Mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát sự thay đổi phương pháp đánh giá thực tập lâm sàng tại các bệnh viện của sinh viên vật lý trị liệu năm thứ ba trước và sau khi điều chỉnh nội dung của phiếu đánh giá thực tập lâm sàng, xây dựng quy trình hướng dẫn thực tập chuyên ngành vật lý trị liệu tại các bệnh viện theo phương pháp dạy học tích cực
Trang 1THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN VẬT LÝ TRỊ LIỆU,
KHOA ĐIỀU DƯỠNG KỸ THUẬT Y HỌC, ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM
Nguyễn Ánh Chí *, Nguyễn Thị Cẩm Phượng**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát sự thay đổi phương pháp đánh giá thực tập lâm sàng tại các bệnh viện của
sinh viên VLTL năm thứ ba trước và sau khi điều chỉnh nội dung của phiếu đánh giá thực tập lâm sàng, xây dựng quy trình hướng dẫn thực tập chuyên ngành Vật lý trị liệu tại các bệnh viện theo phương pháp dạy học tích cực.
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 66 sinh viên
năm thứ ba của Bộ môn Vật lý trị liệu, gồm 32 sinh viên hệ chính qui khóa 2007, 8 sinh viên khóa 2009 và 26 sinh viên hệ liên thông khóa 2010.
Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên chưa thật sự hài lòng cách đánh giá cũ như:
thời gian hơi ngắn không đủ để theo dõi người bệnh và không được thực tập đầy đủ (46,9%); một số bệnh viện vẫn chưa đáp ứng những mong muốn theo mục tiêu của thực tập lâm sàng đề ra (37,5 %). Sinh viên chưa đạt mục tiêu thực tập, bị lúng túng và còn nhiều thiếu sót (21,9%); gặp khó khăn trong việc tham khảo hồ sơ bệnh án trước khi điều trị (43,7%); chưa thể thực hiện các bài tập cho người bệnh hiệu quả và đúng kỹ thuật (53,1%); sinh viên học tập lâm sàng còn thụ động, ít suy nghĩ về việc thực hiện kỹ năng (71,9%); sinh viên không quan tâm đến việc tái lượng giá hiệu quả khi ứng dụng chương trình điều trị trên người bệnh (68,7%); sinh viên chưa
có kinh nghiệm và tự tin trong việc giao tiếp một cách trình tự, lô gích, đầy đủ và rõ ràng để làm an lòng người bệnh khi cần hoặc cho lời khuyên về chuyên môn (65,6%); sinh viên chưa được giảng viên hướng dẫn thiết lập kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng và phù hợp (34,3%); không được giảng viên giải thích rõ ràng về kết quả đạt được sau mỗi đợt thực tập (65,7%), giảng viên chưa cung cấp đầy đủ thông tin đánh giá sinh viên dẫn đến việc các sinh viên thắc mắc về điểm đánh giá mỗi cuối đợt thực tập (34,3%). Kết quả khảo sát giai đoạn 2 khi sử dụng cách đánh giá mới cho thấy các tỉ lệ khảo sát đạt từ 88,2% đến 100%. Tỉ lệ này chứng tỏ có sự thay đổi rõ rệt trong cách đánh giá thực tập, thể hiện sự tiến bộ và thay đổi tốt qua các hoạt động thực tập lâm sàng, nhận thức và thái độ của sinh viên.
Kết luận: Sinh viên cần phải chủ động tham gia vào việc thiết kế quá trình học cho bản thân (6) , cùng phối hợp với giảng viên hướng dẫn lâm sàng để hình thành mục tiêu học tập và lập kế hoạch thực tập (6,7) Tăng cường tập huấn về phát triển các kỹ năng hướng dẫn lâm sàng và cải thiện vai trò của người giảng viên là điều cần thiết nhằm giúp cho sinh viên có năng lực thực hiện công việc nghề nghiệp ngày càng hiệu quả hơn (7,8,10)
Từ khoá: Kiến thức, Nhận thức, Thái độ, Hoạt động Thực tập lâm sàng, Phương pháp đánh giá, Vật lý
trị liệu.
* Bộ môn Vật lý trị liệu, Khoa Điều dưỡng ‐ Kỹ thuật y học, Đại học Y Dược TP HCM
** Trung tâm đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội, Đại học Y Dược TP HCM.
Trang 2RESEARCH ON METHODS OF EVALUATION IN CLINICAL PRACTICE
OF PHYSIOTHERAPY STUDENTS, FACULTY OF NURSING – MEDICAL TECHNOLOGY,
UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY AT HOCHIMINH CITY
Nguyen Anh Chi, Nguyen Thi Cam Phuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 275‐ 283
Objectives: Research on methods of evaluation in clinical practice of the third year physiotherapy students
before and after adjust the content of the clinical internship evaluation form, building process of specialized practice of physical therapy in hospitals according to the active teaching methods.
