Nghiên cứu In vitro thực hiện trên 20 răng cối lớn vĩnh viễn của người nguyên vẹn. Tạo xoang II kích thước chuẩn với thành nướu nằm dưới đường nối men-xê măng. Chia ngẫu nhiên thành hai nhóm thực hiện trám nền bằng GIC tăng cường nhựa (Fuji II LC) và Biodentine (Septodont) với composite ở mặt nhai. Sau đó, các mẫu được tiến hành chu trình nhiệt, nhuộm và cắt theo chiều gần xa để quan sát vi kẽ. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về mức độ vi kẽ ở hai nhóm.
Trang 1VI KẼ CỦA PHỤC HỒI XOANG II SANDWICH
MỞ SỬ DỤNG BIODENTINE
Hoàng Mạnh Cường 1 , Trần Xuân Vĩnh 1
1 Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Biodentine là vật liệu có hoạt tính sinh học được dùng để trám xoang sâu sát tủy nhưng chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam Nghiên cứu này nhằm đánh giá vi kẽ ở thành nướu của xoang II sandwich mở
sử dụng Biodentine và so sánh với vật liệu đang dùng phổ biến hiện nay là Glass ionomer cement (GIC)
tăng cường nhựa Nghiên cứu In vitro thực hiện trên 20 răng cối lớn vĩnh viễn của người nguyên vẹn Tạo
xoang II kích thước chuẩn với thành nướu nằm dưới đường nối men-xê măng Chia ngẫu nhiên thành hai nhóm thực hiện trám nền bằng GIC tăng cường nhựa (Fuji II LC) và Biodentine (Septodont) với composite ở mặt nhai Sau đó, các mẫu được tiến hành chu trình nhiệt, nhuộm và cắt theo chiều gần xa để quan sát vi
kẽ Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về mức độ vi kẽ ở hai nhóm Biodentine với hoạt tính sinh học là
vật liệu thích hợp, có thể thay thế cho xi măng GIC tăng cường nhựa khi dùng trong kỹ thuật trám xoang II sandwich mở
Từ khóa: Vi kẽ, sandwich mở, Biodentine, Glass ionomer cement tăng cường nhựa
Địa chỉ liên hệ: Trần Xuân Vĩnh, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại
học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Email: vinhdentist@yahoo.com
Ngày nhận: 14/1/2018
Ngày được chấp thuận: 5/4/2018
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Các phương pháp trám cũ đòi hỏi việc sửa
soạn lỗ trám tùy theo vật liệu sử dụng và phá
hủy nhiều mô răng Với sự phát triển của công
nghệ vật liệu, trong đó có khả năng bám dính
của vật liệu với mô răng, kích thước cũng như
hình dạng xoang trám được sửa soạn theo
tổn thương và ít xâm lấn nhất [1] Tuy nhiên,
việc trám các xoang sát tủy ở các răng cối
lớn, đặc biệt là các xoang loại II dưới nướu
(G.V Black) vẫn gặp nhiều thử thách Nhất là
các xoang có thành nướu nằm dưới viền
nướu khiến việc cô lập răng để trám bằng
composite khó khăn Trong trường hợp này,
kỹ thuật trám sandwich mở được lựa chọn vì
giảm vi kẽ hơn so với trám composite trực tiếp
[2; 3]
Glass Ionomer Cement (GIC) là vật liệu
thường được chọn trong kỹ thuật trám sand-wich mở vì tính chất lưu hóa học, phóng thích Fluor, độ cứng tốt và không cần điều kiện cô lập khắt khe như composite [4] Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về vật liệu trám
có tính tương hợp sinh học cao được đẩy mạnh; và kết quả là sự ra đời các vật liệu với thành phần căn bản là calcium silicate Mặc
