1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đánh giá giá trị của bộ câu hỏi Gerdq trong phát hiện nhu cầu điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

5 140 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 180,55 KB

Nội dung

Mục tiêu của bài viết là mô tả các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Đánh giá hiệu quả của GerdQ trong phát hiện các triệu chứng bệnh TNDD-TQ. Mời các bạn tham khảo!

Trang 1

NHU CẦU ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN

Dương Hồng Thái * , Đồng Đức Hoàng

Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường

xuyên các chất từ dạ dày lên thực quản, bệnh không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có nguy cơ gây ra những biến chứng nặng nề như loét, hẹp, chảy máu thực quản, thậm chí dẫn tới ung thư Việc chẩn đoán sớm, điều trị hợp lý và kịp thời sẽ làm cải thiện cuộc sống cho người bệnh

cũng như giảm thiểu được các biến chứng nguy hiểm Mục tiêu: Mô tả các triệu chứng của bệnh

trào ngược dạ dày - thực quản Đánh giá hiệu quả của GerdQ trong phát hiện các triệu chứng bệnh

TNDD-TQ Phương pháp nghiên cứu: 50 bệnh nhân trào ngược dạ dày - thực quản của khoa

Nội, bệnh viện Đa khoa TƯ Thái Nguyên được chọn vào nghiên cứu Khi vào viện các bệnh nhân

thông tin giúp chẩn đoán bệnh và khuyến cáo điều trị cho bệnh nhân GerdQ gồm 6 câu hỏi, 4 câu

về triệu chứng, 2 câu về tác động của bệnh trên bệnh nhân do bệnh nhân tự điền và bác sĩ kiểm tra

lại Kết quả: Tỉ lệ về giới của đối tượng nghiên cứu là tương đương nhau nam 52%, nữ 48%

Nhóm tuổi từ 41 - 60 chiếm tỉ lệ lớn nhất với 21% Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng ợ nóng là 100%, ợ chua là 96%, nuốt khó chỉ là 20%,các triệu chứng khác như: nuốt đau 46%, nôn 56%, ợ hơi 16% Sau khi đánh giá bằng bộ câu hỏi GerdQ, có 50% số bệnh nhân có điểm từ 3-7, khả năng

bị gerd thấp Có 44% số bệnh nhân có điểm từ 8-10 và điểm tác động <3, khả năng bị Gerd nhẹ

Có 6% bệnh nhân có điểm từ 11-18 và điểm tác động ≥ 3, khả năng bị Gerd nặng 44% số bệnh nhân có hình ảnh nội soi là viêm thực quản tương ứng với điểm GerdQ là 9,14 ± 0,56; 6% số bệnh nhân có hình ảnh nội soi loét thực quản tương ứng với điểm GerdQ là 15 Sự khác biệt giữa các nhóm tổn thương có ý nghĩa thống kê với p = 0,001 Với r = 0,195, chỉ có sự tương quan tuyến

tính yếu giữa tiền sử hút thuốc và các triệu chứng của Gerd Kết luận: Triệu chứng thường gặp

của BTNDD-TQ là ợ nóng, ợ chua, nuốt đau, nôn Kết quả đánh giá theo GerdQ phù hợp với tổn thương dạ dày thực quản trên nội soi

Từ khóa:

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh 1í

thường gặp tại các nước phương tây với tỉ lệ

phổ biến trong dân số khoảng 20%

Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản

(BTNDD-TQ) đã được y văn đề cập đến từ

vài chục năm nay, nhưng ở Việt Nam, bệnh

này chỉ mới được lưu ý từ vài năm trở lại đây

Một trong các nguyên nhân làm cho

BTNDD-TQ chưa được quan tâm đúng mức ở nước ta

do triệu chứng quan trọng nhất của bệnh này

chưa được kiểm soát kỹ, trong khi các triệu

chứng khác thì rất dễ bị lầm lẫn và thường

được qui cho các bệnh khác như viêm loét dạ

dày – tá tràng, viêm thanh quản, viêm mũi

xoang…

Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản là tình

trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên

các chất từ dạ dày lên thực quản, bệnh không

chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có

*

nguy cơ gây ra những biến chứng nặng nề như loét, hẹp, chảy máu thực quản, thậm chí dẫn tới ung thư Việc chẩn đoán sớm, điều trị hợp lý và kịp thời sẽ làm cải thiện cuộc sống cho người bệnh cũng như giảm thiểu được các biến chứng nguy hiểm Do đó chúng tôi

tiến hành đề tài này với mục tiêu:

- Mô tả các triệu chứng của bệnh trào ngược

dạ dày - thực quản

- Đánh giá hiệu quả của GerdQ trong phát hiện các triệu chứng bệnh TNDD-TQ

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu:

Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán Gerd dựa vào các triệu chứng sau:

- Ợ nóng: Là triệu chứng thường gặp nhất, đó

là cảm giác gây ra do các thành phần của dịch

dạ dày trào ngược lên thực quản Bệnh nhân

Trang 2

thấy nóng rát từ vùng thượng vị, lan ngược

lên phía sau xương ức có khi lên tận cổ họng

Ợ nóng thường tăng lên sau khi ăn, khi nằm

xuống hoặc ưỡn người về phía trước

- Ợ chua: Là hiện tượng do các thành phần

acid của dịch dày và/hoặc thực quản trào

ngược lại ra vùng hầu họng

- Nuốt khó: Đó là cảm giác thức ăn hay nước

uống dừng lại phía sau xương ức ngay sau khi

nuốt Nuốt khó, hay nghẹn là triệu chứng cần

cảnh giác với ung thư thực quản

Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

- Thời gian nghiên cứu: Từ 1/2011 – 12/2011

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nội tiêu hóa

Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu mô tả

- Thiết kế nghiên cứu tiến cứu

- Chọn mẫu có chủ đích

Chỉ tiêu nghiên cứu:

* Chỉ tiêu chung : Tuổi, giới, nghề nghiệp, địa

chỉ

* Chỉ tiêu lâm sàng:

Khai thác tiền sử uống rượu, hút thuốc, uống café, ăn nhiều mỡ

Triệu chứng lâm sàng: ợ nóng, ợ chua, nuốt khó Ngoài các triệu chứng trên có thể gặp các triệu chứng không điển hình hoặc do biến chứng như nuốt đau, nôn, ợ hơi; khàn tiếng, đau họng, ho; tăng tiết nước bọt; hen phế quản…

* Chỉ tiêu cận lâm sàng:

Theo dõi pH thực quản 24 giờ, Chụp X-quang thực quản

Nội soi: Có tổn thương niêm mạc thực quản như trợt, loét, viêm

Phương pháp thu thập số liệu

- Thông tin được ghi theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất Phỏng vấn bệnh nhân

và người nhà về: Tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, dân tộc, tiền sử

Sau đó dùng gerdQ để thu thập các thông tin giúp chẩn đoán bệnh và khuyến cáo điều trị cho bệnh nhân GerdQ gồm 6 câu hỏi, 4 câu

về triệu chứng, 2 câu về tác động của bệnh trên bệnh nhân do bệnh nhân tự điền và bác sĩ kiểm tra lại

1 Thang điểm của GerdQ

Tổng điểm

Câu hỏi

vể triệu

chứng

+

+

Câu hỏi

về mức độ

tác động

| |

Tổng số điểm

2 Tổng số điểm ghi nhận được giải thích theo bảng sau

0 - 2 Khả năng GERD thấp

3-7 Khả năng GERD thấp

≥ 3 GERD nặng

≥ 3 GERD nặng

Trang 3

- Tham khảo hồ sơ bệnh án của từng bệnh

nhân để lấy thông số cận lâm sàng

- Nội soi thực quản – dạ dày:

Bệnh nhân hợp tác soi, tiến hành soi tại phòng

nội soi của BVĐKTWTN bằng hệ thống máy

soi đồng bộ Olympus XQ 40 Mô tả các tổn

thương sau:

+ Viêm thực quản do trào ngược (VTQTN)

với các hệ quả loét, teo hẹp

+ Xơ hóa do viêm có thể làm co rút thực quản

(Bracheesophage)

