1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đặc điểm bạch cầu, C ‐ Reactive Protein(CRP), Procalcitonin, Lactate máu trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết sốc nhiễm khuẩn tại khoa cấp cứu

5 89 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 386,22 KB

Nội dung

Nội dng của bài giảng trình bày về nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn thường gặp tại khoa cấp cứu trong điều kiện Việt Nam, mô tả đặc điểm bạch cầu, C reactive protein (CRP), procalcitonin (PCT), lactate máu ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn tại thời điểm vào khoa cấp cứu.  

Trang 1

PROCALCITONIN, LACTATE MÁU TRÊN BỆNH NHÂN  

NHIỄM KHUẨN HUYẾT/SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI KHOA CẤP CỨU 

Tôn Thanh Trà*, Bùi Quốc Thắng** 

TÓM TẮT  

Đặt vấn đề : Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn là bệnh lý thường gặp tại khoa cấp cứu nhất là trong 

điều kiện Việt Nam. Tử vong do nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn vẫn còn rất cao từ 40‐50% ở các nước  phát triển và 61% ở bệnh viện Chợ Rẫy  Đặc điểm của bạch cầu, CRP, lactate máu như thế nào khi bệnh nhân  nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn vào cấp cứu? 

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm bạch cầu, C reactive protein (CRP), procalcitonin (PCT), lactate máu 

ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn tại thời điểm vào khoa cấp cứu.  

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân vào khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy được chẩn đoán 

nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn của Hiệp hội nhiễm khuẩn huyết thế giới 2001 từ 1/4/2012‐ 31/7/2012 sẽ được đưa vào nghiên cứu. 

Phương pháp: Tiến cứu, mô tả hàng loạt ca. 

Kết quả: Có 85 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu trong đó có 1 bệnh nhân không theo dõi được 

kết quả, chúng tôi tiến hành mô tả 84 trường hợp còn lại. Tuổi trung bình là 55,45, tỉ lệ nam/ nữ là 1,3, trên 60  tuổi chiếm 39,3%. Cơ quan nhiễm khuẫn thường gặp nhất là đường tiêu hóa. Tỉ lệ vi khuẩn cấy mọc là 32,1%, vi  trùng thường gặp là E coli. Tỉ lệ tử vong chung là 54,8%. Bạch cầu, CRP, PCT, lactate máu đều tăng cao trong  nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn, tuy nhiên, nhóm bệnh nhân sốc nhiểm khuẩn và tử  vong có tỉ lệ PCT và lactate máu cao hơn. 

Kết  luận:  Các  chỉ  số  bạch  cầu,  CRP,  Procalcitonin  và  lactate  máu  đều  tăng  cao  ở  bệnh  nhân  sốc  nhiễm 

khuẩn và nhiễm khuẩn huyết tại thời điểm vào cấp cứu. Procalcitonin máu tăng cao hơn đối với nhóm bệnh nhân  sốc nhiễm khuẩn so với nhiễm khuẩn huyết và nhóm tử vong so với nhóm sống. Lactate máu không có sự khác  biệt có  nghĩa thống kê giữa nhóm nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn nhưng có sự khác biệt có nghĩa thống 

kê giữa nhóm sống và nhóm tử vong. 

Key words: Sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, khoa cấp cứu 

ABSTRACT 

FEATURES OF LEUCOCYTE, C ‐ REACTIVE PROTEIN (CRP), PROCALCITONIN, LACTATE  

IN SEPSIS AND SEPTIC SHOCK AT EMERGENCY DEPARTMENT ADMISSION 

Ton Thanh Tra, Bui Quoc Thang 

 * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 279 ‐ 283 

Background: Sepsis and septic shock are common conditions to emergency department. The mortality is still 

very  high  40‐50%  in  developed  countries  and  higher  in  developing  countries.  How  to  detect  early  and  what  investigations should be done in emergency department? Should we do leucocyte, CRP, PCT, lactate in serum as  routine tests at emergency department? 

