Nghiên cứu được thiết kế nhằm mô tả các đặc điểm lâm sàng và siêu âm lồng ruột được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Nghiên cứu thực hiện hồi cứu các trường hợp bệnh. Tất cả các bệnh nhân lồng ruột được phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Đồng 1 có siêu âm trước mổ.
Trang 1Nghiên cứu Y học Y Học TP Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ SIÊU ÂM LỒNG RUỘT ĐƯỢC PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nguyễn Hữu Chí*, Nguyễn Thị Thanh Tâm*, Đào Trung Hiếu*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng và siêu âm lồng ruột được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các trường hợp bệnh Tất cả các bệnh nhân lồng ruột được
phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Đồng 1 có siêu âm trước mổ
Kết quả: Từ 01/01/2008 đến 31/12/2010, có 67 bệnh nhân được đưa vào lô nghiên cứu Tỉ lệ trai: gái 1,2
Tuổi trung bình 22,1 tháng, trong đó 77,6% từ 3 tháng đến 3 tuổi, dưới ba tháng có 3 ca (4,5%), trên 5 tuổi 7 ca (10,4%) Thời gian bệnh trung bình 1,57 ngày Đau bụng 67,2%, ói 62,7%, tiêu máu 52% Các nguyên nhân gây lồng ruột: vô căn 58 ca (83,6%), polype 6 ca (9%), túi thừa Meckel 3 ca (4,5%), u hồi manh tràng 2ca (3%) Hình ảnh siêu âm: 100% có dấu target sign và sandwich sign, 25,4% có dịch trong khối lồng, 26,9% dịch tự do, 11,9% dày thành ruột khối lồng, 26,9% tắc ruột
Kết luận: Lồng ruột cấp, bệnh lý cấp cứu ngoại khoa Chẩn đoán sớm đóng vai trò quan trọng trong việc
tháo lồng bằng hơi thành công Sự hiện diện dịch trong khối lồng hoặc biến chứng tắc ruột thường cần can thiệp phẫu thuật
Từ khoá: Lồng ruột, trẻ em, siêu âm
ABSTRACT
CLINICAL AND SONOGRAPHIC FEATURES OF INTUSSUSCEPTION OPERATED IN CHILDREN’S
HOSPITAL 1
Nguyen Huu Chi, Nguyen Thi Thanh Tam, Dao Trung Hieu
* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 15 - Supplement of No 3 - 2011: 74 - 77
Objectives: To present the clinical and sonographic features of intussusception operated in Children’s
Hospital 1
Methods: Retrospective case series We reviewed all cases of intussusception operated in Children’s Hospital
1 and having preoperative ultrasound
Results: From 1/1/2008 to 31/12/2010, 67 cases were included in our study Male: female was 1,2 Mean
age was 22.1 months, of these, 77.6% was from 3 months to 3 years old, 3 cases (4.5%) were under 3 months and
7 cases (10.4%) were more than 5 years old Mean illness duration was 1.57 days Abdominal pain, vomiting and rectal bleeding were 67.2%, 62.7% and 52% respectively Causes of intussusception were polyp in 6 cases (9%), Meckel’s diverticulum in 3 cases (4.5%), ileo-cecal tumor in 2 case (3%) and 58 cases (83.6%) were idiopathic Ultrasound revealed target sign and sandwich sign, fluid within the intussusception, ascite, wall thickening of the intussusceptum and intestinal obstruction in 100%, 25.4%, 26.9%, 11.9% and 26.9% respectively
Conclusions: Intussusception is a surgical emergency Early diagnosis plays an important role in the
success of air enema reduction The present of fluid within the intussusception or intestinal obstruction often needs an operative intervention
* Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Hữu Chí ĐT: 01286558536 Email: dr_huuchi@yahoo.com
Trang 2Y Học TP Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Key words: Intussusception, children, ultrasound
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lồng ruột là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa
hay gặp ở trẻ nhỏ Chẩn đoán, ngày nay chủ yếu
dựa trên siêu âm Việc điều trị lồng ruột có thể là
tháo lồng bằng hơi hoặc phẫu thuật Việc chẩn
đoán sớm, sẽ góp phần điều trị tháo lồng thành
công, tránh can thiệp phẫu thuật Ngược lại, nếu
chẩn đoán trễ, thường phải phẫu thuật, tuy
nhiên có những yếu tố nguyên nhân làm mặc dù
đến sớm, vẫn phải can thiệp, đó là lý do chúng
tôi thực hiện đề tài nhằm tìm hiểu các yếu tố lâm
sàng và siêu âm nhằm tiên đoán khả năng can
thiệp phẫu thuật
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát đặc điểm lâm sàng và siêu âm của
bệnh nhi lồng ruột được phẫu thuật tại Bệnh
viện Nhi Đồng 1 từ 01/01/2008 đến 31/12/2010
Mục tiêu chuyên biệt
Tính tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng của các
bệnh nhi lồng ruột được phẫu thuật bao gồm
tuổi, giới, nơi cư ngụ, các triệu chứng lâm sàng:
Ói, khóc, tiêu máu,…số lần lồng ruột từ trước, số
lần lồng ruột đợt nhập viện này
Tính tỉ lệ các nguyên nhân của các bệnh nhi
lồng ruột được phẫu thuật
Tính tỉ lệ các dấu hiệu lồng ruột trên siêu âm
của bệnh nhi lồng ruột được phẫu thuật
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hồi cứu các trường hợp bệnh
Tất cả các bệnh nhân nhập viện Nhi Đồng 1
trong 3 năm (từ 01/01/2008 đến 31/12/2010) được
chẩn đoán xác định là lồng ruột sau khi được
phẫu thuật và có siêu âm trước mổ tại bệnh viện Nhi Đồng 1
KẾT QUẢ
Từ 01/01/2008 đến 31/12/2010), có 67 bệnh nhân được đưa vào lô nghiên cứu Bé trai chiếm 54% Tuổi trung bình 22,1 tháng, trong đó 52 ca (77,6%) từ 3 tháng đến 3 tuổi, dưới ba tháng có 3
ca (4,5%), trên 5 tuổi 7 ca (10,4%.) Nơi cư ngụ: 23,9% tại thành phố Hồ Chí Minh, 76,1% ở tỉnh, trong đó 66,7% do bệnh viện chuyển Thời gian bệnh đến khi nhập viện: 88,1% trước 2 ngày, 8 ca sau 2 ngày (11,9%) Tiền căn lồng ruột: 91% không có tiền căn lồng ruột, 9% có tiền căn lồng ruột, 1-5 lần Số lần lồng ruột trong đợt nhập viện: 1 lần 41 ca (61%), 2 lần 16
ca (23,9%), 3 lần 8 ca (11,9%), 4 và 5 lần, 1 ca Các nguyên nhân gây lồng ruột: vô căn 56
ca (83,6%), polype 6 ca (9%), túi thừa Meckel 3 ca (4,5%), u hồi manh tràng 2 ca (3%)
Triệu chứng lâm sàng
Bảng 1: Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng cơ năng Tần số (%)
Bảng 2: Triệu chứng thực thể
Bảng 3: Đặc điểm siêu âm
Vị trí khối lồng Tần số n=67 (%)
Các dấu hiệu thấy được trên siêu âm n=67 (%) Tần số
Dấu hiệu hình target và hình Sandwich 67 100
Dịch ổ bụng thuần nhất 18 26,9
Dịch ổ bụng không thuần nhất 1 1,5
Trang 3Nghiên cứu Y học Y Học TP Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Hình 1, 2: Lồng ruột có niến chứng tắt ruột
Hình 3: Lồng ruột do polype
BÀN LUẬN
Lồng ruột là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa
thường gặp ở trẻ em Chẩn đoán, ngày nay chủ
yếu dựa trên siêu âm Việc điều trị lồng ruột có
thể là tháo lồng bằng hơi, bằng nước dưới kiểm
soát siêu âm, chụp đại tràng có cản quang hoặc
phẫu thuật, nhưng tại bệnh viện chúng tôi, tháo
lồng bằng hơi và kiểm tra tháo lồng bằng siêu
âm Trong trường hợp tháo lồng bằng hơi thất
bại hoặc lồng ruột có biến chứng tắc ruột hoặc
lâm sàng có tình trạng sốc nhiễm trùng, sẽ được can thiệp phẫu thuật Theo y văn, lồng ruột ở trẻ
từ 3 tháng đến dưới 6 tuổi thường không có nguyên nhân thực thể và không cần can thiệp phẫu thuật, trừ khi có biến chứng hoặc tháo lồng bằng hơi thất bại Ngược lại lồng ruột ở trẻ dưới
3 tháng và trên 6 tuổi thường có nguyên nhân thực thể và cần can thiệp phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân, phòng ngừa tái phát Các nguyên nhân thực thể có thể gặp gồm có túi thừa Meckel, polype, nang ruột đôi hoặc bệnh lý
ác tính như lymphoma
Về đặc điểm nhóm bệnh nhi lồng ruột được phẫu thuật, nhóm nghiên cứu nhận thấy lồng ruột tập trung ở độ tuổi từ 3 tháng đến 2 tuổi, và
có vẻ trội ở độ tuổi trên 6 tuổi Phù hợp với nghiên cứu của Lloyd DA, 2004(8) xảy ra thường nhất từ 6- 18 tháng, sau 2 tuổi tỉ suất sẽ giảm dần
và chiếm 20% ở trẻ trên 2 tuổi Tuy nhiên, nhóm tuổi được phẫu thuật nhiều trong nghiên cứu, 77,6% tập trung ở trẻ 3 tháng đến 3 tuổi, đây là nhóm tuổi, lồng ruột thường vô căn (trong nghiên cứu ghi nhận 83,6%) do đó can thiệp phẫu thuật có thể do đến trễ, sau 24 giờ hoặc do
kỹ thuật tháo lồng
Về sự phân bố của bệnh theo giới tính, nhận thấy tỷ lệ bệnh nhi nam nữ trong nhóm khảo sát
là như nhau Trong nghiên cứu của Lloyd DA,
2004(8) thường gặp ở nam hơn nữ Sự khác biệt
về tỷ lệ giới tính so với y văn và các nghiên cứu của các tác giả khác là do chúng tôi chọn mẫu nhằm vào nhóm được phẫu thuật Theo đó không thấy sự chênh lệch giới tính trong nhóm bệnh nhi được mổ
Trong nhóm bệnh nhi lồng ruột được phẫu thuật, ghi nhận có 34 ca được chuyển từ các tỉnh trong đó có 11 case (16,4%) đã được điều trị từ tuyến trước bằng phương pháp tháo lồng bằng nước hoặc hơi nhưng thất bại
Khảo sát về thời gian mắc bệnh trước lúc nhập viện, nhóm nghiên cứu ghi nhận có 8/67 (11,9%) trường hợp nhập viện sau 48 giờ (ngày thứ 3 của bệnh) Đa số lồng ruột trước 48 giờ, chiếm 88,1%, nhưng được chỉ định mổ do tháo
Trang 4Y Học TP Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
lồng thất bại hoặc lồng ruột tái phát Thời gian
khởi phát lồng ruột, chỉ có tính tham khảo tương
đối, nó phụ thuộc mức độ xiết chặt cổ khối lồng
Triệu chứng cơ năng của lồng ruột trong
nhóm bệnh nhi được mổ cũng tương tự so với
nghiên cứu của West KW và cộng sự năm
1987(11) Ói, đau bụng, tiêu máu là 3 triệu chứng
điển hình xuất hiện với tỷ lệ khá cao (63%, 67%,
52%) Nghĩ đến lồng ruột khi có ít nhất 1 trong 3
triệu chứng trên, nhất là trong độ tuổi mắc bệnh
cao, để tránh bỏ sót chẩn đoán hoặc làm chậm
trễ chẩn đoán, điều trị Tuy vậy, cũng ghi nhận
một số ít triệu chứng (như co giật, tím tái, ho,
sốt…) có thể làm lầm lẫn chẩn đoán với một
bệnh lý khác
Nhóm nghiên cứu ghi nhận chỉ có dưới 12%
