1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Cắt thùy phổi có cắt đoạn và tái tạo phế quản gốc

4 71 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 700,47 KB

Nội dung

Nghiên cứu đặt vấn đề về cắt thùy phổi có cắt đoạn và tái tạo thân phế quản gốc (Sleeve Lobectomy) là phẫu thuật cắt một phần thân phế quản gốc cùng với phế quản phân thùy và thùy phổi có u cần cắt bỏ. Đây là phẫu thuật thay thế cho phẫu thuật cắt toàn bộ phổi, cho kết quả tốt hơn, ít biến chứng hơn và cho chất lượng cuộc sống sau mổ tốt hơn. Đây là một phẫu thuật có mức độ khá khó về mặt kỹ thuật.

Trang 1

Nghiên cứu Y học Y Học TP Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

CẮT THÙY PHỔI CÓ CẮT ĐOẠN VÀ TÁI TẠO PHẾ QUẢN GỐC

Vũ Hữu Vĩnh*

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Cắt thùy phổi có cắt đoạn và tái tạo thân phế quản gốc (Sleeve Lobectomy) là phẫu thuật cắt

một phần thân phế quản gốc cùng với phế quản phân thùy và thùy phổi có u cần cắt bỏ Đây là phẫu thuật thay thế cho phẫu thuật cắt toàn bộ phổi, cho kết quả tốt hơn, ít biến chứng hơn và cho chất lượng cuộc sống sau mổ tốt hơn Đây là một phẫu thuật có mức độ khá khó về mặt kỹ thuật

Phương pháp: Hồi cứu những trường hợp cắt thùy phổi có cắt đoạn và tái tạo thân phế quản gốc ở khoa

Phẫu thuật Lồng ngực, Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian 3 năm Phương pháp mổ bao gồm cắt bỏ thùy phổi có

u Nếu khối u hoặc hạch xâm lấn tới miệng của phế quản thùy hoặc xa hơn vào thân phế quản gốc thì cần cắt đoạn và nối lại phế quản gốc tận – tận Nếu có tổn thương động mạch phổi thì sửa chữa hoặc tái tạo lại Những thùy phổi còn lại được kiểm tra kĩ về thông khí dưới áp lực bình thường và xem có dò thoát khí không

Kết quả: Từ tháng 1/2008 tới tháng 1/2011 có 7 trường hợp cắt thùy phổi có tạo hình phế quản gốc đã được

tiến hành ở các bệnh nhân ung thư phổi tới giai đoạn 3A Trong số đó, có 2 trường hợp cắt 2 thùy, 1 là cắt thùy trên và giữa phải để lại thùy dưới và 1 là cắt thùy trên và dưới để lại thùy giữa Có 6 ca là u thùy trên, 4 bên phải, 2 bên trái 1 ca là u thùy dưới phải có hạch xâm lấn phế quản gốc phải đòi hỏi phải cắt thùy trên phải và tạo hình phế quản gốc phải Tổn thương động mạch phổi gặp ở 1 trường hợp, được khâu lại cầm máu Các bệnh nhân phục hổi tốt sau mổ Không có biến chứng Không có tử vong

Kết luận: Với những tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể, cắt thùy phổi có tạo hình phế quản gốc là một kỹ thuật

hoàn toàn có tính khả thi, hiệu quả và nên được dùng thay thế cắt toàn bộ phổi khi có chỉ định

Từ khóa: U phổi xâm lấn phế quản, cắt thùy phổi có cắt và tạo hình phế quản

ABSTRACT

SLEEVE LOBECTOMY

Vu Huu Vinh * Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 15 - Supplement of No 4 - 2011: 332 - 335

Objective: Sleeve Lobectomy is the removal of a portion of a main bronchus in conjunction with the

involved lobar bronchus and lung tissue This is the alternative to a pneumonectomy for lung cancer; when comparing, it is achieved with less morbidity and mortality and similar long-term results This technique is a bit challenge.

