1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Khảo sát mô hình bệnh tật tại khoa nội cơ xương khớp Bệnh viện Thống Nhất năm 2012‐2013

7 174 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 462,49 KB

Nội dung

Nội dung nghiên cứu với mục tiêu nhằm khảo sát mô hình bệnh tật tại khoa nội cơ xương khớp. Nghiên cứu tiến hành trên các trường hợp bệnh từ 04/2012 đến 03/2013 tại khoa nội cơ xương khớp bệnh viện Thống Nhất.

Trang 1

BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2012‐2013 

Lê Thị Huệ*, Ngô Thế Hoàng*, Nguyễn Đức Công* 

TÓM TẮT 

Mục tiêu: Khảo sát mô hình bệnh tật tại khoa Nội Cơ Xương Khớp. 

Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu và mô tả các trường hợp bệnh từ 04/2012 đến 03/2013 tại khoa Nội Cơ 

Xương Khớp bệnh viện Thống Nhất. 

Kết quả: Trong thời gian 12 tháng có 305/2103 (14,5%) trường hợp nội trú tại khoa Nội Cơ Xương Khớp 

với 38% nam và 62% nữ, tuổi trung bình 68,8 ± 15,1. Trong 7 nhóm bệnh theo mã ICD 10: thoái hóa khớp cao  nhất (57,4%), kế đến viêm nhiều khớp (16,4%), bệnh khớp nhiễm khuẩn (10,8%), rối loạn mật độ và cấu trúc  xương (10,2%). Mười bệnh thường gặp: thoái hóa cột sống và khớp gối chiếm tỉ lệ cao nhất 33,4% và 19%. Bệnh  gút 11,1% và viêm khớp dạng thấp 3,6%. Viêm khớp nhiễm khuẩn 10,8%. Loãng xương 10,6%. Phân bố theo  dịch tễ: thoái hóa khớp và loãng xương đa số gặp ở bệnh nhân nữ trên 60 tuổi. Bệnh gút chủ yếu ở nam giới từ  40‐80 tuổi. Thời gian điều trị trung bình: 8,8 ± 5,1 ngày. Bệnh lý kèm theo: tăng huyết áp 67,3%; bệnh mạch  vành 43,8%; rối loạn lipid máu 35,1%; đái tháo đường type 2 27,1%; và viêm dạ dày tá tràng 29,7%. 

Kết  luận: Cơ cấu bệnh tật của khoa Nội Cơ Xương Khớp còn đơn giản, trong đó thoái hóa khớp,  loãng 

xương, gút, viêm khớp nhiễm khuẩn là thường gặp nhất. Số ngày điều trị trung bình ngắn giảm được chi phí  điều trị và tần suất nhiễm khuẩn bệnh viện. Tăng huyết áp, bệnh mạch vành, rối loạn lipid máu, đái tháo đường 

và viêm dạ dày tá tràng là những bệnh lý thường kết hợp ở bệnh nhân bệnh cơ xương khớp lớn tuổi. 

Từ khóa: Thoái hóa khớp, loãng xương, bệnh cơ xương, người lớn tuổi. 

ABSTRACT 

INVESTIGATE STATE OF DISEASES AT THE RHEUMATIC MUSCULOSKELETAL MEDICINE 

DEPARTMENT AT THONG NHAT HOSPITAL FROM 2012 TO 2013 

Le Thi Hue, Ngo The Hoang, Nguyen Duc Cong 

* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 263 ‐ 269 

Objective: Investigate state of diseases at the Rheumatic Musculoskeletal Medicine Department at Thong 

Nhat Hospital. 

Methods: A retrospectively descriptive study, performed from April 2012 to March 2013. 

Results: During 12 months, there were 305/ 2013 (14.5%) cases entering to Rheumatic Musculoskeletal 

Medicine Department. Males 38%, females 62%, mean age 68.8 ± 15.1. The seven groups of disease following  ICD  10:  osteoarthritis  (arthrosis)  was  the  highest  57.4%,  inflammatory  polyarthropathies  (16.4%),  infectious  arthropathies  (10.8%),  disorders  of  bone  density  and  structure  (10.2%).  The  most  common  diseases  were  spondylitis  33.4%,  gonarthrosis  19%,  gout  11.1%  and  rheumatoid  arthritis  3.6%.  Pyogenic  arthritis  10.8%.  Osteoporosis  10.6%.  Epidermiological  distribution:  Osteoarthritis  and  osteoporosis  in  the  majority  of  women  after  age  60.  Gout  mainly  in  men  aged  40‐80  years  old.  The  mean  treated  period:  8.8 ±  5.1  days.  Associated  medical  diseases:  Hypertension  67.3%,  coronary  heart  disease  43.8%,  dyslipidemia  35.1%,  diabetes  mellitus  27.1%, gastritis and duodenitis 29.7%. 

