Phương án 2:

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã kim phượng, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 56)

Căn cứ vào mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản và mức sống tối thiểu để phân loại đối tượng.

Theo phương án này, các tiêu chí được xác định như sau:

Hộ nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ mức sống tối thiểu trở xuống (1,3 triệu đồng/người/tháng ở khu vực thành thị và 01 triệu đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn) và thiếu hụt từ 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản trở lên.

Hộ cận nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ mức sống tối thiểu trở xuống (1,3 triệu đồng/người/tháng ở khu vực thành thị và 01 triệu đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn) nhưng thiếu hụt dưới 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản hoặc thiếu hụt từ 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản trở lên nhưng có thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức sống tối thiểu.

Bảng 4.11: Kết quả khảo sát hộ nghèo theo phƣơng pháp đơn và đa chiều ( Phƣơng án 2) ĐVT: Hộ

Đa chiều

Đơn chiều Hộ nghèo Hộ cận nghèo

Nghèo (n=20) 16 6 Cận nghèo (n=20) 12 4 Trung bình (n=20) 3 6 Khá (n=20) 0 4 Tổng 31 20 So sánh đa chiều/đơn chiều (±) 11 0 (%) 38.75 25.00

49

Theo phương án 2 thì số hộ nghèo lại tăng lên. Trong tổng số 80 hộ điều tra có 31 hộ thuộc hộ nghèo đa chiều trong đó nhóm hộ nghèo có 16 hộ nghèo đa chiều, hộ cận nghèo có 12 hộ nghèo đa chiều, hộ trung bình có 3 hộ nghèo đa chiều, hộ khá giàu không có hộ nào. Hộ cận nghèo đa chiều có 20/80 hộ trong đó hộ nghèo có 6 hộ cận nghèo đa chiều, hộ cận nghèo đơn chiều có 4 hộ, hộ trung bình có 6 hộ và hộ khá giàu có 4 hộ.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã kim phượng, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 56)