dù sản phẩm trên thị trường rất đa dạng nhưng có một loại được chú ý và nhiều ưu điểm đó là Biodentine Biodentine không những có thời gian trộn và đông đặc phù hợp
để trám trên lâm sàng mà còn có tính tương hợp sinh học cao [5; 6] Biodentine được dùng trong điều trị nội nha khi thủng chân răng, trong kỹ thuật đóng chóp, tạo chóp và che tủy khi sâu răng sát tủy tương tự các vật liệu có thành phần căn bản calcium silicate khác như ProRoot MTA [6] Ngoài ra, khi sử dụng Bio-dentine cũng không yêu cầu phải xử lý bề mặt ngà trong khi để trám GIC đạt hiệu quả cao, đôi khi cần xử lý bề mặt [7] Mặt khác, trong nghiên cứu của Nelly Pradelle - Phasse, 2009,
Trang 2các đặc tính cơ học của Biodentine đã gần
hoặc tương đương với GIC cải tiến [8]
Năm 2012, Koubi S và cộng sự tiến hành
nghiên cứu sự thẩm thấu glucose qua vi kẽ so
sánh giữa Biodentine và GIC đã đi đến kết
luận: sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý
nghĩa thống kê Ngoài ra, Biodentine cũng
không cần điều kiện đặc biệt nào của bề mặt
ngà [7] Raskin A và cộng sự nghiên cứu,
đánh giá bờ viền xoang trám giữa hai nhóm
cũng có kết luận tương tự [5] Raju V G và
cộng sự năm 2014, nghiên cứu vi kẽ trên đối
tượng răng sữa và răng vĩnh viễn kết
luận: Biodentine ít vi kẽ hơn GIC tại giao diện
giữa vật liệu và mô răng [9] Vậy từ những lí
do trên, liệu chúng có nên dùng Biodentine để
trám xoang II trong kỹ thuật sandwich thay cho
GIC nhằm tận dụng tính chất sinh học?
Tuổi thọ miếng trám được quyết định bởi
khả năng che kín viền lỗ trám và độ bền dán
[10] Để áp dụng thành công việc sử dụng
Biodentine thì không chỉ xét đến các đặc
tính cơ học mà chúng ta cũng phải lưu ý
đến độ bám dính tốt của vật liệu với ngà
Việc nghiên cứu vi kẽ của vật liệu
Bioden-tine sẽ là bước ban đầu và có vai trò hết
sức quan trọng để ứng dụng vật liệu này đạt
hiệu quả và thành công.Biodentine được
đưa vào Việt năm sử dụng từ năm 2015
Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có một công
trình nào nghiên cứu về vấn đề này, do đó
chúng tôi thực hiện đề tài này với những
mục tiêu là đánh giá vi kẽ ở thành nướu của
xoang trám loại II sử dụng Biodentine làm vật
liệu trám nền và GIC làm nhóm chứng trong
kỹ thuật trám sandwich mở
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1 Đối tượng
Nghiên cứu được thực hiện trên 20 răng cối lớn vĩnh viễn của người đã nhổ, còn thân răng nguyên vẹn, không có miếng trám, không vết nứt Răng được lấy cao răng bằng máy siêu âm P5, bảo quản trong nước muối 0,9%
được sử dụng
Vật liệu nghiên cứu là Biodentine (nhóm nghiên cứu) và GIC tăng cường nhựa (nhóm chứng)
2 Phương pháp tiến hành
Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng
11/2016 đến tháng 05/2017
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu in vitro
có nhóm chứng
3 Quy trình nghiên cứu Tạo xoang
Tạo xoang II hộp bằng mũi tungsten 245 với tay khoan nhanh có phun nước Các góc, cạnh giữa các thành bên trong xoang đều được làm tròn Kích thước xoang: Chiều ngoài trong 4 mm, cao 8 mm, thành nướu 2 mm nằm dưới đường nối men - xê măng 1 mm
Các thành được đo bằng thức kẹp kỹ thuật
