1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

tư pháp quốc tế phần riêng tài sản

16 126 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 60,43 KB

Nội dung

Phân tích ý nghĩa và phạm vi áp dụng hệ thuộc Luật nơi có tài sản trong việc giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến quan hệ về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài.. Do đó, việc xây dự

Trang 1

Bài thảo luận môn

TƯ PHÁP QUỐC TẾ - PHẦN RIÊNG

QUYỀN SỞ HỮU

15 Phân tích ý nghĩa và phạm vi áp dụng hệ thuộc Luật nơi có tài sản trong việc giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến quan hệ về quyền sở hữu có yếu tố nước

ngoài

Ý nghĩa:

Thứ nhất, quốc gia có quyền tài phán đối với mọi cá nhân sinh sống hoạt động trên lãnh thổ quốc gia cũng như tài sản trên quốc gia đó Vấn đề về xác lập quyền tài sản đối với động sản hay bất động sản hiện hữu trên một quốc gia không chỉ ảnh hưởng tới lợi ích của quốc gia đó mà sâu hơn, xa hơn và quan trọng hơn là chủ quyền quốc gia về kinh

tế, chính trị, an ninh, giáo dục, quốc phòng Do đó, việc xây dựng, ban hành hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp đối với tài sản trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trên lãnh thổ quyết định tới toàn bộ cấu trúc của hệ thống chính trị- kinh tế của quốc gia Bên cạnh đó, bất kỳ tài sản nào khi đưa vào một quốc gia thì đều phải có sự đồng ý của quốc gia đó về đối tượng tài sản được phép mang vào, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ của tài sản đó, mục đích để làm gì Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ nền kinh tế, lợi ích của quốc gia, pháp luật của hầu hết quốc gia trên thế giới như Ba Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, đều quy định trực tiếp về hệ thống pháp luật được áp dụng chính là hệ thống pháp luật nơi có tài sản đó

Trang 2

Thứ hai, trong trường hợp tài sản là bất động sản, thì việc áp dụng hệ thống pháp luật quốc gia nơi có bất động sản đó là việc làm cần thiết Vì theo Công ước của Liên Hợp Quốc năm 1945 thì “lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của trái đất thuộc chủ quyền của một quốc gia xác định, gồm có: vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất” Với cách định nghĩa như trên thì quốc gia có quyền định đoạt đối với tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của mình, đó là quyền chiếm hữu, sử dụng định đoạt Vì vậy, tài nguyên đất đai giữ vai trò cực kỳ quan trọng để xác định lãnh thổ quốc gia

Phạm vi:

- Tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình

- Quyền thừa kế đối với di sản là bất động sản

- Thừa kế đối với di sản không người thừa kế và định danh tài sản

- Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch khi chết

16 Hiện tượng xung đột pháp luật về quyền sở hữu có thể xảy ra ở những vấn

đề cụ thể nào? Tại sao?

- Các quan hệ về tài sản của pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân đó giải thể

- Quan hệ về tài sản liên quan đến tài sản của quốc gia đang ở nước ngoài

- Các quan hệ về sở hữu đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp: mang tính lãnh thổ;

- Các quan hệ tài sản liên quan đến đối tượng của các đạo luật quốc hữu hoá: tuân theo đạo luật quốc hữu hoá: xuất phát từ quyền định đoạt tài sản của quốc gia mình

17 Phân biệt khái niệm quyền sở hữu theo pháp luật dân sự (nói chung) và theo

Tư pháp quốc tế.

Quyền sở hữu trong pháp luật dân sự nói chung là tổng hợp các quyền năng của các chủ thể được pháp luật thừa nhận trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản

Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế là quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài

Trang 3

Chủ thể tham gia quan hệ sở hữu là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, nhà nước nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài…Ví dụ: Một nước ngoài Việt Nam tham quan du lịch, mang theo tài sản cá nhân Việc công nhận quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của người nước ngoài ở Việt Nam hay không sẽ dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật Quan hệ sở hữu của người nước ngoài đối với tài sản tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam được gọi là quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài

18 Tư pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ sở hữu giống với luật dân sự khi nó điều chỉnh quan hệ sở hữu.

