MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 I. ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ THỂ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ - NGƯỜI NƯỚC NGOÀI. 2 1. Khái niệm - phân loại người nước ngoài: 2 2. Đặc trưng về năng lực chủ thể của người nước ngoài. 3 3. Đặc trưng về quy chế pháp lý của người nước ngoài. 4 II. ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ THỂ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ - PHÁP NHÂN. 7 1. Khái niệm, quốc tịch của pháp nhân 7 2. Đặc trưng về địa vị pháp lý của pháp nhân 8 III. ĐẶC TRƯNG VỀ CHỦ THỂ CỦA QUỐC GIA. 12 1. Quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế. 12 2. Đặc trưng về quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia trong tư pháp quốc tế. 14 IV. ĐẶC TRƯNG CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN CHÍNH PHỦ. 15 KẾT LUẬN 16
Trang 1MỞ ĐẦU
Với quan điểm truyền thống về chủ thể của luật quốc tế thì chúng ta không
có gì phải tranh luận thêm nhiều Các chủ thể này đã tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế trong suốt quá trình hoàn thiện pháp luật quốc tế qua các thời kì cho đến nay So với quan điểm truyền thống thì quan điểm hiện đại gặp nhiều tranh cãi rào cản và tranh cãi Dù là quan điểm nào thì các quan điểm cũng đều hướng đến mục đích góp phần hoàn thiện pháp luật quốc tế Không thể phủ nhận những ưu điểm khi thừa nhận các chủ thể luật quốc tế theo quan điểm truyền thống Bên cạnh những ưu điểm, chủ thể luật quốc tế theo quan điểm truyền thống hiện nay không còn hoàn toàn phù hợp Trong suốt quá trình phát triển, luật quốc tế dần dần cho thấy những hạn chế của mình khi các quan hệ pháp luật quốc tế ngày càng phát triển quan điểm truyền thống dần dần lộ ra những khuyết điểm của mình Một số chủ thể không phải là chủ thể truyền thống nhưng phát triển rất mạnh và có vai trò lớn với quốc tế như: cá nhân, công ty xuyên quốc gia, tổ chức quốc tế phi chính phủ một khi phát sinh các vấn đề trong quan hệ quốc tế, nếu các thực thể này không được thừa nhận sẽ dẫn đến việc xử lý các vấn đề này khó khăn Vì vậy, để hiểu rõ hơn về
chủ thể tư pháp quốc tế nhóm em xin làm rõ:” phân tích đặc trưng của các loại chủ
thể của tư pháp quốc tế.”
Trang 2NỘI DUNG
I ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ THỂ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ - NGƯỜI
NƯỚC NGOÀI.
Chủ thể của tư pháp quốc tế là các chủ thể tham gia vào quan hệ mà tư pháp quốc tế điều chỉnh Chủ thể của tư pháp quốc tế thường thể hiện yếu tố nước ngoài ( 1 bên hay cả 2 bên ) Chủ thể phổ biến của tư pháp quốc tế là các cá nhân, pháp nhân và quốc gia…
1 Khái niệm - phân loại người nước ngoài:
Với sự tham gia hầu hết các quan hệ như quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, thừa kế thuộc sự điều chỉnh của tư pháp quốc tế nên người nước ngoài được xem
là chủ thể đặc trưng và phổ biến nhất của tư pháp quốc tế Bởi vậy, ngay từ thời La
Mã đã đặt ra vấn đề quản lý người nước ngoài trên lãnh thổ của mình, theo đó khoảng thế kỉ thứ 5 họ chấp nhận luật nhân thân với công dân họ và tộc người Barbarian xâm lược Tới bây giờ, vấn đề pháp lý liên quan đến người nước ngoài
đã trở thành một trong những nội dung quan trọng của tư pháp quốc tế không chỉ riêng Việt Nam mà còn trên các nước trên thế giới
Hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới đều căn cứ vào dấu hiệu quốc
tịch, theo đó người nước ngoài được hiểu là người không mang quốc tịch của quốc
gia sở tại Pháp luật Việt Nam quy định tại khoản 1 điều 3 Luật nhập cảnh, xuất
cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì “người nước
ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam” Ngoài ra, Luật quốc tịch
2008(sửa đổi, bổ sung 2014) chỉ rõ “quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một
nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam”, “người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài” và “ người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam” Xét theo pháp luật Việt Nam thì người nước
Trang 3ngoài được phân loại thành 3 loại: người mang quốc tịch của một quốc gia khác, người mang nhiều quốc tịch nhưng không có quốc tịch của Việt Nam và người không có quốc tịch
Ngoài ra, dựa vào các chỉ tiêu khác nhau như căn cứ vào nơi cư trú (người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ việt nam và người nước ngoài cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam), căn cứ vào thời gian cư trú (người nước ngoài thường trú và tạm trú), hay căn cứ vào chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài (người hưởng quy chế
ưu đãi miễn trừ ngoài giao; người hưởng quy chế theo hiệp định; người nước ngoài
cư trú và làm ăn sinh sống ở nước sở tại)
2 Đặc trưng về năng lực chủ thể của người nước ngoài.