Objectives:  Describe  the  features  of  leucocyte,  CRP,  Procalcitonin  and  lactate  in  sepsis  and  septic  shock 

patients to emergency department. 

* Khoa Cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy  **Bộ môn Hồi sức‐ cấp cứu‐ Chống độc, Đại học y dược TP HCM 

Trang 2

Result : 85 patients were enrolled, 1 excluded, the average age was 55.45, male to female 1.3/1, The age older 

than 60  was 39.3%, positive  culture  was  32.1%  with  E.  coli  was the  most  common  cause.  The  mortality was  54.8%.  Leucocyte,  CRP,  PCT  and  lactate  were  higher  than  normal  ranges.  PCT  in  sepsis  12.6ng/dl,  in  septic  shock 16 ng/dl, in died group 17.9 ng/ dl in survival group 13.28 and Lactate in sepsis 50.4 mg/dl, septic shock 49  mg/dl, in survival group 28.1 mg/dl and died group 68.2 mg/dl. 

Conclusion  :  Leucocyte,  CRP,  procalcitonin,  lactate  are  higher  than  normal  in  sepsis  and  septic  shock 

patients. The PCT is higher in septic shock to sepsis and the death group to survival group. The lactate is not  significant difference in sepsis and septic shock but significant difference in survival group and death group. 

Key words: Sepsis, septic shock, emergency department. 

ĐẶT VẤN ĐỀ 

Nhiễm  khuẩn  huyết  và  sốc  nhiễm  khuẩn  là 

bệnh  lý  thường  gặp  tại  khoa  cấp  cứu.  Tỉ  lệ  tử 

vong  trong  nhiễm  khuẩn  huyết  và  sốc  nhiễm 

khuẩn  rất  cao  từ  40‐50%  ở  các  nước  phát  triển 

như Mỹ(9) và cao hơn ở các nước đang phát triển 

như  ở  Việt  Nam.  Theo  nghiên  cứu  của  tác  giả 

Phạm  Thị  Ngọc  Thảo  năm  2013  tại  Bệnh  viện 

Chợ Rẫy, tỉ lệ tử vong là 61% ở bệnh nhân nhiễm 

khuẩn huyết nặng(8). Việc phát hiện sớm, điều trị 

kháng sinh kịp thời, thực hiện các thủ thuật hồi 

sức tích cực có tác dụng cải thiện tỉ lệ sống còn. 

Ngoài các xét nghiệm thường qui cần thực hiện 

tại  cấp  cứu,  có  cần  thực  hiện  các  xét  nghiệm 

CRP, Proalcitonin, lactate máu tại thời điểm cấp 

cứu  hay  không  và  vai  trò  của  nó  như  thế  nào 

trong điều trị và theo dõi. 

Mục tiêu nghiên cứu 

Mô tả đặc điểm của Bạch cầu, CRP, PCT và 

lactate  máu  tại  thời  điểm  vào  khoa  cấp  cứu  ở 

bệnh  nhân  nhiễm  khuẩn  huyết  và  sốc  nhiễm 

khuẩn . 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 

Tiến cứu, mô tả hàng loạt ca. 

Bệnh  nhân  được  chẩn  đoán  nhiễm  khuẩn 

huyết,  sốc  nhiễm  khuẩn  nhập  khoa  Cấp  cứu 

bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/4/2012 ‐ 31/7/2013. 

Qui  trình  nghiên  cứu:  Bệnh  nhân  vào  khoa 

cấp  cứu  trong  thời  gian  nghiên  cứu  có  đủ  tiêu 

chuẩn  lựa  chọn  sẽ  được  đưa  vào  nghiên  cứu. 