Methods: We prospectively review lobectomy cases that were performed with sleeve resection in 3 years in

our Thoracic Dept Choray Hospital The involved lobe was resected If tumor or lymph nodes invade up to its lobar bronchus orifice or maybe further, sleeve resection of the main bronchus was required The main bronchus then was reconstructed by end –to – end anastomosis If there was any damage in the PA, it was also reconstructed or repaired accordingly The remain lobe(s) was (were) checked carefully with no forced ventilation

to see its normal function and any leakage in the airway system

Results: From Jan 2008 to Jan 2011, we performed 7 sleeve lobectomy operations for stage up to 3A lung

cancer Among them, 2 required bilobectomy, 1 was RUL and RML resection and 1 was RUL and RLL resection

6 cases have tumor involved upper lobes, 4 were right and 2 were left 1 case have tumor in RLL but lymph node invade the main bronchus that required RU lobectomy and sleeve resection of the main bronchus PA lesion was

* Khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch máu, BV Chợ Rẫy,

Tác giả liên lạc: TS BS Vũ Hữu Vĩnh, ĐT: 0936 666 182; Email: vhvinh@hcm.vnn.vn

Trang 2

Y Học TP Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học

encountered in 1 case that was repaired by direct sutures All patients recover well post-operatively No mortality

Conclusions: With specific technical criteria, sleeve resection is safe, have good outcome and should be

replaced pneumonectomy whenever possible

Key word: Lung tumor bronchial invasion, sleeve resection

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cắt thùy phổi có cắt đoạn và tái tạo thân phế

quản gốc (Sleeve Lobectomy hay Sleeve

Resection) được áp dụng cho những tổn thương

ở phổi và phế quản như ung thư phổi nguyên

phát, carcinoma phế quản hay các loại u phế

quản khác, sẹo hẹp phế quản gây xẹp phổi, nó

cũng có thể áp dụng trong K di căn hoặc hạch

xâm lấn phế quản gốc

Về tiêu chuẩn, nó phải bao gồm ít nhất một

tổn thương ở phổi cần phải cắt bỏ thùy phổi và

một tổn thương tới miệng của phế quản thùy

hoặc xa hơn là vào thân phế quản gốc mà việc cắt

bỏ phế quản thùy này đòi hỏi phải cắt bỏ một

phần của phế quản gốc Phế quản gốc vì vậy phải

được tái tạo lại để thông khí cho những thùy phổi

còn giữ lại nếu không muốn cắt bỏ chúng

Hình 1 Những tổn thương tới miệng những phế

quản thùy phổi đòi hỏi phải cắt bỏ một phần thân phế

quản chính Đây chính là tiêu chuẩn cho sleeve

resection nếu muốn giữ những thùy phổi còn lại mà

không phải cắt cả phổi.

Chính những tổn thương trên đòi hỏi các dạng của sleeve resection gắn liền với thùy phổi được cắt bỏ

Hình 2 Các tổn thương xâm lấn tới miệng các phế

quản thùy đòi hỏi thân phế quản chính phải được cắt

bỏ để bảo đảm lấy bỏ triệt để tổn thương và thông khí tốt nhất cho các thùy phổi còn lại

Do e ngại về kỹ thuật mà trước đây người ta thường cắt toàn bộ phổi trong những trường hợp như thế này và nếu như kỹ thuật có cho phép thì cũng chỉ cố gắng giữ lại các thùy phổi lành (sleeve resection) ở những trường hợp có chức năng phổi kém, không đáp ứng được với việc cắt toàn bộ 1 phổi

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng sleeve resection so với cắt toàn bộ phổi có ít biến chứng hơn, tỷ lệ tử vong thấp hơn và có chất lượng cuốc sống sau mổ tốt hơn mặc dù về phương diện ung thư học nó không có gì khác biệt Lý

do chính là chỉ cần 1 thùy phổi còn lại, thậm chí chỉ là thùy giữa ở phổi phải, cũng đủ lấp kín khoang lồng ngực trong khi cắt toàn bộ phổi sẽ

