So sánh hiệu lực ivermectin với albendazole trong điều trị bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun lươn strongyloides stercoralis

8 124 2
So sánh hiệu lực ivermectin với albendazole trong điều trị bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun lươn strongyloides stercoralis

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu nhằm tiến hành so sánh hiệu lực thuốc albendazole liệu trình 14 ngày với liều duy nhất của ivermectin trên các bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun lươn. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên mở có đối chứng với cỡ mẫu mỗi nhóm là 27 và theo dõi đến 6 tháng, tại Viện Sốt rét KST‐CT Quy Nhơn.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học SO SÁNH HIỆU LỰC IVERMECTIN VỚI ALBENDAZOLE   TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NHIỄM ẤU TRÙNG GIUN LƯƠN  STRONGYLOIDES STERCORALIS  Huỳnh Hồng Quang*, Nguyễn Văn Chương*  TĨM TẮT  Đặt vấn đề: Bệnh ấu trùng giun lươn (ATGL) gây ra bởi Strongyloides stercoralis hiện đang có mặt khắp  các vùng nhiệt đới. Bệnh được xem là vấn đề y tế quan trọng bởi chu trình tự nhiễm có thể dẫn đến hội chứng  tăng nhiễm và lan tỏa tồn thân trên các cơ địa suy giảm miễn dịch.   Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm tiến hành so sánh hiệu lực thuốc albendazole liệu trình 14 ngày với liều duy  nhất của ivermectin trên các bệnh nhân nhiễm ATGL.  Phương pháp: Thiết kế thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên mở có đối chứng với cỡ mẫu mỗi nhóm là 27 và  theo dõi đến 6 tháng, tại Viện Sốt rét KST‐CT Quy Nhơn.   Kết  quả: Tổng số 62 bệnh nhân đưa vào phân tích (gồm 30 bệnh nhân dùng ivermectin và 32 bệnh nhân  dùng abendazole). Đặc biệt trên một số ca có ít nhất một bệnh lý kèm như đái tháo đường, ung thư, vảy nến, lao.  Biểu hiện lâm sàng trên đường tiêu hóa là đau bụng khơng điển hình chiếm 50 ‐ 60% trên 2 nhóm, tam chứng ấu  trùng di chuyển gặp trên 80% số ca, bạch cầu ái toan tăng 93% và 100% số ca có ELISA dương tính. Tại thời  điểm 3 tháng sau điều tị, tỷ lệ chữa khỏi lần lượt là 84,6% (nhóm IVM) và 53,3% (nhóm ALB) và tỷ lệ chữa khỏi  sau 6 tháng là 95,8% (nhóm IVM) và 77,8% (nhóm ALB), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Khơng có tác dụng  ngoại ý nghiêm trọng xảy ra liên quan đến thuốc ở các nhóm điều trị.   Kết  luận: Nghiên cứu này xác định hiệu lực thuốc ivermectin liều duy nhất có hiệu quả hơn albendazole  liều cao kéo dài trong điều trị giun lươn.   Từ khóa: Strongyloides stercoralis, hiệu lực, Ivermectine, Albendazole.  ABSTRACT   A COMPARISION OF THE EFFICACY OF IVERMECTIN AND ALBENDAZOLE IN TREATMENT  FOR STRONGYLOIDES STERCORALIS PATIENTS  Huynh Hong Quang, Nguyen Van Chuong  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 253 ‐ 260  Background:  Strongyloidiasis  causes  by  Strongyloides  stercoralis.  It  is  common  in  all  over  the  tropical  countries. Strongyloidiasis remains an important health problem due to autoinfection, which may result in hyper  infection and disseminated infection in immunosuppressed patients.   