Tư pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ về sở hữu không giống với luật dân sự điều chỉnh quan hệ sở hữu Tư pháp quốc tế chỉ điều chỉnh các quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài Còn luật dân sự là tất cả các quan hệ sở hữu chiếm hữu, sử dụng, định đoạt,

19 Làm thế nào để nhận biết một quan hệ pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài hay không? Nhận biết như vậy để nhằm mục đích gì?

Để nhận biết một quan hệ pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài thì trước hết ta cần hiểu về khái niệm về quyền sở hữu trong TPQT được xem xét như là quyền sở hữu trong các quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài tham gia Yếu tố nước ngoài được thể hiện trong các trường hợp sau đây và chỉ cần xuất hiện một trong ba dấu hiệu này trong một quan hệ sở hữu (mà không cần hội đủ đồng thời cả ba dấu hiệu) thì quan hệ sở hữu tương ứng sẽ được xác định là quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài:

- Có sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ sở hữu xảy ra ở nước ngoài

- Tài sản là đối tượng của quan hệ sở hữu đang nằm ở nước ngoài

- Chủ thể của quan hệ sở hữu là người nước ngoài (thể nhân, pháp nhân nước ngoài

và trong một số trường hợp chủ thể của quan hệ sở hữu có thể là quốc gia - khi quốc gia tham gia vào các quan hệ dân sự), hoặc đang cư trú sở nước ngoài

Nhận biết như vậy nhằm dễ phân biệt các chủ thể với nhau, dễ nhận biết đó có phải là quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài hay không nhằm tạo ra sự nhất quán trong nhận

Trang 4

thức và cách thức giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài

20 Chứng minh rằng hệ thuộc luật nơi có tài sản là nguyên tắc chủ đạo được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài.

Pháp luật các nơi đều quy định luật nơi có tài sản được áp dụng nhằm điều chỉnh điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu Việt Nam quy định tại Điều 768 BLDS 2005 Trường hợp tài sản được xác lập hợp pháp trên cơ sở pháp luật của một nước, sau đó được dịch chuyển sang lãnh thổ của nước khác thì quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản đó được pháp luật của nước sở tại thừa nhận và nội dung của quyền sở hữu phải do pháp luật của nước sở tại quy định Luật nơi có tài sản được đa số các nước áp dụng nhằm giải quyết xung đột pháp luật về định danh tài sản Trong một số hệ thống pháp luật, luật áp dụng đối với động sản khác với luật áp dụng đối với bất động sản Do vậy cần phải xác định hệ thống pháp luật được sử dụng để định danh Hầu hết pháp luật các nước đều dựa vào tính chất có thể di dời của tài sản để định danh là động sản hay bất động sản Tuy nhiên vẫn có những khác biệt nhất định

a Nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng với quốc gia nơi có tài sản đang thực tế tồn tại

- Thứ nhất quốc gia có quyền tài phán đối với mọi cá nhân sinh sống hoạt động trên lãnh thổ quốc gia cũng như tài sản trên quốc gia đó Vấn đề về xác lập quyền tài sản đối với động sản hay bất động sản hiện hữu trên một quốc gia không chỉ ảnh huởng tới lợi ích của quốc gia đó mà sâu hơn, xa hơn và quan trọng hơn là chủ quyền quốc gia về kinh

tế, chính trị, an ninh, giáo dục, quốc phòng… Do đó, việc xây dựng, ban hành hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp đối với tài sản trong quan hệ dân sự có yếu tố nuớc ngoài trên lãnh thổ quyết định tới toàn bộ cấu trúc của hệ thống chính trị - kinh tế của quốc gia Bên cạnh đó, bất kỳ tài sản nào khi đưa vào một quốc gia thì đều phải có sự đồng ý của quốc gia đó về đối tuợng tài sản đuợc phép mang vào, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ của tài sản đó, mục đích để làm gì Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ nền kinh tế, lợi ích của quốc gia, pháp luật của hầu hết quốc gia trên thế giới như Ba Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Đức,… đều quy định trực tiếp về hệ thống pháp luật đuợc áp dụng chính là hệ thống pháp luật nơi có tài sản đó

