PHẦN III: NHÂN TRẮC

Một phần của tài liệu tài liệu hướng dẫn điều tra giám sát đinhơngx trẻ em năm 2014 (Trang 47)

3 HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT CỦA GSDD

3.3.3PHẦN III: NHÂN TRẮC

Phần nhân trắc do điều tra viên nhân trắc thực hiện tại “Bàn đo nhân trắc”. Mục đích của cân đo nhân trắc là để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ và bà mẹ. Trước tiên ĐTV sẽ phải hỏi xem bà mẹ có phải là mẹ đẻ của trẻ không. Nếu không phải thìsẽ không cần thiết phải thực hiện các câu liên quan đến thông tin của mẹ. Tiếp theo sẽ hỏi tiếp về giới của trẻ [3.2], năm sinh của mẹ [2.2], ngày sinh của trẻ [3.3], và cân nặn của trẻtại thời điểm điều tra [3.4].

Sau khi biết ngày sinh của trẻ, ĐTV có thểxác định trẻ đã trên 2 năm tuổi hay dưới 2 năm tuổi để xác định đo chiều cao đứng hay chiều dài nằm của trẻ. Điều tra viên nhân trắc sẽ phối hợp tiến hành cân đo cả mẹ và con. Trước tiên sẽ cân mẹ ở bàn số 4, sau đó cân đến con. Nếu trẻ bé, không tự đứng được trên cân thì áp dụng phương pháp Mẹ bồng Con (Xem kỹ thuật cân đo). Tiếp theo đo chiều cao của mẹ ở bàn 4. Nếu trẻ trên 2 tuổi thì đo chiều cao của trẻ ở luôn bàn 4, còn bằng hoặc dưới 2 tuổi thì đo chiều dài nằm ở bàn 5.

Giới thiệu:

Tại bàn Nhân trắc, ĐTV có thể hướng dẫn bà mẹ xếp phiếu (nếu đông bà mẹ), mời bà mẹ ngồi đợi cho đến lượt được cân đo. Ví dụ ”Mời chị xếp phiếu ở đây và vui lòng ra ghế ngồi,

M01 - 48

khi nào đến lượt sẽ gọi theo tên của chị”. Khi đến lượt bà mẹ nào thì gọi tên của bà mẹ đó ra cân. Ví dụ ”Xin mời chị ... tên mẹ... mang cháu ...tên trẻ... ra cân”.

Nếu trẻ dưới hai tuổi thì phải cần sự trợ giúp của mẹ giữ bé khi đo. Ví dụ: ”Xin chị cho bé nằm trên thước, đầu hướng về thanh chặn cố định. Nhờ chị ôm hai tai của bé để bé nhìn thẳng vào chị, còn tôi sẽ giữ chân của bé để đo ”.

Khi đọc kết quả cân đo thì đọc đủ to để có thể thông báo cân nặng và chiều cao của mẹ và trẻ cho bà mẹ biết. Sau khi cân đo xong thì hướng dẫn bà mẹ sang bàn phỏng vấn. Ví dụ: ”Chị và cháu đã được cân đo xong, mời chị cầm phiếu này sang bàn phỏng vấn xếp phiếu để được phỏng vấn. Cảm ơn chị đã hợp tác”. STT Nội dung Bà mẹ Trẻ III. N hâ n trắ c 3.1 Tên của

trẻ? Hỏi và ghi tên MẸ của trẻ.

Hỏi và ghi tên của trẻ, lần lượt từ trẻ nhỏnhất cho đến trẻ lớn nhất

3.2 Giới tính của trẻ

Nếu giới của trẻ là trai khoanh số 1, trẻ gái khoanh số 2

3.3 Ngày sinh

Cố gắng khai thác ngày sinh từ Thẻ BHYT hoặc sổ tiêm chủng. Hỏi kiểm tra lại ngày sinh của trẻ theo dương lịch (điền vào dòng có ký hiệu “d”), hay âm lịch (điền vào dòng có ký hiệu “â”).

3.4 Cân nặng (kg)

Ghi lại cân nặng của bà mẹ được cân theo đúng kỹ thuật. Nếu không phải mẹ của trẻ thì vẫn có thể cân nhưng điền 77.7. Nếu không cân được bà mẹ thì điền 99.9

Ghi lại cân nặng của trẻ được cân theo đúng kỹ thuật. Nếu không cân được trẻ thì điền 99.9 3.5 Chiều cao/chiều dài (đứng/ nằm) (cm)

Ghi lại chiều cao của bà mẹ được đo theo đúng kỹ thuật. Nếu không phải mẹ của trẻ thì điền 777.7. Nếu không đo được bà mẹ thì điền 999.9

Ghi lại chiều cao (>24 tháng) hoặc chiều dài (<24 tháng) của trẻ được đo theo đúng kỹ thuật.

Trẻ được đo đứng thì khoanh vào chữ “đ”, đo nằm khoanh vào chữ “n”. Nếu không đo được trẻ thì điền 999.9.

M01 - 49

STT Nội dung Bà mẹ Trẻ

3.6 Quan sát và kiểm tra

Quan sát xem trẻ có bị phù không. Có thì đánh dấu “x” vào ô vuông, nếu không thì ghi “Không” trước từ “Phù” ** Phù là hiện tượng trẻ bị sưng ở một số nơi trên cơ thể, thường là ở chân, mặt, tay.

**Dấu hiệu: Da sẽ sưng căng và chuyển màu nhợt nhạt, khi dùng ngón tay ấn lên đóvà bỏ ra saukhoảng 15 giây thì thấy Da bị lõm xuống. Đồng thời, trẻ có thể bị vàng da, đái ít, ngứa ngáy khó chịu hoặc tăng cânbất thường.

Một phần của tài liệu tài liệu hướng dẫn điều tra giám sát đinhơngx trẻ em năm 2014 (Trang 47)