1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tìm hiểu tình hình nhiễm đơn bào và các loại giun sán ít gặp ở học sinh trường tiểu học xã Thuỷ Biều - thành phố Huế

6 108 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 15, 2003

  • I. ĐẶT VẤN ĐỀ

    • II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      • III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    • Số trường hợp nhiễm

    • Tỷ lệ %

      • Số trường hợp nhiễm

      • Kết quả

    • Sán lá ruột

      • STT

  • VI. BÀN LUẬN

    • TÀI LIỆU THAM KHẢO

    • TÓM TẮT

Nội dung

Mục đích nghiên cứu của đề tài là điều tra tỷ lệ nhiễm kén đơn bào, tỷ lệ nhiễm các loại sán hiếm gặp ở trẻ em trường tiểu học xã Thủy Biều; tìm hiểu nguyên nhân và ảnh hưởng của các loại KST này đối với trẻ em tuổi tiểu học.

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 15, 2003 TÌM HIỂU TÌNH HÌNH NHIỄM ĐƠN BÀO  VÀ CÁC LOẠI GIUN SÁN ÍT GẶP Ở HỌC SINH  TRƯỜNG TIỂU HỌC XàTHUỶ BIỀU ­ THÀNH PHỐ HUẾ                                                                             Ngơ Chân, Tơn Nữ Phương Anh                                                                           Ngơ Thị Minh Châu, Trần Bích Thủy   Châu Thị Kim Yến, Nguyễn Thị Hóa   Trường Đại học Y Khoa, Đại học Huế    I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh ký sinh trùng (KST) đường ruột gồm đơn bào và giun sán là một bệnh   phổ  biến trên thế  giới nhất là các nước nhiệt đới như  nước ta. Bệnh KST đường   ruột gây  ảnh hưởng không nhỏ  đến sức khoẻ  nhân dân, nhất là trẻ  em, như: tiêu   chảy, suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và tinh thần   Tỷ lệ nhiễm giun  sán ở các nước nhiệt đới và Châu Phi ước tính khoảng 5 ­ 60% [5,6]. Trong lúc đó các  tỷ lệ nhiễm đơn bào và các loại sán hiếm gặp ít được nghiên cứu đầy đủ ở khu vực   Thừa Thiên ­ Huế Vì vậy chúng tơi đặt vấn đề nghiên cứu đề  tài ”Tìm hiểu tình hình nhiễm đơn  bào và các loại giun sán ít gặp ở học sinh trường tiểu học xã Thủy Biều ­ Thành phố  Huế“ nhằm mục đích sau:           ­ Điều tra tỷ lệ nhiễm kén đơn bào, tỷ lệ nhiễm các loại sán hiếm gặp ở trẻ   em trường tiểu học xã Thủy Biều          ­ Tìm hiểu ngun nhân và ảnh hưởng của các loại KST này đối với trẻ em tuổi   tiểu học.  II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Xã Thủy Biều là một xã vùng ven nằm phía Tây Nam thành phố  Huế, trực   thuộc thành phố Huế với diện tích 6953 ha, dân số 9128 người, trong đó có 75% dân  số làm nghề nơng. Xã Thủy Biều là vùng thấp lụt của thành phố Huế, đời sống của   đa số  người dân chưa cao, vấn đề  vệ  sinh nhà   và vệ  sinh mơi trường chưa được   đảm bảo, tập qn ăn uống chưa hợp vệ sinh, chăn ni gia súc ­ gia cầm còn bừa bãi   nên khả năng nhiễm KST nói chung và amip