Bài viết nghiên cứu kết quả thu tinh trùng bằng phương pháp chọc hút mào tinh hoàn (PESA) và phẫu thuật tinh hoàn lấy tinh trùng (TESE) tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.
Trang 1ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHỌC HÖT MÀO TINH QUA DA VÀ
PHẪU THUẬT TINH HOÀN LẤY TINH TRÙNG TRÊN BỆNH NHÂN
VÔ TINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÕNG
Trịnh Thế Sơn*; Vũ Văn Tâm**
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu kết quả thu tinh trùng bằng phương pháp chọc hút mào tinh hoàn (PESA)
và phẫu thuật tinh hoàn lấy tinh trùng (TESE) tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng Đ i tượng và
phương pháp: tiến hành phương pháp PESA và TESE cho 55 bệnh nhân (BN) vô tinh nguyên phát Kết quả: thực hiện phương pháp PESA cho toàn bộ 55 BN, tỷ lệ thu được tinh trùng 45,5%
Tiến hành phương pháp TESE cho các BN không thu được tinh trùng từ phương pháp PESA,
7 BN (23,3%) thu được tinh trùng 8 BN có thai sau PESA-ICSI Kết luận: kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của các tác giả khác Nồng độ FSH, LH và thể tích tinh hoàn là những yếu
tố tiên lượng khả năng thu tinh trùng từ BN vô tinh Testosteron không phải là yếu tố tiên lượng khả năng thu tinh trùng
* Từ khoá: Chọc hút mào tinh qua da; Phẫu thuật tinh hoàn lấy tinh trùng; Vô tinh
Initial Outcome of Surgical Sperm Collection on Azoospermia at Haiphong Gynecology and Obstetrics Hospital
Summary
Objectives: Study the outcome of surgical sperm collection on azoospermia at Haiphong Gynecology and Obstetrics Hospital Subjects and methods: Percutaneous epididymal sperm aspiration (PESA) and testicular sperm extraction (TESE) were carried out on 55 primary azoospecmic men Result: PESA was performed in all 55 patients with a successful sperm retrieval rate of 45.5% When PESA failed to retrieve, 7 cases received TESE successfully (23.3%) There were 8 patients on pregnancy in the 25 PESA-ICSI cycles Conclusion: The results of this study were as same as other studies Plasma FSH, LH levels and testicular volume may be predictive factors for sperm retrieval in azoospermia, not testosterone
* Key words: Percutaneous epididymal sperm aspiration ; Testicular sperm extraction; Azoospermia
* Học viện Quân y
** Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
Người phản hồi (Corresponding): Trịnh Thế Sơn (trinhtheson@vmmu.edu.vn)
Ngày nhận bài: 21/04/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/06/2015
Ngày bài báo được đăng: 08/07/2015
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguyên nhân vô sinh (VS) nam chiếm
khoảng 40 - 50% các cặp vợ chồng VS
do tinh trùng ít, tinh trùng di động kém,
tinh trùng dị dạng, không có tinh trùng
Tỷ lệ VS do không có tinh trùng chiếm
5 - 7% Nguyên nhân có thể là do nội tiết,
do tinh hoàn và do tắc nghẽn Từ khi kỹ
thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng
(ICSI) ra đời đã mở ra phương pháp hỗ
trợ sinh sản nam giới chỉ với một vài
tinh trùng Có nhiều phương pháp lấy tinh
trùng để làm ICSI như PESA, phẫu thuật
mào tinh để lấy tinh trùng (MESA), chọc