Tiến  hành  khai  thác  bệnh  sử,  khám  lâm  sàng, 

thực hiện các xét nghiệm thường qui đồng thời 

xét nghiệm CRP, PCT và lactate máu. Bệnh nhân 

sẽ  được  thực  hiện  cấy  máu,  kháng  sinh  đồ,  sử  dụng  kháng  sinh  theo  kinh  nghiệm,  đặt  đường  truyền  tĩnh  mạch  trung  tâm  và  thực  hiện  liệu  pháp hướng đến đạt đích sớm theo hướng dẫn  của  SSC  2008.  Sau  đó  được  nhập  vào  các  khoa  lâm  sàng  và  được  theo  dõi  kết  quả  cuối  cùng  dựa vào hồ sơ lưu trữ.  

KẾT QUẢ  

Có 85 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu,  trong  đó  có  1  bệnh  nhân  không  theo  dõi  được  kết quả cuối cùng, chúng tôi tổng hợp số liệu của 

84 trường hợp còn lại như sau: 

Đặc điểm dịch tể học, cơ quan tổn thương 

và tác nhân gây bệnh  

Tuổi  trung  bình  55,45  tuổi,  thấp  nhất  là  17,  cao  nhất  là  95,  tập  trung  nhiều  nhất  ở  lứa  tuổi 

>60 chiếm 39,3%. 

Bảng 1:Phân bố theo nhóm tuổi như sau  

Tuổi Số lượng Tỉ lệ %

Tình trạng bệnh nhân khi vào viện  

49/84  (57%)  bệnh  nhân  vào  cấp  cứu  trong  tình trạng sốc cần phải hồi sức ngay lập tức, có 

27  trường  hợp  đã  được  sử  dụng  vận  mạch  ở  tuyến trước, không có trường hợp nào được đặt  catheter tĩnh mạch trung tâm. 

Tỉ  lệ  có  sử  dụng  các  biện  pháp  cấp  cứu  ở  tuyến trước là 71/84 (84,5%). Trong 71 bệnh nhân 

Trang 3

nhân  trong  tình  trạng  sốc,  chưa  được  hồi  sức 

đúng mức trên đường chuyển viện.  

Bảng 2: Tình trạng bệnh nhân khi vào cấp cứu  

Bệnh nhân Số lượng Tỉ lệ

Tuyến trước chuyển đến: sốc 28 33,3

Tuyến trước chuyển đến: ổn

Như vậy, số bệnh nhân tự đến hoặc đến cấp 

cứu  trong  tình  trạng  sốc  cần  phải  được  hồi  sức 

tích cực ngay lập tức còn khá cao mặc dù bệnh 

nhiễm khuẩn huyết hay sốc nhiễm khuẩn là rất 

nặng. 

Tiêu điểm nhiễm trùng 

Hai cơ quan thường gặp nhất là đường tiêu 

hóa và đường hô hấp chiếm 54% trong tổng số 

bệnh nhân nghiên cứu. 

Bảng 3: Tiêu điểm nhiễm khuẩn  

Tiêu điểm nhiễm trùng Số lượng Tỉ lệ %

Đường mật 10 11,9

Đường tiết niệu 4 4, 7

Bệnh lý kèm theo 

33 bệnh nhân (39,3%) có bệnh lý kèm theo 

trong  đó  thường  gặp  là  đái  tháo  đường  (9), 

ung thư (7), xơ gan (4), suy thận mạn (3), suy 

tim  (2),  bệnh  lý  huyết  học  (1),  tự  miễn  (1), 

nhiễm HIV (1). 

Tỉ lệ cấy mọc vi trùng 

Là 27/84 chiếm 32,1% 

Bảng 4: Các trường hợp cấy, phân lập được vi trùng  

Bệnh phẩm Số lượng Tỉ lệ %

Bảng 5: Tên vi khuẩn 

Tên vi khuẩn Số lượng Tỉ lệ %

Tỉ lệ tử vong chung là 46/84 (54,8%)  

Bảng 6: Kết quả bạch cầu, CRP, PCT, lactate máu  

Xét nghiệm Trung bình NKH Sốc Sống Tử vong

Bạch cầu / ml 17320 13060 19930 17630 16950 CRP mg/l 121,3 130,8 114,4 150 134,4 Procalcitonin