Objectives: Study aims to compare the efficacy of 14‐day course treatment of oral albendazole of 15mg/kg  daily with a single dose (200 microgram/kg) of ivermectin in patients with strongyloidiasis.  Methods: A randomized controlled clinical trial study was conducted. The sample size in each group was 27  cases and followed up to 6 months at the clinic of Institute of Malariology, Parasitology, and Entomology Quy  Nhon.  Result:  Total  of  62  patients  was  included  in  the  analysis  (30  patients  in  single  dose  ivermectin,  and  32  patients in 14‐day dose albendazole group). Especially, some cases had at least one concomitant disease, such as  diabetes mellitus, tuberculosis, cancer and sporiasis. Fifty to sixty percent of clinical manifestations on digestive  * Viện Sốt rét KST‐CT Quy Nhơn  Tác giả liên lạc: Ts. Huỳnh Hồng Quang  Chun Đề Y Tế Cơng Cộng  ĐT: 0905103496  Email: huynhquangimpe@yahoo.com  253 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 tract  were  atypical  abdominal  pain  in  2  groups.  The  cutaneous  larva  migrans  triad  presented  in  over  80%  of  cases. The increased eosinophile was 93% and 100% cases had seropositive antibody. After 3 months of treatment,  the  clinical  and  paraclinical  cured  rates  were 84.6% (IVM group) and 53.3%  (ALB group), respectively. And  after 6 months, cured rates were 95.8% (IVM) and 77.8% (ALB group). The difference between two groups was  statisticalsignificance.No serious adverse event related to treatment was found in any of groups.   Conclusion: This study confirmed that an oral single ivermectin was more effective than a 14‐day course of  high dose albendazole for patients with S. stercoralis infection.   Key words: Strongyloides stercoralis, efficacy, Ivermectine, Albendazole.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Đối tượng nghiên cứu  Ấu trùng giun lươn Strongyloides stercoralis là  1 trong những bệnh nhiệt đới bị lãng qn, song  lại là vấn đề y tế cơng cộng quan trọng do tính  chất tự nhiễm có thể dẫn đến tăng nhiễm và tử  vong  trên  một  số  ca(4).  Bệnh  lưu  hành  tại  các  quốc gia và vùng lãnh thổ nhiệt đới và cận nhiệt  đới và một số ca xuất hiện ở vùng ôn đới được  báo cáo gần đây(7). Với số liệu thống kê chưa đầy  đủ, khoảng từ 30 ‐ 100 triệu người trên thế giới  nhiễm, mắc phải thông qua con đường tiếp xúc  trực  tiếp  với  nguồn  đất  nhiễm  mầm  bệnh  liên  quan đến các hoạt động vui chơi và nuôi trồng.   Bệnh  nhân  mắc  ấu  trùng  giun  lươn  Strongyloidesspp. chưa biến chứng.  Như  các  bệnh  giun  truyền  qua  đất  khác,  nguy cơ nhiễm bệnh liên quan đến điều kiện vệ  sinh  khiến  cho  trẻ  là  nhóm  đối  tượng  dễ  mắc  bệnh  hơn  cả.  ATGL  thường  được  chẩn  đốn  thiếu  sót  do  nhiều  ca  không  biểu  hiện  triệu  chứng,  một  phần  là  phương  pháp  chẩn  đoán  thiếu  độ  nhạy.  Nhiễm  trùng  mạn  tính  vì  thế  sẽ  trở nên nghiêm trọng và hiện chưa có chiến lược  phòng  chống  bệnh  tích  cực  trên  quy  mơ  tồn  cầu(7,4).  Về  mặt  điều  trị,  ATGL  có  thể  nhạy  với  thiabendazole,  ivermectine,  albendazole,…song  liệu  trình  và  liều  dùng  cụ  thể  tối  ưu  nhất  của  từng thuốc chưa thống nhất. Với ý tưởng nghiên  cứu  đưa  ra  phác  đồ  liều  tối  ưu,  đề  tài  này  tiến  hành nhằm so sánh hiệu lực phác đồ Ivermectin  và Albendazole trong điều trị ATGL.  