động

Trang 5

xem nhẹ việc phát triển ngôn ngữ của trẻ, cho con mình tiếp xúc nhiều với điệnthoại, tivi nên cũng ảnh hướng rất lớn đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Về bản thân: không có nhiều thời gian để thiết kế các trò chơi để phát triểnngôn ngữ cho trẻ

- Về học sinh:

+ Ngôn ngữ và vốn từ của trẻ còn hạn chế, cách phát âm của trẻ chưachuẩn, còn nói ngọng nhiếu

+ Trẻ nhát nhát, thụ động, chưa mạnh dạn, tự tin giao tiếp

+ Khả năng tập chung chú ý chưa cao, hay phân tán

+Kỹ năng nói của trẻ chưa hoàn chỉnh

3 Kh ả o s á t th ự c tr ạ ng :

Để thực hiện tốt đề tài này ngay từ đầu năm học, họp phụ huynh tôi trao đổitrò chuyện trực tiếp với phụ huynh để họ nhận thức đúng về tầm quan trọng củaviệc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Từ đó, phụ huynh thấy rằng việc phát triểnngôn ngữ cho trẻ là việc làm thường xuyên liên tục để họ có ý thức hơn trongviệc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở nhà Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểmtra, khảo sát các tiêu chí về khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ để nắm bắt khảnăng phát triển ngôn ngữ của từng cá nhân trẻ Tuy nhiên kết quả đạt được chưacao:

5/30

8/3

0 7/30

10/30

Trang 6

một số nội dung và các biện pháp nhằm nâng cao khả năng phát triển ngôn ngữcho trẻ tại gia đình và tại lớp để giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.

III Các biện pháp thực hiện

1/ Biện pháp 1:Sưu tầm tài liệu

Bộ giáo dục đào tạo (2011), Chương trình giáo dục mầm non Nxb Giáo dụcViệt Nam

Phương pháp phát triển ngôn ngữ đề cương bài giảng – Kim Anh

Đinh Hồng Thái: “ Dạy nói tuổi mầm non” 2003

Nguyễn Ánh Tuyết: “ Những điều cần biết của trẻ thơ” NXB giáo dục 1996

“Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện 3 -4 tuổi”NXB giáo dục 1995

Trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện kể, câu đố dành cho trẻ 3 -4 tuổi theo chươngtrình giáo dục mầm non NXB giáo dục Việt Nam

Tạp chí giáo dục mầm non do nhà trường phát hàng tháng

vì thế cần phải lựa chọn hình thức chơi, nội dung chơi phải sinh động các tròchơi dễ nhớ, dễ thực hiện, ngắn gọn, rõ ràng, không quá dài để phù hợp vớithời gian lên lớp, phù hợp với từng độ tuổi và đảm bảo mục đích phát luyệnphát triển ngôn ngữ cho trẻ

Tiêu chí thứ hai: Lựa chọn các trò chơi đảm bảo tính phong phú, đa dạng

và hấp dẫn

Trang 7

Nói đến tuổi thơ là nói đến sự vui chơi, ca hát, các cháu hát trong lúc chơi,chơi trong lúc hát, các trò chơi phát triển ngôn ngữ có nội dung phù hợp, giúptrẻ vừa vui chơi giải trí vừa học hỏi và phát triển mở mang trí tuệ Trò chơi lôicuốn trẻ để trẻ hào hứng, hứng thú trong các giờ học là một trong những tiêu chíquan trọng cuốn hút trẻ tới với trò chơi Từ sự hấp dẫn và hào hứng trong quátrình “học mà chơi, chơi mà học” trẻ sẽ tiếp thu được những kiến thức mới,những cách giải quyết vấn đề nảy sinh cũng như việc phát triển kỹ năng làmviệc theo nhóm.

Tiêu chí thứ ba: Lựa chọn nội dung phải đảm bảo đúng chương trình kếhoạch của Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành tại trường mầm non

Giáo dục lứa tuổi mần non là một việc làm rất quan trọng Vì vậy, trong quátrình giảng dạy, chúng ta phải xây dựng kế hoạch, chủ đề cụ thể để lựa chọn cáchình thức giáo dục khoa học mang lại hiệu quả cao nhất Trong vô vàn nhữngtrò chơi cho trẻ em, có rất nhiều các trò chơi để phát triển ngôn ngữ phù hợpvới các nội dung theo chủ đề: Trường mầm non, Bé và gia đình, Nghề nghiệp,giao thông, Thế giới thực vật; Thế giới động vật;Nước HTTN,mùa hè Khikhai thác và ứng dụng các trò chơi phát triển ngôn ngữ sẽ giúp cho việc cungcấp nội dung và phương pháp giáo dục một cách tích cực và hiệu quả hơn Tiêu chí thứ tư: Lựa chọn trò chơi đảm bảo phát huy tri thức tư duy , tínhsáng tạo, chủ động của trẻ

Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các trò chơi, không nhữngcung cấp cho trẻ những kiến thức về thế giới xung quanh ta, về tự nhiên, về conngười và xã hội mà qua các trò chơi này các em được rèn luyện về trí tuệ, thânthể, các giác quan, hưng phấn về tinh thần, và là chất xúc tác cho các em nhậnbiết về sáng tạo trong cuộc sống; rèn luyện cho các em tính chủ động trong xử

lý tình huống, hợp tác, tương tác với bạn bè, đoàn kết giúp đỡ nhau, có lòngkhiêm tốn, trung thực và khoan dung Đặc biệt giúp trẻ các kỹ năng nhận biết,

kỹ năng quan sát; phát triển khả năng hiểu biết và mở mang trí tuệ “Học chơi

mà học thật, học làm người”

3/ B iện pháp 3: Sắp xếp hệ thống các trò chơi được sưu tầm theo tháng.