(ng/ml)

14.65 12,6 16 13,28 17,9 Lactate

(mmol/l)

49.6 50.4 49 28,1 68,2

Bảng 7: So sánh PCT và lactate máu giữa nhóm 

NKH và SNK  

Biến Nhiễm khuẩn

huyết

Sốc nhiễm khuẩn

P

PCT 12,6 16 <0,01 Lactate 49,6 50,4 0,085

Bảng 8: So sánh PCT và lactate máu giữa nhóm sống 

và nhóm tử vong  

Biến Sống Tử vong P

PCT 13,28 17,9 <0,01 Lactate 28,1 68,2 <0,01

BÀN LUẬN 

Nhiễm  khuẩn  huyết  và  sốc  nhiễm  khuẩn  là  một bệnh lý nặng, tỉ lệ tử vong vẫn còn khá cao 

kể cả ở những nước phát triển. Tỉ lệ này khoảng  40‐50% ở Mỹ và khoảng 60‐70% ở các nước đang  phát triển(11). Mặc dù có nhiều tiến bộ trong điều  trị,  kháng  sinh,  liệu  pháp  hướng  đến  đạt  đích  sớm  nhưng  việc  cải  thiện  tỉ  lệ  tử  vong  ở  nhóm  bệnh  nhân  này  vẫn  còn  hạn  chế.  Tỉ  lệ  tử  vong  chung trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi là  54,8% cũng tương tự với tác giả Phạm Thị Ngọc  Thảo  61%  trên  109  bệnh  nhân  nhiễm  khuẩn  huyết nặng hoặc các nghiên cứu khác ở các nước  đang phát triển. Phần lớn các bệnh nhân nhiễm  khuẩn  huyết  và  sốc  nhiễm  khuẩn  vào  cấp  cứu  trong tình trạng nặng và đã được sử dụng kháng  sinh từ tuyến trước nên tỉ lệ cấy mọc vi trùng chỉ  đạt  32,1%  và  vi  trùng  chủ  yếu  vẫn  là  E  coli  đề 

Trang 4

kháng  với  nhiều  loại  kháng  sinh.  Cơ  quan 

thường gặp vẫn là đường tiêu hóa. Ngoài ra, tỉ lệ 

có  các  bệnh  lý  kèm  theo  rất  cao  và  tập  trung  ở 

nhóm  tuổi  lớn  hơn  60  chiếm  39,3%  là  những 

thách thức cho quá trình điều trị(3) 

Với những dữ liệu về vi khuẩn và tiêu điểm 

nhiễm khuẩn trong nghiên cứu của chúng tôi thì 

việc sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm ban 

đầu  tại  cấp  cứu  cần  tập  trung  vào  nhóm  vi 

khuẩn  Gram  âm  và  áp  dụng  liệu  pháp  xuống 

thang  hợp  l ý.  Kết  quả  này  cũng  phù  hợp  với 

hướng dẫn của SSC 2012 về việc lựa chọn kháng 

sinh  ban đầu  tập trung vào  vi  khuẩn Gram âm 

đường ruột. Theo khuyến cáo của SSC 2012, cần 

phồi hợp các loại kháng sinh phổ rộng trong 3‐5 

ngày  sau  đó  đánh  giá  lại  và sử dụng  liệu  pháp 

xuống thang. Thời gian sử dụng kháng sinh kéo 

dài  từ  7‐10  ngày  ngoại  trừ  các  trường  hợp  tác 

nhân  là  tụ  cầu  vàng  hoặc  trên  cơ  địa  suy  giảm 

miễn  dịch  hoặc  giảm  bạch  cầu  hạt.  Do  đặc 

điểm  bệnh  viện  Chợ  Rẫy  là  tuyến  cuối  nên 

nhận  các  bệnh  nhân  đã  được  điều  trị  kháng 

sinh  từ  tuyến  trước  vì  vậy,  tỉ  lệ  vi  trùng  cấy 

mọc  không  cao  và  thường  đề  kháng  với  các 

kháng sinh thông thường. 