* Khoa Nội Cơ Xương Khớp ‐ BV Thống Nhất TPHCM 

Tác giả liên lạc: BSCKII.Ngô Thế Hoàng  ĐT: 0908418109  Email: thekhangngo@gmail.com.vn

Trang 2

Conclusion:  The  diseases  of  Rheumatic  Musculoskeletal  Medicine  Department  are  simple,  mainly  of 

osteoarthritis, osteoporosis, gout, pyogenic arthritis. The short average treated time which will reduce the cost 

and  frequency  of  nosocomial  infections.  Hypertension,  coronary  heart  disease,  dyslipidemia,  diabetes  mellitus, 

gastritis and duodenitis are often associated with diseases of the musculoskeletal system in elderly patients. 

Key words: Osteoarthritis, osteoporosis, musculoskeletal system, elderly patient. 

ĐẶT VẤN ĐỀ 

Khoa Nội Cơ Xương Khớp bệnh viện Thống 

Nhất là khoa mới thành lập trên cơ sở khoa Nội 

tổng hợp điều trị theo yêu cầu, tiếp nhận những 

bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng gợi  ý 

bệnh  lý  về  cơ  xương  khớp  và  các  bệnh  lý  nội 

khoa khác, sau đó bệnh nhân sẽ được chẩn đoán 

xác định và điều trị. 

Với cơ cấu bệnh tật của khoa đa dạng, vì vậy 

chúng  tôi  thực  hiện  nghiên  cứu  này  với  mong 

muốn khảo sát mô hình bệnh tật về bệnh lý cơ 

xương  khớp  tại  khoa  để  có  thể  xây  dựng  kế 

hoạch  điều  trị,  nâng  cao  trình  độ  chuyên  môn 

của  bác  sĩ,  điều  dưỡng  trong  khoa.  Mặt  khác, 

qua nghiên cứu này cũng giúp dự trù một cách 

tốt nhất về thuốc men, y dụng cụ, nhằm đạt mục 

tiêu cuối cùng là chăm sóc người bệnh tốt nhất, 

sớm xuất viện. 

Mục tiêu nghiên cứu 

Mục tiêu tổng quát 

Khảo  sát  tình  hình  bệnh  cơ  xương  khớp  tại 

khoa  Nội  Cơ  Xương  Khớp  bệnh  viện  Thống 

Nhất từ 04/2012 đến 03/2013. 

Mục tiêu chuyên biệt 

Xác định tỉ lệ các nhóm bệnh cơ xương khớp 

thường gặp theo ICD 10. 

Xác định 10 loại bệnh thường gặp. 

Sự  phân  bố  của  10  bệnh  thường  gặp  theo 

yếu tố dịch tễ: tuổi, giới. 

Ngày điều trị trung bình của 10 bệnh thường 

gặp. 

Xác định tỉ lệ các bệnh lý kèm theo. 

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 

Thiết kế nghiên cứu 

Hồi cứu và mô tả hàng loạt ca. 

Dân số nghiên cứu 

Tất  cả  bệnh  nhân  điều  trị  tại  khoa  Nội  Cơ  Xương Khớp từ 04/2012 đến 03/2013. 

Cỡ mẫu 

Lấy trọn 

Hình thức thu thập số liệu 

Sử  dụng  bệnh  án  mẫu,  thu  thập  số  liệu  từ  các bảng theo dõi bệnh nhân, các xét nghiệm có  trong  bệnh  án  bệnh  nhân  nội  trú  xuất  viện  tại  khoa  Nội  Cơ  Xương  Khớp  trong  thời  gian  nghiên cứu được chẩn đoán theo mã ICD 10. 

Phân tích và xử lý số liệu 

Phần mềm SPSS 16.0. 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 

Trong thời gian 12 tháng (03/2012 ‐ 02/2013) 

có 305 trường hợp bệnh lý cơ xương khớp được  đưa vào nghiên cứu trên tổng số 2103 bệnh nhân  điều trị nội trú, chiếm 14,5%. 

Đặc điểm chung 

Giới 

Nam 38% (116/ 305), nữ 62% (189/ 305). Tỉ lệ  nam/ nữ ~ 1/ 1,6. 

Tuổi 

Trung bình 68,8 ± 15,1. 

Thấp nhất 15 tuổi, cao nhất 93 tuổi. 

Bảng 1. Phân bố mẫu theo tuổi và giới. 

Giới Tuổi

< 40 n (%) 41-60 n (%) 61-80 n (%) > 80 n (%)

Nam 5 (1,6) 18 (5,9) 69 (22,6) 24 (7,9)

Nữ 13 (4,3) 33 (10,8) 102 (33,4) 41.(13,4) Tổng 18 (5,9) 51 (16,7) 171 (56,1) 65 (21,3)

Nhận xét: 77,4% bệnh nhân điều trị tại khoa 

trên 60 tuổi. 