ĐỐI TƯỢNG ‐PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Địa điểm và thời gian  ‐  Thực  hiện  tại  phòng  khám  Viện  Sốt  rét  ‐  KST‐ CT Quy Nhơn;  ‐ Thời gian: từ tháng 4/2013 – 12/2013.  254  Tiêu chuẩn chọn bệnh  Bệnh nhân có tuổi từ 3 ‐ 60 tuổi, có liên quan  yếu tố dịch tễ, triệu chứng lâm sàng lệ thuộc vào  vị  trí  ATGL  di  chuyển  đến  cơ  quan,  tăng  bạch  cầu ái toan > 6%, ELISA (+) với S. stercoralis với  hiệu giá S/Co ≥ 1.0, bệnh nhân có khả năng nuốt  và  uống  thuốc,  bệnh  nhân  và/  hoặc  gia  đình,  người giám hộ đồng ý hợp tác nghiên cứu, tham  gia đủ liệu trình điều trị và theo dõi bệnh nhân  trong thời gian 6 tháng.  Tiêu chuẩn loại trừ  Nhỏ hơn 3 tuổi hoặc lớn hơn 60 tuổi, phụ nữ  có thai (test thử âm tính) hoặc đang cho con bú,  bệnh  nhân  có  xét  nghiệm  ELISA  (+)  đồng  thời  với  một  số  loại  ký  sinh  trùng  khác,  bệnh  nhân  nhiễm ATGL đơn thuần nhưng có biến chứng cơ  quan, đặc biệt là não, phổi, tim mạch,… (hơn mê,  rối  loạn  ý  thức,  hội  chứng  suy  hơ  hấp)  đòi  hỏi  phải nhập viện. Bệnh nhân nôn trầm trọng hoặc  thể trạng không hấp thu được thuốc ALB, IVM.  Thuốc và liều lượng sử dụng trong nghiên cứu  Thuốc  chống  giun  sán  sử  dụng  trong  nghiên  cứu  Thuốc  Ivermectin  (biệt  dược  Pizar‐3mg),  do  công ty TNHH DP Đạt Vi Phú cung cấp, VISA:  VD‐7363‐09,  lơ  00211,  NSX:  21.12.11,  HSD:  21.12.14, hộp đóng 1 vỉ x 4 viên (để điều kiện  0,05 Thông  số  cận  lâm  sàng  giữa  2  nhóm  trước  khi dùng thuốc khơng có sự khác biệt có ý nghĩa  thống  kê  (p  >  0,05).  Thơng  số  ELISA  phát  hiện  kháng thể ở 2 nhóm đều 100% dương tính.   So  sánh  hiệu  lực  điều  trị  bệnh  ấu  trùng  giun  lươn bằng 2 phác đồ IVM và ALB  Hiệu lực và chi phí điều trị trên các nhóm bệnh  nhân dùng thuốc   Bảng 5: Hiệu quả điều trị đánh giá sau 3 tháng (D90),  6 tháng (D180) điều trị   Đánh giáđáp ứng điều Nhóm IVMn Nhóm ALBn p trị (%) (%) Số ca đánh giá hiệu lực thuốc Vào ngày D0 30 32 Đến ngày D90 26 30 Đến ngày D180 24 27 Kết chữa khỏi 26 ca 30 ca Sau tháng 22 (84,6) 16 (53,33) 0,0254 Sau tháng 23 (95,8) 21 (77,78) 0,0418 Tỷ lệ thất bại sau tháng (4,2) (22,22) 0,0213 Tồn dấu lâm sàng Tồn ELISA (+) Nhận  xét:Hiệu  quả  cải  thiện  về  các  triệu  chứng lâm sàng sau 3 tháng (với nhóm IVM) là  84,6% trong khi nhóm ALB giảm chỉ 53,33%. Tại  thời  điểm  6  tháng,  nhóm  dùng  IVM  khỏi  bệnh  lên 95,8% và nhóm dùng ALB có tỷ lệ khỏi chỉ là  77,78%. Sự khác biệt về chữa khỏi của 2 nhóm có  sự khác biệt có ý nghĩa.   Một số tác dụng ngoại ý trên bệnh nhân dùng  thuốc IVM và ALB  Bảng 6: Một số tác dụng ngoại ý của thuốc IVM và  ALB  Các thơng số đánh giá Nhức đầu, chóng mặt Buồn nơn Cảm giác chán ăn Đau bụng nhẹ Khơ miệng Đỏ da Nhóm IVMn Nhóm ALBSLn (%) (%) (3,13) (6,66) (6,26) (6,26) (6,66) (9,39) (3,13) (3,33) Nhận  xét:  Trên  hai  nhóm  bệnh  nhân  dùng  IVM  và  ALB,  các  dấu  tác  dụng  ngoại  ý  trên  nhóm  IVM, các triệu  chứng như đỏ  da (3,33%),  đau  bụng  nhẹ  hoặc  buồn  nơn  là  6,66%.  