hút tinh hoàn (TESA), phẫu thuật tinh
hoàn lấy tinh trùng (TESE hoặc
Micro-TESE) hoặc phẫu thuật nối ống dẫn tinh
trong trường hợp tắc Tuy nhiên, phương
pháp đơn giản nhất, ít xâm lấn và được
lựa chọn đầu tiên để lấy tinh trùng làm
ICSI là PESA Với những trường hợp,
sau khi PESA nếu không tìm thấy tinh
trùng thì TESE là bước có thể lựa chọn
tiếp theo để thu nhận tinh trùng, đây là cơ
sở giúp phân biệt vô tinh bế tắc và vô tinh
không bế tắc
PESA và TESE là thủ thuật lấy tinh
trùng để chẩn đoán và điều trị VS nam đã
được thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Hải
Phòng từ năm 2012
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
BN không có tinh trùng trong tinh dịch qua ít nhất 02 lần xét nghiệm, đồng ý chọc
dò mào tinh hoàn PESA và đồng ý phẫu thuật tinh hoàn TESE trong trường hợp PESA không thấy tinh trùng
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- BN không có tinh hoàn hoặc tinh hoàn
2 bên lạc chỗ
- Không thấy mào tinh khi thăm khám (trong trường hợp chẩn đoán bất sản mào tinh)
- BN xuất tinh ngược dòng: xét nghiệm thấy tinh trùng trong nước tiểu
2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hồi cứu Tiến hành PESA và thu tinh trùng bằng phẫu thuật lấy mô tinh hoàn trên BN vô tinh tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng từ 1 - 2012 đến
8 - 2014
BN được khám lâm sàng, đánh giá thể tích tinh hoàn, xét nghiệm nội tiết tố (FSH,
LH, testosteron) Kiểm tra tình trạng có tinh trùng hay không trong dịch PESA và mẫu mô tinh hoàn (TESE) Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu
TRUNG BÌNH
NỒNG ĐỘ FSH TRUNG BÌNH
NỒNG ĐỘ LH TRUNG BÌNH
NỒNG ĐỘ TESTOSTERON TRUNG BÌNH
THỂ TÍCH TINH HOÀN TRUNG BÌNH
Các giá trị trung bình về tuổi, nồng độ FSH, LH, testosteron và thể tích tinh hoàn nằm trong giới hạn bình thường
Trang 3Bảng 2: Chỉ số nội tiết và kết quả PESA
Nồng độ FSH và LH trung bình ở nhóm BN không có tinh trùng bằng phương pháp PESA cao hơn nhóm có tinh trùng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3: Nồng độ FSH trong máu và kết quả PESA
FSH (mUI/ml)
SỐ LƯỢNG
n
Kết quả cho thấy khả năng thu được tinh trùng bằng phương pháp PESA cao nhất
ở BN có nồng độ FSH < 10 mIU/ml
Bảng 4: Thể tích tinh hoàn và kết quả PESA
Không thể thu được tinh trùng bằng phương pháp PESA khi tinh hoàn có thể tích
< 11 ml
Trang 4Bảng 5: Thể tích tinh hoàn và kết quả TESE
THỂ TÍCH
TINH HOÀN (ml)
SỐ LƯỢNG
TỔNG SỐ
Không thể thu được tinh trùng bằng phương pháp TESE khi tinh hoàn có thể tích
< 11 ml
BÀN LUẬN
1 Mối liên quan giữa các chỉ số nội
tiết và kết quả PESA
Nồng độ FSH trung bình 6,42 ± 4,1 mmol/l
Trong đó, nhóm có tinh trùng trong dịch
PESA là 4,7 ± 2,75 mmol/l và nhóm
không có tinh trùng trong dịch PESA
7,84 ± 4,52 mmol/l
Sự khác biệt về nồng độ FSH giữa hai
nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Việc đánh giá cho thấy các trường hợp
có nồng độ FSH > 15 mmol/l đều không
tìm thấy tinh trùng trong dịch PESA hay
mẫu mô tinh hoàn (TESE) Theo Turek [1],
khi FSH > 14 mUI/ml khả năng sinh tinh
trùng rất kém, theo Nguyễn Thành Như
[1], nồng độ FSH ≥ 13,8 mUI/ml sinh thiết
