1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty thương mại và xây dựng đức việt

103 96 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 337,27 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.1.Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh ngh

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của Công ty Thương mại và Xây dựng Đức Việt.

Tác giả luận văn

(ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Thịnh

Trang 2

MỤC LỤC

TRANG BÌA i

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Mục đích nghiên cứu 1

3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

4.Kết cấu của đề tài 2

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3

1.1.Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp 3

1.1.1.Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp 3

1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp 8

1.2.Tình hình tài chính của doanh nghiệp 13

1.2.1.Khái niệm tình hình tài chính doanh nghiệp 13

1.2.2.Nội dung và các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp 13

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình tài chính doanh nghiệp 31

1.3.1.Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp 31

1.3.2.Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh 31

1.3.3.Môi trường kinh doanh 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG ĐỨC VIỆT TRONG THỜI GIAN QUA 35

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thương mại và Xây dựng Đức Việt 35

Trang 3

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Thương mại và Xây dựng Đức Việt 35 2.1.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Thương mại và Xây dựng Đức Việt 37

2.2.Thực trạng tình hình tài chính của Công ty Thương mại và Xây dựng ĐứcViệt 39

2.2.1.Tình hình nguồn vốn của Công ty Thương mại và Xây dựng Đức Việt 39 2.2.2.Tình hình phân bổ vốn của Công ty Thương mại và Xây dựng Đức Việt

45

2.2.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thương mại và Xây dựng Đức Việt 48 2.2.4 Tình hình dòng tiền của công ty Thương mại và Xây dựng Đức Việt 51 2.2.5 Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty Thương mại và Xây dựng Đức Việt 59 2.2.6.Tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Thương mại và Xây dựng Đức Việt 64

2.3 Đánh giá chung về thực trạng tình hình tài chính của công ty Thương mại

và Xây dựng Đức Việt 68

2.3.1.Kết quả 68 2.3.2.Những mặt hạn chế và nguyên nhân 69

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DƯNG ĐỨC VIỆT 71

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty Thương mại và Xây dưngĐức Việt trong thời gian tới 71

3.1.1.Bối cảnh kinh tế xã hội 71 3.1.2 Mục tiêu, định hướng phát triển của công ty 80

Trang 4

3.2.Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty

Thương mại và Xây dựng Đức Việt 83

3.2.1.Tăng cường công tác quản trị chi phí, quản lý và giám sát chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp, giá vốn hàng bán nhằm giảm giá thành, tăng lợi nhuận 84

3.2.2.Gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp 85

3.2.3.Xây dựng kế hoạch huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn hợp lý 85

3.2.4.Tăng cường công tác quản trị tiền mặt 86

3.2.5 Quản lý, theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu và tích cự áp dụng các biện pháp thu hồi nợ 86

3.2.6 Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ 88

3.2.7.Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị, công tác kế toán tài chính và thực hiện tốt phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 88

3.3.Điều kiện thực hiện các giải pháp 88

3.3.1 Về phía doanh nghiệp 88

3.3.2.Về phía Nhà nước 89

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BEP : Tỷ suất lợi trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh

CPBH : Chi phí bán hàng

CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp

DTT : Doanh thu thuần

EBIT : Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

ROA : Tỷ suất lợi nhuận sau thế trên vốn kinh doanh

ROE : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

SXKD : Sản xuất kinh doanh

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình biến động nguồn vốn của Công ty Thương mại và Xâydựng Đức Việt 40Bảng 2.2: Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn công ty Thương mại vàXây dựng Đức Việt 43Bảng 2.3: Tình hình cơ cấu phân bổ vốn của công ty Thương mại và Đầu tưĐức Việt 45Bảng 2.4: Tình hình phân bổ vốn của công ty Thương mại và Xây dựng ĐứcViệt 47Bảng 2.5: Tình hình kết quả kinh doanh của công ty Thương mại và Xâydựng Đức Việt năm 2016-2017 49Bảng 2.6: Tình hình lưu chuyển tiền tệ của công ty Thương mại và Xây dựngĐức Việt 52Bảng 2.7: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình dòng tiền của công ty Thương mại

và Xây dựng Đức Việt 55Bảng 2.8: Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty Thương mại và Xây dựng ĐứcViệt năm 2016-2017 56Bảng 2.9: Diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền của công ty Thương mại vàXây dựng Đức Việt năm 2017 58Bảng 2.10: Quy mô công nợ của công ty Thương mại và Xây dựng Đức Việtnăm 2016-2017 60Bảng 2.11: Tình hình cơ cấu và trình độ quản trị nợ của công ty Thương mại

và Xây dựng Đức Việt 61Bảng 2.12: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình khả năng thanh toán của công tyThương mại và Xây dựng Đức Việt 63

Trang 7

Bảng 2.13: Các chỉ chiêu phản ánh tình hình hiệu suất hoạt động kinh doanhcủa công ty Thương mại và Xây dựng Đức Việt 65Bảng 2.14: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hiệu quả hoạt động của công tyThương mại và Xây dựng Đức Việt 67Bảng 3.1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước các năm 2015-2017 74Bảng 3.2: Mục tiêu kinh doanh đến năm 2021 của công ty Thương mại vàXây dựng Đức Việt 83

HÌNH

Hình 1: Sơ dồ tổ chức bộ máy của công ty 36Hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 37Hình 3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn của công ty Thương mại và Xâydựng Đức Việt năm 2015-2017 44Hình 4: Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của Công ty Thương mại và Xâydựng Đức Việt năm 2105-2017 51