nói riêng là rất lớn Chúng tơi chọn 119 em học sinh trong  độ  tuổi cấp 1 từ  7 đến 11 tuổi của   trường cấp 1 số 2 xã Thủy Biều lấy phân làm xét nghiệm nghiên cứu   Mẫu phân thu thập được xét nghiệm bằng phương pháp Formalin ­ Ether để  đánh giá tỷ lệ nhiễm kén đơn bào và trứng giun sán 55 Sau khi xét nghiệm phân có kết quả, chúng tơi tiến hành phỏng vấn trực tiếp  hộ gia đình của những em có xét nghiệm đơn bào dương tính (+) và trứng sán dương  tính (+). Nội dung phỏng vấn bao gồm: tập qn ăn uống, vệ sinh cá nhân, chăn thả  gia súc gia cầm, trồng và sử  dụng rau thủy sinh, triệu chứng của bệnh  bằng cách   sử dụng bảng câu hỏi Kết qủa sau khi thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê y học III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả nghiên cứu được nghi nhận như sau: 3.1. Tỷ lệ nhiễm đơn bào.  Loại đơn bào Số trường hợp  nhiễm Tỷ lệ % Entamoeba histolytica E. harmanni E  coli 08 04 03 6,72 3,36 2,52 E.nana 02 1,68 Giardia lamblia 02 1,68 Nhận xét:  Tỷ  lệ  nhiễm đơn bào   trẻ  em tiểu học   quần thể  nghiên cứu   chiếm tỷ lệ thấp, trong đó tỷ lệ nhiễm amip gây bệnh  Entamoeba histolytica có tỷ lệ  cao nhất (6,72%), Giardia lamblia chiếm 1,68% 3.2. Tỷ lệ nhiễm sán:   Kết quả Số trường hợp nhiễm Sán lá ruột (Fasciolopsis buski) 119 01 Tỷ lệ % 0,84%             Nhận xét:  Trong tổng số 119 em chỉ có 1 em nhiễm sán lá ruột ( Fasciolopsis   buski) chiếm tỷ lệ 0,84% 3.3. Kết quả  phỏng vấn trẻ  xét nghiệm phân dương tính (+) về  triệu   chứng học: ­ Trẻ  nhiễm E.histolytica: tất cả  đều khơng biểu hiện các dấu chứng của hội   chứng lỵ cũng như các biểu hiện bệnh khác của bệnh lý do E. histolytica ­  Trẻ nhiễm G.lamblia : khơng có biểu hiện bệnh ­ Trẻ nhiễm sán lá ruộtï: khơng có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa.  56 3.4. Kết quả phỏng vấn thử tìm đường lây truyền bệnh:  E.histolytica (+) Số  Tỷ lệ  trườn % g hợp 87,50% G.lamblia (+) S ố  Tỷ lệ  trườn % g hợp 100% F.buski (+) Số  Tỷ lệ  trườn % g hợp 100% STT  Kết quả phỏng vấn Rửa   tay   trước     ăn,   sau     đi  cầu 87,50% 100% 100% Uống nước lã, ăn quà vặt 100% 100% 100% Có ăn rau sống 100% 100% 100% Nhà có hố xí 12,50% 0,00% 0,00% Nhà có trồng rau thủy sinh Nhận xét:  Ngun nhân gây nhiễm các loại đơn bào và sán lá ruột nói trên là  do ăn q vặt bị nhiễm, uống nước lả và ăn rau sống bị nhiễm VI. BÀN LUẬN Qua điều tra ở 119 học sinh trong độ tuổi cấp 1 của trường tiểu học số 2 Thủy   Biều gồm có 62 nam và 57 nữ về tình hình nhiễm kén đơn bào và các loại sán hiếm   gặp. Tiến hành xét nghiệm với phương pháp Formalin ­ Ether, chúng tơi có một số  nhận xét sau:  4.1. Tình hình nhiễm đơn bào: Kết quả nghiên cứu của chúng tơi ở mục 3.1 cho thấy tỷ lệ nhiễm đơn bào của  quần thể  nghiên cứu thấp (E.histolytica  6,72%,  G.lamblia  1,68%), so sánh với kết   nghiên cứu tình hình nhiễm KST đường ruột   trẻ  em dưới 15 tuổi của vùng  đồng bằng thành phố Huế từ 1977 ­ 1985 của GS. Nguyễn Tấn Viên và BS. Nguyễn  Phúc Hệ: amip 2,85%, G. lamblia 4,02% [4], vậy  ở nghiên cứu của chúng tôi tỷ  lệ  nhiễm Amip cao hơn và tỷ lệ nhiễm G.lamblia thấp hơn.  