Material and Method: A cross – sectional study were made on 66 the third year students of the
Department of physical therapy, consisting of 32 full‐time students 2007, 8 full‐time students 2009, and 26 in service training students 2010.
Results: The results conducted students have not really satisfied how reviews such as: time was not
enough to follow up patients and not the full internship (46.9%); some hospitals still do not meet the desired objectives of the clinical internship (37.5%). Students had not reached the target, were embarrassing and also many shortcomings (21.9%); they had difficulty in getting patient record references before treatment (43,7%); could not able to perform the effective and technically exercises for patients (53.1%); the clinical study is also passive, less thinking about making skills (71.9%). Students were not interested in re‐evaluate the effect when applying the treatment on the patient (68.7%).The students had not enough experiences and were not self‐confident in communication with patients (65.6%, they were not instructed by preceptors to set
up the plan of treatment, and to assign with specific, clear and consistent (34.3%). The teachers were not explained clearly about the results after each practical phase (65,7%), and had not provided adequate information to assessment, led to questions of students about their practical scores(34.3%). The second phase survey results when using a new assessment showed that the rates reaching from 88.2% to 100%. This ratio demonstrated that the change in how to evaluate practice, showing the progress and change through clinical practice activities, awareness and attitude of the student.
Conclusion: Conclusion students need to be actively involved in the design of the course of study for
themself partnership with clinical instructors to form the learning objectives and planning practice. Strengthen training on developing the skills of clinical guidelines and improve the role of the teacher is essential in order to help students have the capacity to make the work more efficient and more professional.
Keywords: Knowledge, Knowledge, Awareness, Attitudes, Clinical practice activities, Methods of
assessment, Physical therapy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục lâm sàng là một phần quan trọng
trong chương trình đào tạo chuyên ngành Vật lý
trị liệu (VLTL) nhằm giúp sinh viên có cơ hội
vận dụng lý thuyết vào kỹ năng thực hành, chủ
động trong quá trình học tập và từng bước hoàn
thiện kỹ thuật một cách thành thạo(4). Bên cạnh
đó, nhằm đáp ứng với nhu cầu học tập cho sinh
viên vai trò của người giảng viên hướng dẫn
lâm sàng cần được cải thiện và phát triển các kỹ năng hướng dẫn lâm sàng cho phù hợp(7). Trước đây bộ môn Vật lý trị liệu chỉ áp dụng phương pháp dạy học tích cực tại phòng thực hành ở bộ môn. Khi bắt đầu thực hành lâm sàng, các sinh viên thường rất háo hức và mong chờ được đi thực tập bệnh viện. Rất nhiều sinh viên học rất tốt các môn học khoa học cơ bản, các môn y học cơ sở; nhưng khi chuyển sang thực tập lâm sàng lại không đạt được kết quả như
Trang 3chật hẹp, thiếu thốn trang thiết bị, khó khăn
trong tổ chức học tập lâm sàng… nhưng qua
theo dõi kết quả đào tạo của những năm vừa
qua cho thấy lý do chủ yếu là do sinh viên chưa
biết cách học lâm sàng và giảng viên hướng dẫn
chưa biết phát huy hết vai trò hướng dẫn lâm
sàng. Điều đó dẫn đến hậu quả là sinh viên gặp
khó khăn, lúng túng trong việc lĩnh hội kiến
thức, kinh nghiệm, chưa biết vận dụng lý thuyết
và kiến thức cơ bản đã học vào các kỹ năng thực
hành VLTL, chưa tự chủ động trong thực tập
lâm sàng.
Dựa vào phương pháp học tập thực
nghiệm của David A. Kolb là một trong những
phương pháp học tích cực giúp sinh viên vận
dụng quy trình học tập thực nghiệm bằng cách
rút ra từ trải nghiệm thực tiễn, quan sát, phản
ánh từ các bối cảnh khác nhau và thử nghiệm
lâm sàng những điều đã học được trong hoàn
cảnh mới(4). Các hình thức học đã được mô tả
cách học tập và cách sinh viên giải quyết các
vấn đề, ý kiến cũng như các tình huống lâm
sàng(4,6). Từ đó giúp sinh viên hiểu được
phương thức học nào có ý nghĩa và biết được
những điểm mạnh, yếu của mình trong học
tập. Đồng thời, giúp cho giáo viên hướng dẫn
lâm sàng dễ dàng xác định loại hình học tập có
liên quan đến đánh giá sinh viên đưa ra những
vấn đề và nhận xét thực hiện nhiệm vụ cụ thể
qua thiết kế các hoạt động học tập, kỹ năng
thực hành kỹ thuật ngày càng đạt hiệu quả
hơn(6).