để 1 khoảng trống lớn trong lồng ngực và sự di lệch mạnh của trung thất(3, 5, 6, 7)

Trang 3

Nghiên cứu Y học Y Học TP Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

Theo các Y văn thì Price Thomas là người

thực hiện ca sleeve resection cho adenoma phế

quản đầu tiên năm 1947 được ông báo cáo vào

năm 1956(4) Năm 1959, một vài các báo cáo thực

hiện sleeve resection cho carcinoma phế quản

trong đó có Allison(1) và Johnston(2)

Các nghiên cứu cũng cho thấy khoảng 6 –

8% các trường hợp ung thư phổi đòi hỏi sleeve

resection Moykopl báo cáo 502 trường hợp

được phẫu thuật sleeve resection và có tỷ lệ tử

vong là 8% Faber cũng báo cáo một series 153

trường hợp sleeve lobectomy với hầu hết các

thùy phổi được cắt bỏ nhưng chủ yếu vấn là

thùy trên phổi phải (83 ca) rồi đến thùy trên

phổi trái (38 ca)

Hình 3 Báo cáo của Faber về các thùy phổi được cắt

với sleeve resection

Như vậy trên thế giới, sleeve resection được

tiến hành khá rộng rãi Ở Việt Nam, các báo cáo

về sleeve resection còn rất hạn chế Nhiều phẫu

thuật viên thiên về cắt toàn bộ phổi hoặc coi như

quá chỉ định ngoại khoa (unresectable), chỉ sinh

thiết rồi tiến hành hóa xạ trị Chúng tôi áp dụng

sleeve resection mỗi khí có thể thay vì phải cắt

cả phổi nhưng những trường hợp có chỉ định

sleeve resection với tần suất cao như các báo cáo

nói trên

PHƯƠNG PHÁP

Chúng tôi tiến hành hồi cứu những trường

hợp được phẫu thuật sleeve lobectomy do cùng

một nhóm phẫu thuật viên tại khoa Ngoại Lồng

ngực – mạch máu bệnh viện Chợ Rẫy trong 3

năm, từ tháng 1/2008 tới 1/2011 Các trường hợp

này đều có CT scan ngực cho thấy khối u phổi hoặc hạch xâm lấn phế quản Nội soi cho thấy xâm lấn hoặc hẹp lòng phế quản ở 3 trường hợp,

4 trường hợp còn lại không được nội soi phế quản trước mổ Phương pháp mổ là cắt thùy phổi có u, cắt phế quản thùy thường rất khó khăn, để cắt hết u hoặc hạch xâm lấn thành phế quản, thường phải cắt một phần thân phế quản chính đòi hỏi phải tạo hình phế quản để có thể thông khí tốt cho các thùy phổi còn lại Ở tất cả các trường hợp phế quản gốc được bóc tách rộng rãi đủ để cắt bỏ hết phần phế quản có tổn thương ra và đủ để có thể tạo miệng nối tận – tận với phế quản thùy còn lại Cũng như các phẫu thuật khí phế quản khác, sau mổ chúng tôi dùng steroid để giảm tiết, giàm phù nề, tránh bít tắc khí phế quản gân xẹp phổi

KẾT QUẢ

Có 7 ca đã được phẫu thuật, trong đó có 6 ca

là thùy trên, 4 bên phải, 2 bên trái 1 ca u thùy dưới phổi phải có hạch lớn xâm lấn phế quản gốc phải

Thùy chính có u cần cắt bỏ:

Có 1 trường hợp phải cắt 2 thùy U ở thùy dưới phải có hạch lớn xâm lấn phế quản gốc và dưới carina Cắt bỏ các hạch này kèm theo cắt bỏ thùy trên vốn đã bị tổn thương do hẹp phế quản phần thùy do hạch xâm lấn

