Đánh giá nghèo theo cách tiếp cận đa chiều

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã kim phượng, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 50)

Cách tiếp cận đa chiều là cách phân tích nguyên nhân vì sao dẫn đến hiện tượng nghèo trong xã hội, để từ đó có thể đưa ra những giải pháp mang tính gián tiếp chứ không phải trực tiếp hỗ trợ. Ví dụ, khi tiếp cận đa chiều người ta sẽ thấy rằng ở vùng này vấn đề giáo dục, dạy nghề còn yếu; y tế cũng đang còn yếu, cơ sở hạ tầng còn yếu… Từ đó sẽ đưa ra những giải pháp tăng cường đầu tư hơn nữa cho y tế, giáo dục đào tạo, cơ sở hạ tầng. Những biện pháp hỗ trợ gián tiếp như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hộ

43

nghèo có cơ hội tạo công ăn việc làm, kiếm thêm thu nhập; hoặc có thể phân biệt rõ những hộ nghèo mà tiếp tục nghèo là do trình độ khả năng của họ kém hay do ý thức của họ rất kém, họ không muốn thoát nghèo. Từ đó sẽ xác định một cách rõ hơn những nhóm hộ gia đình nghèo theo những tính chất khác nhau để từ đó có chính sách, giải pháp phù hợp cho từng nhóm

Chuẩn nghèo đa chiều là mức độ thiếu hụt mà nếu hộ gia đình thiếu nhiều hơn mức độ này thì bị coi là nghèo đa chiều. Theo quan niệm của các tổ chức quốc tế, một hộ gia đình thiếu từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt trở lên sẽ bị coi là nghèo đa chiều.

Bảng 4.8: Sự thiếu hụt thông qua cách tiếp cận đa chiều của các hộ điều tra năm 2014 Chỉ tiêu Số hộ thiếu hụt Giáo dục (hộ) Y tế (hộ) Nhà ở (hộ) Điều kiện sống (hộ) Tiếp cận thông tin(hộ) Nghèo 1 0 14 20 20 Cận nghèo 1 0 9 19 18 Trung bình 0 5 2 13 15 Khá - giàu 1 7 0 7 12 Tổng 3 12 25 59 65

( Nguồn: số liệu điều tra của tác giả)

Trong 80 hộ điều tra cho thấy chiều thiếu hụt của các hộ gia đình có sự chênh lệch lớn, cụ thể là tiếp cận thông tin có số hộ thiếu hụt nhiều nhất 65 hộ, sau đó đến điều kiện sống 59 hộ, về nhà ở có 25/80 hộ thiếu hụt, y tế là 12 hộ, giáo dục chiếm ít nhất là 3 hộ. Qua kết quả trên, tỉ lệ thiếu hụt của các hộ chủ yếu là hộ nghèo và cận nghèo. Hộ nghèo đa chiều không chỉ ở các hộ nghèo đơn chiều có mức thu nhập thấp dưới mức tối thiểu, mà còn ở các hộ cận nghèo, trung bình, khá có thu nhập trên mức tối thiểu nhưng những hộ này chưa giải quyết được các vấn đề về nhu cầu sống như: người lớn từ 15 đến 30 tuổi chưa học hết lớp 9, trẻ em không được đi học, vấn đề ốm đau bệnh tật

44

không được đi khám chữa bệnh, hay vấn đề về điều kiện sống, nhà ở, nước sạch, nhà vệ sinh, tiếp cận thông tin….những hộ thuộc đối tượng nghèo đa chiều này thì chủ yếu vẫn là những hộ thuộc nghèo đơn chiều, và có một số hộ thuộc hộ trung bình và hộ khá họ có thu nhập cao nhưng việc tiếp cận các thông tin, dịch vụ của họ thấp, nguyên nhân là do không có việc làm ổn định, thu nhập thấp dẫn đến không có điều kiện xây dựng nhà ở, mua các đồ dùng gia đình và tiếp cận các thông tin.