Về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài các nước quy định khác nhau Để giải quyết xung đột về năng lực pháp luật và năng lực hành
vi của người nước ngoài thì pháp luật các nước thường quy định người nước ngoài
có năng lực pháp luật ngang hoặc tương đương với công dân nước sở tại
Để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực hành vi thì đại đa số các nước đều áp dụng theo hệ thuộc luật quốc tịch, riêng Anh – Mỹ áp dụng theo hệ thuộc luật nơi cư trú
Theo quy định của Pháp luật Việt Nam thì tại Điều 673, quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài quy định:
1 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
2 Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.
Điều 674 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài
1 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trang 42 Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.
Đối với người hai hay nhiều quốc tịch:
Đối với người không quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất
Trường hợp người đó có nhiều quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất
3 Đặc trưng về quy chế pháp lý của người nước ngoài.
Đặc trưng của loại chủ thể này được thể hiện thông qua quy pháp lý Theo
đó, quy chế pháp lý của người nước ngoài có những đặc điểm cơ bản như: Thứ nhất, quy chế pháp lý của người nước ngoài mang tính song trùng pháp luật: khi cư trú làm ăn sinh sống ở nước sở tại thì người nước ngoài cùng lúc chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật là pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch và pháp luật của nước sở tại nơi người đó cư trú và làm ăn sinh sống Thứ hai, quy chế pháp lý của người nước ngoài có phần hạn chế hơn so với nước sở tại Được thể hiện thông qua các nội dung sau:
1 Chế độ đối xử quốc gia
Là chế độ cho phép người nước ngoài được hưởng các quyền dân sự cũng như thực hiện các nghĩa vụ tương đương hoặc bằng với những quyền và nghĩa vụ
Trang 5mà công dân nước sở tại đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai, trừ những ngoại lệ theo pháp luật quy định trong các trường hợp cụ thể
Người nước ngoài được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ như công dân nước sở tại, đều đó không có nghĩa là người nước ngoài hoàn toàn có các quyền và nghĩa vụ giống hệt với công dân nước sở tại Pháp luật Việt Nam quy định người nước tại Việt Nam bị hạn chế ở một số quyền nhất định, như: quyền bầu
cử, quyền ứng cử, đề cử, quyền hành nghề, học tập trong lĩnh vực an ninh quốc phòng… để bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, phù hợp với thông lệ quốc tế
2 Chế độ tối huệ quốc
Chế độ tối huệ quốc là người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng các quyền và các ưu đãi ngang bằng với các quyền và ưu đãi mà nước sở tại dành cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của bất kỳ nước thứ ba nào đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai
Theo chế độ tối huệ quốc thì người nước ngoài cũng như pháp nhân nước ngoài được hưởng đầy đủ và hoàn toàn các quyền hợp pháp mà một quốc gia đã dành và sẽ dành cho bất kỳ một nhóm người nước ngoài cũng như pháp nhân nước ngoài đang sinh sống hay hoạt động tại lãnh thổ của quốc gia đó
Tuy nhiên, tại Việt Nam chế độ này cũng có một số ngoại lệ:
+ Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo lợi ích quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo
vệ các giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật và môi trường, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại;
+ Đối với những nước tiến hành hoặc tham gia tiến hành các hoạt động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam
3 Chế độ đãi ngộ đặc biệt
Trang 6Nội dung cơ bản của chế độ này là người nước ngoài, thậm chí pháp nhân nước ngoài được hưởng những ưu tiên, ưu đãi đặc biệt hoặc quyền đặc hưởng mà nước sở tại dành cho họ thậm chí chính công dân nước sở tại cũng không được hưởng (thường được áp dụng đối với nhân viên ngoại giao, lãnh sự và nhân viên của các tổ chức quốc tế) Các ưu tiên, ưu đãi hoặc các đặc quyền này thường được quy định trong luật pháp của các quốc gia cũng như trong các điều ước quốc tế
4 Chế độ có đi có lại
Chế độ có đi có lại thể hiện ở việc một quốc gia dành một chế độ pháp lý nhất định cho cá nhân và pháp nhân nước ngoài tương ứng như trước đó đã dành và
sẽ dành cho công dân và pháp nhân của mình ở đó trên cơ sở có đi có lại
Chế độ có đi có lại có hai loại
Chế độ có đi có lại hình thức Chế độ có đi có lại thực chất
Theo chế độ này thì nước sở
tại sẽ dành cho cá nhân, pháp nhân
nước ngoài những ưu đãi trên cơ sở
pháp luật nước mình
Áp dụng cho những nước có
sự khác biệt về chế độ chính trị,
kinh tế
Cho phép người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng những quyền lợi ưu đãi đúng như đã giành cho cá nhân, pháp nhân nước mình
Áp dụng cho những nước có sự tương đồng về chế độ kinh tế, chính trị
5 Chế độ báo phục quốc
Chế độ báo phục quốc được áp dụng trên cơ sở cùa chế độ có đi có lại và cùng xuất phát từ tinh thần “có đi có lại” nên vấn đề “báo phục” được đặt ra trong quan hệ giữa các quốc gia
Báo phục quốc được hiểu là các biện pháp trả đũa: nếu một quốc gia nào đó đơn phương sử dụng những biện pháp hoặc hành vi gây thiệt hại hoặc tổn hại cho
Trang 7quốc gia khác hay công dân hoặc pháp nhân của quốc gia khác thì chính quốc gia bị tổn hại đó hoặc công dân của nó được phép sử dụng các biện pháp trả đũa nư hạn chế hoặc có các hành động tương ứng đối phó hoặc đáp lại các hành vi của quốc gia đầu tiên đơn phương gây ra thiệt hại đó
II ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ THỂ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ - PHÁP NHÂN.
1 Khái niệm, quốc tịch của pháp nhân
Trong bối cảnh các tổ chức tham gia vào các quan hệ kinh tế thương mại ngày càng phổ biến, để bảo đảm an toàn cho giao lưu dân sự, kích thích các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển, các hệ thống pháp luật trên thế giới đều ghi nhận sự tồn tại hợp pháp của các tổ chức đó dưới khái niệm pháp nhân Pháp nhân
là một tổ chức của con người do nhà nước thành lập hoặc thừa nhận và có tư cách pháp lý để tham gia vào các quan hệ pháp luật
Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới do sự khác nhau về pháp luật của các nhà nước nên có những quy định khác nhau về điều kiện trở thành pháp nhân Ví dụ, theo quy định tại Điều 1842 Bộ luật dân sự Pháp, tất cả các công ti (kể cả các công
ti do một người sáng lập theo Điều 1832 của Bộ luật dân sự Pháp) đều có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm đăng ký (trừ công ti “dự phần”) Trong khi đó, theo quy định tại Điều 34, 35 Bộ luật dân sự và Điều 52 Luật thương mại Nhật Bản, các tổ chức có tư cách pháp nhân là các tổ chức được thành lập với mục đích công cộng hoặc mục đích thu lợi nhuận
Tại Việt Nam, Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Pháp nhân là tổ
chức được thành lập theo quy định của pháp luật tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập Cũng
theo quy định của Bộ luật này pháp nhân ở Việt Nam được chia thành pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại
Để phục vụ cho mục đích, chức năng của mình nhiều pháp nhân không chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà pháp nhân đó được thành lập mà còn
Trang 8mở rộng phạm vi hoạt đông trên lãnh thổ quốc gia khác, từ đó làm xuất hiện khái niệm pháp nhân nước ngoài Pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận có quốc tịch nước ngoài Đối với Việt Nam, pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài và không mang quốc tịch Việt Nam Tuy có những cách giải thích khác nhau giữa các hệ thống pháp luật về pháp nhân nước ngoài, nhưng trên thực tế để xác đinh pháp nhân có phải là pháp nhân nước ngoài hay không, các nước đều thông qua việc xác định quốc tịch của pháp nhân
Thông thường, để xác định quốc tịch của pháp nhân sẽ áp dụng các tiêu chí chính sau , đó là:
Nơi thành lập pháp nhân: Điều này có nghĩa là pháp nhân thành lập tại quốc
gia nào thì pháp nhân sẽ mang quốc tịch tại quốc gia đó
Nơi pháp nhân đặt trụ sở: Điều này có nghĩa pháp nhân đặt trụ sở chính ở
quốc gia nào thì pháp nhân sẽ mang quốc tịch tại quốc gia đó
Nơi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của pháp nhân: Theo tiêu chí
này thì pháp nhân tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tại quốc gia nào thì pháp nhân mang quốc tịch của quốc gia đó
Nơi có phần lớn tài sản: Theo tiêu chí này thì pháp nhân có phần lớn tài sản
tại quốc gia nào thì pháp nhân mang quốc tịch của quốc gia đó
Tại Việt Nam, Điều 676 Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ: “Quốc tịch của pháp nhân xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập”
2 Đặc trưng về địa vị pháp lý của pháp nhân
“Địa vị pháp lý” là từ được sử dụng phổ biến để thể hiện vị trí, vai trò của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật, đi liền nó là các quyền lợi và nghĩa vụ được Nhà nước công nhận và bảo đảm thực hiện
2.1 Đặc điểm của chung của địa vị pháp lý của pháp nhân nước ngoài.