Trang 5

- Thứ hai, trong truờng hợp tài sản là bất động sản, thì việc áp dụng hệ thống pháp luật quốc gia nơi có bất động sản đó là việc làm cần thiết Vì theo Công uớc của Liên Hợp Quốc năm 1945 thì “lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của trái đất thuộc chủ quyền của một quốc gia xác định, gồm có: vùng đất, vùng nuớc, vùng trời và vùng lòng đất” Với cách định nghĩa như trên thì quốc gia có quyền định đoạt đối với tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của mình, đó là quyền chiếm hữu, sử dụng định đoạt Chính vì vậy, tài nguyên đất đai giữ vai trò cực kỳ quan trọng để xác định lãnh thổ quốc gia việc định đoạt, sử dụng, chiếm hữu đất đai ảnh huởng sống còn tới số phận của quốc gia, nên không thể có chuyện đem pháp luật của một nuớc khác để áp dụng với một phần lãnh thổ quốc gia mình Điều này sẽ vi phạm đến chủ quyền của quốc gia

b Nguyên tắc này góp phần giúp đỡ các cơ quan trên quốc gia sở tại có điều kiện giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản trên quốc gia mình một cách dễ dàng hơn khi có tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài xảy ra

c Thuận lợi cho chủ sở hữu thực hiện các giao dịch, các quyền của mình đối với tài sản, đồng thời bảo vệ quyền lợi ích của họ đối với tài sản

Do pháp luật dân sự của các nuớc trên thế giới rất khác nhau, nên việc áp dụng hệ thống pháp luật nào thuận tiện, dễ dàng nhất cho chủ sở hữu tài sản cũng là vấn đề rất đáng quan tâm Trên thực tế thì chúng ta khó có thể áp dụng pháp luật dân sự của nuớc Anh để trực tiếp điều chỉnh cho quan hệ dân sự về tài sản phát sinh tại Việt Nam như quy định về thời điểm, địa điểm chuyển giao vật bởi vì sự khác biệt nhau về văn hoá, trình độ phát triển của các nuớc là khác nhau Chính vì vậy, nguyên tắc này đã tạo ra hành lang pháp lý rộng rãi, hiệu quả cho các cá nhân, pháp nhân có tài sản ở Việt Nam thuận tiện trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản của mình Đây cũng là một trong những căn cứ cho thấy việc áp dụng luật quốc tịch của chủ sở hữu tài sản trong truờng hợp này là bất cập và không phù hợp

21 Cho biết các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam đối với chế độ sở hữu của người Việt Nam định cư ở nước ngoài Tại sao lại có các chính sách như thế?

Trang 6

Đối với chế độ sở hữu nhà ở được quy định tại Điều 158 BLDS 2015 “Quyền sở hữu

bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật” Điều 3, Điều 4 Luật Nhà ở 2014

Đối với chế độ thừa kế là quyền sử dụng đất thì được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013 về nhận quyền sử dụng đất:

“1 Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:

đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở”.

Theo quy định nêu trên, trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở thì sẽ được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức nhận thừa kế

Việc tạo ra những quy định này là cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở sau khi nhập cảnh tạo ra yếu tố thuận lợi để thu hút, kích thích phát triển nhiều loại hình bất động sản như đầu tư, du lịch, dịch vụ Quy định về số lượng căn hộ mà người nước ngoài được phép sở hữu nhằm thắt chặt các thủ tục bán lại Việc cho người nước ngoài mua nhà ở cũng sẽ liên quan đến vấn đề an ninh và chủ quyền quốc gia…

II NHẬN ĐỊNH:

1 Quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài là quyền sở hữu có các bên trong quan hệ

sở hữu mang quốc tịch khác nhau.