Hình 1 Răng sau khi tạo xoang
tiêu chuẩn
Trang 3Răng sau khi được sửa soạn sẽ được chia
ngẫu nhiên thành 2 nhóm:
- Nhóm A trám nền bằng GIC kỹ thuật
sandwich mở
- Nhóm B trám nền bằng Biodentine
Thực hiện phục hồi
Nhóm GIC (A): Xử lý bề mặt ngà bằng
dung dịch 10% acid polyacrylic (GC dentin
conditioner) trong 20 giây bằng cọ Rửa sạch
trong 10 giây và thổi khô nhẹ bằng tay xịt hơi
Fuji II LC được trộn trong nhộng và đặt vào
xoang Chiếu đèn quang trùng hợp 20 giây
Nhóm Biodentine (B): Biodentine được trộn
trong con nhộng bằng máy đánh amalgam
trong 30 giây Dùng cây đưa amalgam để đặt
vật liệu vào thành xoang
Hình 2 Răng phục hồi theo kĩ thuật
sandwich mở
Sau đó, cả hai nhóm được ủ trong máy ở
phần vật liệu trám dư được lấy sạch bằng
mũi khoan tay nhanh có phun nước, để lại 1
lớp dày khoảng 3 mm ở trên thành nướu
Xoang được xoi mòn bằng acid phosphoric
dạng gel 37% trong 15 giây với ngà và 30
giây với men, sao đó rửa sạch với nước
bằng tay xịt trong 40 giây Đặt một lớp keo
dán (Adper single bond plus 3MESPE), thổi khô nhẹ và chiếu đèn 20 giây Dùng compos-ite quang trùng hợp trám từng lớp, mỗi lớp 2mm lên trên và chiếu đèn
Hoàn tất và đánh bóng
Tất cả các răng được mài nhẵn các bờ cạnh bằng mũi khoan mịn và đánh bóng bằng đĩa Soflex gắn trong tay khoan chậm
4 Xử lý mẫu: Nhóm A và B được ngâm
trong 24 giờ Sau đó cho các mẫu qua 100
ở mỗi điểm nhiệt là 25 giây, thời gian chuyển đổi là 5 giây
Nhuộm: Răng được chống thấm bằng sáp
đặt ở chân răng và bôi một lớp sơn móng tay toàn bộ răng trừ vùng cách 1 mm kể từ bờ viền lỗ trám Tiến hành ngâm răng trong dung dịch thuốc nhuộm xanh Methylene 2% trong
24 giờ ở nhiệt độ phòng Lấy răng ra, cạo bỏ sáp, loại bỏ lớp sơn móng tay bằng dung dịch
có chứa acetone và rửa dưới vòi nước 5 phút Bao quanh răng bằng một khối nhựa tự cứng trong Cắt lát theo chiều gần xa của răng, đi ngang qua xoang trám bằng đĩa cắt kim cương tốc độ chậm có nước làm mát Mỗi răng cắt 2 lần để tạo thành 1 lát cắt hai mặt dày 1mm
Hình 3 Răng cắt lát để quan sát vi kẽ
Trang 4Quan sát và đánh giá sự thâm nhập của dung dịch nhuộm
Mức thâm nhập của dung dịch nhuộm sau 24 giờ được quan sát và chụp ảnh dưới kính hiển
vi soi nổi độ phóng đại x 30 lần Thang đánh giá độ thâm nhập của dung dịch nhuộm ở bờ nướu
phục hồi theo thang điểm 0 - 3 như sau:
0: không thâm nhập phẩm màu
1: thâm nhập phẩm màu ít hơn 1/2 chiều dài thành nướu
2: thâm nhập phẩm màu hơn 1/2 chiều dài thành nướu nhưng chưa đến thành trục
3: thâm nhập phẩm màu dọc theo thành trục
Hình 4 Thang đánh giá vi kẽ tại thành nướu
5 Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu in vitro đảm bảo các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu y sinh học
III KẾT QUẢ
1 Mức độ vi kẽ tại thành nướu của Biodentine và GIC tăng cường nhựa
Biểu đồ 1 Mức độ vi kẽ quan sát tại thành nướu của 2 nhóm Biodentine và GIC tăng
cường nhựa ở các mức độ 0, 1, 2, 3
p = 0,190 > 0,05 (kiểm định Mann - Whitney U)
Nhóm GIC Nhóm Biodentine
Trang 52 Đánh giá và so sánh mức độ vi kẽ tại thành nướu giữa Biodentine và GIC tăng cường nhựa
