2 NỘI DUNG ĐIỀU TRA GIÁM SÁT DINH DƯỠNG
2.12.2 Khi nào thì tiến hành làm sạch phiếu
2.12.3 Trình tự xắp xếp phiếu
Phiếu được đóng gói theo từng cụm, số mã của cụm được ghi trên một tờ bìa ngoài kèm theo 3 phiếu bảng kiểm soát BK04 của 3 thôn thuộc xã đó.
Khi toàn bộ các hộ trong cụm đã được phỏng vấn, đội trưởng của đội điều tra sẽ phải kiểm tra sự hoàn thiện của toàn bộ số phiếu; so sánh tổng số phiếu thu được với số liệu đã điền trong bảng kiểm soát BK04; tính tổng các cột ở cuối phiếu; Ghi nhận xét chung về quá trình điều tra cụm đó.
Gộp tất cả các phiếu của cụm theo thứ tự mã sốbà mẹ tăng dần và bó lại bằng dây ni lông. Phiếu quản lý cụm điều tra sẽ được đặt lên trên cùng của bộ phiếu cụm.
Toàn bộ phiếu cần được đựng trong một bao bì bìa cứng hoặc túi ni lông. Bên ngoài bao bì sẽ phải ghi rõ tên địa bàn điều tra: Tên tỉnh/ thành phố; số cụm điều tra (Xã/ phường); Tổng số bà mẹ điều tra; và thời gian hoàn thành điều tra.
2.12.4 Khi nào thì gửi phiếu
Phiếu nên gửi ngay sau khi đã hoàn thành công việc kiểm tra phiếu. Giữ lại hóa đơn gửi phiếu trong trường hợp kiểm toán hoặc phiếu không đến nơi nhận. Trong trường hợp mang trực tiếp đến viện nên xin ký nhận đầy đủ từ phía Viện Dinh dưỡng.
Mục đích:
Đảm bảo phiếu gửi về cho Viện đầy đủ, đã làm sạch và sắp xếp khoa học.
Mục tiêu:
Sau khi đọc phần này, người đọc sẽ:
1) Hiểu được lý do phải làm sạch và sắp xếp khoa học 2) Biết cách làm sạch số
liệu theo quy trình 3) Biết cách sắp xếp phiếu
đúng trình tự
Đối tượng
1) Cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tỉnh/ thành phố 2) Đội trưởng đội điều tra
M01 - 38
3 HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT CỦA GSDD
3.1 QUY TRÌNH CÂN ĐO TRẺ TẠI CỘNG ĐỒNG
1) Chuẩn bị
Mỗi bước trong quá trình cân đo cần chỉ định cụ thể người phụtrách và cần xác định rõ trước khi cân đo. Ví dụ ĐTV là “Người cân đo”, bà mẹ của trẻ là“Người trợ giúp”
Kiểm tra cân trước và trong khi sử dụng: chỉnh thăng bằng ở vị trí 0 kg đối với cân đòn hoặc cân lòng máng; chỉnh kim đồng hồ treo. Trong thời gian sử dụng thỉnh thoảng phải kiểm tra lại. Nêndự trữsẵn một vật chuẩn khoảng 5 kghoặc3 kg để kiểm tra. Nếu cân không cho kết qủa đúng theo vật chuẩn thì phải chỉnh. Nếu cân hỏng phải thay thế.
Nếu dùng cân điện tử thì tìm mặt phẳng cứng và không bị nghiêng hay dốc. Lý tưởng nhất là nền nhà lát gạch men. Nếu mặt phẳng đặt cân bị nghiêng thì sai số từ 5-10%! Trong trường hợp không tìm được nơi bằngphẳng, cứng, phải kiểm tra lại bằng cáchcân vật chuẩn trước khi cân.
2) Yêu cầu có 2 ĐTV nhân trắc đã qua huấn luyện
Yêu cầu có 2 người đã qua huấn luyện để đo chiều dài/cao của trẻ:người đo (giữ trẻ và sử dụng dụng cụ),người trợ giúp (giữ trẻ và ghi chép số đo vàophiếu). Nếu có người trợ giúp không được huấn luyện, ví dụ như bà mẹ, thì người trợ giúp đã qua huấn luyện cũng nên tự ghi số đo vàophiếu. Nếu không có người trợ giúp (chỉ có một ĐTV) thì người đo có thể tự cân trẻ và ghi lại kết quả (khi ).