Trong  Chun Đề Y Tế Cơng Cộng  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  khi  đó,  nhóm  dùng  ALB,  triệu  chứng  đa  dạng  hơn như nhức đầu, chóng mặt (3,13%), buồn nơn  (6,26%), cảm giác chán ăn (6,26%), đau bụng nhẹ  (9,39%), khơ miệng (3,13%).  BÀN LUẬN  Đặc  điểm  chung  về  nhóm  bệnh  nhân  nghiên  cứu  Với  số  liệu  cho  thấy  giữa  hai  nhóm  bệnh  nhân dùng thuốc ALB và IVM khi xét khía cạnh  nhân chủng học như giới, tuổi, cân nặng, dân tộc  khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Riêng  mỗi nhóm, nam giới chiếm cao hơn nữ, phần lớn  là dân tộc Kinh (93,33 – 100%), bệnh nhân đang  làm  các  nghề  nghiệp  khác  nhau,  trong  đó  số  cơng nhân đóng vỏ tàu ghe, thuyền hoặc thợ hồ  chiếm  tỷ  lệ  36,67%  (nhóm  IVM)  và  46,88%  (nhóm  ALB),  bn  bán  tự  do  chiếm  23,33%  (nhóm IVM) và 9,38% (nhóm ALB), nhóm người  làm  việc  trong  các  môi  trường  ẩm  ướt  như  vệ  sinh  môi  trường,  công  nhân  môi  trường  đô  thị  hoặc vệ sinh y tế chiếm tỷ lệ thấp hơn. Điều này  tương tự như một số nghiên cứu khác trước đây  là bệnh do ATGL thường tập trung vào các đối  tượng làm nghề liên quan đến đồng áng, nương  rẫy và tiếp xúc với vùng kém vệ sinh như cơng  nhân  hầm  mỏ,  khai  khống  hoặc  chăn  ngan,  vịt(2,1).   Phân tích về bệnh lý nền sẵn có như là một  trong những yếu tố thuận lợi làm dễ lây nhiễm  ATGL  (như  đái  tháo  đường,  lao  phổi  và  lao  ngồi phổi, ung thư các loại, vảy nến hoặc viêm  da cơ địa) cho thấy giữa hai nhóm khơng có sự  khác  biệt  nào.  Song  song  đó,  phân  tích  về  thói  quen  bệnh  nhân  hoặc  tiền  sử  đang  dùng  thuốc  có  yếu  tố  thuận  lợi  và  làm  dễ  nhiễm  ATGL  (nghiện  rượu,  thuốc  lá,  dùng  thuốc  chống  thải  ghép, ) cho thấy cũng khơng có sự khác biệt có  ý  nghĩa.  Vì  điều  kiện  và  khả  năng  kinh  phí,  nghiên cứu này đánh giá hết các dữ liệu về bệnh  lý  nền  trên  bệnh  nhân  như  một  số  tác  giả  khác  trên thế giới ghi nhận.   Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  Nghiên cứu Y học Biểu  hiện lâm  sàng  và  cận  lâm  sàng  của  bệnh  nhân nhiễm ATGL S. stercoralis  Nhiễm ấu trùng loại giun truyền qua đất S.  stercoralis  và  giun  móc,  mỏ  (Ancylostoma  duodenale và  Necator americanus)  rất  quan  trọng,  nhưng  thường  lại  là  các  căn  bệnh  nhiệt  đới  bị  lãng quên ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.  Điều  này  thường  là  nhiễm  trùng  mạn  tính  và  lồi S. stercoralis có thể đe dọa tính mạng do hội  chứng  tăng  nhiễm  trên  các  cá  nhân  suy  giảm  miễn dịch.  Biểu hiện triệu chứng trên 2 nhóm dùng thuốc  Ivermectine và albendazole  Biểu hiện lâm sàng với các hội chứng về tiêu  hóa  (đau  bụng,  buồn  nơn  hoặc  nơn,  kèm  theo  tiêu lỏng phân sệt hoặc đi phân lỏng nhiều lần),  trong đó triệu chứng đau bụng khơng điển hình  chiếm tỷ lệ cao nhất với 50 ‐ 60%. Hội chứng tiêu  hóa nghiên cứu ở đây biểu hiện cũng giống như  các biểu hiện của bệnh nhân ở nghiên cứu về hội  chứng tiêu hóa dạ dày ruột trên 86 ca ATGL, số  trường hợp có triệu chứng tiêu hóa chỉ ghi nhận  ca  nhiễm  đơn  thuần  (43,02%).  