Với mong muốn nâng cao chất lượng thực
tập lâm sàng cho sinh viên, Bộ môn Vật lý trị
liệu áp dụng phương pháp dạy học tích cực tại
các đơn vị thực hành nhằm tạo mối tương quan
hiệu quả trong quá trình thực tập giữa giảng
viên và sinh viên. Qua đó, phát triển kỹ năng
hướng dẫn lâm sàng của giảng viên, hoàn thiện
các bước quy trình thực tập chuyên ngành VLTL
tại các bệnh viện. Đây là nhu cầu cần thiết và có
vai trò quan trọng trong việc giáo dục lâm sàng
đáp ứng với chuẩn năng lực cơ bản trong chương trình đào tạo của chuyên ngành VLTL.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát sự thay đổi phương pháp đánh giá thực tập lâm sàng tại các bệnh viện của sinh viên VLTL năm thứ ba trước và sau khi điều chỉnh nội dung của phiếu đánh giá thực tập lâm sàng. xây dựng quy trình hướng dẫn thực tập chuyên ngành Vật lý trị liệu tại các bệnh viện theo phương pháp dạy học tích cực.
Mục tiêu cụ thể
Xác định các yếu tố liên quan.
Nội dung thực tập của sinh viên tại các bệnh viện.
Hoạt động thực tập lâm sàng tại các đơn vị thực tập.
Nhận thức, thái độ học tập thực tập lâm sàng của sinh viên.
Tình hình hướng dẫn lâm sàng của giảng viên.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang trên 2 nhóm khảo sát trước
và sau khi sau khi điều chỉnh nội dung của phiếu đánh giá thực tập lâm sàng.
Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên năm thứ 3 Vật lý trị liệu (VLTL) bắt đầu đi thực tập bệnh viện, cụ thể như sau Đợt 1: 32 sinh viên VLTL khóa 2007 (năm học 2010‐2011) đi thực tập lâm sàng trong thời gian 16 tuần.
Đợt 2: 08 sinh viên năm thứ 3 VLTL hệ chính qui khóa 2009 (năm học 2011‐2012) và 26 sinh viên năm thứ 3 VLTL hệ liên thông khóa 2010 (năm học 2012‐2013) đi thực tập lâm sàng trong thời gian 16 tuần.
Trong đợt 2 có tham khảo 18 ý kiến của giảng viên hướng dẫn thực hành lâm sàng, gồm
có 11 giảng viên của bộ môn và 7 giảng viên lâm sàng tại các bệnh viện có sinh viên đến thực tập.
Trang 4Tổng cộng 2 đợt là 66 sinh viên.
Địa điểm nghiên cứu
6 bệnh viện: Chợ Rẫy, An Bình, Chấn
thương chỉnh hình, Nhân dân Gia định, Đại học
Y dược cơ sở 2, Trung tâm chỉnh hình và Phục
hồi chức năng.