3) Vị trí đặt cân thước
• Nếu dùng cân lòng máng, cân điện tử, cân kim đồng hồ:
Ngay khi vào hộ điều tra, quan sát và tìm vị trí thích hợp để đặt cân và thước. Lựa chọn vị trí đặt cân thước. Tốt nhất là cân đo ngoài trời khi ban ngày. Nếu trời lạnh, mưa hay quá nhiều người xung quanh ảnh hưởng đến quá trình cân đo thì có thể chuyển vào trong nhà. Cần đảm bảo đủ ánh sáng trong nhà, chọn mặt phẳng vững chắc để làm nơi đặt cân (như mặt bàn, sàn nhà...)
• Nếu dùng cân đòn treo hoặc cân đồng hồ treo:
Dùng dây có tính bền chắcđể treo cân lên xà ngang hoặc cành cây vững chắc
4) Xác định tuổi
Trước khi cân đo, cần phải xác định tuổi của trẻ. Nếu trẻ <2 tuổi, đo chiều dài nằm. Trẻ ≥2 tuổi đo chiều cao đứng(nếu không xác định được chính xác tuổi, đo chiều dài nằm nếu trẻ dài dưới 85cm). Cách xác định trẻ dưới 2tuổi được dựa trên ngày sinh của trẻ và ngày điều tra.Nếu ngày sinh của trẻ với ngày điều tra chênh nhau hơn2năm(≥24 tháng)thì được tính trẻ đã trên 2 tuổi. Ví dụ: Ngày điều tra là 17/07/2013. Nếu trẻ sinh từ ngày 17/07/2011trở về trước thì được tính làtrẻ trên 2tuổi, còn trẻ sinh sau ngày 17/07/2011 thì được tính trẻ là trẻ dưới 2 tuổi. Nếu bà mẹ chỉ biết ngày sinh của trẻ nhỏnhất theo lịch âm trong năm 2011thì chuyển đổi sang lịch dương (sử dụng bảng chuyển đổi lịch âm-dương của năm 2011), sau đó ápdụng phương pháp trên để xác định.
M01 - 39
5) Khi nào thì tiến hành cân đonhân trắc
Cân và đo sau khi đã ghi đủ các thông tin phỏng vấn trong phiếu.Khi đó ĐTV cũng đã làm quen được với các thành viên của hộ. KHÔNG cân đo trước khi phỏng vấn hay khi vừa vào nhà, gây cảm giác xâm phạm riêng tư của gia đình.
6) Cân và đo lần lượt từng trẻ
Nếu bà mẹcó hơn 1 trẻ được lựa chọn thì cần hoàn thành phiếu và cân đo 1 trẻ trước,sau đó tiếp tục tiến hành với trẻ sau. KHÔNG cân đo tất cả các trẻ cùng một lúc. Làm thế dễ gây nhầm lẫn và sai số đo, ghi số đo của trẻ này vào phiếu của trẻ khác. Cất dụng cụ vào túi ngay khi kết thúc cân đo ở mỗi hộ.
7) Kiểm soát trẻ
Khi cân và đo, ĐTV cần kiểm soát trẻ. Cần giữ trẻ nhẹ nhàng nhưng chắc chắn.Khả năng bình tĩnh và tự tin của ĐTV sẽ có thể tác độngtốt tới bà mẹ và đứa trẻ.
Khi cân, trẻ cần được bỏ khăn mũ, giày dép.Vào mùa ấm/nóng nên cởi bớt quần áo,vào mùa rét nên cân ở nơi kín gió, cởi bớt quần áo nhưng chú ý đề phòng trẻ bị lạnh.
Nếu trẻ được đặt vào cân thước, ĐTV cần giữ và kiểm soát trẻ khỏi trượt ngã.Không bao giờ để trẻ một mình trên cân thước,luôn giữ lấy trẻ trừ khi ĐTV phải bỏ tay ra vài giây đểthao tác lấy số đo.
8) Trẻ quá lo sợ
Khi cân đo, ĐTV cân đo sẽ phải chạm vào người trẻ, gây cho trẻ căng thẳng, lo sợ .