Tỷ  lệ  biểu  hiện  tiêu hóa lần lượt là đau bụng vùng thượng vị ‐  mũi ức (56,76%), đau bụng lan tỏa (8,11%), chán  ăn,  kèm  theo  cảm  giác  buồn  nơn  (32,42%),  đại  tiện phân sệt có thể một lần hoặc hơn trong ngày  là 8,11 ‐ 24,32%, phân lỏng xen kẽ phân táo bón  (24,32%), sụt cân (72,97%). Điểm đặc biệt là triệu  chứng  xuất  hiện  khơng  liên  tục  mà  diễn  biến  từng  đợt,  có  lẽ  biểu  hiện  này  tùy  thuộc  vào  lượng ấu trùng hoặc chu trình tự nhiễm mà vốn  dĩ  bệnh  do  ATGL  đã  có.  Hầu  hết  triệu  chứng  tiêu  hóa  na  ná  với  bệnh  lý  nội  tiêu  hóa  khác,  chính điều này đã khiến cho nhiều ca đến cơ sở  điều  trị  chun  khoa  muộn  sau  khi  đã  điều  trị  theo hướng các bệnh lý nội khoa/ truyền nhiễm  khác nhưng không thuyên giảm đáng kể. Số liệu  trên  cũng  tương  tự  về  mặt  các  triệu  chứng  lâm  sàng như một số tác giả đã nghiên cứu trước đó.  Qua nghiên cứu và điều trị 46 ca bệnh giun lươn  bệnh  nhân  ≥  15  tuổi,  triệu  chứng  lâm  sàng  hay  gặp nhất là đau bụng vùng thượng vị ‐ mũi ức  257 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 (95,65%)  hoặc  đau  thượng  vị  chiếm  tỷ  lệ  cao  (89,96%)  và  triệu  chứng  trên  cũng  là  dấu  hiệu  phiền muộn khiến bệnh nhân sau một thời gian  dài  điều  trị  các  phác  đồ  loét  tiêu  hóa,  viêm  dạ  dày ruột, viêm đại tràng, viêm thực quản khơng  thun giảm. Cùng với đau bụng là bệnh nhân  thường  rối  loạn  đại  tiện,  tiêu  chảy  hoặc  phân  lỏng  trên  2  lần  một  ngày  chiếm  82,61%  và  đại  tiện đúng thời điểm, một lần trong ngày, lượng  phân  vừa,  lỏng,  không  máu  là  89,13%,  đại  tiện  phân lỏng xen kẽ táo bón ít gặp hơn, chiếm tỷ lệ  34,78%.  Dấu  hiệu  lợm  giọng,  buồn  nôn  cũng  chiếm  tỷ  lệ  không  nhỏ  82,61%,  người  bệnh  thường  sụt  cân  chỉ  trong  vòng  vài  tháng  (47,83%).  Do  vậy,  triệu  chứng  rối  loạn  tiêu  hóa  trong  bệnh  ATGL  đối  phức  tạp  và  rất  dễ  chẩn  đốn nhầm với một số bệnh lý tiêu hóa khác nếu  không  để  ý  đến.  Số  liệu  của  chúng  tôi  hơi  cao  hơn  so  với  một  số  tác  giả  khác,  như  đau  bụng  cũng là triệu chứng và là lý do để bệnh nhân vào  viện hàng đầu chiếm đến 44,9%, tiêu chảy chiếm  15,3% (Nguyễn  Ngọc  Sơn  và  cs., 2007) hay đau  thượng vị chiếm 41,0%, buồn nôn 37%, tiêu chảy  48%(6,3) hoặc tương đương với kết quả của nhóm  tác  giả  Hari  Polenakovikvà  cộng  sự  (2005)  nghiên  cứu  trên  cỡ  mẫu  lớn  có  biểu  hiện  đau  bụng và tiêu chảy gần 78% hoặc 82,23%.  Số ca đủ tam chứng chẩn đốn ATDC (gồm  ban  trườn,  hay  dấu  vết  di  chuyển  sưng  phồng  từng đợt, tăng bạch cầu ái toan, kèm theo yếu tố  dịch tễ vùng lưu hành) cũng chiếm tỷ lê cao ở 2  nhóm  lần  lượt  80%  (nhóm  IVM)  và  84,38%  (nhóm  ALB).  Số  ca  chưa  đủ  tam  chứng  ATDC  giữa  2  nhóm  dùng  IVM  và  ALB  khơng  có  sự  khác biệt có ý nghĩa thống kê. Phân tích chi tiết  cho  thấy  các  triệu  chứng  trên  da  niêm  mạc  ATDC tương tự như một số nghiên cứu trước đó  với lâm sàng ATDC gồm đủ tam chứng là 90,7%  và số ca chưa đủ tam chứng là 9,3%. Hội chứng  ATDC  biểu  hiện  với  phổ  lâm  sàng  đa  dạng  về  tính chất, đặc điểm hình thái, nhiều nhất là dạng  ban  đỏ  đơn  thuần  dạng  vệt  hoặc  dạng  bản  đồ  mày đay nổi, đứt đoạn, ban đỏ nổi hay ẩn liền bề  258  mặt da cùng với viêm quầng/ mụn nước lớn nhỏ  khác nhau(1,5).   