Bài viết nghiên cứu tiến cứu trên 50 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống cổ (CSC) tại Bệnh viện 103 từ tháng 6 - 2011 đến 6 - 2012. BN được khám lâm sàng, chụp cộng hưởng từ (MRI) CSC, đo dẫn truyền thần kinh dây giữa, trụ.
Trang 1ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ
VÀ DẪN TRUYỀN THẦN KINH Ở BỆNH NHÂN
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ
Phan Việt Nga*; Trần Thị Ngọc Trường*
TÓM TẮT
Nghiên cứu tiến cứu trên 50 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ)
cột sống cổ (CSC) tại Bệnh viện 103 từ tháng 6 - 2011 đến 6 - 2012 BN được khám lâm sàng, chụp
cộng hưởng từ (MRI) CSC, đo dẫn truyền thần kinh dây giữa, trụ
Kết quả: tuổi trung bình 48,88 ± 9,57 Hội chứng CSC chiếm 94%; hội chứng chèn ép rễ đơn
thuần 96%; hội chứng rễ tuỷ kết hợp 4% Đau và co cứng các cơ cạnh CSC (90%), có điểm đau
CSC (94%), đau và rối loạn cảm giác kiểu rễ cổ (100%) Vị trí thoát vị hay gặp nhất là ở C5-C6
(35,29%) Thoát vị một tầng gặp nhiều nhất (52%) Hầu hết BN có hẹp ống sống cổ, hẹp nhẹ 54%,
hẹp nặng 36% Thời gian tiềm vận động, cảm giác dây giữa và trụ bên bệnh kéo dài hơn bên lành;
tốc độ dẫn truyền; biên độ vận động, cảm giác của dây giữa và trụ bên bệnh giảm hơn so với bên
lành, sự khác nhau không có ý nghĩa (p > 0,05) Các chỉ số sóng F của dây trụ bên bệnh không khác
biệt so với bên lành Các chỉ số sóng F của dây giữa bên bệnh khác nhau có ý nghĩa so với bên lành
(p < 0,05) Có mối liên quan giữa chỉ số sóng F với số tầng thoát vị, mức độ hẹp ống sống (p < 0,05)
* Từ khóa: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ; Dẫn truyền thần kinh; Sóng F
CLINICAL feature, MAGNETIC RESONANCE IMAGE AND
NEURAL CONDUCTION in PATIENTS WITH
CERVICAL DISC HERNIATION Summary
Prospective descriptive cross sectional study of 50 patients, who were diagnosed as cervical disc
herniation at Neurological Department of 103 Hospital from 06 - 2011 to 06 - 2012 These patients were
clinically examined, taken cervical MRI, motor and sensory conduction and some parameters of F wave
Results: mean age was 48.88 ± 9.57 94% of patients presented cervical spine syndrome; 96% of
patients presented pure radicular syndrome; only 4% of patients presented myeloradiculopathy
Common symtoms were: neck pain and stiffness (90%), having certain pain point at cervical pine
(94%), pain and sensory dysfunction of dermatome distributed by compressed cervical nerve root
(100%) The commonest disc herniation was at the C5/6 level (36.47%) One level disc herniation
was the highest rate (52%) Almost patients had cervical spinal canal stenosis, with 54% of patients
having light level and 36% having severe degree Motor and sensory distal latency as well as
amplitude and conduction velocity of median and ulnar nerve of the affected-side changed not
statisticaly significant compared to these of the non-affected side (p > 0.05) F wave parameters
of ulnar nerve weren’t statistically significant different between affected side and non-affected side
(p > 0.05) F wave parameters of median nerve were statistically significant different between
affected side and non-affected side (p < 0.05 and p < 0.01) There were relations between F wave
with number of disc herniation and level of cervical spinal canal stenosis