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, các doanhnghiệp ngày càng phải cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển Để đứngvững trên thương trường thì mỗi doanh nghiệp không những phải quan tâm đếmọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phải quan tâm đến quản trịtài chính Tình hình tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến quátrình phát triển sản xuất kinh doanh Tình hình tài chính tốt sẽ thúc đẩy quátrình kinh doanh phát triển, tình hình tài chính xấu sẽ kìm hãm hoạt động kinhkinh doanh của doanh nghiệp Trước sự ảnh hưởng của tình hình tài chính đốivới sự phát triển của tồn tài và phát triển của doanh nghiệp, nhà quản trị tàichính doanh nghiệp phải luôn nắm bắt được tình hình tài chính của doanhnghiệp và đề ra các giải phát nhằm cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp

từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, không ngừng bảo toàn và giatăng giá trị doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên và quá trình thực tập tìmhiểu thực tế tại Công ty Thương mại và Xây dựng Đức Việt, em đã quyết định

chọn đề tài “Các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tài chính doanh nghiệp của Công ty Thương mại và Xây dựng Đức Việt” làm đề tài cho bài

luận văn của mình

2.Mục đích nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề lý luận về tình hình tài chính doanh nghiệp

- Trên cơ sở thực trạng tài chính của công ty hiện nay để đưa ra các giảipháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty trong thời gian tới

Trang 9

3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan

đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như lý luận chung về tài chínhdoanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tình hình tài chính doanhnghiệp tại Công ty Thương mại và Xây dựng Đức Việt

4.Kết cấu của đề tài

Kết cấu của luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về tình hình tài chính doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính của Công ty Thương mại và Xây dựng Đức Việt trong thời gian qua

Chương 3: Các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Thương mại và Xây dựng Đức Việt.

Trang 10

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1.Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp

1.1.1.Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp

1.1.1.1.Tài chính doanh nghiệp và các mối quan hệ tài chính doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực tế thực hiện các hoạt động sảnxuất, cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinhlời Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kết hợpcác yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu… và sức lao động đểtạo ra yếu tố đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa đó để thu lợi nhuận

Trong nền kinh tế thị trường để có các yếu tố đầu vào đòi hỏi doanhnghiệp phải có lượng vốn bằng tiền nhất định Mỗi loại hình doanh nghiệp cóphương thức thích hợp tạo lập số vốn tiền tệ ban đầu, từ vốn tiền tệ đó doanhnghiệp mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu… Sau khi sản xuất xong,doanh nghiệp thực hiện bán hàng hóa và thu được tiền bán hàng Từ số tiềnbán hàng, doanh nghiệp sử dụng để bù đắp các khoản chi phí khác, nộp thuếcho Nhà nước và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế Từ số lợi nhuận sau thuếnày, doanh nghiệp tiếp tục phân phối cho các mục đích tích lũy và tiêu dùng.Như vậy, quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập,phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của doanhnghiệp Trong quá trình đó đã làm phát sinh, tạo ra sự vận động của các dòngtiền ra, dòng tiền vào của doanh nghiệp gắn liền với các hoạt động đầu tư,hoạt động kinh doanh thường xuyên hàng ngày của doanh nghiêp

Bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là cácquan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính củadoanh nghiệp và bao hàm các quan hệ tài chính chủ yếu sau:

Trang 11

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước.

Quan hệ này được thể hiện trong việc doanh nghiệp thực hiện các nghĩa

vụ tài chính với Nhà nước, như nộp các khoản thuế, lệ phí vào ngân sách

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổchức xã hội khác

Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác rất đadạng và phong phú được thể hiện trong việc thanh toán, thưởng phạt vật chấtkhi doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác cung cấp hàng hóa, dịch vụ chonhau (bao hàm cả các dịch vụ tài chính)

Ngoài quan hệ tài chính với các chủ thể kinh tế khác, doanh nghiệp cóthể có quan hệ tài chính với các tổ chức xã hội khác, như doanh nghiệp thựchiện tài trợ cho các tổ chức xã hội

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanhnghiệp

Quan hệ này được thể hiện trong việc doanh nghiệp thanh toán trả tiềncông, thực hiện thưởng, phạt vật chất với người lao động trong quá trình thamgia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanhnghiệp

Mối quan hệ này thể hiện trong các chủ sở hữu thực hiện việc đầu tư,góp vốn vào, hay rút vốn ra khỏi doanh nghiệp và trong việc phân chia lợinhuận sau thuế của doanh nghiệp

- Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp

Đây là mối quan hệ thanh toán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệptrong hoạt động kinh doanh, cũng như khi phân phối kết quả kinh doanh vàthực hiện hạch toán nội bộ doanh nghiệp

Từ những vấn đề nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Trang 12

- Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

- Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp.

1.1.1.2.Các quyết định tài chính doanh nghiệp

Mặc dù chưa hoàn toàn thống nhất trong khái niệm tài chính doanhnghiệp về mặt ngôn từ, tuy nhiên có sự đồng thuận trong việc phân chia cácquyết định tài chính doanh nghiệp Có hai cách phân chia các quết định tàichinh doanh nghiệp

a.Cách thứ nhất: Tài chính doanh nghiệp thực chất quan tâm nghiên

cứu ba quyết định chủ yếu, đó là quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn vàquyết định phân phối lợi nhuận

Quyết định đầu tư: Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan

đến tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản cố định và tàisản lưu động) Các quyết định đầu tư chủ yếu bao gồm:

- Quyết định đầu tư tài sản lưu động: Quyết định tồn quỹ, quyết định tồn

kho, quyết định chính sách bán hàng, quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn

- Quyết định đầu tư tài sản cố định: Quyết định mua sắm tài sản cố định,

quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn

- Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tài

sản cố định: quyết định đòn bẩy kinh doanh, quyết định điểm hòa vốn

Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong cácquyết định của tài chính doanh nghiệp bởi nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.Một quyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp,qua đó làm tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, ngược lại một quyết định đầu

tư sai sẽ làm tổn thất giá trị doanh nghiệp

Trang 13

Quyết định huy động vốn (quyết định nguồn vốn): Là những quyết

định liên quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho cácquyết định đầu tư Các quyết định huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệpbao gồm:

- Quyết định huy động vốn ngắn hạn: Quyết định vay ngắn hạn hay sử

dụng tín dụng thương mại

- Quyết định huy động vốn dài hạn: Quyết định sử dụng nợ dài hạn

thông qua vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty, quyết địnhphát hành vốn cổ phần, quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu(đòn bẩy tài chính), quyết định vay để mua hay thuê tài sản…

Các quyết định huy động vốn là một thách thức không nhỏ đối với cácnhà quản trị của doanh nghiệp

Quyết định phân chia lợi nhuận: Quyết định phân chia lợi nhuận

gắn liền với quyết định về phân chia cổ tức hay chính sách cổ tức của doanhnghiệp Các nhà quản trị tài chính sẽ phải lựa chon giữa việc sử dụng phầnlớn lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay giữ lại để tái đầu tư

Những quyết định này liên quan đến việc doanh nghiệp nên theo đuổimột chính sách cổ tức như thế nào

b.Cách thứ hai: Căn cứ vào thời gian thực hiện có thể chia quyết định

tài chính doanh nghiệp ra làm hai là quyết định tài chính ngắn hạn và quyếtđịnh tài chính dài hạn

Quyết định tài chính dài hạn: Đây là quyết định có tính chất chiến

lược, có tầm ảnh hưởng lâu dài đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp Mỗiquyết định này đòi hỏi nhà quản trị phải cân nhắc kỹ lưỡng, phân tích mộtcách bài bản và khoa học để đảm bảo hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy

ra Quyết định tài chính dài hạn bao gồm:

Trang 14

- Quyết định đầu tư dài hạn: Là quyết định lựa chọn doanh nghiệp nên

đầu tư vào những cơ hội hay những dự án đầu tư nào trong điều kiện nguồnlực tài chính có giới hạn để tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu

- Quyết định huy động vốn dài hạn: Là quyết định lựa chọn nên huy

động vốn dài hạn từ những nguồn nào, với quy mô bao nhiêu để tối đa hóa giátri cho chủ sở hữu

- Quyết định về chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp: Là

quyết định lựa chọn nên dành bao nhiêu lợi nhuận để chia cho chủ sở hữu,dành bao nhiêu lợi nhuận để tái đầu tư trở lại doanh nghiệp nhằm tối đa hóagiá trị cho chủ sở hữu

Quyết định tài chính ngắn hạn: Đó là những quyết định có tính chất

tác nghiệp, ảnh hưởng không lớn tới sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp;

vì vậy người ta còn gọi đó là các quyết định tài chính chiến thuật Tính hợp lý

và đúng đắn của các quyết định này có ảnh hưởng nhất định đến rủi ro và lợiích cho doanh nghiệp, cũng như chủ sở hữu doanh nghiệp Quyết định tàichính ngắn hạn bao gồm:

- Quyết định dự trữ vốn bằng tiền: Khi doanh nghiệp dự trữ vốn bằng

tiền sẽ đảm bảo cho hoạt động thanh toán, chi trả nhằm thực hiện nghĩa vụ tàichính của doanh nghiệp với các chủ thể khác được thuận lợi, hạn chế rủi rotrong quá trình hoạt động Tuy nhiên, việc dự trữ vốn bằng tiền sẽ làm tăngchi phí cơ hội của vốn và tăng nguy cơ rủi ro do tiền có thể bị mất giá do lạmphát, hay thay đổi tỷ giá… gây ra

- Quyết định nợ phải thu: Khi doanh nghiệp bán chịu sẽ làm tăng khả

năng cạnh tranh dẫn đến làm tăng doanh thu và lợi nhuận Tuy nhiên, bánchịu sẽ gia tăng nợ phải thu, dẫn đến ứ đọng vốn và doanh nghiệp có thể gặprủi ro không thu hồi được công nợ

Trang 15

- Quyết định về chiết khấu thanh toán: Việc áp dụng chiết khấu thanh

toán sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi nhanh tiền bán hàng, giảm nhu cầu vốn dẫn

để giảm bớt chi phí sử dụng vốn Tuy vậy, do thực hiện chiết khấu cho kháchhàng nên lợi nhuận bán hàng của doanh nghiệp có thể sụt giảm

- Quyết định về dự trữ vốn tồn kho: Việc duy trì tồn kho dự trữ sẽ giảm

thiểu rủi ro giám đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng nó lại làm tăngchi phí cơ hội của vốn, tăng chi phí bảo quản, cất trữ… làm giảm lợi nhuậncủa doanh nghiệp

- Các quyết định tài chính ngắn hạn khác: Như quyết định về khấu hao

TSCĐ, quyết định về trích lập dự phòng, quyết định về việc thanh toán…cũng luôn tạo ra mối quan hệ giữa lợi ích và rủi ro cho doanh nghiệp nóichung và cho chủ sở hữu doanh nghiệp nói riêng

Tóm lại, nhà quản trị tài chính phải đưa ra các quyết định tài chính nhằm tối

đa hóa giá trị doanh nghiệp Với mỗi quyết định tài chính, nhà quản trị phải luônđối mặt với sự mâu thuẫn giữa rủi ro và sinh lời Một quyết định tài chính khônngoan là quyết định có thể tối đa hóa được giá trị doanh nghiệp, phải đảm bảophải tối thểu hóa được rủi ro và tối đa hóa được tỷ suất sinh lời cho chủ sở hữu.Đây là điều rất khó cho các nhà quản trị tài chính trong quá trình phân tích vàđưa ra quyết định lựa chọn các quyết định tài chính phù hợp

1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp

1.1.2.1.Khái niệm, nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp

a Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và

tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạtđộng của doanh nghiệp Do các quyết định tài chính của doanh nghiệp đềugắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quátrình hoạt động của doanh nghiệp; vì vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp

Trang 16

còn được nhìn nhận là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điều chỉnh

và kiểm soát quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đápứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động của người quản

lý (nhà quản trị) liên quan đến việc đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lý tài sảncủa doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra Có thể thấy rằng quản trịtài chính doanh nghiệp liên quan đến ba loại quyết định chính: Quyết địnhđầu tư, quyết định huy động vốn và quyết định phân phối lợi nhuận làm ra,sao cho có lợi nhất cho các chủ sở hữu

Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận, là nội dung quan trọnghàng đầu của quản trị doanh nghiệp, nó có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tớitất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp Hầu hết các quyết định quản trịdoanh nghiệp đều dựa trên cơ sở những kết quả rút ra từ việc đánh giá về mặttài chính của hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp Điều này xuất phát từvai trò của công tác quản trị tài chính đối với doanh nghiệp

b.Nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp bao hàm các nội dung chủ yếu sau:

- Tham gia việc đánh giá, lựa chọn quyết định đầu tư

Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vàoquyết định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới côngnghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, sản xuất sản phẩm mới Để đi đến quyếtđịnh đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét cân nhắc trên nhiều mặt vềkinh tế, kỹ thuật và tài chính Trong đó, về mặt tài chính phải xem xét cáckhoản chi tiêu vốn cho đầu tư và dự tính thu nhập do đầu tư đưa lại; nói cáchkhác là xem xét dòng tiền và dòng tiền vào liên quan đến khoản đầu tư đểđánh giá cơ hội đầu tư về mặt tài chính Đó là quá trình hoạch định dự toánvốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tư

Trang 17

- Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đủnhu cầu vốn do các hoạt động của doanh nghiệp.

Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn Nhàquản trị tài chính phải xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt độngcủa doanh nghiệp ở trong kỳ (bao gồm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn); tiếptheo , phải tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng kịp thời , đầy đủ và cólợi cho các hoạt động của doanh nghiệp Để đi đến quyết định thích hợp, cầnxem xét cân nhắc trên nhiều mặt như: Kết cấu nguồn vốn, những điểm lợi củatừng hình thức huy động vốn, chi phi cho việc sử dụng mỗi nguồn vốn …

- Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản phảithu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Nhà quản trị tài chính phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốnhiện có của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời sốvốn ứ đọng, theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán , thu hồi tiềnbán hàng và các khoản thu khác, đồng thời quản lý chặt chẽ mọi khoản chiphát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp; thường xuyên tìm biệnpháp thiết lập sự cân bằng giữa thu và chi vốn bằng tiền, đảm bảo cho doanhnghiệp luôn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn

- Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanhnghiệp

Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế, cũng như trích lập và sửdụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triểndoanh nghiệp, cải thiện đời sống và tinh thần của người lao động trong doanhnghiệp, giải quyết hài hòa giữa lợi ích trước mắt của chủ sở hữu với lợi íchlâu dài- sự phát triển của doanh nghiệp

- Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính,

Trang 18

tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hìnhhoạt động của doanh nghiệp Mặt khác, thông qua việc định kỳ tiến hành phântích tình hình tài chính của doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn,những điểm mạnh và điểm yếu trong quản lý, dự báo tình hình tài chính củadoanh nghiệp từ đó giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp kịp thờiđưa ra các quyết định thích hợp điều chỉnh hoạt động kinh doanh và tài chínhcủa doanh nghiệp trong thời kỳ tới.

- Thực hiện kế hoạch hóa tài chính

Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thôngqua việc lập kế hoạch tài chính, có kế hoạch tài chính tốt thì doanh nghiệpmới có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới mục tiêucủa doanh nghiệp Quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là quá trìnhchủ động đưa ra các giải pháp hữu hiệu khi thị trường có sự biến động

1.1.2.2.Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp

Vai trò của quản trị tài chính đối với hoạt động của doanh nghiệp đượcthể hiện qua các mặt chủ yếu sau:

a, Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn

ra bình thường và liên tục.

Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp Trong quátrình hoạt động của doanh nghiệp thường xuyên nảy sinh các nhu cầu vốnngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên, cũng như chođầu tư phát triển của doanh nghiệp Nếu không huy động kịp thời và đủ vốn

sẽ khiến cho các hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không triểnkhai được Do vậy, việc đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp đượctiến hành bình thường, liên tục phụ thược rất lớn vào việc tổ chức huy độngvốn của tài chính doanh nghiệp

Trang 19

Nhà quản trị tài chính trên cơ sở xem xét tình hình thị trường tài chính,nhu cầu vốn và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định tối

ưu nhất trong việc tổ chức huy động các nguồn vốn (bên trong, bên ngoài)đáp ứng nhu cầu cho hoạt động của doanh nghiệp Một chính sách tài trợđúng đắn không những giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro tài chính, mà còntác động rất lớn đến việc thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp

b, Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Với việc lựa chọn dự án đầu tư trên cở sở cân nhắc, so sánh giữa tỷ suấtsinh lời, chi phí huy động vốn và mức độ rủi ro của dự án đầu tư…nhà quảntrị tài chính đã tạo tiền đề cho việc sử dụng vốn tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.Việc tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ sẽ giúp cho doanh nghiệpchớp được cơ hội kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp.Việc lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp, đảmbảo cơ cấu vốn tối ưu có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt được chi phí sửdụng vốn, góp phần tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp

Mặt khác, với việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinhdoanh có thể giúp doanh nghiệp tránh được thiết hại do ứ đọng vốn, tăngvòng quay tài sản, giảm được số vốn vay từ đó giảm được tiền trả lãi vay, gópphần tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghệp

c, Kiểm tra, giám sát một cách toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình vậnđộng, chuyển hóa hình thái của vốn tiền tệ Vì vậy, thông qua việc xem xéttình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, và nhất là thông qua việc phân tích đánhgiá tình hình tài chính doanh nghiệp và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính,

Trang 20

các nhà quản trị tài chính có thể kiểm soát kịp thời và toàn diện các mặt hoạtđộng của doanh nghiệp, từ đó chỉ ra những tồn tại và những tiềm năng chưađược khai thác để đưa ra các quyết định thích hợp, điều chính các hoạt độngnhằm đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.