Trang 8

1.Trồng cây hái quả?

2 Chăm sóc cây xanh

Trang 9

2 Nhìn hành động đoán tên convật

2.Lộn cầu vòng3.Mùa nắng, mùa mưa4.Nào ta cùng chơi

- Phát triển thính giác ngôn ngữ

- Phát triển ngôn ngữ, rèn cách nói cả câu rõ ràng mạch lạc

Chuẩn bị:

- Một số đồ vật phát ra tiếng kêu (sắc xô, phách tre, trống, …… )

Cách chơi: Cô yêu cầu trẻ nhắm mắt lại Cô sẽ gõ hoặc lắc một đồ vật có phát ratiếng kêu Yêu cầu trẻ phải chú ý lắng nghe và đoán xem đó là tiếng gì kêu…( Chú ý phải nhắc trẻ phải trả lời cả câu.)

Ví dụ: Cô gõ trống “tùng …tùng…tùng” hỏi trẻ: “đó là tiếng của đồ vậtgì’’ Trẻ phải trả lời: “đó là tiếng trống ạ’’ Cô cho cả lớp bắt chiếc tiếng trốngứng dụng:

- Tôi đã áp dụng trò chơi này cho trẻ chơi trong rất nhiều các hoạt động khácnhau: hoạt động chiều, hoạt động học

Trang 10

Kết quả:

- Trẻ tham gia hoạt động rất tích cực

- Khả năng tập chung chú ý cao hơn, phân biệt được các loại âm thanh khácnhau…

- Biết cách trả lời cả câu hoàn chỉnh

Trò chơi 2:Cái gì biến mất.

Mục đích yêu cầu:

- Phát triển vốn từ của trẻ và rèn luyện phát âm cho trẻ

Chuẩn bị:

- Mô hình 1 số đồ vật như: xích đu, đu quay, cầu trượt…

Cách chơi: Cô cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ vật (xích đu, đu quay, cầu trượt

…) ở trên bàn Sau đó cho trẻ nhắm mắt lại cô cất 1 đồ vật đi Cất xong cô chotrẻ mở mắt ra và trẻ phải nói được cái gì biến mất

ứng dụng:

- Tôi đã áp dụng trò chơi này cho trẻ chơi trong rất nhiều các hoạt động khácnhau: hoạt động chiều, hoạt động học

Kết quả:

- Trẻ tham gia hoạt động rất tích cực

- Khả năng tập chung chú ý cao hơn

Trang 11

- Tôi có 1 bàn chải nhỏ ( giơ 1 ngón tay trỏ ra)

- Tôi giữ nó cho thật chắc( Nắm chặt bàn tay vào)

- Tôi đánh răng hàng ngày vào buổi sáng.( Làm động tác đánh răng)

- Và lần nữa trước khi đi ngủ ( Sử dụng ngón tay trỏ làm động tác đánh răng)ứng dụng:

- Tôi đã áp dụng trò chơi này cho trẻ chơi trong các hoạt động khác nhau: hoạtđộng chiều, hoạt động chung

Kết quả:

- Trẻ tham gia hoạt động rất tích cực

- Khả năng tập chung chú ý cao hơn

Trò chơi 2:Đôi bàn tay.

Đôi bàn tay có thể nói

Theo cách riêng của mình

Khi gặp người bạn thân

Bàn tay giúp tôi nói

- Xin chào(Giơ tay bắt và lắc lắc)

- Đến đây nào ( giơ tay vẫy về phía mình)

- Tôi đồng ý ( vòng ngón cái và ngón trỏ thành vòng tròn)

- Hãy dừng lại đây nhé!( giơ bàn tay xòe ra làm tín hiệu dừng, bàn tay nắmlại và ngón trỏ chỉ xuống dưới đất)

Trang 12

- Hãy nhìn nào! ( ngón tay trỏ chỉ vào mắt)

- Hãy lắng nghe ! ( Dùng 2 tay kéo hai vành tai về phía trước)

- Hãy cùng vui lên nào! ( Cả 2 trẻ quay mặt vào nhau cùng tươi cười )

ứng dụng:

- Tôi đã áp dụng trò chơi này cho trẻ chơi trong các hoạt động khác nhau: hoạtđộng chiều, hoạt động chung

Kết quả:

- Trẻ tham gia hoạt động rất tích cực

- Khả năng tập chung chú ý cao hơn

Tháng 11

Trò chơi 1: Nói theo mẫu câu

Mục đích yêu cầu:

- Củng cố kỹ năng nói đúng ngữ pháp cho trẻ

- Phát triển ngôn ngữ - rèn cách diễn đạt câu rõ ràng mạch lạc

Chuẩn bị:

- Tranh vẽ:

+ Bố đang dậy bé ghép hình

+ Bé đang cắm hoa

+ Mẹ đang nấu cơm

+ Bé đang chơi đồ chơi

Ngày đăng: 02/02/2020, 21:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w