* Key words: Cervical disc herniation; Neural conduction; F wave
* Bệnh viện 103
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: GS TS Nguyễn Văn Chương
PGS TS Nguyễn Minh Hiện
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh lý
khá phổ biến, trong đó TVĐĐ CSC có tỷ lệ
mắc bệnh tương đối cao, đứng thứ hai sau
TVĐĐ cột sống thắt lưng Bệnh thường gặp
ở lứa tuổi lao động nên ảnh hưởng nhiều
đến chất lượng cuộc sống cũng như nền
kinh tế xã hội, cần được nghiên cứu toàn
diện hơn về các mặt lâm sàng, chẩn đoán
và điều trị
Hiện nay, TVĐĐ CSC được chẩn đoán
xác định bằng lâm sàng và chụp MRI CSC
Tuy kỹ thuật chụp MRI giúp chẩn đoán
chính xác hình ảnh bệnh lý thực thể, nhưng
để đánh giá chức năng sinh lý dẫn truyền
thần kinh, cần phải làm các kỹ thuật chẩn
đoán điện sinh lý Cho đến nay, đã có một
số nghiên cứu chẩn đoán đánh giá dẫn
truyền thần kinh chi dưới ở BN TVĐĐ cột
sống thắt lưng [1], nhưng chưa có nhiều
nghiên cứu đánh giá dẫn truyền thần kinh
chi trên ở BN TVĐĐ CSC
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài này nhằm:
- Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và
hình ảnh MRI ở BN TVĐĐ CSC có hội
chứng rễ thần kinh cổ một bên
- Đánh giá một số thông số dẫn truyền
thần kinh của dây giữa, dây trụ và mối liên
quan với hình ảnh MRI và lâm sàng ở
những BN này
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
50 BN được chẩn đoán xác định TVĐĐ
CSC, điều trị nội trú và ngoại trú tại Khoa
Nội thần kinh (A4), Bệnh viện 103 từ 6 -
2011 đến 6 - 2012
* Tiêu chuẩn chọn BN:
- Lâm sàng:
+ BN > 20 tuổi, < 65 tuổi
+ Có hội chứng rễ thần kinh cổ một bên
- Cận lâm sàng: 100% BN được chụp MRI CSC, có hình ảnh TVĐĐ CSC lệch bên (thoát vị cạnh trung tâm, thoát vị lỗ ghép)
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- TVĐĐ CSC đã được phẫu thuật
- BN có các bệnh lý khác kèm theo ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh ngoại vi: viêm đa dây thần kinh, đái tháo đường, nghiện rượu…
- BN có TVĐĐ CSC đồng thời với các bệnh lý khác vùng CSC như ung thư cột sống, lao cột sống, xơ cột bên teo cơ, xơ não tủy rải rác
- BN đang dùng các thuốc ảnh hưởng đến kết quả đo dẫn truyền thần kinh: thuốc chống lao, thuốc chống trầm cảm, an thần
- BN không đồng ý tham gia nghiên cứu
2 Phương pháp nghiên cứu
Theo phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang
* Nội dung nghiên cứu lâm sàng: hội chứng
CSC, hội chứng chèn ép rễ đơn thuần, hội chứng chèn ép rễ tủy kết hợp
* Nội dung nghiên cứu cận lâm sàng:
- Chụp MRI: BN được chụp MRI CSC tại Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện 103 bằng máy Phillips Achieva 1.5 Tesla, chẩn đoán xác định có TVĐĐ CSC, vị trí và thể TVĐĐ
Phương pháp phân tích kết quả: dùng hình ảnh T1, T2 cắt đứng dọc (sagittal) và T1, T2 cắt ngang (axial)
* Đo một số kích thước của ống sống cổ:
tiến hành đo trên lát cắt trung tâm của hình ảnh cắt đứng dọc tín hiệu T2 bằng thước
đo trực tiếp của máy chụp MRI:
Trang 3- Đường kính trước sau của ống sống
ngang mỗi thân đốt sống từ C4 đến C7
- Đường kính ống sống ngang chỗ thoát vị
Chúng tôi sử dụng các kích thước của
Moller làm tiêu chuẩn để thống kê và so sánh
- Đường kính trước sau ống sống bình
thường > 12 mm
- Ống sống cổ hẹp nhẹ: khi đường kính
trước sau ống sống từ 10 - 12 mm
- Ống sống cổ hẹp nặng: khi đường kính
