Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát mối liên quan giữa kiến thức về chế độ ăn và đặc điểm dân số học của bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa quận 11. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết của đề tài nghiên cứu này.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 KIẾN THỨC VỀ CHẾ ĐỘ ĂN CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Ngọc Cần*, Chiung – Man Wu**, Nguyễn Duy Hùng*, Nguyễn Ngọc Duy*** TĨM TẮT Đặt vấn đề: Kiểm sốt chế độ ăn là một thành phần khơng thể thiếu trong kiểm sốt và chăm sóc đái tháo đường (ĐTĐ) và ngày nay càng được quan tâm trong bối cảnh tại Việt Nam. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy kiến thức của bệnh nhân về ĐTĐ trong đó có kiến thức về chế độ ăn tương đối kém. Thực trạng này cũng xảy ra đối với bệnh nhân mắc ĐTĐ tại bệnh viện đa khoa quận 11. Tuy nhiên cho đến thời điểm thực hiện đề tài này chưa có một nghiên cứu nào khảo sát kiến thức về dinh dưỡng và kiểm sốt chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ tại bệnh viện quận 11. Xuất phát từ thực tế đó, việc tiến hành một nghiên cứu khảo sát kiến thức về kiểm sốt chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ tại bệnh viện đa khoa quận 11 là điều cần thiết. Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát mối liên quan giữa kiến thức về chế độ ăn và đặc điểm dân số học của bệnh nhân ĐTĐ điều trị tại bệnh viện đa khoa quận 11. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện tại bệnh viện đa khoa quận 11 từ tháng 1/3 đến 15/3/2014. Tổng cộng 385 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu và phỏng vấn với bộ câu hỏi cấu trúc liên quan đến 5 khía cạnh của kiến thức chế độ ăn bao gồm kiến thức về thành phần dinh dưỡng chính, kiến thức về vai trò của nhóm thực phẩm, kiến thức về lập chế độ ăn, kiến thức về quy tắc nấu thức ăn và kiến thức về đọc nhãn dinh dưỡng. Mối liên quan giữa các biến số được kiểm bằng các phép kiểm t‐test, ANOVA một chiều với mức ý nghĩa thống kê p=0,05. Các phép kiểm được thực hiện bằng phần mềm SPSS v.16. Kết quả: Trong số 385 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 269 (69,87%) bệnh nhân là nữ. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 61,69 ± 9,94, và 77,14% đã lập gia đình. Kinh là dân tộc chiếm tỷ lệ chủ yếu (71,95%), và 48,6% là nội trợ. 87,79% bệnh nhân có trình độ học vấn từ tiểu học đến trung học cơ sở. Hầu như tất cả bệnh nhân (90.39%) có thu nhập gia đình