Giải thích về quy trình cân đo cho bà mẹ và giỗ dànhtrẻ để giảm thiểu sự lo sợ hay không thoải mái của đối tượng. ĐTV cần xác định ngừng việc cân đo lạikhi bàmẹ hay trẻ quá lo lắng, sợ hãi . Nên nhớ, trẻ nhỏ thường không hợp tác, chúng có thể gàokhóc , đấm đá và có thể cắn. Nếu một trẻ quá sợ và khóc nhiều, cố gắng giữ bình tĩnh cho trẻ, đưa trẻ cho bà mẹ bế một lúc trước khi cân đo lại. Không tiến hành cân và đo trẻ khi:
1) Bà mẹ từ chối.
M01 - 40
3) Thân thể trẻ bị dị tật, biến dạng làm ảnh hưởng đến kết quả đo. Để thể hiện tế nhị, ĐTV có thể vẫn cân đo trẻ đó nhưng cần ghi chú về dị tật của trẻ trong phiếu.
9) Ghi chép số đo - Cẩn thận
Ghi chép kết quả bằng bút mực. Nếu ĐTV ghi nhầm, gạch bỏ kết quả sai và ghi lại kết quả đúng. Không cầm bút trong tay hay ngậm ở miệng, cài lên tóc hay để túi áo ngực trong khi cân đo vì sự bất cẩn này có thể gây thương tích cho trẻ hay chính ĐTV. Khi không dùng đến bút, có thể để trong túi đựng dụng cụ, hộp bút hay trong phiếu điều tra. Không được để móng tay dài. Nên tháo bỏ nhẫn và đồng hồ trước khi cân đo. Không được hút thuốc khi vào hộ gia đình hay khi cân đo.
10)Cố gắng nâng cao kỹ thuật
ĐTV có thể trở thành một chuyên gia nếu cố gắng cải thiện kỹ thuật và luôn tuân theo từng bước của quy trình. Chất lượng và tốc độ cân đo sẽ được nâng cao khi được thực hành nhiều. Nếu thực hiện điều tra theo nhóm, ĐTV không chỉ phải có trách nhiệm với công việc của chính mình mà còn với chất lượng công việc của cả nhóm.
M01 - 41
3.2 QUY TRÌNH ĐO CHIỀU DÀI/CAO TRẺ TẠI CỘNG ĐỒNG
Hình 5: Các vị trí kiểm tra khi đo chiều dài nằm
Hình 6.Các vị trí kiểm tra khi đo chiều cao đứug
nhìn ngang
M01 - 42
ĐTV sẽ phải cân và đo rất nhiều trẻ. Không được cắt ngắn quy trình, mặc dù các thao táccó vẻ đơn giản và lặp đi lặp lại. Rất dễ nhầm lẫn gây ra sai số nếu không cẩn thận.Không bỏ qua bất cứ bước nào.Cần tập trung vào công việc.
3.2.1 Đối với trẻ dưới 2 tuổi (0-23 tháng) đo chiều dài nằm.
1) Đặt thước trên mặt phẳng nằm ngang (Hình 5: Các vị trí kiểm tra khi đo chiều dài nằm). 2) Tháo bỏ giầy dép, quần áo hay thứ gì có thể làm ảnh hưởng đến việc đo chiều dài. 3) Đặt trẻ nằm thẳng trên ván của thước đo (7). Hướng mắt của trẻ vuông góc với
mặt thước (6).
4) Người trợ giúp: hai tay duỗi tự do (5), áp vào hai tai để giữ trẻ nhìn thẳng, đầu trạm đế thước (4).
5) Người đo: một tay đặt vào gối hoặc cổ chân để giữchân cho thẳng (8), một tay đưathanh chặn chạm vào bàn chân trẻ. Lưu ý: giữ bàn chân thẳng đứng và áp sát với thanh chặn trên mặt thước
6) Đọc kết quả với 1 số lẻ.Giúp trẻ ngồi dậy.
7) Người trợ giúp: Ghi ngay kết quả vào và cho người đo xem. Nếu người trợ giúp không qua huấn luyện, người đo sẽ phải ghi kết quả.
8) Người đo: Kiểm tra kết quảđo được ghi trong phiếu có chính xác không. Hướng dẫn người trợ giúp sửa chữa lại nếu có nhầm lẫn khi ghi.
3.2.2 Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên: đo chiều cao đứng.