trước sau ống sống < 10 mm
* Đo dẫn truyền vận động, cảm giác và
sóng F dây thần kinh giữa, trụ:
Thực hiện trên máy đo dẫn truyền thần kinh
Neuro Pack S1 của hãng NIHON KOHDEN
(Nhật Bản), tại phòng đo dẫn truyền thần
kinh của Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện
103 BN được đo dẫn truyền vận động, cảm
giác gồm: thời gian tiềm ngoại vi, biên độ
đáp ứng, tốc độ dẫn truyền và một số thông
số hay dùng của sóng F gồm: thời gian tiềm
ngắn nhất sóng F, thời gian tiềm trung bình
sóng F, tần số xuất hiện sóng F của dây
thần kinh giữa và dây thần kinh trụ hai bên:
bên bệnh (bên TVĐĐ) và bên lành Lấy kết
quả bên lành làm nhóm chứng đảm bảo sự
đồng nhất đặc điểm cơ thể (tuổi, giới, chiều
cao ) cũng như yếu tố môi trường khi so
sánh các chỉ tiêu nghiên cứu về dẫn truyền
thần kinh
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 16.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên
cứu
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu
48,88 ± 9,57; độ tuổi gặp nhiều nhất 40 - 49
tuổi (44%) Kết quả này tương tự với Nguyễn
Quốc Dũng, Nguyễn Thị Tâm: 41 - 48% Kết
quả nghiên cứu còn cho thấy: tuổi càng cao,
tỷ lệ mắc TVĐĐ CSC càng thấp dần (40 -
49 tuổi: 44%, 50 - 59 tuổi: 24% và 60 - 65 tuổi: 14%) Như vậy, từ 50 tuổi trở đi, tỷ lệ mắc bệnh không tăng theo tuổi Nhận xét này tương tự như Nguyễn Thị Tâm
2 Đặc điểm lâm sàng
Hội chứng CSC có tỷ lệ cao (94%), hội chứng rễ đơn thuần 96%, chỉ có 4% BN có hội chứng rễ tủy kết hợp với bệnh cảnh lâm sàng là hội chứng Brown - Séquard Sự chênh lệch giữa hai hội chứng này là do cách chọn đối tượng nghiên cứu của chúng tôi để phục vụ đo dẫn truyền thần kinh Mặt khác, cũng phản ánh đa số BN TVĐĐ CSC không bị chèn ép tủy, chủ yếu được điều trị nội khoa mà không cần phải phẫu thuật
* Các triệu chứng của hội chứng CSC:
Đau và co cứng các cơ cạnh CSC: 45
BN (90%); hạn chế vận động cổ các phía, đau tăng khi vận động: 43 BN (86%); có điểm đau CSC: 47 BN (94%) Đau CSC là một triệu chứng nổi bật trong đặc điểm lâm sàng của TVĐĐ CSC có hội chứng chèn ép
rễ thần kinh cổ
* Các triệu chứng của hội chứng rễ cổ:
Đau và rối loạn cảm giác kiểu rễ: 50 BN (100%); đau tăng khi ho, hắt hơi: 17 BN (34%); đau giảm khi kéo giãn CSC: 31 BN (62%); dấu hiệu chuông bấm: 19 BN (38%); dấu hiệu Spurling: 24 BN (48%); dấu hiệu Lhermitte: 6 BN (12%); tê bì ngọn chi trên:
40 BN (80%); rối loạn vận động kiểu rễ cổ:
22 BN (44%); rối loạn phản xạ kiểu rễ cổ:
23 BN (46%); teo nhóm cơ chi trên: 11 BN (22%)
Lâm sàng hội chứng chèn ép rễ thần kinh cổ của BN TVĐĐ CSC khá phong phú,
đa dạng, trong đó:
Trang 4- Các triệu chứng thường gặp: đau và rối
loạn cảm giác kiểu rễ cổ, tê bì ngọn chi
trên, đây là hai triệu chứng thường xuất
hiện đầu tiên và cũng là triệu chứng chủ
yếu khiến BN đi khám bệnh
- Các triệu chứng ít gặp: dấu hiệu Lhermitte,
teo nhóm cơ chi trên, đau tăng khi ho, hắt hơi
Các triệu chứng của hội chứng chèn ép
rễ khá đầy đủ và có thể làm căn cứ để định
hướng chẩn đoán định khu rễ bị tổn thương
dựa vào vùng chi phối của rễ thần kinh cổ,
đặc biệt trong TVĐĐ CSC 1 tầng Nguyễn
Thị Tâm gặp 93,75% BN có đau và rối loạn
cảm giác kiểu rễ cổ; 40,63% BN có tê bì chi
trên
3 Hình ảnh MRI
* Số tầng thoát vị:
1 tầng: 26 BN (52%); 2 tầng: 14 BN (28%);
3 tầng: 10 BN (20%), không gặp thoát vị