Thời gian thực hiện
tháng 5 năm 2010 đến tháng 02 năm 2013
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 14.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đợt 1
Đặc điểm nhóm nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Đặc điểm nhóm nghiên cứu (N=32) N (%)
Tuổi
Nhỏ nhất 21 Lớn nhất 28
Chọn ngành học Vật lý trị liệu
Câu hỏi Khảo sát về mục tiêu, địa điểm và thời gian thực tập
Bảng 2: Phần khảo sát chung
2 Mục tiêu của đợt thực tập lâm sàng 1 có đáp ứng được những điều bạn mong muốn khi đi thực tập không? 20 (62,5%) 8 (25%) 4 (12,5%)
8 của mỗi đợt thực tập tại các bệnh viện không? Bạn có nắm rõ mục tiêu, nội dung và yêu cầu 25 (78,1%) 4 (12,5%) 3 (9,4%)
Câu hỏi khảo sát về nội dung thực tập
Bảng 3: Nội dung thực tập
2 Bạn có thực hiện được kỹ năng khám lượng giá VLTL cho người bệnh trong quá trình điều trị không? 24 (75%) 5 (15,6%) 3 (9,4%)
3 Bạn có liên hệ ghi nhận giữa các dấu hiệu, triệu chứng để đưa ra chẩn đoán VLTL phù hợp không? 28 (87,4%) 2 (6,3%) 2 (6,3%)
5 Khi lập kế hoạch điều trị VLTL bạn có quan tâm đến các khía cạnh về điều kiện của người bệnh không? 20 (62,5%) 8 (25%) 4 (12,5%)
8 Bạn có điều chỉnh chương trình cho phù hợp với đáp ứng và điều kiện của người bệnh không? 25 (78,1%) 4 (12,5%) 3 (9,4%)
9 dựa trên các trang thiết bị sẵn có của bệnh viện và tại nhà người bệnh không? Khi thực hiện quy trình các kỹ thuật điều trị bạn có sáng tạo 9 (28,1%) (46,9%) 15 (25%) 8
10 Bạn có hướng dẫn, giáo dục người bệnh và người huấn luyện biết cách tập luyện một cách hiệu quả không? 30 (93,8%) 1 (3,1%) (3,1%) 1
Trang 5STT Nội dung thực tập (N=32) Có Không Ý kiến khác
trong các khoa, phòng thực tập khi cần thiết không?
12 Bạn có tái lượng giá sự tiến bộ của người bệnh và có kế hoạch điều trị tại nhà kịp thời cho người bệnh không? 10 (31,3%) (53,1%) 17 (15,6%) 5
13 Bạn có giao tiếp một cách trình tự, lô gíc, đầy đủ, rõ ràng để làm an lòng người bệnh khi cần hoặc cho lời khuyên về chuyên môn không? (65,6%) 21 (15,6%) 5 (18,8%) 6
Ý kiến về việc hướng dẫn thực hành của giảng viên
Bảng 4: Nhận xét về Giảng viên hướng dẫn lâm sàng
2 Bạn có được GV hướng dẫn thiết lập kế hoạch
và giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng và phù hợp không?
21 (65,6%) 6 (18,8%) 5 (15,6%)
3 Bạn có được GV hướng dẫn và cung cấp thông tin
4 Bạn có được GV hướng dẫn đưa ra nhận xét
5 Bạn có được GV góp ý xây dựng khách quan,
Để đánh giá các mức độ của đối tượng
nghiên cứu, mỗi câu trả lời có được cho 1 điểm,
câu trả lời không được cho 2 điểm và ý kiến
khác được cho 3 điểm.
Kết quả cho thấy điểm của nhóm trong đợt 1
đạt điểm trung bình (tối thiểu: 1.03đ; tối đa:
1.90đ; trung bình: 1.4250)
Đợt 2
Qua khảo sát đợt 1, chúng tôi ghi nhận còn
một số vấn đề bất cập trong phương pháp đánh
giá thực tập bệnh viện của sinh viên năm thứ 3
khi đi thực tập lâm sàng tại các bệnh viện áp
dụng chưa thật cụ thể và rõ ràng. Vì thế, chúng
tôi đã tiếp tục tiến hành khảo sát đợt 2, dựa trên
ý kiến nhận xét: có đồng ý, không đồng ý và ý
kiến khác để khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên sau khi bộ môn VLTL đã điều chỉnh lại phiếu đánh giá sinh viên về môn học thực tập lâm sàng; đồng thời tham khảo ý kiến nhận xét của 18 giảng viên tham gia hướng dẫn sinh viên thực hành tại các bệnh viện.
