3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Thông tin thứ cấp: Thu thập từ ủy ban nhân dân xã Kim Phượng - Báo cáo điều kiện tự nhiên xã Kim Phượng
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. - Thực trạng nghèo đói của xã Kim Phượng trong 3 năm 2012 -2014 - Các tài liệu khác có liên quan
- Sách báo, tài liệu qua mạng internet.
* Thông tin sơ cấp
- Điều tra các hộ gia đình : Tiến hành điều tra phân tầng 80 hộ gia đình trên địa bàn xã Kim Phượng. Với câu hỏi đã được định sẵn trong bảng hỏi.
- Đến các thôn đã lập danh sách để trực tiếp phỏng vấn, quan sát thực tế các hộ gia đình để biết được thực trang nghèo đói của người dân.
Cách chọn mẫu đơn vị điều tra gồm 4 thôn :
+ Thôn Cạm Phước là thôn có hộ buôn bán, dịch vụ nhỏ. Cây trồng, vật nuôi chính là lúa, ngô, lợn, gà.
+ Thôn Nà Pẻn là thôn vừa có hộ buôn bán, vừa có các hộ thuần nông. Thôn tập trung phát triển cây vụ đông và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Cây trồng, vật nuôi chính là lúa, ngô, trâu, lợn, gà.
+ Thôn Nà Bó là thôn chủ yếu là các hộ thuần nông. Cây trồng, vật nuôi chính là lúa, ngô, sắn, chè, lợn, dê, gà.
+ Thôn Nam Cơ là thôn chủ yếu là các hộ thuần nông. Cây trồng, vật nuôi chính là lúa, ngô, lợn, gà, ngoài ra còn phát triển cây lâm nghiệp như keo, xoan, trám.
26
+ Điều tra 80 hộ tương ứng 100% số mẫu trên 4 thôn, mỗi thôn 20 hộ (25% tổng số phiếu điều tra).
+ Phân bố đều 80 hộ theo các chỉ tiêu : Hộ khá : 20 hộ (25%)
Hộ trung bình : 20 hộ (25%) Hộ cận nghèo : 20 hộ (25%) Hộ nghèo : 20 hộ (25%).
Trong đó : mỗi thôn chọn 5 hộ khá - giàu, 5 hộ trung bình, 5 hộ cận nghèo và 5 hộ nghèo.
Lý do chọn mẫu : Trong 80 hộ điều tra, chọn 20 hộ nghèo đơn chiều sau khi nghiên cứu kết quả nghèo đa chiều, so sánh tỷ lệ hộ nghèo đa chiều so với hộ nghèo đơn chiều để thấy được sự khác biệt giữa 2 loại hình nghiên cứu và suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp điều tra :
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, phỏng vấn số hộ điều tra đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn thông tin qua quan sát trực tiếp trên địa bàn nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp kiểm tra thông tin chéo giữa các hộ để có chính xác thông tin điều tra.
3.2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin Phương pháp xử lý
- Từ các số liệu thu thập được qua quá trình điều tra tôi tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu, biểu diễn trên các bảng biểu.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: sử dụng phương pháp này để tổng hợp các số liệu thu thập sau đó xử lý trên bảng excel, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện
27
- Phương pháp so sánh: Sau khi các số liệu được tổng hợp và phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để so sánh tỷ lệ hộ nghèo đa chiều so với hộ nghèo đơn chiều theo thu nhập để thấy được sự khác biệt giữa hai loại hình nghiên cứu và suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tiến hành thu thập thông tin trong một khoảng thời gian đề tài nghiên cứu. Từ các số liệu và các thông tin thu thập được tiến hành phân tích những yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo để thấy được xu hướng và đưa ra những giải pháp giảm nghèo bền vững.
- Phương pháp Swot: Sử dụng phương pháp swot để tiến hành thu thập thông tin về thuận lợi, khó khăn trong giảm nghèo bền vững.