Nhưng bên cạnh đó có những hộ gia đình không thuộc đối tượng nghèo theo nghèo đa chiều nhưng lại thuộc nghèo theo cách tính nghèo đơn chiều có thể là gia đình họ có thu nhập cao hơn so với mức tiểu thiểu nhà nước quy định nhưng gia đình họ ở xa đường xá đi lại khó khăn không tiếp cận được với các hình thức như mạng internet, vui chơi giải trí, hay khó khăn trong việc tham gia các loại bảo hiểm. Như vậy, có thể thấy, công tác giảm nghèo nếu chỉ dựa trên tiêu chí thu nhập/chi tiêu là chưa đủ. Bởi trên thực tế, nếu đánh giá nghèo đơn chiều theo thu nhập, nhiều địa phương còn rất ít hộ nghèo, theo cả chuẩn nghèo quốc gia lẫn địa phương. Nhưng, nhiều người dân tuy đã thoát nghèo theo các tiêu chuẩn vẫn thiếu thốn rất nhiều những nhu cầu cần thiết so với mức phát triển chung của cộng đồng. Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề chất lượng bền vững trong giảm nghèo trong thời gian tới, đòi hỏi phải có phương pháp tiếp cận đa ngành, trong đó, tình trạng nghèo đói phải được xem như một hiện tượng đa chiều, không chỉ có mỗi nghèo về thu nhập, chi tiêu.

4.1.4. So sánh nghèo theo cách tiếp cận nghèo đa chiều so với cách tính nghèo đơn chiều.

So sánh hộ nghèo của 2 phương pháp nghiên cứu để ta biết, sự khác nhau trong đánh giá nghèo thông qua nghiên cứu tiếp cận nghèo đa chiều so với tiếp cận nghèo đơn chiều.

45

Bảng 4.9: So sánh nghèo qua tiếp cận nghèo đa chiều so với nghèo đơn chiều năm 2014 ĐVT: Hộ

Đơn chiều

Đa chiều Nghèo

Cận

nghèo Trung bình Khá giàu Tổng Nghèo đa chiều

nghiêm trọng 0 1 0 0 1

Nghèo đa chiều 15 11 5 5 36

Cận nghèo đa

chiều 5 6 10 4 25

Không nghèo 0 2 5 11 18

(Nguồn số liệu điều tra của tác giả)

Các chỉ số đo lường của các chiều thiếu hụt trong cách tiếp cận nghèo đa chiều đã phản ảnh được những vấn đề cụ thể của nghèo. Nếu như theo cách tính hàng năm là tính theo cách tiếp cận nghèo đơn chiều thì tỉ lệ hộ nghèo sẽ ít hơn so với cách tính nghèo đa chiều cụ thể như sau:

Trong 20 hộ nghèo đơn chiều có 15 hộ thuộc nghèo đa chiều, 5 hộ thuộc hộ cận nghèo đa chiều. Trong số hộ cận nghèo đơn chiều thì có 1 hộ nghèo đa chiều nghiêm trọng, có 11 hộ nghèo đa chiều, 6 hộ cận nghèo đa chiều, 2 hộ không nghèo. Còn ở 2 nhóm hộ trung bình và giàu có thì tỉ lệ hộ nghèo đa chiều và cận nghèo đa chiều vẫn có nhưng ít, cụ thể trong 20 hộ trung bình có 5 hộ thuộc nghèo đa chiều, 10 hộ thuộc cận nghèo đa chiều, 5 hộ không nghèo. Và ở nhóm hộ khá giàu có 5 hộ thuộc hộ nghèo, 4 hộ thuộc cận nghèo đa chiều, số hộ không nghèo là 11 hộ. Điều này cho thấy tỉ lệ hộ nghèo theo cách tính đa chiều đã tăng lên 16 hộ so với cách tính nghèo đơn chiều và hộ nghèo đa chiều nghiêm trọng chủ yếu rơi vào 2 nhóm hộ nghèo đơn chiều và cận nghèo đơn chiều. Theo cách đánh giá nghèo đa chiều theo bảng thiếu hụt của Bộ LĐTB & XH thì những hộ nghèo đa chiều và cận nghèo đa chiều chủ yếu là những hộ còn sử dụng nhà ở chưa kiên cố, đơn sơ,

46

nhà vệ sinh chủ yếu là không tự hoại, không sử dụng dịch vụ viễn thông như máy tính, không kết nối mạng.

Nếu như chỉ đánh giá theo cách tiếp cận nghèo đơn chiều thì không thể đánh giá hết được sự thiếu hụt như: giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống, tiếp cận thông tin của người dân…. Do đó cách tiếp cận nghèo đa chiều đã phản ánh sự nghèo đói của người dân để từ đó có những giải pháp tích cực giúp cho các hộ gia đình phần nào cải thiện được cuộc sống.

Sự so sánh giữa 2 phương pháp tính nghèo theo đơn chiều và theo đa chiều là 2 cách tính có sự khác biệt nhau, nhưng 2 cách tính này lại đi song song với nhau, nếu như thu nhập thấp thì các hộ gia đình không có điều kiện để tiếp cận và tham gia các loại hình, dịch vụ và điều kiện sống cũng không thể đầy đủ, khang trang được. Như vậy, tiếp cận đa chiều kết hợp tiếp cận đơn chiều để bổ sung 1 cách đầy đủ rõ nét và chính xác về bức tranh nghèo đói của địa phương, có những giải pháp cho từng nhóm người đối tượng cụ thể, đảm bảo quyền bình đẳng, đồng bộ.