4 tầng trong mẫu nghiên cứu này
Bảng 1: Vị trí TVĐĐ
VỊ TRÍ
THOÁT VỊ
SỐ ĐĨA ĐỆM THOÁT VỊ TỶ LỆ %
TVĐĐ CSC chủ yếu tại C4-C5, C5-C6,
ít gặp ở C7-D1 Tỷ lệ thoát vị ở C5-C6 cao
nhất có lẽ là do vị trí C5-C6 tương ứng với
đoạn ưỡn ra trước, là vị trí thay đổi đường
cong CSC, do đó chịu tác động của trọng
lực phía trên, chúng đóng vai trò như điểm
tựa cho một đòn bẩy trong sự vận động của
cổ và đầu
Bảng 2: Mức độ hẹp ống sống trên T2
cắt dọc
MỨC ĐỘ HẸP ỐNG SỐNG
SỐ
BN
TỶ
LỆ
%
TRUNG BÌNH (mm)
ĐỘ LỆCH CHUẨN
Không hẹp (> 12 mm) 5 10 12,55 0,43 Hẹp nhẹ (10 - 12 mm) 27 54 10,95 0,47 Hẹp nặng (< 12 mm) 18 36 9,34 0,55 Nguyễn Thị Tâm cho các kết quả hẹp nhẹ 62,61% và hẹp nặng 29,56%
4 Dẫn truyền vận động, cảm giác, sóng
F dây thần kinh giữa, trụ và mối liên quan với một số đặc điểm trên hình ảnh MRI
Bảng 3: Kết quả đo dẫn truyền vận động,
cảm giác dây thần kinh giữa (n = 50) CHỈ SỐ
BÊN LÀNH BÊN BỆNH
p Mean ± SD Mean ± SD
Dẫn truyền vận động
DML (ms) 3,41 ± 0,46 3,49 ± 0,51
> 0,05 Maw (mV) 8,16 ± 1,42 7,91 ± 1,24 MAe (mV) 7,31 ± 1,25 7,08 ± 1,37 MCV (m/s) 57,38 ± 3,7 56,85 ± 4,04 Dẫn
truyền cảm giác
DSL (ms) 2,66 ± 0,41 2,7 ± 0,38
> 0,05
SA (µV) 25,55 ± 7,43 23,59 ± 7,06 SCV (m/s) 56,16 ± 5,53 54,94 ± 5,81
Sóng
F
Fmin (ms) 23,41 ± 1,16 24,95 ± 1,95
< 0,01 Fmean (ms) 25,68 ± 1,21 27,28 ± 1,15 F-fre (%) 58,38 ± 10,31 33,9 ± 10,22 Thời gian tiềm vận động và cảm giác của dây thần kinh giữa bên bệnh có xu hướng kéo dài hơn bên lành, biên độ vận động, biên độ cảm giác cũng như tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác của dây thần kinh giữa bên bệnh giảm hơn bên lành, sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05)
Trang 5Fmin cũng như Fmean của dây giữa bên bệnh đều kéo dài hơn bên lành và F-fre của dây giữa bên bệnh giảm rõ so với bên lành, khác biệt đều rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,01)
Bảng 4: Kết quả đo dẫn truyền vận động, cảm giác dây thần kinh trụ (n = 50)
CHỈ SỐ
p
Dẫn truyền vận động
> 0,05
Dẫn truyền cảm giác
Sóng F
Thời gian tiềm vận động và cảm giác của dây trụ bên bệnh có xu hướng kéo dài hơn bên lành, biên độ vận động, biên độ cảm giác cũng như tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác bên bệnh giảm hơn bên lành, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
Fmin cũng như Fmean của dây trụ bên bệnh đều kéo dài hơn bên lành và F-fre bên bệnh giảm nhẹ so với bên lành, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
Bảng 5: Liên quan giữa thay đổi thông số sóng F của dây giữa bên bệnh với số tầng
thoát vị
CÁC NHÓM
Sóng F
1 TẦNG (1) 2 TẦNG (2) 3 TẦNG (3)
Fmin và Fmean của dây thần kinh giữa bên bệnh có xu hướng tăng dần và F-fre giảm dần theo số tầng thoát vị Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm thoát vị 1 tầng và nhóm thoát vị 3 tầng (p < 0,01 và p < 0,05)
Trang 66
Bảng 6: Liên quan giữa thay đổi thông số sóng F của dây giữa bên bệnh với mức độ
hẹp ống sống
CÁC NHÓM
SÓNG F
KHÔNG HẸP (1) HẸP NHẸ (2) HẸP NẶNG (3)
p 1-2 p 2-3 p 1-3
Fmin và Fmean của dây thần kinh giữa bên bệnh tăng dần theo mức độ hẹp ống sống,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm hẹp nhẹ ống sống và nhóm hẹp nặng ống sống cũng như giữa nhóm không hẹp ống sống và nhóm hẹp nặng ống sống (p < 0,05) Đồng thời, F-fre giảm dần theo số tầng thoát vị Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm không hẹp ống sống và nhóm hẹp nhẹ ống sống, giữa nhóm hẹp nhẹ ống sống với nhóm hẹp nặng ống sống cũng như giữa nhóm không hẹp ống sống với nhóm hẹp nặng ống sống (p < 0,01)