1.2.Tình hình tài chính của doanh nghiệp

1.2.1.Khái niệm tình hình tài chính doanh nghiệp

Tình hình tài chính doanh nghiệp, nói một cách chung nhất, là tình hìnhtài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, tình hình kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh, tình hình lưu chuyển các dòng tiền và tình hình vận động sử dụngvốn của doanh nghiệp được thể hiện, lượng hóa qua nhưng chỉ số tài chínhkhô khan về tài sản, vốn lưu động, các khoản phải thu, phải trả, nguồn vốnchủ sở hữu, các khoản lợi nhuận…của Công ty tại một thời điểm nào đó.Ngoài ra, tình hình tài chính doanh nghiệp còn phải đề cập đến sức mạnh tàichính của Công ty qua giá trị tổng tài sản, nguồn vốn

1.2.2.Nội dung và các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp

1.2.2.1.Tình hình nguốn vốn của doanh nghiêp

Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh nguồn gốc, xuất xứcủa vốn kinh doanh mà doanh nghiệp huy động sử dụng vào hoạt động kinhdoanh

Dựa vào tiêu thức nhất định có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệpthành nhiều loại khác nhau Thông thường trong công tác quản lý người tathường sử dụng một số phương pháp phân loại nguồn vốn chủ yếu sau:

Dựa vào quan hệ sở hữu

Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hailoại là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

- Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp,bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh

Trang 21

-Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp cótrách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, cáckhoản phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanhnghiệp…

Dựa vào vào thời gian huy động và sử dụng vốn

Căn cứ vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp rathành hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời

- Nguồn vốn tạm thời: Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới mộtnăm) doanh nghiệp có thể sử để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thờiphát sinh trong doanh nghiệp

- Nguồn vốn thường xuyên: Là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổnđịnh mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh

Dựa vào phạm vi huy động vốn

Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp có thểchia thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài

-Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từchính hoạt động của bản than doanh nghiệp tạo ra

- Nguồn vốn bên ngoài là nguồn vốn được huy động từ bên ngoài doanhnghiệp để tăng them nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp

Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quy mô nguồn vốn

Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn vốn bao gồm: Giá trị tổng nguồn

và từng chỉ tiêu nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán

Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn

- Hệ số nợ: Hệ số này thể hiện việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong

tổ chức nguồn vốn và điều đó cũng cho thấy sự độc lập về tài chính, mức độ

sử dụng đòn bẩy tài chính và rủi do tài chính có thể gặp phải để từ đó có sựđiều chỉnh về chính sách tài chính

Trang 22

vào tài sản dài hạn Tổng tài sản

Chỉ tiêu tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn phản ánh mức độ đầu tư vào tàisản ngắn hạn

Chỉ tiêu tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn phản ánh mức độ đầu tư vào tàisản dài hạn

Cần căn cứ vào ngành kinh doanh và tình hình kinh doanh cụ thể của doanh

Tỷ lệ đầu tư

= Tài sản ngắn hạn

vào tài sản ngắn hạn Tổng tài sản

Trang 23

nghiệp để đánh giá mức độ hợp lý trong việc đầu tư vào các loại tài sản.

1.2.2.3.Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong mộtthời kỳ được phản ánh khái quát trong Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh Số liệu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp nhữngthông tin tổng hợp nhất về kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ vàchỉ ra rằng, các hoạt động đó đem lại lợi nhuận hay bị lỗ

Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh

Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả kinh doanh là các chỉ tiêu trongbáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Một số chỉ tiêu thể hiện một cách rõnhất tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ đó là doanh thu

và thu nhập khác, lợi nhuận của doanh nghiệp

- Doanh thu và thu nhập khác

+ Doanh thu bán hàng là giá trị toàn bộ lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thuđược từ việc bán sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định.Doanh thu bán hàng = ∑Q x P

Q: lượng sản phẩm, hàng hóa xuất bán trong kỳ

P: giá bán đơn vị sản phẩm

+Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu tài chính là giá trị các loại

ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ do các hoạt động tài chínhmang lại

+ Thu nhập khác: Là các khoản thu được trong kỳ do các hoạt độngkhông thường xuyên tạo ra

- Lợi nhuận: là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà

Doanh thu

= Doanh thu - Các khoản giảmthuần bán hàng bán hàng trừ doanh thu

Trang 24

doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanhnghiệp trong một thời kỳ nhất định.

+ Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh:

Lợi nhuận hoạt động

Lợi nhuận hoạt động

= Doanh thu hoạt động - Chi phí - Thuế gián thu

- Lợi nhuận khác:

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – chi phí khác – thuế gián thu (nếu có)

- Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp

Lợi nhuận

= Lợi nhuận hoạt động + Lợi nhuận hoạt động + Lợi nhuận

- Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp

Trang 25

người ta thường chỉ xem xét đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh chính.

Bỏ qua đối với hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác Do đó, lợinhuận của dự án đầu tư hay kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp đượcxác định như sau:

Lợi nhuận trước lãi vay

= Doanh thu thuần - Tổng chi phí sản

và thuế (EBIT) bán hàng xuất kinh doanhHoặc có thể được xác định:

EBIT

= Doanh thu thuần - Tổng giá thành toàn bộ

Bán hàng Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụLợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế - lãi vay vốnLợi nhuận

= Lợi nhuận x (1-thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệpSau thuế Trước thuế

Đối với mỗi doanh nghiệp, lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổnghợp phản ánh kết quả hoạt động kinh của doanh nghiệp

Để đánh giá hiệu quả hoạt động một cách toàn diện người ta phải sửdụng kết hợp chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận Đó là các chỉ tiêu: Tỷsuất lợi nhuận doanh thu, tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuậnvốn chủ sở hữu

