1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

tư pháp quốc tế bài 3

15 792 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 61,6 KB

Nội dung

Khi các bên lựa chọn tòa án Việt Nam để giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài thì sẽ làm phát sinh thẩm quyền của tòa án Việt Nam.. Ngoài ra, khi các bên lựa chọn tòa án Việt

Trang 1

Bài thảo luận môn

TƯ PHÁP QUỐC TẾ - BÀI 3

1 Một trong những trường hợp TAVN có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về việc xác định cha mẹ cho con có YTNN là khi bị đơn có nơi cư trú lâu dài tại Việt Nam.

Nhận định đúng

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 469 BLTTDS, thẩm quyền chung của TAVN được xác định khi bị đơn là cá nhân “có nơi cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam BLTTDS không quy định chi tiết bị đơn là cá nhân phải có đủ các điều kiện trên để xác định TAVN có thẩm quyền giải quyết hay không Vì thế, có thể khi thỏa mãn một trong các điều kiện được quy định tại điều trên thì TAVN có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có YTNN

2 Tranh chấp vận chuyển hành khách bằng máy bay có YTNN mà bên vận chuyển không có trụ sở tại Việt Nam không thuộc thẩm quyền của TAVN.

Nhận định sai

Trong trường hợp vận chuyển hành khách bằng máy bay có YTNN mà bên vận chuyển không có trụ sở tại Việt Nam, TAVN vẫn có thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu việc vân chuyển này liên quan đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cơ quan, cá

Trang 2

nhân Việt Nam Hoặc là có sự thỏa thuận giữa các bên tranh chấp chọn TAVN theo PLVN

để giải quyết hay ĐƯQT mà VN là thành viên

3 Quy tắc “nơi có tài sản” là quy tắc duy nhất trong việc xác định thẩm quyền của TAVN đối với tranh chấp về tài sản có YTNN.

Nhận định sai

Quy tắc “nơi có tài sản” không phải là quy tắc duy nhất trong việc xác định thẩm quyền của TAVN đối với tranh chấp về tài sản có YTNN mà còn có các quy tắc khác như: Căn cứ vào quốc tịch của một hoặc các bên đương sự; Căn cứ vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng

Trong trường hợp để lại di sản thừa kế, quy tắc “quốc tịch” của người để lại di sản kết hợp với quy tắc “nơi có tài sản” để xác định thẩm quyền có hay không của TAVN đối với tranh chấp về tài sản có YTNN

4 Tòa án nước nào giải quyết vụ việc dân sự có YTNN thì pháp luật tố tụng nước đó được áo dụng trừ trường hợp ĐƯQT có liên quan mà quốc gia là thành viên có quy định khác.

Nhận định sai

Căn cứ vào Luật Tòa án, đối với pháp luật tố tụng về nguyên tắc thì tòa án nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có YTNN hay không có YTNN cũng chỉ áp dụng pháp luật của nước mình

Vì pháp luật tố tụng mang tính chất luật công, gắn bó mật thiết với quyền lợi quốc gia, thể hiện ý chí chủ quyền và độc lập

5 Khi các bên chọn TA nước nào giải quyết vụ việc thì những quy phạm thực chất của pháp luật nước đó sẽ được áp dụng.

Nhận định sai

Việc lựa chon Toà án giải quyết tranh chấp không đồng nghĩa với việc các bên chọn pháp luật của nước đó Việc chọn luật áp dụng sẽ do Toà án có thẩm quyền (được chọn

Trang 3

bởi các bên) căn cứ vào thoả thuận riêng giữa các bên hay chỉ dẫn của quy phạm xung đột Như vậy, nếu các bên chọn luật nước ngoài hay có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng luật nước ngoài thì Toà án đó có thể áp dụng pháp luật nước ngoài

6 Khi các bên chọn luật của nước nào điều chỉnh nội dung hợp đồng thì tòa án nước đó có thẩm quyền đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng.