Trong nghiên cứu ở đây, chưa gặp ca nào có  xuất  huyết  tiêu  hóa  hoặc  liệt  ruột,  chướng  hơi,  như y văn đề cập (Emedicine WebMD, 2008). Do  bức  tranh  lâm  sàng  đa  dạng  như  vậy,  nên  các  nhà lâm sàng nên cần đặt ra chẩn đoán phân biệt  với một số bệnh lý nội khoa và da liễu khác.     Biểu  hiện  cận  lâm  sàng  trên  hai  nhóm  bệnh  nhân mắc ATGL dùng thuốc  Phân tích các thơng số cận lâm sàng giữa hai  nhóm trước khi dùng thuốc cho thấy các chỉ số  về huyết học, sinh hóa giữa hai nhóm khơng có  sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Một  số ca ở hai nhóm có biểu hiện thiếu máu nhẹ, đa  số đều có tăng bạch cầu ái toan trong máu so với  ngưỡng  tham  chiếu,  lần  lượt  96,67%  (nhóm  IVM)  và  93,75%  (nhóm  ALB).  Thơng  số  miễn  dịch  ELISA  cả  hai  nhóm  đều  dương  tính  100%  với  hiệu  giá  kháng  thể  ≥  1,0,  trong  đó  hiệu  giá  trong khoảng [1.0 ‐ ≤ 1.2] là 50% cao nhất. Điểm  đặc biệt là các ca này có hoặc khơng đi kèm với  trị  số  bạch  cầu  ái  toan  tăng,  vì  điều  này  còn  lệ  thuộc  vào  tình  trạng  đáp  ứng  miễn  dịch  trong  bệnh ATGL theo giai đoạn xâm nhập cũng như  khi  di  chuyển  hay  không,  bản  thân  chỉ  số  bạch  cấu ái toan cũng lệ thuộc nhiều tình trạng bệnh  lý  khác  nữa.  Trên  90%  số  ca  có  biểu  hiện  tăng  BCAT  máu  ngoại  vi  (>  6%),  trong  số  đó  tỷ  lệ  BCAT  trong  khoảng  [>  15  ‐  ≤  25%]  chiếm  cao  nhất với 59,3%.   Điểm tồn tại trong nghiên cứu chính là chưa  tìm ra chuẩn vàng trong chẩn đốn là phát hiện  ATGL qua ni cấy, khác so với các tác giả khác  có tỷ lệ phát hiện ATGL qua soi phân trực tiếp  hoặc ni cấy 30,6% dương tính (Nguyễn Ngọc  Sơn  và  cs.,  2007),  hoặc  34,78%  (Trần  Phủ  Mạnh  Siêu  và  cs.,  2007)  và  số  liệu  các  tác  giả  nước  ngoài  báo  cáo  chỉ  dao  động  7,2  ‐  16%(8).  Vốn  dĩ  ATGL  có  chu  trình  phát  triển  đặc  biệt  là  chu  trình tự nhiễm mà ở đó ấu trùng chu du khắp cơ  thể  và  khó  có  thể  phát  hiện  trong  phân,  chẩn  đốn chủ yếu dựa ELISA hoặc Western blot. Vả  Chun Đề Y Tế Cơng Cộng  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học So sánh hiệu lực điều trị bằng 2 phác đồ IVM  và ALB  tiếp và nhóm 2 dùng ALB liều trình liều tương  tự nhưng 5 ngày liên tiếp. Đối với mỗi liệu trình  điều  trị,  liệu  trình  lặp  lại  1  lần  nữa  sau  7  ngày.  Các  mẫu  phân  xét  nghiệm  vào  thời  điểm  14  ngày và 10 ngày sau liều thứ 2. Tỷ lệ chữa khỏi  về mặt ký sinh trùng là 87,9% (51/58) trên nhóm  1 và 89,5% (51/57) trên nhóm 2, sự khác biệt này  khơng có ý nghĩa thống kê.   Hiệu  lực  điều  trị  trên  các  nhóm  bệnh  nhân  dùng thuốc   Một số tác dụng ngoại ý trên bệnh nhân dùng  thuốc IVM và ALB  Quá  trình  nghiên  cứu  cho  thấy  sau  3  tháng  và 6 tháng có sự mất mẫu theo dõi của hai nhóm  bệnh  nhân  dùng  thuốc.  Cụ  thể  sau  3  tháng,  nhóm dùng IVM chỉ còn 26/30 bệnh nhân và sau  6  tháng  còn  24/30  ca;  trong  khi  đó  nhóm  dùng  ALB,  tại  thời  điểm  3  tháng  chỉ  còn  30/32  ca  và  thời điểm 6 tháng còn 21/32 ca. Kết quả cải thiện  về các triệu chứng lâm sàng về tiêu hóa và trên  da niêm mạc và cận lâm sàng sau 3 tháng đối với  nhóm dùng IVM khỏi đến 84,6% trong khi nhóm  dùng  ALB  giảm  chỉ  53,33%.  