Trang 9Mỗi một pháp nhân sẽ mang quốc tịch của một quốc gia nhất định, được tổ chức và hoạt động theo pháp luật của nước đó Nhưng khi hoạt động với tư cách là pháp nhân nước ngoài ở một nước khác thì pháp nhân cùng lúc phải chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật là pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch và pháp luật của quốc gia sở tại nơi pháp nhân hoạt động Trong khoa học pháp lý, đặc điểm này được gọi là “song trùng phụ thuộc”, tức là:
Pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch sẽ điều chỉnh các vấn
đề liên quan đến tổ chức thành lập pháp nhân như điều kiện thành lập, thủ tục thành lập, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chia tách, tài sản của pháp nhân
Pháp luật của quốc gia sở tại sẽ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến phạm vi hoạt động của pháp nhân, các quyền và nghĩa vụ cụ thể của pháp nhân trên lãnh thổ của quốc gia đó Nếu quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân nước ngoài trên lãnh thổ nước sở tại bị xâm phạm thì pháp nhân đó được nhà nước của mình bảo hộ
về mặt ngoại giao
2.2 Năng lực chủ thể của pháp nhân nước ngoài:
Điểm đặc trưng của năng lực chủ thể của pháp nhân so với các chủ thể khác
là năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân cùng xuất hiện và cùng mất đi ở cùng một thời điểm Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật, năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi Tuy nhiên với pháp nhân nước ngoài thì Bộ luật dân sự của Việt Nam không quy định về năng lực hành
vi dân sự của chủ thể này Xác định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân đã bao gồm cả xác định năng lực hành vi của pháp nhân đó và năng lực hành vi của pháp nhân được xác định thông qua người đại diện hợp pháp của pháp nhân Vì vậy, việc xác định năng lực hành vi của pháp nhân là không nhất thiết
Điều 86 BLDS năm 2015 đã quy định rõ về năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân, tại Khoản 1: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng
của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.” Theo đó, để tham gia vào các quan
Trang 10hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, đòi hỏi pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự này
Tuy nhiên, việc khó khăn ở đây là mỗi một hệ thống pháp luật lại có quy định khác nhau về năng lực chủ thể của pháp nhân và vấn đề đặt ra từ đó là hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng để xác định năng lực chủ thể của pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân tham gia vào các giao dịch dân sự Nguyên tắc chủ đạo trong tư pháp quốc tế của các nước để giải quyết vấn đề này là pháp luật của nước
mà pháp nhân thành lập sẽ được dùng để xác định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
Ở Việt Nam, Khoản 2 Điều 676 BLDS năm 2015 quy định theo hướng pháp nhân mang quốc tịch nước nào thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân sẽ được xác định theo pháp luật nước đó Trong trường hợp này, hệ thuộc luật quốc tịch (Lex societatis) sẽ được tư pháp quốc tế Việt Nam áp dụng “Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân là hệ thống pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch Các quan hệ liên quan đến việc thành lập, giải thể, thanh lí tài sản… của pháp nhân thường do luật quốc tịch của pháp nhân chi phối”1 Khoản 1, 2 Điều 676 BLDS
2015 xác định rõ hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân là hệ thuộc luật cơ bản để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến pháp nhân
Bên cạnh nguyên tắc chủ đạo là luật quốc tịch của pháp nhân như trên, trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam (Khoản 3 Điều 676 BLDS 2015)
Từ những quy định trên, cho thấy tư pháp quốc tế Việt Nam kết hợp giữa hai
hệ thuộc luật là luật nơi pháp nhân mang quốc tịch và pháp luật Việt Nam Quy định này là sự kế thừa có sửa đổi, bổ sung các nội dung quy định tại Điều 765 BLDS 2005 Việc ghi nhận trực tiếp hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân trong
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2017, tr.72.