4.2. Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều theo phƣơng án 1 và phƣơng án 2 đƣợc nêu trong Đề án giảm nghèo đa chiều của Bộ LĐTB &XH.

4.2.1. Phương án 1:

Sử dụng chuẩn mức sống tối thiểu để xác định đối tượng chính sách, trên cơ sở đó, phân loại đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình bằng mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản.

Theo phương án này, các tiêu chí được xác định như sau:

Hộ nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ mức sống tối thiểu trở xuống (1,3 triệu đồng/người/tháng ở khu vực thành thị và 01 triệu đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn) và thiếu hụt từ 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản trở lên.

47

Hộ cận nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ mức sống tối thiểu trở xuống (1,3 triệu đồng/người/tháng ở khu vực thành thị và 01 triệu đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn) và thiếu hụt dưới 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản.

Hộ có mức sống trung bình: là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới mức sống trung bình và cao hơn mức sống tối thiểu.

Bảng 4.10: Kết quả khảo sát hộ nghèo theo phƣơng pháp đơn và đa chiều (Phƣơng án 1) ĐVT: Hộ

Đa chiều

Đơn chiều Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ trung bình

Nghèo (n=20) 16 4 0 Cận nghèo (n=20) 11 6 0 Trung bình (n=20) 3 3 7 Khá (n=20) 0 0 0 Tổng 30 13 7 So sánh đa chiều/ đơn chiều (±) 10 -7 -13 (%) 37.50 16.26 8.75

Theo phương án 1 thì có 30 hộ nghèo, trong đó thì hộ nghèo đa chiều vẫn chủ yếu tập trung vào hộ nghèo đơn chiều. Cụ thể trong nhóm hộ nghèo đơn chiều có 16 hộ nghèo đa chiều, 4 hộ cận nghèo đa chiều, nhóm hộ cận nghèo đơn chiều có 11 hộ nghèo đa chiều, 6 hộ cận nghèo. Trong nhóm hộ trung bình có 3 hộ nghèo đa chiều, 3 hộ cận nghèo đa chiều, 7 hộ có mức sống trung bình, còn nhóm hộ khá giàu không có hộ nào thuộc hộ nghèo đa chiều và cận nghèo đa chiều.

48

4.2.2. Phương án 2:

Căn cứ vào mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản và mức sống tối thiểu để phân loại đối tượng.

Theo phương án này, các tiêu chí được xác định như sau:

Hộ nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ mức sống tối thiểu trở xuống (1,3 triệu đồng/người/tháng ở khu vực thành thị và 01 triệu đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn) và thiếu hụt từ 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản trở lên.

Hộ cận nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ mức sống tối thiểu trở xuống (1,3 triệu đồng/người/tháng ở khu vực thành thị và 01 triệu đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn) nhưng thiếu hụt dưới 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản hoặc thiếu hụt từ 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản trở lên nhưng có thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức sống tối thiểu.

Bảng 4.11: Kết quả khảo sát hộ nghèo theo phƣơng pháp đơn và đa chiều ( Phƣơng án 2) ĐVT: Hộ

Đa chiều

Đơn chiều Hộ nghèo Hộ cận nghèo

Nghèo (n=20) 16 6 Cận nghèo (n=20) 12 4 Trung bình (n=20) 3 6 Khá (n=20) 0 4 Tổng 31 20 So sánh đa chiều/đơn chiều (±) 11 0 (%) 38.75 25.00

49

Theo phương án 2 thì số hộ nghèo lại tăng lên. Trong tổng số 80 hộ điều tra có 31 hộ thuộc hộ nghèo đa chiều trong đó nhóm hộ nghèo có 16 hộ nghèo đa chiều, hộ cận nghèo có 12 hộ nghèo đa chiều, hộ trung bình có 3 hộ nghèo đa chiều, hộ khá giàu không có hộ nào. Hộ cận nghèo đa chiều có 20/80 hộ trong đó hộ nghèo có 6 hộ cận nghèo đa chiều, hộ cận nghèo đơn chiều có 4 hộ, hộ trung bình có 6 hộ và hộ khá giàu có 4 hộ.