1) Người đo hoặc người trợ giúp:Đặt thước đo trên mặt phẳng cứng, tựa vào tường, bàn, cây hay cầu thang, …Cần đảm bảo là thước đứng vững, cân bằng (Hình 6.Các vị trí kiểm tra khi đo chiều cao đứug nhìn ngang) và Hình 7. Các vị trí kiểm tra khi đo chiều cao đứug nhìn trực diện)).
2) Người đo hoặc người trợ giúp: Yêu cầu bà mẹ tháo bỏ giầy, tất, cặp tóc hay thứ gì trên đầu của trẻ làm ảnh hưởng đến việc đo chiều cao. Yêu cầu bà mẹ đưa trẻ đứng vàothước đo và ngồi (hoặc quỳ gối) xuống trước mặt trẻ một khoảng cách (nếu bà mẹ không phải là người trợ giúp). 3) Người trợ giúp:Đặt phiếu phỏng vấn và bút trên mặt đất (mũi tên 1). Quỳ 2 gối xuống phía bên
phải của trẻ (mũi tên 2).
4) Người đo:đứng bên trái của trẻ,chỉ quỳ bằngchânphảingười đođể có thể dễ dàng di chuyển và đầu người đo ngang tầm với đầu của trẻ (mũi tên 3).
5) Người trợ giúp:Đặt bàn chân trẻ thẳng, ở giữa thước, vuông góc với mặt ván thước. Tay phải của mình giữ chân trẻ (đặt tạiphần ống đồng ngay phía trên mắt cáchân trẻ) (Mũi tên 4) và tay trái giữ đầu gối trẻ (mũi tên 5), sau đoấn nhẹ vàomặt ván thước. Cần đảm bảo chân trẻ thẳng và gót chân áp sát với thanh chạy trên mặt thước (Mũi tên 6 và 7). Nói với người đo khi bạn đã đặt đúng vị trí và tư thế của cẳng chân và bàn chân trẻ.
M01 - 43
6) Người đo:Nói trẻ thẳng đầu,nhìn về phía mẹ (nếu bà mẹ ở trước mặt trẻ). Đảm bảo mắt trẻ nhìn thẳng thành đường song song với mặt đất (mũi tên 8). Tay tráingười đogiữ cằm trẻ, (mũi tên 9)không bịt mồm hay giữ tai trẻ. Đảm bảo là vai trẻ thẳng (mũi tên 10), hai tay trẻ đặt thẳng 2 bên người (mũi tên 11), đầu vai và mông sát vào mặt thước (mũi tên 12, 13 và 14). Người đo dùng tay phải để kéo thanh trượt xuống sát đầu trẻ,đảm bảo thanh trượtấn xẹp tóc trẻ xuống (mũi tên 15).
7) Người đo và người trợ giúp:Kiểm tra lại tưthế và các vị trí của trẻ (mũi tên 1-15). Lặp lại các bước nếu cần thiết.
8) Người đo: Khi các thao tác trên đã chính xác, đọc số đo với 1 số lẻ. Bỏ thanh trượt trên đầu trẻ ra, bỏ tay trái khỏi cằm trẻ và giúp trẻ ra khỏi thước.
9) Người trợ giúp:Ghi ngay kết quả vào phiếu và đọc to chongười đo nghe.
10)GHI CHÚ: Nếu người trợ giúp không qua huấn luyện, người đo sẽ phải ghi kết quả.
11)Người đo:Kiểm tra kết quả đo được ghi trong phiếu có chính xác không. Hướng dẫn người trợ giúp sử chữa lại nếu có nhầm lẫn khi ghi.
3.3 HƯỚNG DẪN CÁCH PHỎNG VẤN VÀ ĐIỀN PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁM
SÁT DINH DƯỠNG BÀ MẸ VÀ TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NĂM 2014
3.3.1 Các ký hiệu và loại thông tin trên phiếu điều tra
Trên phiếu điều tra thường có 2 phần chính: Phần thông tin yêu cầuvà phần để điền các thông tin được thu thập. Ngoài ra, trên phiếu còn có các thông tin khác như: tiêu đềcho biết nội dung thu thập và đối tượng phỏng vấn; Mã hiệu phiếucho tên gọi tắt của loại phiếu đó; Các nhóm thông tincủa phiếu cho biết loại thông tin cần thu thập; số trangcủa phiếu.