Nhận định sai

Khi các bên chọn luật của một nước nào đó điều chỉnh nội dung của hợp đồng thì luật nội dung của nước đó sẽ được áp dụng giải quyết chứ không phải luật hình thức Nếu luật nội dung dẫn chiếu đến thẩm quyền của một quốc gia khác thì Tòa án của quốc gia

đó sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

7 Một trong những trường hợp TAND Tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với vụ việc dân sự có YTNN là sau khi thụ lý mà phát sinh hoạt động ủy thác tư pháp ở nước ngoài.

Nhận định đúng

Đối với một số tranh chấp, yêu cầu nhất định (khoản 1, khoản 2 Điều 35 BLTTDS 2015) theo nguyên tắc bình thường sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện Tuy nhiên, nếu có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho

cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh Lúc này, Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ lập hồ sơ ủy thác tư pháp và gửi đến cơ quan Tòa án cấp tỉnh để thực hiện thủ tục chung Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự khi vụ việc cần ủy thác tư pháp là phù hợp

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 35, Điều 37 BLTTDS 2015

8 Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ có thể là vụ việc có các bên đương sự

là cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Nhận định sai

Trang 4

Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài còn có thể có các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; hoặc đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 464 BLTTDS 2015

9 Khi nguyên đơn và bị đơn là cá nhân, tổ chức Việt Nam thì vụ việc dân sự không thể là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

Nhận định sai

Yếu tố nước ngoài trong vụ việc dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 464 BLTTDS 2015 Theo đó, vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;

- Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

- Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài

Như vậy với trường hợp nguyên đơn và bị đơn là cá nhân, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài, thì vẫn là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

10 Khi các bên khởi kiện tại tòa án Việt Nam liên quan đến tài sản ở Việt Nam thì không thể là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

Nhận định sai

Với trường hợp một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan tổ chức nước ngoài thì vẫn được coi là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Khi các bên khởi kiện tòa án Việt Nam liên quan đến tài sản ở Việt Nam vẫn có thể là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân , cơ quan ,tổ chức nước ngoài

Trang 5

11 Khi các bên chọn tòa án Việt Nam đồng nghĩa với chọn luật Việt Nam điều chỉnh cho quan hệ.

Nhận định sai

Việc lựa chon Toà án Việt Nam giải quyết tranh chấp không đồng nghĩa với việc các bên chọn pháp luật của Việt Nam Việc chọn luật áp dụng sẽ do Toà án Việt Nam căn cứ vào thoả thuận riêng giữa các bên hay chỉ dẫn của quy phạm xung đột Như vậy, nếu các bên chọn luật nước ngoài hay có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng luật nước ngoài thì Toà án Việt Nam vẫn có thể áp dụng pháp luật nước ngoài

12 Khi các bên khởi kiện tại Toà án Việt Nam đồng nghĩa với việc các bên chọn luật tố tụng dân sự Việt Nam điều chỉnh cho vụ việc.

Nhận định sai

Vì Luật tố tụng dân sự là luật hình thức quy định về các trình tự thủ tục, thẩm quyền của tòa án Việt Nam Luật không điều chỉnh quan hệ dân sự, hay các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Để giải quyết vụ việc cần có luật nội dung điều chỉnh

13 Xung đột thẩm quyền luôn phải được giải quyết trước xung đột pháp luật.

Nhận định sai

Xung đột thẩm quyền là hiện tượng hai hay nhiều cơ quan tư pháp khác nhau cùng có thẩm quyền giải quyết một vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài Còn xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật có nội dung khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Về nguyên tắc, khi có xung đột về thẩm quyền và xung đột về pháp luật thì phải giải quyết xung đột thẩm quyền trước, sau đó mới giải quyết xung đột pháp luật Chỉ khi xác định được cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc thì mới xét đến việc giải quyết vụ việc đó như thế nào

Tuy nhiên, tại Hiệp định tương trợ tư pháp Việt - Nga, Điều 42 quy định:

Trang 6

- Việc giải quyết các vấn đề về thừa kế động sản thuộc thẩm quyền của bên kí kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết

- Việc giải quyết các vấn đề về thừa kế bất động sản thuộc thẩm quyền của bên kí kết nơi có bất động sản đó

Lúc này, ta phải giải quyết xung đột pháp luật về định danh tài sản trước, sau đó mới xác định thẩm quyền của Tòa án

14 Khi các bên lựa chọn tòa án Việt Nam để giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài thì sẽ làm phát sinh thẩm quyền của tòa án Việt Nam.