Liệu pháp hướng đến đạt đích sớm được áp 

dụng ngay tại thời điểm bệnh nhân vào cấp cứu 

đã  cải  thiện  được  tỉ  lệ  tử  vong,  thời  gian  nằm 

viện,  chi  phí  cũng  như  thời  gian  phải  nằm  hồi 

sức(7).  Trong  các  tiêu  chí  này  thì  lactate  máu  là 

một  thông  số  cần  đạt  được  và  để  theo  dõi  đáp 

ứng điều trị. 

Bạch cầu là một xét nghiệm thường qui cho 

các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm 

khuẩn vì đó là kết quả có chung trong công thức 

máu để xác định cả hồng cầu và tiểu cầu. CRP là 

protein C phản ứng tăng cao trong các phản ứng 

nhiễm khuẩn nhưng không đặc hiệu và thường 

ít có giá trị trong theo dõi và tiên lượng(4). Trong 

nhóm nghiên cứu của chúng tôi, CRP tăng cao ở 

những  bệnh  nhân  nhiễm  khuẩn  huyết,  sốc 

nhiễm khuẩn nhưng không có sự khác biệt có ý 

nghĩa  thống  kê  giữa  nhóm  nhiễm  khuẩn  huyết 

và sốc nhiễm khuẩn, giữa nhóm sống và nhóm 

tử  vong  và  trong  các  tiêu  chuẩn  chẩn  đoán  nhiễm  khuẩn  huyết  và  sốc  nhiễm  khuẩn  của  Châu Âu hoặc Quốc tế không sử dụng CRP để  chẩn đoán hoặc theo dõi đáp ứng điều trị, vì vậy,  xét  nghiệm  này  không  cần  thiết  phải  thực  hiện  một cách thường qui khi bệnh nhân vào cấp cứu.  Procalcitonin  là  tiền  chất  của  hormon  calcitonin  được  bài  tiết  bởi  tế  bào  C  của  tuyến  giáp.  Procalcitonin  bình  thường  trong  huyết  thanh  <0,1  ng/  ml  và  tăng  trong  bệnh  cảnh  nhiễm  khuẩn  nhất  là  bệnh  cảnh  nhiễm  khuẩn  nặng. Thời gian bán hủy của procalcitonin là 24  giờ  vì  vậy  được  xem  là  một  dấu  chỉ  điểm  theo  dõi đáp ứng điều trị. Nghiên cứu của Savibri và  cộng  sự  cho  thấy  trong  các  bệnh  cảnh  nhiễm  khuẩn  nặng,  PCT  tăng  sau  4  giờ  đầu,  đạt  đỉnh  sau 8‐24 giờ và giảm xuống nhanh trong 24 giờ  nếu bệnh nhân đáp ứng với liệu pháp điều trị(10). 

Vì vậy, PCT được xem là xét nghiệm giúp chẩn  đoán, theo dõi điều trị và góp phần quyết định  việc  thay  đổi  hoặc  ngưng  kháng sinh  điều  trị(5).  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  nồng  độ  PCT  tăng  cao  trong  cả  4  nhóm,  trung  bình  là  14,65  ng/ml  chứng  tỏ  phần  lớn  bệnh  nhân  có  tình  trạng nhiễm khuẩn nặng và đến bệnh viện Chợ  Rẫy khá muộn hoặc không đáp ứng với điều trị  ban đầu ở tuyến trước. Điều đó góp phần lý giải 

tỉ lệ tử vong trong nhóm nghiên cứu của chúng  tôi cao 54,8%. Nồng độ PCT có sự khác biệt có ý  nghĩa  thống  kê  giữa  nhóm  nhiễm  khuẩn  huyết 

và sốc nhiễm khuẩn, giữa nhóm sống và nhóm 

tử vong. Điều đó chứng tỏ PCT góp phần đánh  giá mức độ nặng cũng như tiên lượng sống còn 