Đặc điểm nhóm nghiên cứu Bảng 5: Đặc điểm nhóm nghiên cứu (đợt 2)
Đặc điểm nhóm nghiên cứu (N=34) N (%)
Lớn nhất 45
Chọn ngành học Vật lý trị liệu
Các hoạt động thực tập lâm sàng
Bảng 6: Hoạt động thực tập lâm sàng
1 Phiếu đánh giá thực tập lâm sàng đưa ra các yêu cầu hoạt động cụ thể, rõ ràng giúp sinh viên (SV) đạt được mục tiêu thực tập phù hợp theo từng giai đoạn (97,1%) 33 0 (2,9%)1
Trang 6STT Nội dung (N=34) Có Không Ý kiến khác
4 Phiếu đánh giá thực tập lâm sàng dựa trên yêu cầu kỹ năng hiện có của sinh viên từ đơn giản đến phức tạp (97,1%) 33 0 (2,9%)1
8 Phiếu đánh giá thực tập lâm sàng giúp SV đánh giá tính hiệu quả của các phương pháp điều trị trên người bệnh (91,2%) 31 0 (8,8%)3
9 Phiếu đánh giá thực tập lâm sàng giúp SV được phản hồi lời nhận xét thực tập trực tiếp của GV: cụ thể, đúng thời điểm và các hoạt động thực tập (94,2%) 32 0 (5,9%)2
10 Phiếu đánh giá thực tập lâm sàng giúp SV tự độc lập dần về: các kỹ năng thực hiện, thiết lập kế hoạch và chương trình điều trị cho người bệnh (97,1%) 33 0 (2,9%)1
Về nhận thức thái độ học tập
Bảng 7: Nhận thức thái độ học tập
2 SV được cho những lời hướng dẫn chính xác giúp giải quyết được các nhiệm vụ, kỹ thuật thực hiện 97,1% 33 0 2,9% 1
5 SV được GV hỗ trợ, khuyến khích để tìm ra nguyên nhân, những khó khăn và giải pháp thực hiện khi gặp khó khăn trong quá trình thực tập 100% 34 0 0
Tương tự trong nhóm 2, mỗi câu trả lời có sẽ
được cho 1 điểm, câu trả lời không được cho 2
điểm và ý kiến khác được cho 3 điểm.
Kết quả cho thấy điểm của nhóm trong đợt 2
chỉ đạt điểm trung bình (tối thiểu: 1đ; tối đa:
2,05; trung bình: 1,0824)
BÀN LUẬN
Đặc điểm nhóm nghiên cứu đợt 1
Tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu
trong đợt 1 là 32 sinh viên trong đó có 46.9% là
nam và 53,1% là nữ trong độ tuổi từ 21 đến 28
tuổi, tuổi trung bình là 22 tuổi. Ngành VLTL tương đối mới và ít người biết nhưng qua nhóm nghiên cứu đợt 1 cho thấy, hầu hết các sinh viên đều tự chọn chuyên ngành chiếm tỷ lệ 75% vì thế sinh viên càng yên tâm học tập hơn với ngành nghề đã chọn.
Khảo sát chung về kiến thức môn học thực tập lâm sàng
Đa số các sinh viên 78,1% đều đồng ý mục tiêu của đợt thực tập lâm sàng phù hợp với nội dung của các môn đã học và đáp ứng được
Trang 7thế, mức độ yêu cầu của đợt thực tập không quá
khó đối với sinh viên (78,1%); chỉ những kỹ
thuật chưa biết áp dụng được là do sinh viên
chưa được học ở trường (21,9%). Hầu hết các
bệnh viện đều đáp ứng với mục tiêu (96,9%) và
nội dung yêu cầu của đợt thực tập (93,8%). Số
lượng người bệnh tại các bệnh viện gần như đáp
ứng đủ yêu cầu thực tập của sinh viên (62,5%),
tuy nhiên số lượng người bệnh đôi lúc bị dao
động tăng giảm tùy theo các tháng trong năm.
Nhìn chung, sinh viên được các giảng viên sinh
hoạt nắm rõ mục tiêu, nội dung và yêu cầu của
mỗi đợt thực tập tại các bệnh viện (78,1%), một
số sinh viên chưa được giảng viên hướng dẫn cụ
thể (21,9%).
Tuy nhiên, sinh viên chưa hài lòng về thời
gian cho mỗi đợt thực tập với 46,9% sinh viên
cho rằng do thời gian hơi ngắn (4 tuần) không
đủ để theo dõi người bệnh và không được thực
tập đầy đủ ở các khoa phòng/trại. Bên cạnh đó,
trong đợt thực tập đầu tiên, một vài bệnh viện
vẫn chưa đáp ứng những mong muốn theo mục
tiêu của thực tập lâm sàng đề ra (37,5 %). Ngoài
ra, 21,9% sinh viên vẫn chưa đạt đầy đủ mục
tiêu thực tập đa phần là do chưa được học hết
một số môn về chuyên ngành nên khi đi thực
tập lần đầu tại bệnh viện các em vẫn bị lúng
túng và còn nhiều thiếu sót. Điều này cho thấy
cần chú trọng thêm vai trò của giảng viên hướng
dẫn trong công việc chuẩn bị ban đầu, đánh giá
khả năng và xác định mục tiêu của từng sinh
viên trước khi thiết lập kế hoạch thực hành lâm
sàng cho sinh viên.