So sánh với tỷ lệ nhiễm đơn bào ở người trưởng thành (20 ­ 55 tuổi) ở phường   Phú   Cát   ­     Huế   (E.histolytica  15,30%,  E   coli  15,64%,  E.hartmanni  11,36%,  G.lamblia  2,62%) [3]. Điều này chứng tỏ  amip  E.histolytica  cũng như  trùng roi thìa  G.lamblia khơng phải là tác nhân gây bệnh thường gặp ở trẻ em tuổi tiểu học. Từ đó  nghiên cứu của chúng tơi nhằm gợi ý cho việc chẩn đốn và điều trị  bệnh nhiễm   KST cho trẻ em ở lứa tuổi này 4.2. Tình hình nhiễm sán:  Quần thể nghiên cứu của chúng tơi chưa tìm thấy các loại sán dây. Kết quả này  phù hợp với kết quả nghiên cứu của GS. Đặng Văn Ngữ cho rằng bệnh sán dây chủ  yếu gặp ở miền núi [3]  Kết quả mẫu nghiên cứu của chúng tơi ở  mục 3.2 chỉ gặp 1 mẫu có trứng sán  lá lớn. Các loại sán lá lớn ký sinh ở ống tiêu hố và thải trứng ra phân chủ yếu gồm:   Fasciola hepatica, Fasciola gigantica, và Fasciolopsis buski. Hình thể trứng của 3 loại  sán lá này giống nhau, người ta phân biệt dựa trên kích thước của trứng do được:  57 Fasciola hepatica và Fasciola buski 130­140 m, Fasciolopsis gigantica 160­190 m [1].  Kích thước trứng sán lá trong mẫu chúng tơi là 130­140 m. Vậy loại sán lá bắt gặp  trong quần thể  nghiên cứu chỉ  có thể  là Fasciola hepatica hoặc Fasciola gigantica   Theo y băn ghi nhận thì Fasciola hepatica gặp chủ  yếu   vùng ơn đới có chăn ni  cừu [3], có nghĩa 1 trường hợp nhiễm sán lá lớn  ở đây (0,84%) có lẽ là Fasciolopsis   buski. Đây là một điều may mắn vì Fasciolopsis có tuổi thọ 6 tháng, chu kỳ phức tạp  nên khả năng lây nhiễm và tái nhiễm thấp, do đó tác hại ít nghiêm trọng [1,2] 4.3   Triệu   chứng   học       trẻ   có   kết     xét   nghiệm   đơn   bào  dương  tính (+) , sán lá dương tính (+): Kết qủa phỏng vấn về  triệu chứng học   những trẻ  có kết quả  xét nghiệm   đơn bào (+) , sán lá (+) ở mục 3.3 cho thấy tất cả các trẻ đều khơng có triệu chứng   lâm sàng của bệnh  Như vậy người nhiễm kén đơn bào khơng phải đều mắc bệnh, y văn ghi nhận   chỉ 10% người bị nhiễm kén amip phát triển thành hội chứng lỵ và khơng phải người   nào bị apxe gan amip đều có tiền sử  lỵ  [7]đ. Điều này cũng tương  ứng với kết quả  nghiên cứu của chúng tơi thực hiện   phường Phú Cát [3]. Vậy người lành mang   mầm bệnh là nguồn lây quan trọng Đối với nhiễm sán lá ruột triệu chứng lâm sàng khơng rõ và khơng điển hình dễ  nhầm với triệu chứng các bệnh đường ruột khác, do đó chẩn đốn cận lâm sàng  (cơng thức