Tại  thời  điểm  6  tháng,  nhóm  bệnh  nhân  dùng  thuốc  IVM  tiếp  tục khỏi bệnh 95,8% và nhóm dùng ALB có tỷ lệ  khỏi  bệnh  là  77,78%,  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống kê. Sau 6 tháng, tỷ lệ thất bại hay số bệnh  nhân  còn  tồn  tại  triệu  chứng  lâm  sàng  có  kèm/  hoặc khơng kèm theo dấu cận lâm sàng cũng có  sự khác biệt, trong đó nhóm dùng ALB thất bại 6  ca và nhóm IVM chỉ có 1 ca.   Trên  hai  nhóm  bệnh  nhân  dùng  IVM  và  ALB, về tác dụng ngoại ý trong 3 ngày đầu dùng  thuốc  cho  thấy  ở  nhóm  dùng  IVM,  tỷ  lệ  xuất  hiện các tác dụng ngoại ý ít hơn nhóm ALB. Các  triệu  chứng  này  biểu  hiện  thống  qua,  khơng  cần  phải  dùng  thuốc  và  chỉ  khó  chịu  sau  đó tự  khỏi  mà  khơng  cần  can  thiệp  cấp  cứu.  Trên  nhóm IVM, các triệu chứng xuất hiện như đỏ da  (3,33%), đau bụng nhẹ hoặc buồn nơn. Trong khi  đó, nhóm bệnh nhân dùng ALB, các triệu chứng  tác  dụng  ngoại  ý  đa  dạng  hơn  như  nhức  đầu,  chóng mặt sau dùng thuốc 1 ngày là 3,13%, buồn  nơn (6,26%), cảm giác chán ăn (6,26%), đau bụng  nhẹ  quanh  rốn  9,39%,  khơ  miệng  3,13%  và  khơng  có  trường  hợp  nào  đỏ  da  như  ở  nhóm  dùng IVM. Các tác dụng ngoại ý khác như kích  thích, đỏ da phù mạch, sốc phản vệ, sưng hạch,  hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens ‐ Johnson,  rối  loạn  thị  lực,  khô  da  hay  khô  nước  bọt,  tụt  huyết áp, hạ đường huyết,  khơng phát hiện với  liều dùng hiện tại trong nghiên cứu.  lại, các ca bệnh đến điều trị tại đây trước đó đều  đã điều trị các bệnh lý và thuốc khơng đặc hiệu,  chuyển giai đoạn mạn tính thì khi đó soi phân sẽ  ít  nhạy(1,4)  và  một  lý  do  chủ  quan  với  quy  trình  xét  nghiệm  phân  cũng  như  kinh  nghiệm  kỹ  thuật viên cũng là một hạn chế.   Liên  quan  đến  hiệu  lực  điều  trị  của  ALB  trong  nghiên  cứu  này,  chúng  tơi  muốn  so  sánh  với một số tác giả khác cũng dùng liệu trình ALB  nhưng  khác  liều,  chẳng  hạn  trong  một  nghiên  cứu thử nghiệm so sánh ngẫu nhiên hai liều cao  của  ALB  trong  điều  trị  ATGL  chưa  biến  chứng  (Pewpan M Intapan và cs., 2006) khi nghiên cứu  tại  Nonthaburi,  Thái  Lan.  Nghiên  cứu  cũng  đã  sử  dụng  đĩa  thạch  nuôi  cấy  ấu  trùng  như  một  phương pháp kỹ thuật đánh giá về mặt ký sinh  trùng trước và sau điều trị. Tất cả 115 bệnh nhân  nhiễm S. stercoralis từ 7 tỉnh phía Đơng Bắc, Thái  Lan được chia làm ngẫu nhiên 2 nhóm. Nhóm 1  dùng ALB, liệu trình 800 mg/ngày x 3 ngày liên  Chun Đề Y Tế Cơng Cộng  KẾT LUẬN   Biểu  hiện  lâm  sàng  với  hội  chứng  về  tiêu  hóa,  trong  đó  đau  bụng  khơng  điển  hình  chiếm tỷ lệ cao nhất với 50 ‐ 60%. Số ca đủ tam  chứng ATDC có tỷ lệ cao ở 2 nhóm (trên 80%).  Số ca có tỷ lệ BCAT tăng (93%) và 100% số ca  có ELISA (+).  Hiệu  lực  chữa  khỏi  về  triệu  chứng  tiêu  hóa  và  ATDC  sau  3  tháng  là  84,6%  (nhóm  IVM)  và  53,33% (nhóm ALB). Tại thời điểm 6 tháng, khỏi  bệnh 95,8% (nhóm IVM) và 77,78% (nhóm ALB).  259 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Cả hai phác đồ có các tác dụng ngoại ý thấp,  khơng cần gián đoạn việc dùng thuốc.  