Nội dung thực tập
Hầu hết 75% sinh viên đều thực hiện được
các kỹ năng khám, lượng giá VLTL cho người
bệnh trước khi điều trị và 87,4% sinh viên có liên
hệ ghi nhận giữa các dấu hiệu, triệu chứng để
đưa ra chẩn đoán VLTL phù hợp. Từ đó, sinh
viên có thể tự lập kế hoạch điều trị VLTL thích
hợp với người bệnh đạt 59,4%. Khi lập kế hoạch
điều trị VLTL, 62,5% sinh viên có quan tâm đến
các khía cạnh về điều kiện của người bệnh, chỉ
có 37,5% chưa được sinh viên thiết lập đầy đủ
do tùy vào một số dạng bệnh khá phức tạp cần
áp dụng các kỹ thuật mà sinh viên chưa được học hoặc thực hiện còn thiếu sót và không hiệu quả. Hầu hết 100% các sinh viên đều phải tham khảo ý kiến các giảng viên hướng dẫn và các nhân viên trong các khoa, phòng thực tập để có thể hướng dẫn, giáo dục người nhà và người bệnh biết cách tập luyện một cách hiệu quả hơn (93,8%). Nhìn chung, đa số sinh viên có cố gắng hoàn thiện các kỹ thuật điều trị khi thực tập lâm sàng (96,9%) để đạt được sự hợp tác thường xuyên và tạo được sự thoải mái, an tâm của người bệnh với tỷ lệ khá cao 87,5%.
Một số sinh viên gặp khó khăn trong việc tham khảo hồ sơ bệnh án trước khi điều trị (43,7%). Do một số bệnh viện, đa phần sinh viên được thực tập điều trị tại khoa phòng VLTL là các bệnh nhân ngoại trú, các bệnh nhân này thường chỉ có hồ sơ lưu tóm tắt các thông tin cần thiết ở sổ nhận bệnh hoặc sinh viên không được phép xem hồ sơ bệnh án khi không có giảng viên hướng dẫn ở các trại bệnh. Ngoài ra, 40,6% sinh viên còn thiếu tự tin khi chưa được học hết các kỹ thuật ở trường nên rất cần đến vai trò hướng dẫn của giảng viên lâm sàng trong việc cung cấp các thông tin cho sinh viên trước khi thực hiện kỹ năng tại bệnh viện. Vì thế, điều đáng quan tâm là sinh viên chưa thể thực hiện các bài tập cho người bệnh một cách hiệu quả và đúng kỹ thuật chiếm tỷ lệ khá cao 53,1%; thể hiện thiếu sự giám sát của giảng viên lâm sàng không đưa ra những lời nhận xét mỗi khi sinh viên thực hiện các kỹ năng. Tuy đa phần 87,5% sinh viên đều có theo dõi đáp ứng của người bệnh trong quá trình điều trị các kỹ thuật và biết điều chỉnh chương trình cho phù hợp với đáp ứng và điều kiện của người bệnh đạt 78,1%; nhưng chỉ có 28,1% sinh viên có khả năng sáng tạo các quy trình kỹ thuật dựa trên các trang thiết bị sẵn có của bệnh viện để hướng dẫn chương trình tại nhà cho người bệnh. Có thể thấy rằng 71,9% sinh viên học tập lâm sàng còn khá thụ động, ít suy nghĩ về việc thực hiện kỹ năng và 68,7% sinh viên không quan tâm đến
Trang 8việc tái lượng giá hiệu quả khi ứng dụng
chương trình điều trị trên người bệnh và 65,6%
sinh viên chưa có kinh nghiệm và tự tin trong
việc giao tiếp một cách trình tự, lô gích, đầy đủ
và rõ ràng để làm an lòng người bệnh khi cần
hoặc cho lời khuyên về chuyên môn.
Về giảng viên hướng dẫn lâm sàng
Để chuẩn bị phân công thực hành lâm sàng
cho sinh viên, các giảng viên đều có sinh hoạt
hướng dẫn và đề ra các mục tiêu thực tập cụ thể
cho từng sinh viên trước khi đi bệnh viện
(78,1%). Hầu hết, sinh viên đều được giảng viên
hướng dẫn và cung cấp thông tin khi thực hiện
các quy trình điều trị người bệnh (93,8%); được
đưa ra nhận xét khi thực hiện các kỹ năng thực
hành (93,8%) và góp ý những sai sót của sinh
viên sau mỗi cuối đợt thực tập rất tôn trọng và
khách quan (87,5%). Tuy nhiên, vẫn còn tình
trạng một ít bệnh viện, có khoảng 34,3% các sinh
viên vẫn chưa được giảng viên hướng dẫn thiết
lập kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng và
phù hợp cho sinh viên khi thực tập. Điều đáng
quan tâm là các sinh viên đều không được giảng
viên giải thích rõ ràng về kết quả điểm đạt được
sau mỗi đợt thực tập (65,7%). Một số sinh viên
không hài lòng với kết quả của điểm đánh giá
(34,3%), do một vài giảng viên không thường
xuyên hay chưa cung cấp đầy đủ thông tin đánh
giá sinh viên trong suốt thời gian thực tập vào
các buổi nhận xét nên thường dẫn đến việc các
sinh viên hay thắc mắc về điểm đánh giá mỗi
cuối đợt thực tập.