ở  bệnh  nhân  nhiễm  khuẩn  huyết  và  sốc  nhiễm  khuẩn.  Ngoài  ra,  nghiên  cứu  của  Azevedo  và  cộng  sự  năm  2012  cho  thấy  độ  thanh  thải  procalcitonin trong 24 giờ đầu là một yếu tố tiên  lượng  sống  còn  độc  lập  ở  bệnh  nhân  nhiễm  khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn(2). Chính 

vì  lẽ  đó,  procalcitonin  là  một  xét  nghiệm  cần  thực  hiện  ngay  tại  thời  điểm  bệnh  nhân  vào  khoa cấp cứu để giúp đánh giá mức độ nặng và  theo  dõi  đáp  ứng  điều  trị  ở  bệnh  nhân  nhiễm  khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. 

Trang 5

Lactate  là  sản  phẩm  của  quá  trình  chuyển 

hóa kỵ khí khi tế bào thiếu oxy vì vậy, nồng độ 

lactate máu phản ảnh tình trạng giảm tưới máu 

mô(6). Theo hướng dẫn của SSC 2012 khi nồng độ 

lactate máu >4 mmol/l được xem như bệnh nhân 

đang  ở  trong  tình  trạng  sốc  và  phải  được  đưa 

liệu pháp hướng đền đạt đích sớm vào điều trị 

cho  dù  huyết  áp  vẫn  còn  trong  giới  hạn  bình 

thường(7). Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, 

nồng độ lactate cao, trung bình 49,6 mmol/l một 

lần nữa chứng tỏ bệnh nhân vào cấp cứu trong 

tình  trạng  rất  nặng.  Bên  cạnh  đó,  do  chúng  tôi 

không đưa tiêu chí lactate máu >4 mmol/l được 

xem  là  sốc  nhiễm  khuẩn  nên  nồng  độ  lactate 

máu  giữa  hai  nhóm  nhiễm  khuẩn  huyết  và  sốc 

nhiễm  khuẩn  không  có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa 

thống kê. Việc tăng nồng độ lactate máu thể hiện 

mức độ nặng của bệnh còn việc thải trừ nồng độ 

lactate máu (lactate clearance) phản ánh đáp ứng 

điều trị. Trong hướng dẫn của SSC 2012 thì mục 

tiêu trong 6 giờ  đầu  là Lactate  clearance (+)  khi 

đạt được >10%(11). Vì vậy việc xét nghiệm lactate 

máu  ngay  thời  điểm  bệnh  nhân  vào  cấp  cứu 

giúp xác định chẩn đoán, đánh giá mức độ nặng 

và  làm  nền  tảng  để  theo  dõi  đáp  ứng  và  tiên 

lượng bệnh nhân. Trong điều kiện thực tiễn của 

chúng ta, khi mà bệnh nhân phải lưu lại tại cấp 

cứu trong nhiều giờ do sự quá tải thường xuyên 

của  các  khoa  lâm  sàng thì  lactate máu  cần  phải 

được  thực  hiện  nhiều  lần  hơn  nếu  bệnh  nhân 

còn lưu lại tại cấp cứu hơn 6 giờ để đánh giá đáp 

ứng với trị liệu ban đầu. 

KẾT LUẬN  

Các chỉ số bạch cầu, CRP, Procalcitonin và 

lactate  máu  đều  tăng  cao  ở  bệnh  nhân  sốc 

nhiễm  khuẩn  và  nhiễm  khuẩn  huyết  tại  thời 

điểm vào cấp cứu. Procalcitonin máu tăng cao 

hơn đối với nhóm bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn 

so với nhiễm khuẩn huyết và nhóm tử vong so 

với nhóm sống. Lactate máu không có sự khác 

biệt  có  nghĩa  thống  kê  giữa  nhóm  nhiễm 

khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn nhưng có sự 

khác biệt có  nghĩa thống kê giữa nhóm sống và 

nhóm tử vong. Điều này chứng tỏ lactate máu 

và  procalcitonin  tại  thời  điểm  vào  cấp  cứu  là  những yếu tố góp phần tiên lượng sống còn ở  những  bệnh  nhân  nhiễm  khuẩn  huyết  và  sốc  nhiễm khuẩn. 

KIẾN NGHỊ  

Ngoài  các  xét  nghiện  thường  qui  thực  hiện  tại  cấp  cứu,  procalcitonin  và  lactate  máu  là  hai  xét  nghiệm  cần  thực  hiện  ở  bệnh  nhân  nhiễm  khuẩn  huyết  và  sốc  nhiễm  khuẩn  để  góp  phần  chẩn đoán, theo dõi diễn tiến và tiên lượng bệnh.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1 Azevedo JR, Torres OJ, Czecko NG (2012), ʺProcalcitonin as 

a  prognostic  biomarker  of  sepsis  and  septic  shockʺ.  Rev Col  Bras cir 39(6), 455‐461. 

2 Bracht  B,  Hanggi  M,  Leker  B  (2007),  ʺIncidence  of  low  central  venous  oxygen  saturation  during  unplanned  admission  in  multidiscriplinary  intensive  care  unit  ‐  An  observational studyʺ. Critical care 2, 331‐337. 

3 Dellinger PR, Levy MM, Rhodes A (2013), ʺSurviving Sepsis  Campaign:  International  Guidelines  for  Management  of 

Severe Sepsis and Septic Shock: 2012ʺ. Critical Care Medicine, 

41(2), 580‐637. 

4 Jimene  A  J,  Ryes  M  J  P  D  L,  Diaz  R  O  (2009),  ʺUtility  of  procalcitonin  and  C  reactive  protein  in  the  septic  patient  in  the  emergency  department,  Emergencias  2009,  21,  23‐27ʺ. 

emergencias, 21, 23‐27. 

5 Kiba S, Adam K, Bartin G (2011), ʺDiagnostic and prognostic 

biomarker  of  sepsis  in  critical  careʺ.  Critical  care  medicine 

66(3), 33‐40. 

6 Levy  MM,  Fink  MP,  Marshall  JC  (2003),  ʺSCCM/ESICM/ACCP/ATS/SIS  International  Sepsis 

Definitions Cʺ. Crit Care Med 31(4): 1250 – 1256. 

7 Marik  PE  (2013),  ʺSurviving  sepsis:  going  beyond  the 

guidelinesʺ. Marik Annals of Intensive Care 1(17). 

8 Marty  P,  Roquilly  A,  Vallée  F  (2013),  ʺLactate  clearance  as  death predictor in severe sepsis and septic shock during the 

first  24  hours  in  ICU.  An  observational  study  ʺ.  Annals  of  Intensive Care, 3(3). 

9 Phạm Thị Ngọc Thảo (2013), ʺNghiên cứu lâm sàng, cận lâm  sàng và giá trị tiên lượng của một số cytokin trên bệnh nhân 

nhiễm khuẩn huyết nặngʺ. Luận án tiến sĩ y học chuyên ngành  Hồi sức‐Cấp cứu, Đại học y dược TP Hồ Chí Minh. 

10 Phua  J,  Koay  E  S  C,  Lee  K  H  (2008),  ʺLactate,  procalcitonin  and amino‐terminal pro‐B‐ Type natriuretic versus cytokine  measurements  and  clinical  severity  scores  for 

prognostication in septic shockʺ. shock 29(3), 328‐333. 

11 Schmit  GA,  Mandel  J  (2013),  ʺSevere  septic  shock 

management ʺ. Up to date, Sep. 

  Ngày nhận bài báo: 01/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Ngày đăng: 22/01/2020, 07:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w