4.2.3. So sánh 2 phương án xác định chuẩn hộ nghèo tiếp cận đa chiều

Từ các phương án đề xuất của Bộ LĐTB &XH: để đơn giản hơn về xác định nghèo đa chiều và kết hợp chặt chẽ giữa nghèo về thu nhập/ chi tiêu với các chiều xã hội khác ( y tế, giáo dục, điều kiện sống….). Tiếp cận và đo lường nghèo đa chiều là cách tiếp cận mới và nó sẽ hạn chế việc bỏ sót những đối tượng tuy không nghèo về thu nhập nhưng lại nghèo về các chiều khác hay dễ bị tổn thương khác bởi các chiều khác, điều quan trọng là cần xác định các chiều nghèo cho phù hợp và xác định các trong số cho phù hợp.

Hình 4.1: So sánh tỉ lệ nghèo đa chiều và nghèo đơn chiều 2014 của xã Kim Phượng

50

Qua hình trên ta thấy tỉ lệ hộ nghèo đa chiều và cận nghèo đa chiều theo 2 phương án cho sự chênh lệch nhau, cụ thể:

Phương án 1: có 30 hộ nghèo đa chiều, chiếm 37,50% , tăng lên 17,50% so với cách tính nghèo theo thu nhập hiện hành. Với cách xác đinh hộ nghèo theo phương án này về cơ bản hộ nghèo không thay đổi, thấy được mức độ nghèo của người dân thông qua thu nhập và mức độ thiếu hụt của người dân.

Phương án 2: Có 31 hộ nghèo đa chiều (38,75%), tăng lên 13,75% so với cách tính nghèo đơn chiều. Trong quá trình rà soát điều tra sẽ không bỏ sót đối tượng nghèo đa chiều, nhưng có 1 vấn đề bất cập ở đây là có những hộ có thu nhập cao nhưng hộ đó lại thiếu hụt về các chiều, tại sao họ có thu nhập cao mà họ lại không giải quyết vấn đề thiết yếu cho gia đình có thể họ không muốn mua, muốn tiết kiệm, hay vấn đề ốm đau bệnh tật họ phải mua thuốc uống hàng tháng, cũng có thể số tiền thu nhập đó họ chi vào những việc khác như: ăn uống, vui chơi….

Trong 2 phương án trên tôi đề xuất lựa chọn phương án 1, theo phương án 1 này thì tỉ lệ hộ nghèo đa chiều tăng lên và phản ánh được mức độ thiếu hụt của người dân, dễ dàng phân loại hộ nghèo đa chiều và cận nghèo, phù hợp với định hướng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và khả năng cân đối.

4.3. Thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân, giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Kim Phƣợng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. tại xã Kim Phƣợng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

4.3.1. Thuận lợi và khó khăn đối với yếu tố của hộ.

Chỉ số đo lƣờng

Thuận lợi Khó khăn

- Người dân đã ý thức được việc học của bản thân và các thành

- Vẫn còn một số cá nhân chưa thấy được tầm quan trọng của

51

Về giáo dục

viên trong gia đình.

- Hệ thống, cơ sở hạ tầng đã được xây dựng kiên cố

- Đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn, bằng cấp cao và nhiệt tình trong công tác giảng dạy

- Công tác xã hội hóa giáo dục và trung tâm cộng đồng cấp xã đã có nhiều tiến bộ, mở nhiều lớp khoa học kĩ thuật đến với nhân dân

việc giáo dục, bằng cấp. Bản thân nhiều người còn lười học, chưa chú tâm học hành.

- Thu nhập thấp, đường xá đi lại khó khăn, các trường chuyên nghiệp xa gia đình nên nhiều nhà không có điều kiện cho con đi học.

- Mặt bằng dân trí còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hôi.

- Thiết bị dạy học chưa đầy đủ - Nhiều sinh viên học chuyên nghiệp xong chưa xin được việc

Về y tế

- Hàng năm gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo và con em dân tộc thiểu số đã được nhà nước cấp phát thẻ bảo hiểm y tê

- Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được chú trọng quan tâm, đảm bảo chương trình y tế quốc gia

- Hàng năm xã đã tổ chức được các đợt tiêm phòng cho trẻ nhỏ. - Công tác kế hoạch hóa gia đình đã được chính quyền và đoàn thể quan tâm.

- Nhiều người dân vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc tham gia bảo hiểm y tế vì họ cho rằng khi đi khám chữa bệnh thủ tục khám chữa bệnh rất mất thời gian và thuốc được cấp phát chỉ là mấy loại thuốc thông thường.

- Người dân còn muốn làm việc kiếm tiềm nên khi ốm đau nhẹ thì chỉ đi mua các loại thuốc bán

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã kim phượng, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)