Nhận định sai

Chỉ những trường hợp đáp ứng điều kiện thuộc Điều 469, Điều 470 BLTTDS, đồng

thời không rơi vào trường hợp hạn chế thẩm quyền tại Điều 472 BLTTDS, thì mới phát

sinh thẩm quyền của Tòa án Việt Nam

Ngoài ra, khi các bên lựa chọn tòa án Việt Nam để giải quyết, mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên không ghi nhận quyền thỏa thuận lựa chọn hoặc chỉ định cụ thể Tòa án khác giải quyết tranh chấp, thì thỏa thuận chọn Tòa án Việt Nam của các bên không có hiệu lực áp dụng

15 Thẩm quyền của tòa án Việt Nam để giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ được xác định theo pháp luật Việt Nam.

Nhận định sai

Theo khoản 3 Điều 2 BLTTDS, thẩm quyền của tòa án Việt Nam được xác định theo quy định của BLTTDS Tuy nhiên, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của pháp luật Việt Nam, thì thẩm quyền của tòa

án Việt Nam sẽ được xác định theo quy định của điều ước quốc tế đó

Như vậy, thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài không chỉ được xác định theo pháp luật Việt Nam, mà còn được xác định theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Trang 7

16 Hãy liệt kê 05 nguyên tắc thường được áp dụng để xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia trong tư pháp quốc tế.

Để xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia trong tư pháp quốc tế, có những quy tắc sau:

- Quy tắc quốc tịch

- Quy tắc nơi cư trú

- Quy tắc nơi có tài sản

- Quy tắc nơi hiện diện của bị đơn hoặc nơi hiện diện tài sản của bị đơn

- Quy tắc về mối liên hệ mật thiết

CSPL: Điều 469, Điều 470 BLTTDS 2015

17 Thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ được xác định theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Bộ luật

Tố tụng dân sự và các văn bản có liên quan.

Nhận định đúng

Việc xác định thẩm quyền của Tóa án Việt Nam đối vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại khoản 3, Điều 2 BLTTDS 2015 là: “Bộ luật tố tụng dân sự được

áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.”

Như vậy việc định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam khi tiếp nhận một đơn khởi kiện về một vụ việc có yếu tố nước ngoài là: nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về thẩm quyền Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì Tòa án phải căn cứ theo điều ước đó để xác định, trường hợp không có điều ước quốc tế

có liên quan thì căn cứ vào pháp luật Việt Nam để xác định

Thẩm quyền là vấn đề liên quan đến chủ quyền của từng quốc gia, vì vậy tập quán quốc tế tuy là nguồn của tư pháp quốc tế nhưng không thể điều chỉnh vấn đề này Thẩm

Trang 8

quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ được xác định theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, BLTTDS và các văn bản pháp luật

có liên quan do các nguồn luật này thể hiện rõ ý chí quốc gia

18 Thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam đồng nghĩa với việc tòa án nước ngoài không có thẩm quyền giải quyết.

Nhận định sai

Thẩm quyền riêng biệt mang tính độc quyền và những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam được liệt kê tại Điều 470, BLTTDS 2015 Căn cứ theo khoản 4, Điều 439 và khoản 1, Điều 440 BLTTDS 2015, đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, nếu Tòa án nước ngoài giải quyết, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đó sẽ không được công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ Việt Nam Tức là Tòa án nước ngoài vẫn có thể giải quyết những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam, tuy nhiên

nó sẽ không có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ Việt Nam

19 Yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là giống nhau.

Nhận định sai

Yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại khoản 2, Điều 663 BLDS 2015, còn vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại khoản 2, Điều 464 BLTTDS 2015 Tuy nội dung của 2 điều luật này khá tương đồng, nhưng ở BLTTDS quy định về vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thay từ “pháp nhân” bằng “cơ quan, tổ chức” Việc quy định bằng cụm từ “cơ quan, tổ chức” mang nghĩa rộng hơn so với pháp nhân, bởi vì không phải tổ chức nào cũng mang tư cách pháp nhân Việc chỉ quy định pháp nhân trong điều luật gây khó trong hoạt động tố tụng do nó không bao quát được hết các đối tượng Còn khi quy định là “cơ quan, tổ chức” thì sẽ mở rộng hơn về chủ thể, thuận lợi cho các hoạt dộng tố tụng