Biểu đồ 2 Tình trạng vi kẽ theo tỉ lệ ở thành nướu của Biodentine và GIC tăng cường nhựa xét trên mức độ không có hoặc ít vi kẽ (mức độ 0,1) và có nhiều vi kẽ (mức độ 3):
p = 0,212 > 0,05 (kiểm định chi bình phương)
IV BÀN LUẬN
Biodentine là xi măng được trộn từ phần
bột và phần lỏng Phần bột gồm tricalcium
silicate (thành phần chính), calcium carbonate
(hạt độn), zirconium oxide (chất tạo cản
quang), dicalcium silicate và ô-xít kim loại
(phần phụ) Thành phần lỏng gồm dung dịch
polymer tan trong nước (tác nhân giảm nước)
và calcium chloride (chất gia tốc) Phản ứng
đông cứng của xi măng với calcium carbonate
làm trung tâm và sự hydrate hóa tricalcium
silicate dạng gel bao quanh khối trung tâm
này Điều này tạo ra đông đặc từ cấu trúc vi
thể [8]
GIC tăng cường nhựa là xi măng có sự
thêm vào của resin monomer Sự đông cứng
chủ yếu dựa trên phản ứng acid- base và một
phần là phản ứng quang trùng hợp Ngoài ra,
có một giai đoạn khác nữa là phản ứng hóa
học giữa các resin monomer còn sót lại sau
quá trình quang trùng hợp Với đặc tính trên, loại GIC này vừa cải thiện được các tính chất
cơ học như độ bền nén, độ bền uốn, độ bền kéo, mà còn vừa khắc phục được sự mất cân bằng nước trong giai đoạn sớm khi hình thành tinh thể glass-ionomer trong phản ứng acid- base [4]
Vi kẽ xuất hiện ở thành nướu của phục hồi đều nằm mức độ cao Cả hai nhóm mức độ vi
kẽ lan đến thành trục (mức độ 3) chiếm chủ yếu với tỷ lệ 82,5% Điều này có nghĩa, các phục hồi này không đảm bảo được sự khít kín với mô răng Vi kẽ phục hồi xuất hiện với mức
độ trầm trọng có thể được giải thích một phần bởi cơ chế dán Ngoài ra, phẩm nhuộm xanh methylene có kích thước nhỏ đường kính ống ngà (Manocha S., 2011) nên tạo ra mức độ vi
kẽ cao hơn bình thường cả hai nhóm GIC liên kết hóa học nên liên quan đến mức độ khoáng hóa của bề mặt xoang [11] Vật liệu này bám
Không có hoặc ít vi kẽ (mức độ 0 và 1)
Có nhiều vi kẽ (mức
độ 3)
Nhóm Biodentine Nhóm GIC
Trang 6dính trên men răng tốt hơn ngà răng (Powis,
1982) [12] Trong nghiên cứu này, thành nướu
xoang trám nằm dưới đường nối men - xê
măng 1mm có nghĩa là GIC chỉ tiếp xúc và
dán với ngà nên khả năng bám dính sẽ kém
đi Trong khi đó, liên kết của Biodentine là vi
lưu cơ học và dán hóa học với lớp mùn ngà
bề mặt nhờ sự lắng đọng và tương tác hóa
học của tinh thể hydroxyapatite với lớp ngà
bên dưới (El-Ma’aita A., 2013) [13] Điều này
có nghĩa là Biodentine ít bị ảnh hưởng khi bề
mặt xoang trám là ngà như GIC Theo
El-Ma’aita A., 2013, Biodentine cũng không bị co
do thành phần không có nhựa [13] Ngoài ra,
sự giãn nở nhẹ của vật liệu khi đông (Koubi,
2012) giúp vật liệu tiếp hợp với xoang trám tốt
hơn [7]
Koubi và cộng sự, 2012 là những người
đầu tiên thử nghiệm, đánh giá vi kẽ phục hồi
sandwich mở trên Biodentine và xi măng GIC
tăng cường nhựa [7] Koubi phân tích sự thấm
nhập vi kẽ bằng glucose sau một năm trong
khi chúng tôi phân tích qua sự thấm nhập của
xanh methylene sau 24 giờ Tuy khác nhau về
phương pháp và quãng thời gian tiến hành
nhưng hai nghiên cứu đều cho kết quả tương
tự: Biodentine và GIC đều có mức vi kẽ tương