Đặc điểm nhóm nghiên cứu đợt 2
Do số sinh viên năm 3 trong nhóm này quá
ít (chỉ có 8 SV hệ chính qui) nên đã kết hợp với
26 sinh viên của hệ liên thông cùng tham gia.
Chính vì thế 100% các sinh viên đều tự chọn
chuyên ngành và càng yên tâm học tập hơn
với nghề nghiệp của mình. Tổng số đối tượng
tham gia nghiên cứu là 34 sinh viên trong đó
có 47.1% là nam và 52,9% là nữ trong độ tuổi
từ 21 đến 45 tuổi.
Qua bộ câu hỏi khảo sát ở đợt 1, với những
vấn đề còn bất cập được nêu trên, bộ môn VLTL
đã kịp thời thay đổi và bổ sung thêm các chi tiết trong nội dung của phiếu đánh giá thực hành bệnh viện. Đồng thời, từng bước tập huấn cho giảng viên hoàn chỉnh theo các bước quy trình hướng dẫn thực hành và thực hiện phương pháp đánh giá điểm thực tập của sinh viên được chính xác hơn. Dựa vào kết quả đạt được qua khảo sát ý kiến đợt 2 cho thấy phiếu đánh giá thực tập đã thể hiện sự tiến bộ và thay đổi khá tốt qua các hoạt động thực tập lâm sàng và nhận thức thái độ học tập, cụ thể như sau
Về hoạt động thực tập lâm sàng
Với tỷ lệ 97,1% các sinh viên cho rằng phiếu đánh giá thực tập lâm sàng đã đưa ra các yêu cầu hoạt động cụ thể và rõ ràng giúp sinh viên (SV) đạt được mục tiêu thực tập phù hợp theo từng giai đoạn; đồng thời giúp SV nắm rõ mục tiêu, nội dung và yêu cầu của mỗi đợt thực tập (94,1%). Đó chính là nhờ giảng viên đã tăng cường tiến hành tập trung vào việc định hướng, thảo luận với sinh viên vào buổi thực tập đầu tiên vì đây là cơ hội rất quan trọng để tạo mối quan hệ thân thiện và lòng tin cho sinh viên. Điều quan trọng hơn hết là 88,2% sinh viên thành thạo dần các kỹ năng kỹ thuật thực tập và
tự đánh giá năng lực học tập của mình (94,1%) thay vì khảo sát đợt 1 chỉ có 65,6%. Qua đó, (94,2%) SV được GV thường xuyên góp ý, nhận xét trực tiếp vào phiếu đánh giá về các kỹ năng thực hiện, thiết lập kế hoạch, chương trình điều trị cho người bệnh và giúp SV ngày tự hoàn thiện và tự độc lập dần khi thực hiện các kỹ năng (97,1%).
Nhận thức, thái độ học tập
Hầu hết 97,1% sinh viên đều đồng ý rằng những điều mà SV được GV đánh giá quá trình thực tập đều rất có ích cho việc giải quyết các vấn đề thực hành kỹ thuật; biết được những gì quan trọng và ít quan trọng hơn trong quá trình thực tập lâm sàng. Đồng thời, 88,2% SV có thể tự kiểm tra quá trình học tập, làm chủ được việc học tập của mình. Điều thay đổi đáng kể hơn hết
là 100% các sinh viên đều cho rằng trong quá trình thực tập, GV đã luôn hỗ trợ SV phân tích
Trang 9thực hiện, góp ý những sai sót trong sự tôn
trọng và giải thích rõ ràng về kết quả điểm mà
SV đạt được sau mỗi cuối đợt thực tập.