3.2.2.3. Bảng chỉ số nghèo đa chiều
Bảng 3.1: Chỉ số tính toán nghèo đa chiều nghèo đa chiều Chiều
nghèo
Tiêu chí để
đo lƣờng Ngƣỡng thiếu hụt
Cơ sở hình thành chiều nghèo và tiêu
chí đo lƣờng Điểm số 1) Giáo dục 1.1. Trình độ giáo dục của người lớn Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên trong độ tuổi lao động chưa tốt nghiệp Trung học cơ sở và hiện không đi học
Hiến pháp năm 2013 NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Nghị quyết số 41/2000/QH (bổ sung bởi Nghị định số 88/2001/NĐ-CP) 10
28 1.2. Tình trạng đi học của trẻ em Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi đi học (5- dưới 16 tuổi) hiện không đi học
Hiến pháp năm 2013 Luật Giáo dục 2005 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 10 2)Y tế 2.1. Tiếp cận các dịch vụ y tế Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh(ốm đau được xác định là bị bệnh/chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học không tham gia được các hoạt động bình thường) Hiến pháp năm 2013 Luật Khám chữa bệnh 10
29
2.2. Bảo hiểm y tế
Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên hiện tại không có bảo hiểm y tế
Hiến pháp năm 2013 Luật bảo hiểm y tế 2014
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 10 3) Nhà ở 3.1. Chất lượng nhà ở Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ (Nhà ở chia thành 4 cấp độ: nhà kiên cố, bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ) Luật Nhà ở; NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 10 3.2. Diện tích nhà ở bình quân đầu người Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8m2 Luật Nhà ở; Quyết định 2127/QĐ- Ttg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 10 4) Điều kiện 4.1 Nguồn nước sinh Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách
30
sống hoạt nước hợp vệ sinh xã hội giai đoạn 2012-2020. 4.2. Hố xí/nhà tiêu Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 10 5)Tiếp cận thông tin 5.1 Sử dụng dịch vụ viễn thông Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet
Luật Viễn thông NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 10 5.2 Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin Hộ gia đình không có tài sản nào trong số các tài sản: Ti vi, radio, máy tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn
Luật Thông tin truyền thông
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.
10
(Nguồn: Theo đề án tổng thể chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều của Bộ LĐTB &XH,2015)
31
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng nghèo đói của cộng đồng ngƣời dân tại xã Kim Phƣợng
4.1.1. Tình hình nghèo đói của xã Kim Phượng
Nghèo đói luôn là một vấn đề lớn của xã hội nói chung và của xã Kim Phượng nói riêng trong những năm qua nghèo đói là vấn đề khó giải quyết và tồn đọng sâu rộng trong cộng đồng nhân dân xã Kim Phượng. Mặc dù trong những năm qua được sự đầu tư cố gắng khắc phục và đầu tư bằng nhiều chương trình, dự án từ các nguồn viện trợ của chính phủ và các chương trình nước ngoài song hiện nay tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trong xã vẫn còn khá cao và còn nhiều vấn đề xoay quanh nó chưa được tháo gỡ.
Theo cách tính nghèo hàng năm thì hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập dưới 400.000 đồng ( nông thôn) và dưới 500.000 đồng ( thành thị), còn cận nghèo là từ 401.000 – 520.000 đồng người/ tháng( nông thôn) và từ 501.000 – 650.000 đồng người/ năm ( thành thị). Những hộ gia đình thuộc hộ nghèo này thường có thu nhập thấp bấp bênh, công việc thì không ổn định, có những hộ không có đất canh tác, thiếu tư liệu , kĩ thuật canh tác, hay cũng có thể là do ốm đau, bệnh tật làm cho kinh tế gia đình cạn kiệt nên dẫn đến nghèo. Bảng 4.1 dưới đây thể hiện tỉ lệ nghèo đói của người dân xã Kim Phượng qua các năm.