1.2.2.4.Tình hình dòng tiền của doanh nghiệp

Tình hình dòng tiền của doanh nghiệp là sự phản ánh tình hình vận độngcủa tiền đi vào hoặc đi ra phát sinh trong một thời kỳ nhất định từ các hoạtđộng của một doanh nghiệp

Dòng tiền của doanh nghiệp bao gồm: Dòng tiền ra, dòng tiền vào vàdòng tiền thuần

- Dòng tiền ra: Là dòng tiền phát sinh đi ra khỏi doanh nghiệp trong quá

Trang 26

trình hoạt động Dòng tiền ra là các khoản chi tiêu tiền của doanh nghiệp đểđầu tư mua sắm tài sản, để thanh toán các khoản tiền mua nguyên vật liệu, trảlương, nộp thuế, nộp bảo hiểm, mua dịch vụ bên ngoài cung cấp, trả nợ vay,chi trả lãi vay, chia cổ tức cho chủ sở hữu…

- Dòng tiền vào: Là dòng tiền phát sinh đi vào doanh nghiệp trong quátrình hoạt động Dòng tiền vào là các khoản tiền thu được từ bán bán sảnphẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đi vay vốn, phát hành cổ phiếu, thanh lýtài sản, rút vốn đầu tư…

- Dòng tiền thuần: Là dòng tiền chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòngtiền ra của doanh nghiệp phát sinh trong một thời kỳ hoạt động của doanhnghiệp

Để phục vụ cho công tác quản trị dòng tiền, người ta thường phân loạidòng tiền của doanh nghiệp theo 2 tiêu chí: Phân loại theo hoạt động và phânloại theo tính chất sở hữu

Phân loại dòng tiền theo hoạt động

Theo cách phân loại này, dòng tiền của doanh nghiệp được chia thành 3loại:

- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Đây là dòng tiền quan trọng nhấtcủa doanh nghiệp do nó phản nhánh được dòng tiền vào và ra chủ yếu từ hoạtđộng sản xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp

- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Đây là dòng tiền ra vào từ hoạt độngđầu tư mua sắm, hình thành nên tai sản dài hạn của doanh nghiệp và cáckhoản đầu tư tài chính Đây là dòng tiền có tác động rất lớn đến khả năng tạotiền lâu dài của doanh nghiệp

- Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Dòng tiền từ hoạt động tài chính phảnánh trực tiếp dòng tiền từ các quyết định huy động vốn cho hoạt động củadoanh nghiệp như quyết định vay vốn, trả nợ, phát hành cổ phiếu huy động

Trang 27

vốn, kêu gọi vốn góp, mua lại cổ phần, phân phối lợi nhuận.

Trang 28

Dựa theo tính sở hữu của dòng tiền

Theo tính chất sở hữu của dòng tiền, người ta chia dòng tiền của doanhnghiệp thành 2 loại:

- Dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF): Là dòng tiền được tạo ra từhoạt động kinh doanh thuộc về nhà đầu tư, bao gồm cả chủ nợ và chủ sở hữusau khi trừ đi những khoản đầu tư cần thiết cho hoạt động kinh doanh trongtương lại

FCFF=[EBIT(1-t%) + Khấu hao] - [Đầu tư mới vào TSCĐ + Thay đổi VLĐ]

- Dòng tiền thuần của chủ sở hữu ( FCFE): Là dòng tiền trong kỳ thuộc

sở hữu của các cổ đông mà các cổ đông sau khi đã tính đến chi tiêu vốn chođầu tư tài sản và thanh toán nợ gốc

FCFE=[NI + Khấu hao + Khoản vốn vay mới] - [Đầu tư mới vào TSCĐ+ Thay đổi VLĐ + Trả nợ vay gốc]

Các chỉ tiêu phản ánh tình hình dòng tiền của doanh nghiệp

- Chi tiêu thời gian chuyển hóa thành tiền: Là khoảng thời gian kể từlúc sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp chuyển thành tiềnmặt Ba nhân tố quan trọng trong việc nghiên cứu về vòng luân chuyển củatiền mặt: Kỳ thu tiền trung bình, số ngày trả nợ bình quân và ngày hàng tồnkho bình quân

+ Kỳ thu tiền trung bình (ADR): Là số ngày được tính bình quân từ lúccho khách hàng nợ đến khi thu hồi số nợ phải thu từ khách hàng

+

Kỳ trả tiền trung bình (ADP): Là số ngày được tính bình quân từ lúc muanguyên vật liệu, hàng hóa cho đến kinh doanh nghiệp phải thanh toán tiền chonhà cung cấp

Kỳ thu tiền trung bình = Nợ phải thu bình quân

Doanh thu bán chịu bình quân một ngày

Trang 29

Kỳ trả tiền trung bình = Nợ phải trả bình quân

Tổng giá trị hàng mua chịu bình quân một ngày+ Kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân (ADI): Là số ngày bình quân

từ lúc nguyên vật liệu, hàng hóa được nhập kho cho đến lúc xuất kho và bánđược cho khách hàng

Kỳ trả tiền trung bình = Hàng tồn kho bình quân

Giá vốn hàng bán bình quân một ngày+ Thời gian bình quân chuyển hóa thành tiền = ADR +ADI –ADP

Số ngày tồn kho càng lớn, số ngyaf cho khách chịu càng dài hoặc sốngày trả nợ bình quân càng nhỏ thì thời gian chuyển hóa của tiền cũng cànglớn và ngược lại

- Chỉ tiêu đánh giá tình hình dòng tiền của doanh nghiệp

+ Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh: Chỉ tiêu này nhằm giúp nhàquản trị đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh so vớidoanh thu đạt được

Hệ số tạo tiền từ HĐKD = Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh

Doanh thu bán hàng+ Hệ số doanh thu bằng tiền so với doanh thu bán hàng

Hệ số doanh thu bằng tiền so với doanh thu = Doanh thu bằng tiền

Doanh thu bán hàngChỉ tiêu này phản ánh mức độ thu tiền từ doanh thu bán hàng trong kỳ.Qua đây đánh giá khả năng thu hồi tiền từ doanh thu

+ Hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần hoạt động:

Hệ số này sử dụng để đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt động sảnxuất kinh doanh có đáp ứng được yêu cầu thanh toán lãi vay hay không

Trang 30

Hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay

= Dòng tiền thuần từ HĐKD + Lãi vay phải trả

từ dòng tiền thuần hoạt động Lãi vay phải trả

+ Hệ số đánh giá khả năng chi trả nợ của dòng tiền thuần hoạt động

Chi tiêu này sử dụng để xem xét khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạncủa doanh nghiệp thông qua dòng tiền thuần hoạt động Thông qua đó, đánhgiá khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đủ chi trả

nợ hay không

Hệ số đảm bảo thanh toán nợ

= Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

từ dòng tiền thuần hoạt động Tổng nợ ngắn hạn

1.2.2.4.Tình hình công nợ và khả năng thanh toán

a Tình hình công nợ

Tình hình công nợ của doanh nghiệp là tình hình bị chiếm dụng vốn và

đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp

Chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ: Có 2 nhóm chỉ tiêu.

-Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ:

+ Chỉ tiêu các khoản phải thu và tổng các khoản phải thu: Phản ánh tìnhhình quy mô công nợ phải thu của doanh nghiệp, quy mô vốn của doanhnghiệp bị chiếm dụng

+ Chỉ tiêu các khoản phải trả và tổng các khoản phải trả: Phản ánh tìnhhình quy mô công nợ phải trả của doanh nghiệp, quy mô vốn mà doanhnghiệp đi chiếm dụng được

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu, trình độ quản trị nợ

+ Hệ số các khoản phải thu: Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụngvốn của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanhnghiệp có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng

Trang 31

Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thu

Tổng tài sản

+ Hệ số các khoản phải trả: Chỉ tiêu này phản mức độ đi chiếm dụng vốncủa doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản thì doanh nghiệp cóbao nhiêu phần được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng

+ Hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả: Chỉ tiêu này nàyphản ánh các khoản các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản

đi chiếm dụng

+Số vòng quay nợ phải thu

Đây là chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được baonhiêu vòng Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp

Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng

Số nợ phải thu bình quân trong kỳ

Từ số vòng quay nợ phải thu sẽ xác định được kỳ thu tiền trung bình

Kỳ thu tiền trung bình (ngày) = 360 ngày

Vòng quay nợ phải thu

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán

Hệ số các khoản phải trả = Các khoản phải trả

Tổng tài sản

Hệ số các khoản phải thu

= Các khoản phải thu

so với các khoản phải trả Các khoản phải trả

Trang 32

hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bánhàng.

b Tình hình khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán là khả năng sử dụng các nguồn lực của doanhnghiệp để ứng phó với các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp theo thời hạnphù hợp

Các chỉ tiêu phản ánh tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp.+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (hệ số khả năng thanh toán nợngắn hạn) Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền đểtrang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảmbảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này cho biết khả năng thanhtoán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện thanh lýkhẩn cấp hàng tồn kho

Hệ số khả năng

= Tài sản ngắn hạnthanh toán hiện thời Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng

= Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

Trang 33

+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số này cho biết khả năng thanh

toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng như phản ánh mức độ rủi ro có thểgặp phải đối với cái chủ nợ

1.2.2.6.Tình hình hiệu suất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

a Tình hình hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp

Các hệ số hiệu suất hoạt động kinh doanh có tác dụng đo lường năng lựcquản lý và khai thác mức độ hoạt động của các tài sản hiện có của doanhnghiệp Thông thường các hệ số hoạt động sau đây được sử dụng trong việcđánh giá mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Số vòng quay hàng tồn kho: Đây là chỉ tiêu khá quan trọng phản ánhmột đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ

Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kỳ

Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểmngành nghề kinh doanh và chính sách tồn kho của doanh nghiệp

Thông thường, chỉ tiêu này cao so với các doanh nghiệp trong ngành chỉ

ra rằng: Việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp

có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàngtồn kho Tuy nhiên để đánh giá chính xác cần xem xét tình thế của doanhnghiệp

Từ vòng quay hàng tồn kho sẽ tính được số ngày trung bình thực hiệnmột vòng quay hàng tồn kho

Trang 34

Số vòng quay nợ phải thu

Đây là chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được baonhiêu vòng Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp

Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng

Số nợ phải thu bình quân trong kỳ

Từ số vòng quay nợ phải thu sẽ xác định được kỳ thu tiền trung bình

Kỳ thu tiền trung bình (ngày) = 360 ngày

Vòng quay nợ phải thu

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiềnbán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu đượctiền bán hàng

hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần trong kỳ

Số VLĐ bình quân

Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ (360 ngày)

Số lần luân chuyển VLĐ

Trang 35

Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác

Đây là chỉ tiêu cho phép đánh giá mức độ khai thác sử dụng vốn cố địnhcủa doanh nghiệp trong kỳ

Hiệu suất sử dụng vốn

= Doanh thu thuần trong kỳ

cố định và vốn dài hạn khác VCĐ và vốn dài hạn khác bình quân trong kỳ

Vòng quay tài sản (hay vòng quay toàn bộ vốn)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ sốvốn hiện có của doanh nghiệp

Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần trong kỳ

Tổng tài sản hay VKD bình quân sử dụng trong kỳNếu hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp đang phát huy công suất hiệuquả và có khả năng cần phải đầu tư mới nếu muốn mở rộng công suất Nếuchỉ tiêu này thấp cho thấy vốn được sử dụng chưa hiệu quả và là dấu hiệu chothấy doanh nghiệp có những tài sản bị ứ đọng hoặc hiệu suất hoạt động thấp

b.Tình hình hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tình hình hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh qua cácchỉ tiêu sau

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROS)

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thuthuần trong kỳ của doanh nghiệp Nó thể hiện, khi thực hiện một đồng doanhthu trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận

Trang 36

Chỉ tiêu này cũng là một chi tiêu phản ánh khả năng quản lý, tiết kiệm chiphí của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí thì sẽ nâng cao được

tỷ suất này Bên cạnh đó tỷ suất này phụ thuộc lớn vào đặc điểm kinh tế kỹ thuậtcủa ngành kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp

 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)

Tỷ suấ sinh lời kinh tế của tài sản còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trướclãi vay và thuế trên vốn kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lờicủa tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc củavốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp

Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mói quan hệ với lãisuất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay tiêucực đối với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu

 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năngsinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay Chỉ tiêunày phản ánh trình độ quản lý vốn của doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

= Lợi nhuận trước thuế trong kỳtrên vốn kinh doanh VKD bình quân sử dụng trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

Tỷ suất này còn được gọi là tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA) Hệ

số này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

= Lợi nhuận sau thuế trong kỳTrên doanh thu (ROS) Doanh thu thuần trong kỳ

Tỷ suất sinh lời kinh tế

= Lợi nhuận trước lãi vay và thếcủa tài sản Tổng tài sản (hay VKD bình quân)

Trang 37

nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

= Lợi nhuận sau thuếtrên vốn kinh doanh (ROA) VKD bình quân trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

Hệ số này đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốncủa chủ sở hữu trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận vốn

= Lợi nhuận sau thuếchủ sở hữu (ROE) VCSH bình quân sử dụng trong kỳ Thu nhập một cổ phần thường (EPS)

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi cổ phần thường trong năm thu được baonhiêu lợi nhuận sau thuế

Thu nhập một

= NI – cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi

cổ phần thường (EPS) Tổng số cổ phần thường đang lưu hành

Ngoài ra, người ta còn có thể phân tích mối quan hệ giữa các hệ số tài chính.

- Mối quan hệ giữa ROA và hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

= Lợi nhuận sau thuếtrên vốn kinh doanh (ROA) VKD bình quân trong kỳ

ROA = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần

Doanh thu thuần Tổng số VKD

Trang 38

Như vậy: ROA = ROS x Vòng quay toàn bộ vốn

- Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE

Tỷ suất lợi nhuận vốn

= Lợi nhuận sau thuếchủ sở hữu (ROE) VCSH bình quân sử dụng trong kỳ

Qua phân tích trên ta thấy có 3 nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuậncốn chủ sở hữu trong kỳ, đó là:

+ ROS: Phản ánh trình độ quản trị doanh thu và chi phí doanh nghiệp+ Vòng quay toàn bộ vốn: Phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sảncủa doanh nghiệp

+ Hệ số nợ: Phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt độngcủa doanh nghiệp

- Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng bền vững

Tỷ lệ tăng trưởng bền vững là tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận và cổ tức chochủ sở hữu hiện hành mà không làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn và không phảihuy động vốn chủ sở hữu từ bên ngoài

g = ROE x Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại

Như vậy, có 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng tăng trưởng lợi nhuận và

cổ tức cho các chủ sở hữu hiện hành đó là:

+ ROS và vòng quay tài sản: Đây là nhóm nhân tố do chính sách đầu tư

DT thuần VKD bình quân VCSH bình quân

ROE = ROS x Vòng quay tổng vốn x 1

Trang 39

vốn tạo ra.

+ Hệ số vốn trên VCSH: Đây là nhóm nhân tố do chính sách tài trợ tạo ra.+ Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại: Đây là nhóm nhân tố do chính sách phân phốilợi nhuận tạo ra

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình tài chính doanh nghiệp

1.3.1.Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp

Theo tổ chức pháp lý của doanh nghiệp hiện hành, ở nước ta hiện có cácloại hình tổ chức doanh nghiệp chủ yếu sau: Doanh nghiệp nhà nước, công ty

cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài Mỗi doanh nghiệp khi thành lập sẽ lựa chọn theomột hình thức pháp lý nhất định Mỗi loại hình doanh nghiệp đó có đặc trưngriêng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp.Vì vậyviệc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh

là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp Và điều đó đồng nghĩa với việc ảnh hưởng tới năng lực tàichính của doanh nghiệp Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hìnhdoanh nghiệp là: uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng; khả năng huyđộng vốn; rủi ro đầu tư; tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lậpdoanh nghiệp; tổ chức quản lý doanh nghiệp

1.3.2.Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh

Mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau có đặc điểm kinh tế - kĩ thuậtriêng có ảnh hưởng không nhỏ đến NLTC của doanh nghiệp Do những đặcđiểm đó chi phối đến tỷ trọng đầu tư cho các loại tài sản trong doanh nghiệp,nhu cầu vốn lưu động…Bên cạnh đó, mỗi ngành nghề kinh doanh lại chịu tácđộng khác nhau trước những biến động của nền kinh tế vĩ mô

Đối với những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có chu kì kinhdoanh ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm không cóbiến động lớn, DN cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng nên dễ dàng

Trang 40

đảm bảo cân đối thu chi, cũng như đảm bảo nhu cầu vốn lưu động Còn đốivới những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có chu kì kinh doanh dài thì nhucầu vốn lưu động lớn hơn Những DN hoạt động trong ngành thương mại,dịch vụ thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển vốn lưudộng cũng nhanh hơn so với ngành công nghiệp, nông nghiệp…

1.3.3.Môi trường kinh doanh

Tự nhiên - Cơ sở hạ tầng

Yếu tố này tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặcbiệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như:sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch

Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên, các doanhnghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt độngphân tích, dự baó của bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quanchuyên môn Các biện pháp thường được doanh nghiệp sử dụng: dự phòng,san bằng, tiên đoán và các biện pháp khác Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đếncác doanh nghiệp như vấn đề tiếng ồn, ô nhiễm môi trường và các doanhnghiệp phải cùng nhau giải quyết

Ngày đăng: 02/02/2020, 08:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w