KIẾN NGHỊ
Do việc lượng giá và hình thành kế hoạch
thực tập cho sinh viên là vấn đề thiết yếu để
đạt được kết quả học tập mong muốn(10). Vì
thế, giảng viên hướng dẫn lâm sàng cần chú
trọng hơn công việc chuẩn bị ban đầu cho sinh
viên khi bắt đầu đến thực tập, cụ thể như đánh
giá khả năng và xác định mục tiêu của từng
sinh viên (hàng ngày hay hàng tuần) trước khi
thiết lập kế hoạch thực hành lâm sàng để xác
định các hoạt động học tập mà sinh viên nên
tham gia.
Tổ chức thực hành lâm sàng trên nhóm nhỏ
(5‐10 sinh viên) để có thể đánh giá tốt hơn(6).
Trong quá trình thực tập của sinh viên tại
bệnh viện, cần sự giám sát của giảng viên lâm
sàng nhiều hơn, cụ thể phương pháp lượng giá
cho sinh viên nên đánh giá và đưa ra những
lời nhận xét thường xuyên mỗi khi sinh viên
thực hiện các kỹ năng, nhận xét đúng thời
điểm, không nên chờ đợi đến cuối kỳ thực tập
mới nhận xét sinh viên đã làm những điều
không đúng(7).
KẾT LUẬN
Sinh viên cần phải tích cực hơn, chủ động
tham gia vào việc thiết kế quá trình học cho bản
thân để thực hành ngày càng tự tin hơn và độc
lập thực hiện tốt các kỹ năng(5,6,7).
Cần có sự hợp tác, phối hợp cùng làm việc
giữa giảng viên hướng dẫn lâm sàng và sinh
viên trong việc hình thành mục tiêu học tập và
lập kế hoạch thực tập để đạt kết quả tốt sau mỗi
đợt thực tập(1,5,6,7).
Tăng cường tập huấn cho các giảng viên trẻ
về phát triển các kỹ năng hướng dẫn lâm sàng
phù hợp(2,3) và vai trò của người giảng viên cần
được cải thiện nhằm đáp ứng với nhu cầu học
tập của sinh viên, tạo thuận lợi cho sinh viên có
năng lực thực hiện công việc nghề nghiệp ngày càng hiệu quả hơn(8).
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI
Sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu về các mối tương quan trong thực hành lâm sàng giữa giảng viên và sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng dạy – học trong lâm sàng(9). Đồng thời càng phát triển chất lượng hướng dẫn của giảng viên lâm sàng ngày càng được nâng cao.
Sử dụng kết quả nghiên cứu để có thể củng
cố và đưa ra các chỉ tiêu đánh giá sinh viên cụ thể trong thực hành lâm sàng thông qua sự hài lòng của cả sinh viên và giảng viên hướng dẫn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
sự hài lòng của sinh viên năm 3 và năm 4 tại trường Đại học
Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên
Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010. Trang
100‐106.
2 Feldman, R.S. (2013). P.O.W.E.R. Learning: Strategies for Success
in College and Life. (6/e). New York: McGraw‐Hill.
3 Feldman, R.S. (2013). P.O.W.E.R. Learning and Your Life:
Essentials of Student Success. (2/e). NY: McGraw‐Hill.
4 Kolb, A. and Kolb D. A. (2001) Experiential Learning Theory
Bibliography 1971‐2001, Boston, Ma.: McBer and Co.
http://trgmcber.haygroup.com/Products/learning/bibliograph
y.htm.
5 Kolb, A. Y. & Kolb, D. A. (2009). Experiential learning theory:
learningeducation and development. Chapter 3 in Armstrong, S. J. & Fukami, C.(Eds.) Handbook of Management Learning, Education and Development. London: Sage Publications.
6 Margaret M.P. & Maryanne D. (2011). Teaching and learning
in physical therapy from classroom to clinic, Slack
Incorporated. 1:3‐22.
7 Mary Beth W. & Alice S. (1999). Phát triển kỹ năng cho giảng
viên hướng dẫn lâm sàng Vật lý trị liệu, Tổ chức Thầy thuốc
tình nguyện hải ngoại (HVO).
Quốc Gia Hà Nội.
9 Những điều sinh viên cần biết ‐ Làm thế nào để học lâm sàng
http://www.tnmc.edu.vn/webdhyd/index.php?language=vi& nv=news&op=Nhung‐dieu‐sinh‐vien‐can‐biet/Lam‐the‐nao‐
de‐hoc‐lam‐sang‐tot‐hon‐381.
10 Vụ Khoa học và công nghệ ‐ Bộ giáo dục và đào tạo
(2008).Định hướng phát triển khoa học và công nghệ năm
2009 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Ngày phản biện nhận xét bài báo 05/09/2013.