+ Niêm mạc thực quản bị ngắn

(Emdobrachyesophage) do niêm mạc thực

quản bị thay thế dần bởi niêm mạc dạ dày

(chuyển sản niêm mạc Barrett) với nguy cơ

ung thư hóa đoạn niêm mạc bị chuyển sản

+ Loét thực quản có thể gây XHTH

Phương pháp xử lý số liệu

- Các số liệu thu thập được xử lý theo phương

pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm

SPSS 13.0

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Bảng 1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Đối tượng

Tuổi

Nghề nghiệp

Dân tộc

- Nhận xét:

+ Tỉ lệ về giới của đối tượng nghiên cứu là

tương đương nhau nam 52%, nữ 48% Phù

hợp với nghiên cứu của Rui Wang [1] là nam

52,2%, nữ 47,8%

+ Nhóm tuổi từ 41 - 60 chiếm tỉ lệ lớn nhất với 21% Theo nghiên cứu của Rui Wang thì nhóm tuổi từ 40 - 49 chiếm tỉ lệ lớn nhất với 23,7% Nghiên cứu của Engels [4] thì thấy nhóm tuổi từ 50 - 59 chiếm tỉ lệ lớn nhất với 27%

+ Trong số các nhóm nghề của đối tượng nghiên cứu thì cán bộ là nhóm mắc bệnh nhiều nhất với 56%

+ Dân tộc kinh là nhóm chiếm tỉ lệ cao nhất với 72%

Bảng 2 Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

Đối tượng Triệu chứng n (50) Tỉ lệ %

- Nhận xét:

+ Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng ợ nóng là 100%, phù hợp với nghiên cứu của Engels [4]

có tỉ lệ là 99,6%

+ Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng ợ chua là 96%, nghiên cứu của Engels cũng có tỉ lệ cao

là 80,2%

+ Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng nuốt khó chỉ

là 20%, nghiên cứu của Engel cũng có tỉ lệ thấp là 31,3%

+ Ngoài ra đối tượng nghiên cứu còn có các triệu chứng khác như: nuốt đau 46%, nôn 56%, ợ hơi 16%

Bảng 3 Đánh giá triệu chứng lâm sàng theo

thang điểm GerdQ

- Nhận xét:

Trang 4

+ Sau khi đánh giá bằng bộ câu hỏi GerdQ, có

50% số bệnh nhân có điểm từ 3-7, khả năng

bị gerd thấp

+ Có 44% số bệnh nhân có điểm từ 8-10 và

điểm tác động <3, khả năng bị Gerd nhẹ

+ Có 6% bệnh nhân có điểm từ 11-18 và điểm

tác động ≥ 3, khả năng bị Gerd nặng

Bảng 4 Liên quan giữa tổn thương trên nội soi và

tổng điểm theo GerdQ

Đối tượng

Kết quả

n (50)