Động mạch phổi chỉ bị tổn thương ở 1 trường hợp, bên trái, và được khống chế và tái tạo tốt

Tất cả các trường hợp ung thư phổi này đều

ở giai đoạn III A

Tất cả các ca đều phục hồi tốt sau mổ, ống dẫn lưu được rút sau 1 – 2 ngày Không có biến chứng xẹp phổi hay tràn khí, dịch khoang màng phổi

BÀN LUẬN

Sleeve lobectomy có lợi rất nhiều cho bệnh nhân do để lại được ít nhất 1 thùy phổi so với cắt toàn bộ 1 bên phổi Việc nội soi phế quản

Trang 4

Y Học TP Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học

trước mổ là rất cần thiết, kết hợp với CTscan,

cho ta biết trước được kế hoạch phẫu thuật

Hầu hết các trường hợp đòi hỏi sleeve

resection là ung thư phổi giai đoạn muộn, III A,

IIIB Các trường hợp đã được phẫu thuật của

chúng tôi đều là giai đoạn IIIA Giai đoạn III B,

như chúng ta thấy trong bảng phân giai đoạn

ung thư phổi, bao gồm N3 và/hoặc T4, nếu có

xâm lấn phế quản thì phẫu thuật sẽ rất khó khăn

và thường không có ý nghĩa về mặt ung thư học

do khó có thể lấy hết tổn thương

Mổ vài tác giả dùng các dải cơ (flap) hay

màng phổi để tăng cường cho mối nối phế quản,

chúng tôi thấy không cần áp dụng và thấy kết

quả các mối nối cũng rất tốt

Việc bóc tách và bảo vệ động mạch phổi là

rất quan trọng, nhất là bên trái Nếu xử lý không

tốt, sẽ gây khó khăn cho phẫu thuật thậm chí có

thể gây tử vong

Việc dùng corticoid sau phẫu thuật nối khí phế

quản còn chưa rõ ràng về cơ chế nhưng chúng tôi

tin rằng việc dùng nó rất có ích cho việc giảm tiết,

chống phù nề miệng nối khí phế quản

Tuy số lượng các trường hợp được phẫu thuật còn ít, chúng tôi rất khuyến cáo thực hiện sleeve resection thay cho cắt toàn bộ phổi

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Allison PR Course of thoracic surgery in Groningen Cited by Jones PV Ann R Coll Surg Engl 1959; 25; 30 – 38

2 Johnston JB, Jones PH The Treatment of Bronchial Carcinoma

by Lobectomy and Sleeve Resection of the Main Bronchus

Thorax 1959 Mar;14(1):48–54

3 Okada M, Yamagishi H, Stake S, Matsuoka H, Miyamoto Y, Yoshimura M, Tsubota N Survival related to lymph node involvement in lung cancer after sleeve lobectomy compared with pneumonectomy J Thorac Cardiovasc Surg 2000;119:814-9

4 Price – Thomas C Conservative resection of the tracheal tree

JR Coll Edinb; 1956; 1; 169 – 186

5 Rendina EA, De Giacomo T, Venuta F, Ciccone Am, Coloni

GF Lung conservation techniques: bronchial sleeve resection and reconstruction of the pulmonary artery Semin Surg Oncol 2000;18:165-72

6 Rendina EA, Venuta F, Degiacomo T, Ciccine AM, Moretti M, Ruvolo G, Coloni GF Sleeve resection and prosthetic reconstruction of the pulmonary artery for lung cancer Ann Thorac Surg 1999;68:995-1002

7 Suen HC, Meyers BF, Gutrie T, Pohl MS, Sundaresan S, Roper

CL, Cooper JD, Patterson GA Favorable results after sleeve lobectomy or bronchoplasty for bronchial malignancies Ann Thorac Surg 1999;67:1557-62

Ngày đăng: 22/01/2020, 03:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w