Nhận định sai

Vì trong quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài không bắt buộc các bên phải có quan

hệ sở hữu mang quốc tịch khác nhau Quan hệ sở hữu trong tư pháp quốc tế được xác định là quan hệ sở hữu có YTNN khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

Trang 7

- Có sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ sở hữu xảy ra ở nước ngoài

- Tài sản là đối tượng của quan hệ sở hữu đang nằm ở nước ngoài

- Chủ thể của quan hệ sở hữu là người nước ngoài hoặc đang cư trú sở nước ngoài

2 Quan hệ sở hữu được xem là có YTNN khi và chỉ khi có người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.

Nhận định sai

Khái niệm về quan hệ sở hữu trong tư pháp quốc tế được xem như là quyền sở hữu trong các quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài tham gia Bên cạnh yếu tố về chủ thể tham gia như nhận định đã chỉ ra, còn có các yếu tố khác như: Tài sản là đối tượng của quan hệ

sở hữu đang nằm ở nước ngoài hoặc sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ sở hữu xảy ra ở nước ngoài

CSPL: khoản 2 Điều 663 BLDS 2015

3 Một trong những căn cứ để xác định YTNN trong quan hệ sở hữu là khi tài sản liên quan nằm ở nước ngoài.

Nhận định đúng

Trong 3 yếu tố để xác định quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài (chủ thể, tài sản, sự kiện pháp lý), chỉ cần xuất hiện một trong ba dấu hiệu mà không cần hội đủ đồng thời cả

3 yếu tố, quan hệ sở hữu tương ứng sẽ được xác định là quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài

4 Xung đột về quyền sở hữu phát sinh khi có quan hệ sở hữu có YTNN cần điều chỉnh.

Nhận định sai

Nhận định trên chỉ mới thỏa mãn 1 yếu tố để xung đột về quyền sở hữu xảy ra Trong khi để một xung đột pháp luật phát sinh thì cần đủ 2 yếu tố:

- Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh ngay trên thực tế cần điều chỉnh

Trang 8

- Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.

5 Khi có nhiều hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh một quan hệ sở hữu có YTNN thì xung đột pháp luật về quyền sở hữu sẽ phát sinh.

Nhận định sai

Xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh, và chỉ được xem xét đối với các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài

Khi có nhiều hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh một quan hệ sở hữu có YTNN, nhưng giữa các hệ thống pháp luật này không sự khác biệt cụ thể về nội dung, hay nói cách khác là có quy định giống nhau, thì không làm phát sinh xung đột pháp luật

6 Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về những vấn đề liên quan đến chế định sở hữu thì xung đột PL sẽ phát sinh.

Nhận định sai

Theo quy định tại Điều 665 BLDS 2015 về áp dụng Điều ước quốc tế trog các quan

hệ dân sự có yếu tố nước ngoài: “Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.” Cho nên, trong trường hợp pháp luật các nước quy định khác nhau về những vấn đề liên quan đến chế định sở hữu thì sẽ ưu tiên áp dụng Điều ước quốc tế để giải quyết vấn đề đó, mà khi áp dụng Điều ước quốc tế thì xung đột

PL sẽ không phát sinh

7 Xung đột PL về quyền sở hữu chỉ phát sinh ở vấn đề căn cứ, xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu.

Nhận định sai

Xung đột PL về quyền sở hữu không chỉ phát sinh ở vấn đề căn cứ, xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu, bảo hộ quyền ở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, Ngoài ra xung đột pháp luật về quyền sở hữu cũng phát sinh đối với tài sản là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, đối vói một số loại tài sản đặc thù như tàu bay, tàu biển,…

Trang 9

8 Luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật duy nhất được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu.

