PHẦ NI & II: THÔNG TIN XÁC ĐỊNH VÀ THÔNG TIN MẸ

Một phần của tài liệu tài liệu hướng dẫn điều tra giám sát đinhơngx trẻ em năm 2014 (Trang 45)

3 HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT CỦA GSDD

3.3.2 PHẦ NI & II: THÔNG TIN XÁC ĐỊNH VÀ THÔNG TIN MẸ

Thứ tự điền phiếu phần thông tin xác định: 1.1 Họ và tên

điều tra viên:

Ghi họ tên người ĐT và người cân đo

1.4Tỉnh/ T.phố: Ghi rõ ràng, chính xác tên tỉnh và mã tỉnh theo bảng mã tỉnh và thành phố BK08. 1.2 Huyện/ Quận: Ghi rõ ràng, chính xác tên huyện/quận.

1.5Xã/ Phường: Ghi rõ ràng, chính xác tên

xã/phường (cụm) điều tra, đặc biệt chú ý ghi chép chính xác mã số của xã theo bảng mã của Tổng cục thống kê

1.3 Ngày điều tra:

Ghi ngày cân đo trẻ và bà mẹ theo dương lịch

1.6Thôn/bản/ tổ:

Ghi tên thôn/ bản/ ấpở phần “…” .Ghi sốthứ tự của thônở phần “__” , có 3 THÔN được chọn trong CỤM tương ứng với đánh số từ 1-3. Ghi chú ĐTV Ghi chú thích, lưu ý của

bất kỳ ai trong đoàn điều tra: ghi phiếu, đo nhân trắc hay phỏng vấn…

1.7 Số mã: Đây là số mã CỦA TRẺ, sẽ được ghi sau khi điều tra xong một CỤM. Mỗi THÔN có 17 trẻ tương ứng đánh số từ 1-17.

2.1 Tên của mẹ:

Hỏi và ghi tên MẸ của trẻ 2.2 Năm sinh: Ghi 2 chữ số cuốicủa năm sinh Bà mẹ vào phần còn trống “19_ _” 2.3Trình độ

văn hóa của mẹ:

Hỏi mẹ đãhọc hết lớp mấyvà ghi lớp tướng ứng vào ô trống. Nếu không học hoặc học cao hơn thì khoanh tròn mã phù hợp

2.4 Số con mẹ hiện có:

Ghi tổng số con hiện có, kểcả trẻ trên 5 tuổi hoặckhông ở cùng

2.5 Nghề nghiệp chính của mẹ: Ghi nghềmà mẹ phải dành hết thời gian để làm 2.6 Hiện tại đang có thai:

Hỏi hiện tại mẹ đang có thai hay không.

2.7 Người trả lời phỏng vấn

Người trả lời phỏng vấn là quan hệ như thế nào với trẻ, khoanh vào mã tương ứng.

2.8 Dân tộc mã:

Ghi tên và số mã dân tộc tương ứng có trong bảng mã các dân tộc chính BK08

Q2.3: Trình độ văn hóa của mẹ:

Một số định nghĩa về học vấn: Không biết chữ

M01 - 46

Là những người có thể chưa từng đi học hoặc đã đi học rồi nhưng bây giờđã quên mặt chữ,không biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ nước ngoài.

Học hết lớp:

Nếu bà mẹ không đi học tiếp sau phổ thông thì hỏi số lớp mà bà mẹ đã kết thúc hoặc tốt nghiệp.

Trung cấp/ Cao đẳng:

Là trình độ học vấn của những người đang theo học hoặc đã tốt nghiệp trường trung cấp hoặc cao đẳng.

Đại học, sau đại học:

Là trình độ học vấn của những người đang theo học hoặc đã tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học với học vị thạc sỹ, phó tiến sỹ hoặc tiến sỹ.

Chú ý: Có thểhỏi câu nàyvới đối tượng không phải là mẹ của trẻ(người chăm sóc trẻ).

Q2.5: Nghề chính của mẹ

Nghề nghiệp chính hiện tại được tính là công việc mà người mẹbỏ thời gian lao động nhiều nhất. Thu nhậpvà sức lực trong trường hợp này không phải là tiêu chí để xác định nghề nghiệp chính. Đối với trường hợp là cán bộ hưu trí hoặc về mất sức, nhưng hiện tại đang làm thêm một nghề nào đó thì ghi nghề nghiệp chính là nghề đang làm.

Định nghĩa:

Nông dân (1):

Là người có những hoạt động trực tiếp liên quan đến việc đồng áng, như đi cày, cuốc, cấy, gặt…trên diện tích đất nông nghiệp của chính bản thân hoặc của gia đình để thu lợi nhuận cho chính bản thân hoặc gia đình. Một số trường hợp có thể gặp: Trường hợp 1, có ruộng đất nhưng lại thuê người làm từ đầu cho đến khi thu hoạch và sở hữu sản phẩm sau thu hoạch, thì người này mặc dù có ruộng nhưng lại không tham gia trực tiếp vào công việc đồng áng, do vậy không được tính nghề nghiệp là làm ruộng.

Trường hợp 2, không có ruộng để sản xuất,hàng năm vẫn đi cấy thuê cho người khác

vàkhông được sở hữu sản phẩm sau thu hoạch thì người này cũng không được tính là

làm ruộng.

Trường hợp 3, đi thuê ruộng đất của người khác về cấy cầy và sở hữu sản phẩm sau thu hoạch, trường hợp này được tính là làm ruộng.

Làm công ănlương (2):

Là người làm công ăn lương thuộc tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp của nhà nước, tư nhân hay tổ chức nước ngoài;

Được trả lương liên tục ít nhất trong 6 tháng qua. Ví dụ: giáo viên, bác sỹ, y tá, nhân viên kế toán, kỹ sư…

M01 - 47 Tiểu thương (3): Gồm những người làm công việc

Buôn bán: Thông thường là trao đổi hàng hoá và tiền mặt như tiểu thương, hiệu thuốc, vật liệu xây dựng...

Nội trợ (4):

Gồm những người làm công việc nội trợ như nấu ăn, giặt giũ, trông trẻ…cho chính gia đình mình.

Các nghề khác (9):

Tất cả các loại nghề nghiệp không thể phân loại theo các nghề được kể ở trên như doanh nghiệp, tình nguyện viên, thợ thủ công....

Lưu ý:ĐTV ghi theo mã nghề nghiệp đã được mã hoá. Chỉ được phép chọn 1 nghề chính (dành nhiều thời gian nhất), mặc dù có thể bà mẹ làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống.

Q2.6: Hiện tại đang có thai

Định nghĩa:

Mang thai (1):

Là bà mẹ đã được khám và khẳng định đang mang thai hoặc đã có đầy đủ các triệu chứng xác định là bà mẹ đang mang thai

Q2.8: Dân tộc, mã

Hỏi trực tiếp dân tộc của bà mẹ đã được ghi trong giấy khai sinh, hộ khẩu hoặc chứng minh thư. Ghi lại tên dân tộc ở phần gạch chấm chấm rồi tra mã dân tộc từ trong phụ lục BK08. Phần ghi mã nên ghi ngay sau phỏng vấn bà mẹ vì thường các bà mẹ trong một cụm cùng mộtdân tộc giống nhau.

Một phần của tài liệu tài liệu hướng dẫn điều tra giám sát đinhơngx trẻ em năm 2014 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)