Trang 9

20 Thẩm quyền của tòa án Việt Nam chỉ phát sinh đối với các vụ việc có liên quan đến hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài khi việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Nhận định sai

Theo khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015, tòa án Việt Nam có thẩm quyền chung giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài bao gồm vụ việc về thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình,… gắn với yếu tố về sự kiện pháp lý, tài sản công việc được thực hiện tại Việt Nam hoặc gắn kết với sự kiện pháp lý xảy ra ở nước ngoài nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các đương sự có nơi thường trú (đối với cá nhân) hoặc trụ sở (đối với pháp nhân) tại Việt Nam Vì vậy yếu tố về nơi xảy ra sự kiện pháp lý không phải là yếu tố duy nhất để xác định sự phát sinh của thẩm quyền của Tòa án Việt Nam

21 Lựa chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng cũng đồng nghĩa với việc xác định cơ quan giải quyết tranh chấp là tòa án của nước có pháp luật được lựa chọn.

Nhận định sai

Việc lựa chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng chỉ đồng nghĩa với việc chọn luật nội dung để giải quyết tranh chấp Còn việc giải quyết có thể do tòa án nước này hoặc tòa

án nước khác thực hiện Nếu luật nội dung dẫn chiếu đến thẩm quyền của một quốc gia khác thì Tòa án của quốc gia đó sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

22 Thẩm quyền của tòa án Việt Nam chỉ có thể phát sinh theo pháp luật Việt Nam.

Nhận định sai

Vì một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định thuộc thẩm quyền của Tòa

án của một quốc gia khi vụ việc đó có bất kỳ một “yếu tố liên quan” hay “mối liên hệ mật thiết” đến quốc gia đó

Đặc điểm của loại thẩm quyền này là một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam thì cũng có thể thuộc thẩm quyền của Tòa án

Trang 10

nước ngoài liên quan Trong một số trường hợp riêng được quy định tại điều 470 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án của Việt Nam

23 Pháp luật Việt Nam không cho phép các bên lựa chọn tòa án để giải quyết tranh chấp.

Nhận định sai

Vì hiện nay đã quy định về một số trường hợp được phép chọn tòa án để giải quyết tranh chấp Ví dụ, theo Điều 339 của Bộ luật Hàng hải năm 2015 về giải quyết tranh chấp hàng hải có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài:

“1 Trường hợp hợp đồng có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án ở nước ngoài.

2 Trường hợp các bên liên quan đến tranh chấp hàng hải đều là tổ chức, cá nhân nước ngoài và có thỏa thuận bằng văn bản giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Việt Nam thì Trọng tài Việt Nam có quyền giải quyết đối với tranh chấp hàng hải đó, ngay cả khi nơi xảy ra tranh chấp ngoài lãnh thổ Việt Nam.

3 Tranh chấp hàng hải quy định tại khoản 2 Điều này cũng có thể được giải quyết tại Tòa án Việt Nam nếu căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ giữa các bên liên quan đến tranh chấp hàng hải theo pháp luật Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến quan

hệ đó ở Việt Nam.”

24 Tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài là một thủ tục tố tụng đặc biệt để giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

Nhận định đúng

Vì trong thủ tục tố tụng giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài có quy định

về thẩm quyền, thủ tục giải quyết đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức, đặc biệt là Tòa án Trong BLTTDS còn quy định chi tiết về các thủ tục tố tụng, thẩm quyền chung, thẩm quyền riêng biệt, các trường hợp không thay đổi thẩm quyền của Tòa án Việt Nam Đây

Ngày đăng: 18/01/2020, 09:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w