tinh hoàn ghi nhận sự sinh tinh nửa chừng
Nồng độ LH trung bình 5,8 ± 3,5 mmol/l
Trong đó nhóm có tinh trùng trong dịch
PESA 4,5 ± 1,8 mmol/l và nhóm không có
tinh trùng trong dịch PESA là 7 ± 4,1 mmol/l
Sự khác biệt về nồng độ LH giữa hai nhóm
có ý nghĩa thống kê
* Nồng độ testosteron và kết quả PESA:
Nồng độ testosteron trung bình 4,8 ±
3,2 mmol/l, nhóm không có tinh trùng trong
dịch PESA 4,9 ± 2,6 mmol/l, nhóm có tinh trùng trong dịch PESA 4,8 ± 3,7 mmol/l Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về nồng độ testosteron
2 Mối liên quan giữa thể tích tinh hoàn và kết quả PESA phẫu thuật tinh hoàn
Thể tích tinh hoàn trung bình 13,8 ± 3,9 ml, nhóm có tinh trùng trong PESA có thể tích trung bình tinh hoàn 15,1 ± 4 ml
và nhóm không có tinh trùng trong dịch PESA có thể tích trung bình tinh hoàn 12,7 ± 3,5 ml Sự khác biệt về thể tích tinh hoàn giữa hai nhóm có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05)
Các trường hợp có thể tích tinh hoàn
< 11 ml đều không tìm thấy tinh trùng với cả 2 kỹ thuật PESA và TESE Theo
Trang 5Nguyễn Viết Tiến và CS, với thể tích tinh
hoàn < 10 ml, tỷ lệ tìm thấy tinh trùng khi
làm PESA là 1,1% [2] Theo Nguyễn Biên
Thuỳ và CS, với thể tích tinh hoàn < 11 ml,
tỷ lệ tìm thấy tinh trùng khi làm PESA
1,7% [3]
3 Tỷ lệ tìm thấy tinh trùng trong dịch
chọc hút từ mào tinh PESA
Tỷ lệ tìm thấy tinh trùng trong dịch chọc
hút từ mào tinh ở 25/55 BN (45,5%), tỷ lệ
này của chúng tôi thấp hơn không đáng
kể so với kết quả của Nguyễn Viết Tiến
công bố (47,27%) [2]
4 Tỷ lệ tìm thấy tinh trùng sau phẫu
thuật tinh hoàn TESE
Tỷ lệ tìm thấy tinh trùng sau phẫu thuật
TESE là 7/30 BN (23,3%), tỷ lệ này của
chúng tôi gần tương đương so với kết
quả của Nguyễn Thành Như (24%) [1]
5 Số trường hợp có thai với tinh
trùng thu được từ PESA
Thực tế, chúng tôi đã thực hiện ICSI
với tinh trùng thu được từ 25 BN PESA
Kết quả ban đầu 8 ca có thai Hiện nay,
đang tiến hành nghiên cứu tiếp theo về
kết quả có thai của PESA/ICSI và TESE/ICSI
nhằm xây dựng thành quy trình hoàn
chỉnh trong điều trị VS do nam giới tại
Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
KẾT LUẬN
Tỷ lệ tìm thấy tinh trùng khi thực hiện PESA, TESE trong nghiên cứu này gần tương đương với những nghiên cứu khác Nồng độ FSH, LH và thể tích tinh hoàn có mối liên quan với khả năng tìm thấy tinh trùng, có ý nghĩa tiên lượng khi làm thủ thuật PESA và TESE Nồng độ testosteron không có mối liên quan với khả năng tìm thấy tinh trùng, không có ý nghĩa tiên lượng vÒ kết quả khi làm thủ thuật PESA
và TESE
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Thành Như Giá trị tiên lượng
của FSH đối với sự sinh tinh trong vô tinh không bế tắc Hội thảo Chuyên đề Vô sinh nam 2010
2 Nguyễn Viết Tiến Đánh giá bước đầu
các trường hợp sinh thiết mào tinh tại Khoa
Hỗ trợ sinh sản Hội trợ VS và Hỗ trợ sinh sản
2006
3 Nguyễn Biên Thuỳ Đánh giá kết quả
chọc hút mào tinh hoàn trên BN azoospermia tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (01 - 2007 đến
05 - 2011)
4 Tuker PJ Made infectility Smith’s General Urology, 16th Ed, Lange Medical Books/Mc Graw-Hill, New York 2004