máu) kết hợp với xét nghiệm phân bằng kỹ thuật Formalin ­ Ether là rất   quan trọng, nhất là trong vùng dịch tễ  4.4. Ngun nhân gây nhiễm:  Nghiên cứu địa bàn xã Thủy Biều chúng tơi nhận thấy số nhà chưa có hố xí 399  nhà (21,85%) , số  nhà có hố  xí chưa hợp vệ  sinh 245 (13,9%), số  nhà dùng nguồn  nước chưa hợp vệ sinh 545 (24,03%). Bên cạnh đó Thủy Biều là xã nơng thơn, 75%   dân số làm nghề nơng, do đó việc trồng hoa màu và ni gia súc cũng là yếu tố thuận  lợi cho sự lây nhiễm giun sán và đơn bào Kết quả  phỏng vấn thử  tìm ngun nhân lây nhiễm kén đơn bào và trứng sán  chúng tơi nhận thấy: mặc dù đa số học sinh ở đây đều được giáo dục về vệ sinh ăn   uống nhưng do mơi trường thuận lợi như đã nói ở trên kết hợp với tình trạng ăn rau   sống, ăn q vặt, uống nước lã có lẽ là ngun nhân gây nhiễm KẾT LUẬN ­  ĐỀ NGHỊ Từ kết quả nghiên cứu đề tài này chung tơi rút ra các kết luận sau: ­ Tỷ lệ nhiễm kén E.histolytica: 6,72% ­ Tỷ lệ nhiễm kén G.lamblia: 1,68% ­ Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột (Fasciolopsis buski) chiếm 0,84% ­ Ngun nhân gây nhiễm:Do thói quen ăn rau sống, ăn q vặt và uống nước   chưa đun sơi, kết hợp với mơi trường thuận lợi cho đơn bào và giun sán phát triển Từ những kết luận trên chúng tơi đề nghị :                    ­ Đối với gia đình và xã hội: cần được giáo dục sức khỏe phòng bệnh KST   đường ruột nói chung và phòng nhiễm kén đơn bào và giun sán: Khơng nên dùng các  58 thực vật thủy sinh  ở địa phương để  làm thức ăn cho người và gia súc khi chưa nấu   chín, khơng thả  lợn, vịt rơng  xây dựng hố  xí hợp vệ  sinh, khơng làm hố  xí và   chuồng gia súc bên cạnh sơng hoặc ao hồ, thanh lọc nước uống ở cấp nhà nước hoặc   cho từng hộ nhân dân, vệ sinh mơi trường sạch sẽ ­ Đối với trẻ em và cá nhân: vệ sinh sạch sẽ, phải rửa tay sạch sẽ trước khi   ăn và sau khi đi cầu, chỉ  uống nước đun sơi để  nguội, rửa rau thật kỹ  trước khi ăn,  khơng ăn q vặt, khơng đi chân đất. Khi có các triệu chứng: đau bụng, tiêu chảy, rối  loạn tiêu hố, cần đến khám ở cơ sở y tế và làm xét nghiệm phân.  ­ Đối với y tế và trường học:t hường xun truyền thơng giáo dục sức khỏe   cho nhân dân và trẻ  em tuổi đi học các vấn đề  nêu trên qua loa phóng thanh địa   phương, phát tờ rơi hoặc vào chương trình dạy học ở lớp với các chương trình  khác TÀI LIỆU THAM KHẢO Trương Quang Ánh  Bài giảng Ký sinh trùng bộ  mơn Ký sinh trùng  ­ ĐH Y khoa  Huế  (1996) 1­ 7 Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Thị  Thu Thảo. Bệnh truyền nhiễm ­ ĐHY Dược thành   phố Hồ Chí Minh  (1997) 413­430 Phạm Văn Lình, Trương Quang Ánh. Ngơ Chân, Tơn Nữ Phương Anh.  Nghiên cứu   dịch tễ học bệnh ký sinh trùng đường ruột ở phường Phú Cát thành phố Huế. Đề  tài cấp bộ mã số B99­10­24 Nguyễn Tấn Viên, Nguyễn Phúc Hệ. Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở   trẻ em tại một số vùng dân cư thuộc thành phố Huế và Bình Trị Thiên  (1977­ 1985)   Tập san NCKH ­ ĐHY Huế  (1986) 58 Furness B.V., M.J. Beach, J.M. Robert. Giardia Surveillance ­ United States, 1992­ 1997. Surveillance Summaries, August. (11.2000) 1­13 Roche   J.,   A   Benito  Prevalence   of   Intestinal   Parasite   infection   with   special   Reference   to   Entamoeba   histolytica   on   the   Island   of   Bioko   Am.J.Trop.Med.Hyg.  60(2) (1999) 257­262 Tannich   E.,   G.D   Burchard    Differentiation   of   pathogenic   from   nonpathogenic   E.histolytica by retriction fragment analysis of single gene amplyfed in vitro. Journal  of clinical microbiology. Feb. (1991) 250­255 TĨM TẮT Nghiên cứu được tiến hành trên 119 học sinh của trường tiểu học Thủy Biều. Chúng   tơi xét nghiệm phân với kỹ thuật Formalin ­ Ether. Kết quả nghiên cứu như sau:  ­ Tỷ lệ nhiễm kén E.histolytica: 6,72% ­ Tỷ lệ nhiễm kén G.lamblia: 1,68% ­ Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột (Fasciolopsis buski) chiếm 0,84% Kết quả  nghiên cứu cho thấy: thói quen ăn rau sống, ăn q vặt và uống nước chưa   đun sơi, kết hợp với mơi trường thuận lợi là những ngun nhân gây nhiễm.  THE PREVALENCE OF INTESTINAL PROTOZOA  59 AND OTHER RARE INTESTINAL WORMS IN THE PUPILS  OF THUY BIEU PRIMARY SCHOOL OF HUE CITY Ngo Chan, Ton Nu Phuong Anh Ngo Thi Minh Chau, Tran Thi Bich Thuy   Chau Thi Kim Yen, Nguyen Thi Hoa         College of Medicine, Hue University SUMMARY The study was made on 119 pupils of Thuy Bieu Primary School. The stools samples   were examined with Formalin­Ether technique. The results obtained are as follows: ­ The prevalence of E. histolytica was 6.72% ­ The prevalence of G.lamblia was 1.68% ­ The prevalence Fasciolopsis buski was 0.84% The results show that eating uncooked vegetables, drinking unboiled water and bad   sanitation are the main causes 60 ... Qua điều tra ở 119 học sinh trong độ tuổi cấp 1 của trường tiểu học số 2 Thủy   Biều gồm có 62 nam và 57 nữ về tình hình nhiễm kén đơn bào và các loại sán hiếm   gặp.  Tiến hành xét nghiệm với phương pháp Formalin ­ Ether, chúng tơi có một số ... Nhà có trồng rau thủy sinh Nhận xét:  Ngun nhân gây nhiễm các loại đơn bào và sán lá ruột nói trên là  do ăn q vặt bị nhiễm,  uống nước lả và ăn rau sống bị nhiễm VI. BÀN LUẬN Qua điều tra ở 119 học sinh trong độ tuổi cấp 1 của trường tiểu học số 2 Thủy... ở nghiên cứu của chúng tôi tỷ  lệ  nhiễm Amip cao hơn và tỷ lệ nhiễm G.lamblia thấp hơn.  So sánh với tỷ lệ nhiễm đơn bào ở người trưởng thành (20 ­ 55 tuổi) ở phường   Phú   Cát   ­     Huế   (E.histolytica 

Ngày đăng: 21/01/2020, 03:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w