Bảng 4.1: Tình hình của ngƣời dân trên đại bàn xã Kim Phƣợng Năm Tổng hộ (hộ) Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ Tỉ lệ(%) Số hộ Tỉ lệ(%) 2012 793 238 30,68 265 33,42 2013 820 181 22,68 239 21,91 2014 815 152 18,79 272 33,62
32
Qua bảng 4.1 ta thấy: Tình hình nghèo đói trên địa bàn xã Kim Phượng có sự thay đổi giữa các hộ nghèo và cận nghèo trong 3 năm 2012-2014 cụ thể: Hộ nghèo: Thành tựu trong việc giảm nghèo đã góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 30,68%( năm 2012) xuống còn 22,68% (năm 2013), cụ thể năm 2012 là 238 hộ chiếm tỉ lệ 30,68% , đến năm 2013 có sự giảm rõ rệt là 181 hộ giảm 57 hộ, chiếm 22,68%. Năm 2014 toàn xã có 152 hộ nghèo, giảm 29 hộ so với năm 2013, chiếm 18,79%. Điều này cho ta thấy tình trạng hộ nghèo trên địa bàn xã giảm đi rõ rệt. Để có được những thành quả này chính quyền các cấp đã rút ra được những kinh nghiệm trong việc sử dụng và khiểm soát những nguồn lực được hỗ trợ. Bên cạnh đó, phải kể đến nhân tố con người, sự nỗ lực thoát nghèo của chính những những người nghèo mới là nhân tố then chốt. Vì vậy địa phương cần có các giải pháp giảm nghèo thích hợp hơn nữa để giảm bớt số hộ nghèo của xã trong những năm tới và những hộ đã thoát nghèo thì không có nguy cơ tái nghèo trở lại.
Hộ cận nghèo: Năm 2012 là 265 hộ chiếm 33,42% , năm 2013 giảm xuống còn 239 hộ, chiếm 21,91%. Nhưng đến năm 2014 thì số hộ cận nghèo của cả xã lại tăng lên từ 239 hộ lên 272 hộ, tăng 11,71% so với năm 2013. Trong những năm qua tỉ lệ hộ cận nghèo của cả xã đã giảm xong hộ cận nghèo là những hộ có mức thu nhập gần sát với mức nghèo và những hộ vừa mới được thoát nghèo kinh tế, thu nhập của họ bấp bênh, còn gặp không ít khó khăn trong cuộc sống vì vậy các chính sách giảm nghèo không chỉ quan tâm đến hộ nghèo mà cần phải qua tâm đến cả những hộ cận nghèo đang gặp khó khăn
Hộ nghèo và cận nghèo là những hộ cần được địa phương, chính quyền, nhà nước và mọi người quan tâm. Có các chính sách đúng đắn, kịp thời giúp họ giảm nghèo bền vững vừa mang tính chất nhân văn, vừa mang tính chất xã hội
33
4.1.2. Thực trạng nghèo đói của các hộ điều tra
4.1.2.1. Thực trạng nghèo đa chiều – Giáo dục
Bảng 4.2: Tình hình giáo dục của các hộ điều tra năm 2014 S T T Chỉ số đo lƣờng Nghèo Cận Nghèo Trung bình Khá Tổng Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) 1 Trình độ giáo dục của người lớn 2 2,5 0 0 0 0 1 1,25 3 3,75 2 Tình trạng đi học của trẻ em 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Tình trạng đi học của trẻ em trong 80 hộ điều tra: Trẻ em từ 5 đến 14 tuổi đã đi học 100%, trong 4 nhóm điều tra thì tất cả các hộ gia đình đều cho con em đi học đầy đủ. Điều này thể hiện , các hộ gia đình nói chung và các hộ nghèo nói riêng đã rất quan tâm chú trọng vào việc học hành của các thành viên, họ cũng nhận rõ được tầm quan trọng của việc học có ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận thức, nâng cao trình độ học vấn, tiếp thu tiến bộ KH - KT tiên tiến, vào trong SX, chăn nuôi phát triển kinh tế, giúp con em họ có những kiến thức, có công ăn việc làm phù hợp để tương lai không còn nghèo khổ và giúp gia đình thoát nghèo.
Trình độ giáo dục của người lớn trong 80 hộ điều tra: Hộ gia đình có thành viên từ 15 đến 30 tuổi chưa học hết lớp 9 chiếm 3,75% (3 hộ). Trong đó: Nghèo có 2 hộ (2,5 %), cận nghèo và trung bình không có hộ nào, khá – giàu có 1 hộ chiếm 1,25%. Qua đây chúng ta có thể thấy trình độ giáo dục của
34
người lớn vẫn còn ở 3 hộ gia đình, nguyên nhân tình trạng là do nhà nghèo không có đủ tiền cho con đi học ( đối với hộ nghèo) và bản thân người đó còn lười học, ham chơi…
Bằng cấp của các thành viên trong gia đình cũng liên quan đến vấn đề nghèo đói của người dân. Qua bảng 4.6 cho thấy những nhóm hộ nghèo và cận nghèo có bằng cấp thấp hơn ở nhóm hộ trung bình và khá giàu.
Bảng 4.3: Tỉ lệ bằng cấp cao nhất của các hộ điều tra năm 2014 S T T Chỉ số đo lƣờng Nghèo Cận nghèo Trung bình Khá Tổng 3 Bằng cấp cao nhất Không bằng 1 1,25 0 0 0 0 0 0 1 1,25 Tiểu học 1 1,25 1 1,25 0 0 1 1,25 3 3,75 THCS 3 3,75 2 2,5 3 3,75 1 1,25 9 11,25 THPT 14 17,5 14 17,5 11 13,75 11 13,75 50 62,5 Cao đẳng 1 1,25 1 1,25 3 3,75 2 2,5 7 8,75 Đại học 0 0 2 2,5 3 3,75 5 6,25 10 12,5 Tổng 80 100
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Bằng cấp cao nhất: Trong 80 hộ điều tra bằng cấp cao nhất là đại học. Xong tỉ lệ bằng cấp cao nhất của các hộ điều tra là cấp độ THPT có 46 hộ chiếm 57,5%, sau đó là đại học chiếm 12,5% (10 hộ), THCS là 11,25% (9 hộ),
35
cao đẳng là 8,75 % (7 hộ), tiểu học là 3,75% (3 hộ), và không bằng cấp 1,25% (1 hộ).
Qua bảng 4.3: Cho thấy tỉ lệ bằng cấp của các nhóm hộ có sự chênh lệch rõ rệt giữa hộ khá và hộ nghèo cụ thể: bằng cấp cao đẳng, đại học chủ yếu là ở nhóm hộ trung bình và khá – giàu, còn ở 2 nhóm hộ nghèo và cận nghèo thì chủ yếu là bằng THCS và THPT, điều này thể hiện trình độ học vấn là những nguyên nhân chính gây ra thu nhập thấp, khó khăn trong cách tiếp thu và áp dụng KHKT mới vào sản xuất, dẫn đến năng suất lao động thấp kém, đời sống của người dân khó khăn.
Các số liệu trên cho thấy việc tiếp cận nền giáo dục có ảnh hưởng không nhỏ tới việc xác định đối tượng hộ nghèo đa chiều. Con người là yếu tố quyết định cho sự phát triển nhưng với trình độ văn hóa thấp chính là rào cản lớn nhất trong việc giảm nghèo. Cần phải thay đổi cách tiếp cận nền giáo dục của người dân. Từ đó là cơ sở để từng bước nâng cao năng lực con người, trình độ tay nghề, kinh nghiệm làm ăn và thoát nghèo một cách bền vững.
4.1.2.2. Thực trạng nghèo đa chiều – Y tế
Ngày nay việc tham gia bảo hiểm y tế của người dân đã có tính tự giác hơn, người dân đã ý thức được tầm quan trọng khi tham gia bảo hiểm y tế. Qua điều tra thì hầu hết các gia đình đã tham gia đầy đủ nhưng bên cạnh những gia đình tham gia đầy đủ cho tất cả các thành viên trong gia đình thì vẫn còn có các gia đình chỉ tham gia bảo hiểm y tế cho con em họ và những người già trong gia đình, họ nghĩ rằng trẻ em, người già có sức khỏe yếu và khi thời tiết không thuận lợi thì họ dễ mắc phải một số bệnh như cảm cúm, bệnh hô hấp, bệnh người già… còn những người trong độ tuổi lao động thì họ ít tham gia hơn.
Việc tiếp cận và tham gia bảo hiểm y tế của các hộ gia đình là một