Tỉ lệ

0,001

- Nhận xét: Có sự khác biệt về tổng điểm

theo GerdQ giữa các kết quả nội soi dạ dày

thực quản, tổn thương tại thực quản càng

nặng thì tổng điểm theo GerdQ càng cao,

44% số bệnh nhân có hình ảnh nội soi là viêm

thực quản tương ứng với điểm GerdQ là 9,14

± 0,56, 6% số bệnh nhân có hình ảnh nội soi

loét thực quản tương ứng với điểm GerdQ là

15 Tổn thương trên nội soi của tác giả

Michael Shaw [5] là bình thường 45%, grade

A 31%, grade B 24% Sự khác biệt giữa các

nhóm tổn thương có ý nghĩa thống kê với p =

0,001

KẾT LUẬN

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

- Tỉ lệ về giới của đối tượng nghiên cứu là

tương đương nhau nam 52%, nữ 48%

- Nhóm tuổi từ 41 - 60 chiếm tỉ lệ lớn nhất

với 21%

Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên

cứu

- Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng ợ nóng là

100%, ợ chua là 96%, nuốt khó chỉ là

20%,các triệu chứng khác như: nuốt đau 46%,

nôn 56%, ợ hơi 16%

- Sau khi đánh giá bằng bộ câu hỏi GerdQ, có

50% số bệnh nhân có điểm từ 3-7, khả năng

bị gerd thấp

- Có 44% số bệnh nhân có điểm từ 8-10 và điểm tác động <3, khả năng bị Gerd nhẹ

- Có 6% bệnh nhân có điểm từ 11-18 và điểm tác động ≥ 3, khả năng bị Gerd nặng

Liên quan giữa các yếu tố và tổng điểm theo GerdQ

- 44% số bệnh nhân có hình ảnh nội soi là viêm thực quản tương ứng với điểm GerdQ là 9,14 ± 0,56; 6% số bệnh nhân có hình ảnh nội soi loét thực quản tương ứng với điểm GerdQ

là 15 Sự khác biệt giữa các nhóm tổn thương

có ý nghĩa thống kê với p = 0,001

- Với r = 0,195, chỉ có sự tương quan tuyến tính yếu giữa tiền sử hút thuốc và các triệu chứng của Gerd

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].Rui Wang, 2010, Impact of gastroesophageal

reflux disease on daily life the Systematic Investigation of Gastrointestinal Diseases in China (SILC) epidemiological study Health and

Quality of Life outcomes 8:128

[2] Ai Kubo, 2008, Cigarette smoking and the

risk of Barrett’s esophagus Cancer causes control

20:303 - 311

[3] W.M.Wong, K.F.Lam, 2003, A validated

symptoms questionnaire (Chinese GerdQ) for the diagnosis of gastro-oesophagel reflux disease in the chinese population, Aliment Pharmacol Ther

1407 - 1413

[4] Leopold GJB Engels, 2010, Psychometric

validation of the Dutch translation of the quality

of life in reflux and dyspepsia (QOLRAD) questionnaire in patients with gastroesophageal reflux disease Health and Quality of Life

outcomes.8:85 [5] Michael Shaw, 2007, The Reflux Disease

Questionnaire a measure for assessment of treatment response in clinical trials Health and

Quality of Life outcomes, 6:31

X

Trang 5

SUMMARRY

EVALUATE THE VALUE OF GERD QUESTIONNAIRE IN DETECTING TREATING DEMAND FOR GASTROESOPHAGEAL REFLUX DISEASE

Duong Hong Thai * , Dong Duc Hoang

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

Introduction: Gerd is uncontinuous or frequent reflux situation from stomach to esophageal, this disease

not only cause unpleasant but also has endangered complications: ulcer, narrow, bleeding even cancer Early diagnosis, reasonable and timely treatment will improve patient life and decrease dangerous

complications Aim: describe symptoms of Gerd Evaluate the value of gerdQ in detecting treating demand for gerd Methods: 60 gerd patients were enrolled in the study When entering the hospital, patients were

examined physically and collected lab results Then use gerdQ to collect information for diagnosis and

treatment Gerd consist of 6 questions, 4 about symptoms, 2 about effects Results: Sex rate: 52% male,

48% female Age group 41-60 is 21% The rate of heartburn is 100%, regurgitation is 96%, difficult swallow is 20%, hurt swallow is 46%, vomit is 56% After evaluating by gerdQ , there are 50% patients which has point from 3 to 7, low likelihood of gerd 44% patients which has point from 8 to 10, effecting point < 3, inconvenient Gerd 6% patients has point from 11 to 18, effecting point ≥ 3, disrupting Gerd 44% patients has inflaming oesophageal endoscopic image in proportion to GerdQ point is 9,14 ± 0,56; 6% patients has ulcer oesophageal endoscopic image in proportion to GerdQ is 15 There is significant statistic difference between groups p = 0,001 With r = 0,195, there is weak linear correlation between smoking and

symptoms of Gerd Conclusions: Regular symptoms of gerd are heartburn, regurgitation, hurt swallow,

vomit Results following gerdQ agree with gastrooesophageal endoscopic injuries

Keywords: GERD, Gastroesophageal

*

Ngày đăng: 22/01/2020, 19:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w