đương Điều đáng chú ý là trong nghiên cứu
của chúng tôi thì Biodentine cũng không cần
sửa soạn thành ngà trước khi trám như
nghiên cứu của Koubi, 2012
Raskin và cộng sự, 2012 nghiên cứu về
vi kẽ của Biodentine và GIC tăng cường nhựa
(Fuji II LC) bằng cách quan sát sự thấm nhập
ion bạc ở thành nướu của phục hồi [5] Kết
quả cũng tương tự với Koubi và nghiên cứu
này Tuy nhiên, một điều hạn chế của
Biodentine theo nghiên cứu của Raskin là thời
gian đông kéo dài hơn xi măng GIC tăng
cường nhựa
Tuy nhiên, trong nghiên cứu về đặc tính của Biodentine với GIC tăng cường nhựa (Vitrebond) của Camilleri và cộng sự, 2013 cho kết quả là Biodentine có vi kẽ đáng kể ở giao diện vật liệu và mô răng [14] Trong khí
đó, GIC lại thể hiện tính ít vi kẽ hơn khi dùng làm vật liệu trám nền Kết quả có sự mâu thuẫn có thể là do khác nhau về vật liệu sử dụng, phương pháp phát hiện vi kẽ
Với GIC, dù hình thành vi kẽ ở mức độ ít cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phục hồi
vì các phản ứng xảy ra hoàn toàn và vật liệu không có sự tương tác đặc biệt nào với mô răng (Sidhu, 2016) [4] Vi kẽ sẽ tăng dần theo thời gian khi răng bắt đầu chịu lực, thấm dịch miệng, thay đổi theo nhiệt độ thức ăn Trong khi đó, Biodentine tương tác với mô răng diễn
ra trong thời gian dài sau vài tháng hoặc kéo dài cả năm nhờ khả năng tạo tinh thể hydroxy apatite trong môi trường miệng (Nelly Pradell- Plasse, 2009) [8] Do đó, vi kẽ mức độ nhỏ sẽ giảm dần theo thời gian Tuy vậy, cần có thêm các nghiên cứu để khảo sát, mở rộng về vấn
đề này
Đây là nghiên cứu in vitro thực hiện trong thời gian ngắn nên không mô phỏng đầy đủ thời gian phục hồi tồn tại trong môi trường miệng Vì nghiên cứu chỉ quan sát được trên 2 lát cắt ngang nên không đánh giá được đầy
đủ chất lượng phục hồi Ngoài ra, kích thước khác nhau của các răng cũng như thời gian tồn tại trước đó trong miệng cũng ảnh hưởng đến kết quả bởi dù phân ngẫu nhiên thành hai nhóm nhưng cỡ mẫu còn nhỏ Việc tiến hành các nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn sẽ cho kết quả chính xác hơn
V KẾT LUẬN
Ở các phục hồi với kỹ thuật trám xoang II sandwich mở, sử dụng Biodentine hay GIC
Trang 7tăng cường nhựa làm vật liệu trám nền đều
quan sát thấy vi kẽ ở thành nướu của phục
hồi Mức độ vi kẽ của phục hồi sử dụng
Bio-dentine và xi măng GIC tăng cường nhựa
không có sự khác biệt
Lời cám ơn
Chúng tôi xin cảm ơn ThS.BS Đinh Thị
Khánh Vân và các bác sĩ bộ môn Chữa Răng-
Nội Nha đã tham gia giúp đỡ và góp ý kiến
trong quá trình thực hiện đề tài Chúng tôi cam
kết không xung đột lợi ích từ kết quả nghiên
cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Rekha CV., Varma B., Jayanthi (2012)
Comparative evaluation of tensile bond
streng-th and microleakage of conventional glass
ionomer cement resin modified glass ionomer
cement and compomer: An in vitro study",
Contemp Clin Dent, (282), 7
2 Liebenberg W (2005) Return to the
resin-modified glass-ionomer cement
sand-wich technique J Can Dent Assoc, 71(10),
743 - 747
3 Alessandra R Loguercio AD,
Maz-zocco KC (2002) Microleakage in class II