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 50 BN TVĐĐ CSC có
hội chứng rễ thần kinh cổ một bên, chúng
tôi thấy:
1 Lâm sàng và hình ảnh MRI
- Về lâm sàng: tuổi trung bình của nhóm
nghiên cứu 48,88 ± 9,57 Độ tuổi gặp nhiều
nhất 40 - 49 tuổi (44%) Hội chứng CSC 94%;
hội chứng chèn ép rễ đơn thuần 96%; hội
chứng rễ tuỷ kết hợp 4%
+ Hội chứng CSC: đau và co cứng các
cơ cạnh CSC (90%), có điểm đau CSC (94%)
+ Hội chứng chèn ép rễ: đau và rối loạn
cảm giác kiểu rễ cổ (100%), tê bì ngọn chi
trên (80%), đau giảm khi kéo giãn CSC (62%),
dấu hiệu Spurling dương tính (48%), đau
tăng khi ho, hắt hơi (34%), dấu hiệu chuông
bấm dương tính (38%), dấu hiệu Lhermitte
dương tính (12%), rối loạn vận động kiểu rễ
cổ (44%), rối loạn phản xạ kiểu rễ cổ (46%)
- Về hình ảnh MRI:
+ Số tầng thoát vị: 1 tầng: 52%; 2 tầng: 28%; 3 tầng: 20%
+ Vị trí thoát vị C5-C6: 36,47%; C4-C5: 34,12%; C3-C4: 16,47%; C6-C7: 10,59%;
C7-D1: 2,36%
+ Hầu hết BN có hẹp ống sống cổ, hẹp nhẹ 54%, hẹp nặng 36%
2 Một số chỉ tiêu dẫn truyền thần kinh dây giữa, trụ và mối liên quan với một số đặc điểm trên hình ảnh MRI
- Thời gian tiềm vận động, cảm giác dây giữa và trụ ở bên bệnh kéo dài hơn bên lành, tốc độ dẫn truyền, biên độ vận động, cảm giác của dây giữa và trụ ở bên bệnh giảm hơn so với bên lành
- Thời gian tiềm ngắn nhất sóng F, thời gian tiềm trung bình sóng F, tần số sóng F
Trang 7của dây thần kinh trụ bên bệnh khác biệt
không có ý nghĩa so với bên lành
- Thời gian tiềm ngắn nhất sóng F, thời
gian tiềm trung bình sóng F của dây thần
kinh giữa bên bệnh kéo dài hơn bên lành,
tần số sóng F của dây thần kinh giữa bên
bệnh giảm rõ so với bên lành, khác biệt có
ý nghĩa
- Thời gian tiềm ngắn nhất sóng F, thời
gian tiềm trung bình sóng F của dây thần
kinh giữa bên bệnh tăng dần và tần số sóng
F giảm dần theo số tầng thoát vị và mức độ
hẹp ống sống, khác biệt có ý nghĩa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đinh Huy Cương Nghiên cứu một số đặc
điểm lâm sàng, chức năng dẫn truyền của dây
thần kinh chày và mác ở BN TVĐĐ cột sống thắt
lưng Luận văn Thạc sỹ Y học 2007
2 Nguyễn Quốc Dũng Một số nhận xét về
hình ảnh MRI TVĐĐ CSC Tạp chí Y học thực hành
2005, 503, số 2, tr.65-68
3 Nguyễn Đức Hiệp Nghiên cứu chẩn đoán
và điều trị phẫu thuật bệnh TVĐĐ CSC Luận văn Tốt nghiệp Bác sỹ nội trú bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội 2000
4 Võ Xuân Sơn TVĐĐ CSC: triệu chứng
lâm sàng, phân bố và kết quả phẫu thuật Luận văn Thạc sỹ Y Dược Trường Đại học Y Dược
TP Hồ Chí Minh 2000
5 Nguyễn Thị Tâm Nghiên cứu lâm sàng và
hình ảnh MRI trong TVĐĐ CSC Luận án Tiến sỹ
Y học 2002
6 Huapan, Jinxi Lin, Nachen Normative data
of F - wave measure in China Clinical Neurophysiology
2012
7 Hatice Tankisi, Kristen Pugdahl Correlations
of nerve conduction measures in axonal and demyelinating polyneuropathies Clinical Neurophysiology 2007, 118, pp.2383-2392
8 Jay J Han, Gorge H Kraft Electrodiagnosis
of neck pain Phys Med Rehabil Clin North America
2003, 14, pp.549-567
Ngày nhận bài: 5/2/2013 Ngày giao phản biện: 20/3/2013 Ngày giao bản thảo in: 26/4/2013