Phần thông tin yêu cầuthường nằm ở bên trái và phần để điền các thông tin được thu thập thường nằm ở bên phải.
Trong phần thông tin hướng dẫn có thể là
Tiêu đề Phần điền mã
Phần thông tin hướng dẫn Phần điền thông tin
N
hóm
t
hông t
M01 - 44
Nội dung thông tin cần điền, ví dụ: Tên huyện điều tra
Câu hỏi phỏng vấnđối tượng; ví dụ: ”Chị có biết viên nang vitamin A không?”
Hướng dẫnđiền phiếu; ví dụ: ”Nhiều lựa chọn” (Cho phép chọn nhiều hơn 1 lựa chọn) Trong phần để điền các thông tin được thu thập bao gồm các loại sau:
Câu hỏi mở không định dạng, ví dụ: Tên trẻ:…Nguyễn thị Việt Trinh…
Trong trường hợp này cho phép điền thông tin tự do, không phải theo bất cứ định dạng nào
Câu hỏi mở có định dạng, ví dụ: Ngày điều tra: 25 / 11
Trong trường hợp này cho phép điền thông tin theo định dạng nhất định như chỉ được phép điền con số hoặc được phép điền ngày và tháng thôi. Trong ví dụ trên ngày điều tra là 25 tháng 11.
Câu hỏi đóng chỉ cho phép 1 lựa chọn, ví dụ: Hiện đang
có thai:
Có 1 Không Không biết 7
Trong trường hợp này chỉ cần khoanh tròn vào con số tương ứng với câu trả lời của đối tượng và chỉ có 1 con số được khoanh tròn. Trong ví dụ trên thì người mẹ cho biết bà mẹ hiện không mang thai.
Câu hỏi đóng cho phép nhiều lựa chọn (nhiều khả năng trả lời), ví dụ: Ai nói cho chị biết
ngày uống Vitamin A của trẻ
(Nhiều lựa chọn)
Không biết, không được ai báo0__ Nhân viên y tế1__ Thư mời2 Họ hàng3__ Hàng xóm4 TV, đài, báo5__ Khác9__
Trong trường hợp này cho phép đánh dấu ngay sau con số tương ứng với câu trả lời của đối
tượng. Trong ví dụ trên thì người mẹ báo đã được nhận thư mời và hàng xóm nói cho biết về ngày uống Vitamin A cho trẻ
M01 - 45
3.3.2 PHẦN I & II: THÔNG TIN XÁC ĐỊNH VÀ THÔNG TIN MẸ
Thứ tự điền phiếu phần thông tin xác định: 1.1 Họ và tên
điều tra viên:
Ghi họ tên người ĐT và người cân đo
1.4Tỉnh/ T.phố: Ghi rõ ràng, chính xác tên tỉnh và mã tỉnh theo bảng mã tỉnh và thành phố BK08. 1.2 Huyện/ Quận: Ghi rõ ràng, chính xác tên huyện/quận.
1.5Xã/ Phường: Ghi rõ ràng, chính xác tên
xã/phường (cụm) điều tra, đặc biệt chú ý ghi chép chính xác mã số của xã theo bảng mã của Tổng cục thống kê
1.3 Ngày điều tra:
Ghi ngày cân đo trẻ và bà mẹ theo dương lịch
1.6Thôn/bản/ tổ:
Ghi tên thôn/ bản/ ấpở phần “…” .Ghi sốthứ tự của thônở phần “__” , có 3 THÔN được chọn trong CỤM tương ứng với đánh số từ 1-3. Ghi chú ĐTV Ghi chú thích, lưu ý của
bất kỳ ai trong đoàn điều tra: ghi phiếu, đo nhân trắc hay phỏng vấn…
1.7 Số mã: Đây là số mã CỦA TRẺ, sẽ được ghi sau khi điều tra xong một CỤM. Mỗi THÔN có 17 trẻ tương ứng đánh số từ 1-17.
2.1 Tên của mẹ:
Hỏi và ghi tên MẸ của trẻ 2.2 Năm sinh: Ghi 2 chữ số cuốicủa năm sinh Bà mẹ vào phần còn trống “19_ _” 2.3Trình độ
văn hóa của mẹ:
Hỏi mẹ đãhọc hết lớp mấyvà ghi lớp tướng ứng vào ô trống. Nếu không