composite resin restorations: total bonding
and open sandwich technique J Adhes Dent
4(2), 137 - 144
4 Sharanbir K Sidhu, John W
Nichol-son (2016) A review of Glass-Ionomer
Ce-ments for Clinical Dentistry Journal of
Func-tional Biomaterials, 7(16)
5 Raskin A (2012) In vitro microleakage
of Biodentine as a dentin substitute compared
to Fuji II LC in cervical lining restorations J
Adhes Dent, 14(6), 535 - 542
6 Ozlem Malkondu (2014) A Review on
Biodentine, a contemporary Dentine
Replace-ment and Repair Material BioMed Research
International, 1
7 Koubi S (2012) Quantitative Evaluation
by Glucose Diffusion of Microleakage in Aged Calcium Silicate-Based Open-Sandwich
Res-torations International Journal of Dentistry,
2012(2012), 6
8 Nelly Pradelle - Plasse, Xuan - Vinh Tran, Pierre Colon (2009) Biocompatibitity or
cytotoxic effects of dental composites
Cox-moor, 181 - 193
9 Raju VG (2014) Comparative evaluation
of shear bond strength and microleakage of tricalcium silicate-based restorative material and radioopaque posterior glass ionomer re-storative cement in primary and permanent
teeth: An in vitro study J Indian Soc Pedod
Prev Dent, 32(304), 10
10 Masih S (2011) Comparative
evalua-tion of the microleakage of two modified glass ionomer cements on primary molars an in
vivo study J Indian Soc Pedod Prev Dent, 28
(135), 9
11 Manocha S., Brahmbhatt A (2011)
Development of microporous activated carbon using a polymer blend technique and its
be-havior towards methylene blue adsorption",
Carbon Letters, 12(2), 85 - 89
12 Powis D.R (1982) Improved adhesion
of a glass ionomer cement to dentin and
ena-mel J Dent Res, 61, 1416 - 1422
13 A M EL-Ma'aita., A J E Qual-trough, D C Watts (2013) The effect of
smear layer on the push-out bond strength of
root canal calcium silicate cements", Dental
Materials, 9(7), 797 - 803
14 Camilleri J (2013) Investigation of
Bio-dentine as Bio-dentine replacement material J
Dent Research, 41, 10 - 600.
Trang 8Summary MICROLEAKAGE OF BIODENTINE USED IN OPEN-SANDWICH RESTORATION
extensively in Vietnam This study aimed to measure the microleakage of class II open - sandwich
restorations using Biodentine (Septodont) and to compare with a current commonly used material:
resin-modified glass-ionomer cement (Fuji II LC) The study used 20 extracted human teeth
Stan-dardized approximal class II cavities were prepared below the cementoenamel junction The teeth
were randomly divided into 2 groups which used resin-modified glass ionomer and Biodentine in
the cervical liner and filling all restorations by the same resin composite The teeth were
thermo-cycled, carried out penetration test, and sectioned to evaluate microleakage We found that the
microleakage were the same between two groups We suggest that Biodentine is a material of
choice for class II open-sandwich restorations in the coming years because of bioactivity and
compete with the resin-modified glass ionomer cement
Key words: Microleakage, open-sandwich restoration, Biodentine, resin modified
glass-ionomer cement