ca lồng ruột khám thực thể sờ thấy khối lồng Tỷ
lệ này khá ít so với một số nghiên cứu khác, như
West KW 1987(11) ghi nhận tỷ lệ sờ thấy lồng ruột
là 60% Nguyên nhân có thể do không được ghi
nhận lại trong hồ sơ bệnh án hoặc bệnh nhi chưa
được đánh giá lâm sàng tỉ mỉ
Về tiền căn lồng ruột có từ trước khi nhập
viện, ghi nhận 91% số ca không có tiền căn lồng
ruột 9% còn lại có tiền căn lồng ruột, nhiều nhất
là 5 lần Con số tuy nhỏ nhưng cần lưu ý để truy
tìm nguyên nhân thực thể
Nguyên nhân lồng ruột được phẫu thuật,
chúng tôi nhận thấy 83,6% vô căn và chỉ có
16,4% có nguyên nhân thực thể Phần lớn bệnh
nhân lồng ruột được can thiệp phẫu thuật, có
thể do tháo lồng bằng hơi thất bại hoặc đến
muộn, có biến chứng tắc ruột hoặc bệnh cảnh
sốc, nhiễm trùng
Đặc điểm siêu âm lồng ruột được phẫu
thuật, chúng tôi nhận thấy, sự hiện diện dịch
trong khối lồng chiếm 25,9%, dịch tự do và tắc
ruột chiếm 26,9% Theo Ingrid Britton(4) khi
không có dịch tự do hoặc dịch trong khối lồng, không có dấu tắc ruột, tỉ lệ tháo lồng bằng hơi thành công 93% Ngược lại, khi có dịch trong khối lồng, tỉ lệ thành công 25% Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm, những đặc điểm siêu âm trên trong dân số lồng ruột, để xác định yếu tố tiên lượng khả năng tháo lồng thành công
KẾT LUẬN
Lồng ruột cấp, bệnh lý cấp cứu ngoại khoa.Việc chẩn đoán sớm đóng vai trò quan trọng trong việc tháo lồng bằng hơi thành công
Sự hiện diện dịch trong khối lồng hoặc biến chứng tắc ruột thường cần can thiệp phẫu thuật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Daneman A, Alton DJ (1996) Intussusception Issues and controversies related to diagnosis and reduction Radiol Clin North Am; 34: 743
2 Harrington L, Connolly B, et al (1998) Ultrasonographic and clinical predictors of intussusception J Pediatr; 132: 836
3 Hryhorczuk AL, Strouse PJ (2009) Validation of US as a first-line diagnostic test for assessment of pediatric ileocolic intussusception Pediatr Radiol; 39:1075
4 Ingrid Britton and A, Graham W (1999) Ultrasound features
of intussusception predicting outcome of air enema, Pediatric Radiology; 29: 705-710
5 Ko HS, Schenk JP (2007) Current radiological management of intussusception in children Eur Radiol; 17: 2411
6 Ko SF, Tiao MM, et al (2010) Pediatric small bowel intussusception disease: feasibility of screening for surgery with early computed tomographic evaluation Surgery; 147:521
7 Lim HK, Bae SH, et al (1994) Assessment of reducibility of ileocolic intussusception in children: usefulness of color Doppler sonography Radiology; 191:781
8 Lloyd DA, Kenny SE (2004) The surgical abdomen In: Pediatric Gastrointestinal Disease;16: 604
9 Navarro O, Dugougeat F, et al (2000) The impact of imaging
in the management of intussusception owing to pathologic lead points in children A review of 43 cases Pediatr Radiol; 30:594
10 Singer J (1979) Altered consciousness as an early manifestation of intussusception Pediatrics; 64:93
11 West KW, Stephens B, et al (1987) Intussusception: current management in infants and children Surgery; 102:704