Nhận định sai

Theo khoản 2 Điều 678 BLDS 2015, đối với tài sản đang trên đường vận chuyển thì

hệ thuộc luật được ưu tiên đầu tiên là luật theo sự thỏa thuận, nếu không có sự thỏa thuận này thì sẽ áp dụng luật của nước nơi động sản được chuyển đến Do đặc điểm tài sản đang trên đường vận chuyển là động sản di dời, vận chuyển nên các quyền khác đối với tài sản ở đây được hiểu chỉ bao gồm quyền hưởng dụng Vậy luật nơi có tài sản không là

hệ thống pháp luật duy nhất được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu

9 Luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật quan trọng trong việc giải quyết xung đột về quyền sở hữu.

Nhận định đúng

Luật nơi có tài sản không chỉ quy định nội dung của quyền sở hữu mà còn quy định các điều kiện phát sinh, chấm dứt và dịch chuyển quyền sở hữu Ví dụ tài sản được xác lập trên cơ sở một nước rồi dịch chuyển sang lãnh thổ nước khác thì quyền sở hữu đối với tài sản đó sẽ được pháp luật của nước sở tại thừa nhận, đồng thời nội dung của quyền sở hữu đó do nước sở tại quy định

10 Theo PLVN, xung đột PL về quyền sở hữu có YTNN được giải quyết theo PL của nước nơi có tài sản đối với bất động sản và pháp luật của nước mà chủ sở hữu mang quốc tịch đối với động sản.

Nhận định sai

Quyền sở hữu của tài sản là động sản trên đường vận chuyển sẽ được xác định dựa trên sự thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận trước thì được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến

Căn cứ khoản 2, Điều 678 BLDS 2015 quy định: “Quyền sở hữu và quyền khác đối

với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Trang 10

11 Theo Pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu đối với động sản đang trên đường vận chuyển luôn được xác định theo PL của nước nơi động sản được chuyển đến.

Nhận định sai Việc xác định quyền sở hữu đối với động sản đang trên đường vận chuyển dựa trên sự thỏa thuận của các bên nếu không có thỏa thuận thì mới áp dụng luật của nước nơi có động sản được chuyển đến

CSPL: khoản 2, Điều 678 BLDS 2015

12 Luật nơi có tài sản đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quyền sở hữu đối với động sản đang trên đường vận chuyển.

Nhận định sai

Vì Luật nơi có tài sản không áp dụng để xác định quyền sở hữu tài sản là động sản đang trên đường vận chuyển, vì động sản đang trên đường vận chuyển không cố định một chỗ mà di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, nên áp dụng luật nơi có tài sản để xác định quyền sở hữu của các tài này rất phức tạp Và quyền sở hữu của tài sản là động sản trên đường vận chuyển sẽ được xác định dựa trên sự thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận trước thì được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến Do đó luật nơi có tài sản không có vai trò quan trọng trong việc xác định quyền sở hữu đối với động sản đang trên đường vận chuyển

13 Luật nơi có tài sản được áp dụng để giải quyết xung đột PL đối với mọi loại tài sản.

Nhận định sai Có những quan hệ sở hữu tài sản không áp dụng luật nơi có tài sản để xác định, như một số quan hệ sau:

- Tài sản là động sản đang trên đường vận chuyển (khoản 2 Điều 678 BLDS 2015)

- Quyền sở hữu đối với tài sản trên tàu biển, theo Điều 3 Bộ luật Hàng hải 2015 của Việt Nam quy định, quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu trên tàu biển thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch

- Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia đang ở nước ngoài Tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia đang được hưởng quyền miễn trừ, do đó các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu đối với tài sản của quốc gia sẽ được giải quyết bằng thương lượng

Ngày đăng: 18/01/2020, 09:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w