Bảng 2. Phân bố mẫu theo địa lý. 

Nơi cư trú n %

Trang 3

Nội thành 181 (81,2%)

Ngoại thành 42 (18,8%)

Nhận  xét:  Bệnh  nhân  sống  ở  nội  thành 

81,2%. 

Phân bố bệnh theo mã ICD 10 

Bảng 3. Các nhóm bệnh thường gặp. 

Stt Nhóm bệnh n (%)

3 Bệnh khớp nhiễm khuẩn 33 (10,8)

4 Rối loạn mật độ và cấu trúc xương 31 (10,2)

5 Nhiễm khuẩn da và mô dưới da 8 (2,6)

6 Bệnh tổ chức liên kết 6 (2,0)

Nhận xét: Ghi nhận 7 nhóm bệnh lý điều trị 

tại khoa, nhiều nhất nhóm bệnh lý về thoái hóa 

khớp  57,4%;  kế  đến  nhóm  bệnh  viêm  nhiều 

khớp  16,4%;  bệnh  khớp  nhiễm  khuẩn  10,8%; 

bệnh rối loạn mật độ và cấu trúc xương 10,2%. 

Bảng 4. Các bệnh thường gặp. 

Stt Bệnh thường gặp ICD 10 n (%)

1 Thoái hóa cột sống M47 102 (33,4)

2 Thoái hóa khớp gối M17 58 (19,0)

4 Viêm khớp nhiễm khuẩn M00 33 (10,8)

6 Thoái hóa khớp khác M19 15 (4,9)

7 Viêm khớp dạng thấp M05 11 (3,6)

8 Viêm mô tế bào L03 8 (2,6)

9 Lupus đỏ hệ thống M32 5 (1,6)

10 Viêm khớp khác M13 5 (1,6)

Nhận  xét:  Thoái  hóa  cột  sống  và  khớp  gối 

chiếm tỉ lệ cao nhất 33,4% và 19%. Nhóm bệnh  viêm nhiều khớp gồm  bệnh  gút  11,1%  và  viêm  khớp dạng thấp 3,6%. Viêm khớp nhiễm khuẩn  10,8%. Bệnh rối loạn mật độ và cấu trúc xương 

chỉ gặp loãng xương 10,6%. 

Yếu tố dịch tễ của 10 bệnh thường gặp 

Bảng 5. Phân bố 10 bệnh theo giới và tuổi. 

nam nữ <40 41-60 61-80 >80

1 Thoái hóa cột sống (n=102) 33 (32,4) 69 (67,6) 2 (2,0) 22 (21,6) 50 (49,0) 28 (27,5)

2 Thoái hóa khớp gối (n=58) 17 (29,3) 41 (70,7) 2 (3,4) 4 (6,9) 39 (67,2) 13 (22,4)

3 Gút (n=34) 33 (97,1) 1 (2,9) 0 (0) 7 (20,6) 25 (73,5) 2 (5,9)

4 Viêm khớp nhiễmkhuẩn (n=33) 19 (57,6) 14 (42,4) 2 (6,1) 8 (24,2) 16 (48,5) 7 (21,2)

5 Loãng xương (n=31) 4 (12,9) 27 (87,1) 1 (3,2) 0 (0) 18 (58,1) 12 (38,7)

6 Thoái hóa khớp khác (n=15) 5 (33,3) 10 (67,7) 0 (0) 2 (13,3) 11 (73,3) 2 (13,3)

7 Viêm khớp dạng thấp (n=11) 1 (9,1) 10 (90,9) 3 (27,3) 4 (36,4) 4 (36,4) 0 (0)

8 Viêm mô tế bào (n=8) 1 (12,5) 7 (87,5) 0 (0) 2 (25,0) 6 (75,0) 0 (0)

9 Lupus đỏ hệ thống (n=5) 1 (20,0) 4 (80,0) 4 (80,0) 0 (0) 1 (20,0) 0 (0)

10 Viêm khớp khác (n=5) 2 (40,0) 3 (60,0) 3 (60,0) 1 (20,0) 1 (20,0) 0 (0)

Nhận  xét:  Hầu  hết  các  bệnh  về  cơ  xương 

khớp và mô liên kết thường gặp ở nữ nhiều hơn 

nam,  viêm  khớp  nhiễm  khuẩn  tương  tự  ở  hai 

giới, nhưng gút chủ yếu ở nam. Thoái hóa khớp 

và loãng xương đa số gặp ở bệnh nhân trên 60 

tuổi  (cột  sống  76,5%;  khớp  gối  89,6;  khớp  khác 

86,6% và loãng xương 96,8%). 94,1% gút ở nhóm 

tuổi 40‐80 tuổi, chủ yếu ở nam giới. 63,7% viêm 

khớp  dạng  thấp  dưới  60  tuổi.  75%  viêm  mô  tế 

bào  từ  60‐80  tuổi.  Ngược  lại,  80%  lupus  đỏ  hệ 

thống ở bệnh nhân dưới 40 tuổi. 

Thời gian điều trị 10 bệnh thường gặp 

Bảng 6. Thời gian điều trị trung bình. 

Stt Bệnh thường gặp Thời gian điều trị

1 Thoái hóa cột sống 8,1 ± 4,2

2 Thoái hóa khớp gối 7,8 ± 4,1

4 Viêm khớp nhiễm khuẩn 10,9 ± 5,7

5 Loãng xương 11,9 ± 6,8

6 Thoái hóa khớp khác 6,9 ± 4,6

7 Viêm khớp dạng thấp 8,9 ± 5,3

8 Viêm mô tế bào 9,5 ± 6,1

9 Lupus đỏ hệ thống 10,2 ± 2,2

10 Viêm khớp khác 5,6 ± 4,8

Trang 4

5,1 ngày. Thời gian điều trị lâu hơn  ở  các  bệnh 

loãng xương 11,9 ± 6,8; viêm khớp nhiễm khuẩn 

10,9 ± 5,7; lupus đỏ hệ thống 10,2 ± 2,2; viêm mô 

tế bào 9,5 ± 6,1 ngày. 

Bệnh lý kèm theo 

Bảng 7. 10 bệnh nội khoa kèm theo. 

Stt Nhóm bệnh n %

1 Tăng huyết áp 205 67,3

2 Bệnh mạch vành 133 43,8

3 RL lipid máu 105 35,1

4 Viêm dạ dày tá tràng 90 29,7

Nhận xét: Tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, 

rối loạn lipid máu, viêm dạ dày tá tràng và đái 

tháo đường type 2 là những bệnh lý thường gặp 

ở bệnh nhân lớn tuổi. 

BÀN LUẬN 

Đặc điểm chung 

Trong thời gian 12 tháng (03/2012 ‐ 02/2013) 

chúng  tôi  thu  dung  được  305  trường  hợp  bệnh 

lý cơ xương  khớp  trên  tổng  số  2103  bệnh  nhân 

điều  trị  nội  trú  tại  khoa  Nội  Cơ  Xương  Khớp, 

chiếm 14,5%. Trong đó, nam 38% (116/ 305 bệnh 

nhân), nữ 62% (116/ 305). Tỉ lệ nam/ nữ khoảng 

1/ 1,6. Tuổi trung bình 68,8 ± 15,1, thấp nhất 15 

tuổi,  cao  nhất  93  tuổi.  Khoảng  3/  4  bệnh  nhân 

điều trị tại khoa trên 60 tuổi (bảng1) và sống tại 

thành phố (bảng 2). 

Một  nghiên  cứu  cho  thấy,  tỉ  lệ  bệnh  cơ 

xương khớp ở người lớn là 26,7%, nữ nhiều hơn 

nam.  Càng  lớn  tuổi  tỉ  lệ  bệnh  cơ  xương  khớp 

càng cao(13). 

Nhóm bệnh theo ICD 10 

Trong  nghiên  cứu  này,  chúng  tôi  chỉ  gặp  7 

nhóm bệnh, do khoa Nội  Cơ  Xương  Khớp  mới 

hành lập, số lượng bệnh ít, mặt bệnh tương đối 

đơn  giản.  Thường  nhất  là  các  bệnh  lý  về  thoái 

hóa  khớp  57,4%.  Một  nghiên  cứu  trong  cộng 

đồng tại  Việt  Nam  cho  thấy,  bệnh  xương  khớp  hay gặp nhất là thoái hóa khớp 33,9%. Tỉ lệ thoái  hóa khớp ở nữ giới cao hơn đáng kể so với nam  giới(12). Nhóm bệnh viêm nhiều khớp (gút, viêm  khớp  dạng  thấp)  chiếm  16,4%.  Trong  khi  đó,  nhóm bệnh khớp nhiễm khuẩn có tỉ lệ 10,8% cao  hơn  nhóm  bệnh  rối  loạn  mật  độ  và  cấu  trúc  xương.  Phải  chăng  người  lớn  tuổi  ở  thành  phố  hay  gặp  các  vấn  đề  về  khớp  đã  khám  bệnh  và  được  tiêm  thuốc  vào  ổ  khớp  (corticoides,  dịch  khớp nhân tạo) mà kĩ thuật không đảm bảo vô  khuẩn. Mặt khác, cũng xuất phát từ những hạn  chế của chúng tôi trong giai đoạn mới thành lập  khoa  Nội  Cơ  Xương  Khớp,  nên  qui  trình  chẩn  đoán  và  điều  trị  viêm  khớp  nhiễm  khuẩn  còn  chưa đúng chuẩn. Nhiễm khuẩn da và mô dưới 

da  mặc  dù  không  thuộc  phân  loại  bệnh  lý  cơ  xương  khớp  và  mô  liên  kết  theo  mã  ICD  10,  nhưng trong khoa chúng tôi cũng gặp một tỉ lệ  đáng  kể  (2,6%).  Các  bệnh  của  tổ  chức  liên  kết,  thấp  khớp  cấp  trong  nghiên  cứu  này  số  lượng  còn ít, lẻ tẻ (bảng 3). 

Các bệnh lý thường gặp theo ICD 10 

Thoái hóa khớp 

Là  bệnh  mạn  tính  thường  gặp  ở  người  trung  niên  và  người  có  tuổi,  xảy  ra  ở  mọi  chủng tộc, mọi thành phần của xã hội, ở tất cả  các  nước  và  phụ  nữ  nhiều  hơn  nam  giới.  Thống  kê  của  WHO  cho  thấy  có  0,3‐0,5%  dân 

số  bị  bệnh  khớp  lý  về  khớp,  trong  đó  có  30‐ 45,7%  bị  thoái  hóa  khớp.  Ở  Mỹ,  80%  trên  55  tuổi  bị  thoái  hóa  khớp.  Ở  Pháp, thoái  hóa  khớp chiếm  28,6%  số  bệnh  về  xương  khớp.  Ở  Việt  Nam, thoái  hóa  khớp chiếm  10,4%  các  bệnh về xương khớp. Có sự liên quan chặt chẽ  giữa thoái hóa khớp và tuổi tác, trên 65 tuổi có  đến 60‐90% người bị thoái hóa khớp, các vị trí  thường bị thoái hóa như cột sống thắt lưng, cột  sống cổ, khớp gối(1,10). Trong nghiên cứu này, tỉ 

lệ  thoái  hóa  cột  sống  (thắt  lưng,  cổ)  và  khớp  gối  chiếm  tỉ  lệ  cao  nhất  (33,4%  và  19%),  nữ  nhiều nam (bảng 4, 5). Cao hơn so với kết quả  của các nghiên cứu khác, tỉ lệ thoái hóa khớp từ  5,1‐20,8%; thường gặp cột sống thắt lưng, khớp 

Trang 5

lưng,  khớp  gối  và  cột  sống  cổ  có  triệu  chứng 

theo thứ tự 24,0; 19,4 và 14,5%(15)

Gút 

Là  một  bệnh  chuyển  hóa  thường  gặp,  liên 

quan đến rối loạn chuyển hóa purine. Hậu quả 

tăng axít uric máu kéo dài và lắng đọng tinh thể 

urát  sodium  ở  khớp.  Tỉ  lệ  mắc  bệnh  gút  có  xu 

hướng  tăng  lên  trong  hai  thập  kỉ  qua,  thường 

xảy  ra  ở  nam  giới  với  tỷ  lệ  lưu  hành  là  0,15  ‐

1,98%(8,10,16). Trong nghiên cứu này, tỉ lệ bệnh gút 

chiếm  11,1%;  chủ  yếu  ở  nam  giới  từ  40‐80  tuổi 

(bảng  4,  5).  Tương  tự  tỉ  lệ  bệnh  gút  tại  khoa 

Xương khớp bệnh viện Bạch Mai (10,6%)(10).  

Viêm khớp nhiễm khuẩn 

Là  viêm  khớp  do  vi  khuẩn  có  mặt  trong 

khớp  gây  nên  (S.  aureus,  S.  pneumoniae,  S. 

pyogenes,  Pneumococcus,  Nesseria  gonorrhoeae,  E. 

coli, Salmonella,  P. aeruginosa,  H. influenza).  Viêm 

khớp  nhiễm  khuẩn  không  do  lậu  cầu  là  một 

bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong từ 5‐15% và tỷ 

lệ  tổn  thương  khớp  mạn  tính  gây  tàn  tật  là  25‐

60%(3,14).  Vị  trí  khớp  thường  gặp  là  khớp  gối, 

háng.  Trong  nghiên  cứu  này,  tỉ  lệ  viêm  khớp 

nhiễm  khuẩn  là  10,8%;  tương  đương  giữa  nam 

và nữ, hay gặp ở tuổi trên 40, thường nhất từ 60‐

80  tuổi  (bảng  4,  5).  Kết  quả  này  thấp  hơn  tỉ  lệ 

nhiễm khuẩn xương khớp 16,8% trên tổng số các 

bệnh  nhân  nội  trú  tại  khoa  Xương  khớp  bệnh 

viện Bạch Mai. 

Loãng xương 

Là  một  vấn  đề  sức  khoẻ  đang  thu  hút  sự 

quan  tâm  của  nhiều  nước  trên  thế  giới,  không 

những  ở  các  nước  phát  triển  mà  ở  cả  những 

nước đang phát triển. Bệnh thường diễn biến âm 

thầm, triệu chứng nghèo nàn nhưng hậu quả rất 

nặng nề. Gãy xương do loãng xương có thể gây 

tàn tật và tử vong. Xuất độ gãy cổ xương đùi và 

gãy  đốt  sống  đang  gia  tăng  ở  châu  Á.  Đau  do 

loãng  xương  hoặc  do  biến  chứng  của  loãng 

xương  ảnh  hưởng  không  nhỏ  đến  chất  lượng 

cuộc  sống  cũng  như  sự  phát  triển  kinh  tế,  xã 

hội(10,11).  Tỉ  lệ  loãng  xương  trên  tổng  số  bệnh 

nhân bệnh lý cơ xương khớp trong nghiên cứu  này là 10,2%; chủ yếu ở nữ trên 60 tuổi (bảng 4,  5). Một nghiên cứu trong cộng đồng, tỉ lệ loãng  xương  là  10,4%;  nữ  giới  bị  loãng  xương  nhiều  hơn nam giới(12).  

Viêm khớp dạng thấp 

Là  bệnh  có  biểu  hiện  viêm  khớp  và  sự  có  mặt của yếu tố dạng thấp trong máu. Đây là một  trong các bệnh khớp viêm mạn tính thường gặp  nhất ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế  giới,  chiếm  khoảng  0,2‐2 %  dân  số(4,10,16).  Một  khảo sát khác tại Việt nam, tỉ lệ mắc bệnh viêm  khớp  dạng  thấp  là  9%(12).  Kết  quả  nghiên  cứu  của chúng tôi chỉ 3,6% (bảng 4, 5); do khoa Nội 

Cơ  Xương  Khớp  mới  được  thành  lập,  số  bệnh  nhân chưa đông nên tỉ lệ bệnh này thấp hơn rất  nhiều  so  với  21,9%  tại  khoa  Xương  khớp  bệnh  viện Bạch Mai(10).  

Viêm mô tế bào 

Là một tình trạng viêm lan tỏa, cấp tính của 

tổ chức liên kết da và tổ chức dưới da gây đau,  viêm tấy đỏ, phù nề ở vùng da tổ thương. Viêm 

mô  tế  có  thể  gặp  ở  bất  cứ  vùng  da  nào  của  cơ  thể, nhưng hay gặp ở da vùng  mặt,  cẳng  chân.  Nguyên nhân có thể do vi khuẩn (Streptococcus,  Staphylococus…) trên da hoặc ở các thương tổn  của da. Các yếu tố thuận lợi bao gồm tổn thương 

da  (vết  cắn,  vết  cắt,  eczema ),  thai  nghén,  đái  tháo  đường,  béo  phì,  người  cao  tuổi,  suy  tĩnh  mạch  mạn  tính,  bệnh  lý  tự  miễn,  sử  dụng  corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch kéo dài(6,7).  Kết  quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  là  2,6%  chủ  yếu  ở  nữ  từ  60‐80  tuổi  (bảng  4,  5),  thấp  hơn  nghiên cứu của Ellis, tỉ lệ viêm mô tế bào 7‐10%  trong số bệnh nhân nhập viện(6)

Lupus đỏ hệ thống 

Là một bệnh tự miễn của mô liên kết, có thể  ảnh hưởng đến mọi bộ phận cơ thể. Cũng như  trong  các  bệnh  tự  miễn  khác,  hệ  miễn  dịch  tấn  công  các  tế  bào  và  mô  của  cơ  thể,  gây  viêm  và  hủy hoại mô. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường  nhất  20‐40  tuổi,  80‐90%  ở  nữ.  Kết  quả  nghiên  cứu của chúng tôi là 1,6% (bảng 4, 5); thấp hơn 

Trang 6

bệnh viện Bạch Mai (6,6%)(10)

Thời gian điều trị 

Thời gian điều trị trung bình chung đối với 

các bệnh lý cơ xương khớp và mô liên kết trong 

nghiên  cứu  của  chúng  tôi  là  8,8  ±  5,1  ngày.  Số 

ngày  điều  trị  cao  hơn  gặp  ở  các  bệnh  lý  như 

loãng xương 11,9 ± 6,8, lupus đỏ hệ thống 10,2 ± 

2,2 (bảng 6). Thời gian điều trị gút trung bình 7,7 

±  3,3  ngày,  tương  tự  kết  quả  một  nghiên  cứu 

trước  đây  của  chúng  tôi(9).  Đối  với  các  bệnh  lý 

nhiễm khuẩn như viêm khớp nhiễm khuẩn thời 

gian  điều  trị  trung  bình  10,9  ±  5,7;  viêm  mô  tế 

bào  9,5  ±  6,1.  Nói  chung  thời  gian  điều  trị  phụ 

thuộc tác nhân gây bệnh và đáp ứng lâm sàng. 

Theo một số tác giả, thời gian điều trị viêm khớp 

nhiễm khuẩn 7‐15 ngày(2,12,14), điều trị viêm mô tế 

bào  trong  khoảng  7‐10  ngày(6,7).  Như  vậy,  với 

thời gian nằm viện ngắn ngày sẽ giảm được chi 

phí  điều  trị  và  hạn  chế  được  tần  suất  nhiễm 

khuẩn bệnh viện. 

Các bệnh kèm theo 

Các bệnh thường gặp (bảng 7), trong đó tăng 

huyết áp 67,3%; thiếu máu cơ tim 43,8%; rối loạn 

lipid máu 35,1%; đái tháo đường type 2 29,7% và 

viêm  dạ  dày  29,7%.  Đây  là  các  bệnh  lý  thường 

gặp  ở  người  lớn  tuổi,  một  đặc  trưng  riêng  của 

bệnh viện Thống Nhất, khám và điều trị cho các 

đối tượng bệnh nhân có tuổi đa bệnh lý. Tương 

tự  với  một  nhận  định  khi  khảo  sát  trong  cộng 

đồng người cao tuổi cho thấy tỉ lệ mắc các bệnh 

mạn  tính  khá  cao.  Các  nhóm  bệnh  thường  gặp 

theo  thứ  tự  giảm  dần  gồm  các  bệnh  lý  về  giác 

quan,  tim  mạch,  xương  khớp,  nội  tiết  ‐  chuyển 

hoá,  tiêu  hoá,  tâm  thần  kinh,  hô  hấp,  thận  tiết 

niệu.  Người  cao  tuổi  thường  mắc  nhiều  bệnh 

đồng  thời,  trung  bình  một  người  mắc  2,69 

bệnh(12).  Mặt  khác,  tăng  huyết  áp,  đái  tháo 

đường, rối loạn lipid máu và bệnh mạch vành là 

những  bệnh  lý  thường  kết  hợp  trên  bệnh  nhân 

gút  lớn  tuổi.  Trên  80%  bệnh  nhân  đái  tháo 

đường type 2 có biểu hiện bệnh lý về cơ xương 

khớp, chủ yếu là của thoái hóa khớp, không chỉ 

các khớp của chi dưới mà còn các khớp của chi 

trên.  Viêm  khớp  dạng  thấp,  tỉ  lệ  mắc  bệnh  không  có  khác  biệt  giữa  bệnh  nhân  đái  tháo  đường  và  không  đái  tháo  đường(5).  Vấn  đề  sử  dụng  các  thuốc  kháng  viêm  giảm  đau  là  cần  thiết  trong  các  bệnh  lý  cơ  xương  khớp,  nhưng  với nhiều lí do khác nhau đã dẫn đến việc lạm  dụng  các  thuốc  này,  đặc  biệt  với  corticoides.  Việc  dùng  thường  xuyên  và  kéo  dài  các  thuốc  này  đã  gây  ra  nhiều  hậu  quả  nghiêm  trọng.  Trong  nghiên  cứu  này,  chúng  tôi  ghi  nhận  có  29,7% bệnh nhân có vấn đề về dạ dày tá tràng. 

Có  thể  việc  dùng  thuốc  kháng  viêm  trước  đây  của  bệnh  nhân  đã  góp  phần  gây  viêm  loét  dạ  dày  trên  những  bệnh  nhân  này.  Theo  dự  đoán  đến năm 2030 nước ta có khoảng 30% người trên 

60 tuổi, độ tuổi có thể mắc nhiều bệnh lý về tim  mạch,  đái  tháo  đường  và  bệnh  xương  khớp.  Ngày nay tỷ lệ đái tháo đường toàn quốc chiếm  2,7%, trong đó nam giới chiếm 3,3% và nữ chiếm  3,7%. Như vậy, mỗi chuyên khoa như tim mạch,  nội tiết và xương khớp đều phải đối mặt với hội  chứng  chuyển  hóa.  Sự  xuất  hiện  đồng  thời  của  nhiều  bệnh  lý  trên  người  lớn  tuổi  làm  ảnh  hưởng  rất  nhiều  đến  chất  lượng  cuộc  sống  của  bệnh nhân. Do đó chúng phải được quan tâm và  điều trị đồng thời với bệnh lý cơ xương khớp. 

KẾT LUẬN 

Khoa  mới  thành  lập,  số  lượng  bệnh  nhân  còn ít, mặt bệnh còn đơn giản. 

Các  bệnh  lý  như  thoái  hóa  khớp,  loãng  xương  đa  số  ở  nữ  trên  60  tuổi.  Bệnh  gút,  viêm  khớp nhiễm khuẩn thường ở nam giới. 

Thời gian điều trị trung bình  dưới  10  ngày,  góp phần giảm chi phí điều trị và tần suất nhiễm  khuẩn bệnh viện. 

Cần phối hợp điều trị tốt tăng huyết áp, đái  tháo  đường,  rối  loạn  lipid  máu  và  bệnh  mạch  vành  là  những  bệnh  lý  thường  kết  hợp  ở  bệnh  nhân bệnh lý cơ xương khớp lớn tuổi. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1 Arvind Chopra (2008), Epidemiology of rheumatic musculoskeletal 

disorders  in  the  developing  world.  Best  Practice  &  Research 

Clinical Rheumatology; Vol 22,4, pp. 583‐604. 

Trang 7

2 Carlomaurizio  M,  Lorenzo  C,  Roberto  C.  Pain  and 

rheumatology:  An  overview  of  the  problem.  European  Journal  of 

Pain Supplements, pp. 105‐09. 

3 Catherine  J  M,  Vivienne  C  W,  et  al  (2010).  Bacterial  septic 

arthritis in adults. Lancet; 375, pp. 846–55. 

4 Dai SM, Han XH, Zhao DB, et al (2003). Prevalence of rheumatic 

symptoms, rheumatoid arthritis, ankylosing spondylitis, and gout in 

Shanghai,  China:  a  COPCORD  study.  J  Rheumatol;  30,10,  pp. 

2245‐51. 

5 Douloumpakas  I,  Pyrpasopoulou  A,  Triantafyllou  A,  et  al 

(2007). Prevalence of musculoskeletal disorders in patients with type 

2 diabetes mellitus: a pilot study. Hippokratia; 11,4, pp. 216‐18.  

6 Ellis  Simonsen  SM,  van  Orman  ER,  Hatch  BE,  et  al  (2006). 

Cellulitis  incidence  in  a  defined  population.  Epidemiol  Infect; 

134,2, pp. 293‐99. 

7 Ki V, Rotstein C (2008). Bacterial skin and soft tissue infections in 

adults:  A  review  of  their  epidemiology,  pathogenesis,  diagnosis, 

treatment and site of care. Can J Infect Dis Med Microbiol; 19,2, 

pp. 173‐84. 

8 Michael  H.  Pillinger,  Pamela  Rosenthal,  Aryeh  M.  Abeles 

(2007),  “Hyperuricemia  and  Gout:  New  Insights  Pathogenesis  and 

treatment”, Bulletin of the NYU for Join diseases; 65,3, pp. 215‐

21. 

9 Ngô Thế Hoàng, Nguyễn Thị Thanh Loan (2002), Đánh giá tình 

yếu công trình nghiên cứu khoa học bệnh viện Thống Nhất, tr.  71‐80. 

10 Nguyễn  Thị  Ngọc  Lan  (2011).  Bệnh  học  Cơ  xương  khớp  nội  khoa. NXB Giáo dục Việt Nam. 

11 Nguyễn Văn Tuấn (2008). Loãng xương. Tập san Thông Tin Y 

học, số tháng 7. 

12 Phạm  Thắng  (2007).  Tình  hình  bệnh  tật  của  người  cao  tuổi  Việt 

Nam  qua  một  số  nghiên  cứu  dịch  tễ  học  tại  cộng  đồng.  Tạp  chí 

DS&PT, Website Tổng cục DS‐KHHGĐ. 

13 Salaffi  F,  De  Angelis  R,  Grassi  W;  MArche  Pain  Prevalence; 

INvestigation  Group  (MAPPING)  study  (2005).  Prevalence  of 

musculoskeletal conditions in an Italian population sample: results of 

a  regional  community‐based  study.  I.  The  MAPPING  study.  Clin 

Exp Rheumatol; 23,6, pp. 819‐28. 

14 Shirtliff  M  E,  Mader  J  T  (2002).  Acute Septic Arthritis.  Clinical 

Microbiology Rev, Vol. 15,4, pp. 527‐44. 

15 Xiang  YJ,  Dai  SM  (2009).  Prevalence  of  rheumatic  diseases  and 

disability in China. Rheumatol Int; 29,5, pp. 481‐90.  

16 Zeng QY, Chen R, Darmawan J, et al (2008). Rheumatic diseases 

in China. Arthritis Res Ther; 10,1: R17. 

 

Ngày phản biện nhận xét bài báo:    03‐7‐2013  Ngày bài báo được đăng:      01‐8‐2013 

 

Ngày đăng: 19/01/2020, 18:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w