Bệnh  do  ATGL  hiện  khơng  còn  hiếm  gặp  trong  thực  hành  lâm  sàng,  biểu  hiện  lâm  sàng  phổ đa dạng và tương tự với một số bệnh lý nội  khoa tiêu hóa. Do vậy, các thầy thuốc nên đặt ra  vấn  đề  chẩn  đốn  phân  biệt  ATGL  với  một  số  bệnh  tiêu  hóa  và  da  liễu  khác.  Thuốc  IVM  có  hiệu lực cao hơn ALB trong điều trị bệnh ATGL  ở liều duy nhất so với liều 14 ngày liên tiếp của  ALB.  Do  vậy,  có  thể  sử  dụng  IVM  như  thuốc  chọn lựa.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  Adenusi  AA,  et  al  (2004).  Comparision  of  Ivermectine  and  Thiabendazole  in  the  treatment  of  uncomplicated  human  Strongyloides stercoralis. African journal of Biotechnology. 2(11)  465‐469.  Huỳnh  Hồng  Quang,  Triệu  Nguyên  Trung,  Nguyễn  Thị  Ngọc Huệ và cs (2010). Đánh giá hiệu lực thuốc Albendazole  trong điều trị bệnh giun lươn chưa biến chứng tại 5 tỉnh ven  biển miền Trung (2006 ‐ 2009). Kỷ yếu cơng trình NCKH, Viện Y  học biển Việt Nam, Hội Y học biển Việt Nam tháng 11.2010.Tr. 89‐ 90.  Khieu V, Srey S, Schär F, Muth S, Marti H, Odermatt P (2013),  Strongyloides stercoralis is a cause of abdominal pain, diarrhea  and urticaria in rural Cambodia. MC Research Notes.6. 200. doi:  10.1186/1756‐0500‐6‐200.  Kline K, McCarthy JS, Pearson M, Loukas A, Hotez PJ (2013).  Neglected  Tropical  Diseases  of  Oceania:  Review  of  their  prevalence,  distribution,  and  opportunities  for  control.  PLoS  Negl Trop Dis 7(1): e1755.  Krolewiecki  AJ,  Lammie  P,  Jacobson  J  et  al  (2013)  A  Public  Health Response against Strongyloides stercoralis: Time to look  at  soil‐transmitted  helminthiasis  in  Full.  PLoS  Negl  Trop  Dis  7(5): e2165.  Muniswamappa  K,  Rao  SD,  Venkatramana  K  et  al  (2012),  Prevalence  of  Strongyloides  stercoralis  contaminating  Coriandrum obtained from vendors in Karimnagar. Ann Trop  Med Public Health. 5.298‐301.  Schär  F,  Trostdorf  U,  Giardina  F,  et  al  (2013).  Strongyloides  stercoralis:  Global  distribution  and  risk  factors,  PLoS  Negl  Trop Dis 7(7): e2288.  WHO  (2004).  Practice  guideline  for  management  of  strongyloidiasis. WHO. Geneva. Pp. 123‐145.    Ngày nhận bài báo:       9/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   11/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014      260  Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  ... kháng thể ở 2 nhóm đều 100% dương tính.   So sánh hiệu lực điều trị bệnh ấu trùng giun lươn bằng 2 phác đồ IVM và ALB  Hiệu lực và chi phí điều trị trên các nhóm bệnh nhân dùng thuốc   Bảng 5: Hiệu quả điều trị đánh giá sau 3 tháng (D90), ... đủ, khoảng từ 30 ‐ 100 triệu người trên thế giới  nhiễm,  mắc phải thông qua con đường tiếp xúc  trực  tiếp  với nguồn  đất  nhiễm mầm  bệnh liên  quan đến các hoạt động vui chơi và nuôi trồng.   Bệnh nhân mắc  ấu trùng giun lươn Strongyloidesspp. chưa biến chứng. ... Đối tượng nghiên cứu  Ấu trùng giun lươn Strongyloides stercoralis là  1 trong những bệnh nhiệt đới bị lãng qn, song  lại là vấn đề y tế cơng cộng quan trọng do tính  chất tự nhiễm có thể dẫn đến tăng nhiễm và tử 

Ngày đăng: 22/01/2020, 03:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan