Nguyên nhân dẫn đến nghèo theo cách tiếp cận nghèo đa chiều

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã kim phượng, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 61)

Cách tiếp cận đa chiều là cách phân tích nguyên nhân vì sao dẫn đến hiện tượng nghèo trong xã hội, để từ đó có thể đưa ra những giải pháp mang tính gián tiếp chứ không phải trực tiếp hỗ trợ. Ví dụ, khi tiếp cận đa chiều người ta sẽ thấy rằng ở vùng này vấn đề giáo dục, dạy nghề còn yếu; y tế cũng đang còn yếu, cơ sở hạ tầng còn yếu… Từ đó sẽ đưa ra những giải pháp tăng cường đầu tư hơn nữa cho y tế, giáo dục đào tạo, cơ sở hạ tầng. Những

54

biện pháp hỗ trợ gián tiếp như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hộ nghèo có cơ hội tạo công ăn việc làm, kiếm thêm thu nhập; hoặc có thể phân biệt rõ những hộ nghèo mà tiếp tục nghèo là do trình độ khả năng của họ kém hay do ý thức của họ rất kém, họ không muốn thoát nghèo. Từ đó sẽ xác định một cách rõ hơn những nhóm hộ gia đình nghèo theo những tính chất khác nhau để từ đó có chính sách, giải pháp phù hợp cho từng nhóm

Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo :

Nguyên nhân chung:

- Do điều kiện tự nhiên, môi trường ô nhiễm, đất đai canh tác ít, hộ phải đi thuê đất đai về canh tác. Điều kiện thời tiết không thuận lợi dẫn đến mất mùa, bệnh dịch, hạn hán sảy ra.

- Do hộ nghèo ỉ lại, không muốn thoát nghèo, vì hộ nghèo nhận được rất nhiều chính sách của nhà nước. Do đó, tâm lý không muốn thoát nghèo của người dân rất phổ biến. Cần có chính sách để tác động đến người dân, giúp người dân có ý thức tự vươn lên thoát nghèo.

- Do tính chất và đa dạng nghề nghiệp đem lại, nghề nghiệp là nguồn thu nhập cho gia đình. Những người nghèo chỉ làm những công việc có thu nhập thấp, tính rủi ro cao dẫn đến sự bất ổn định về kinh tế. Hộ chỉ trông chờ vào NN mà NN là nghề phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, nếu có rủi do sảy ra thì nguy cơ mất trắng rất cao, dễ rơi vào cảnh nghèo.

- Gia đình đông con, không đủ tiền để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu trong gia đình như nhà ở, y tế, giáo dục, nước sạch, v.v…

- Địa phương sử dụng các chính sách giảm nghèo triển khai chưa được tốt. Có quá nhiều chính sách giảm nghèo, các chính sách chưa đồng bộ dẫn đến nguồn lực phân tán, giảm nghèo không hiệu quả. Các chính sách giảm nghèo thiên về thu nhập, về hỗ trợ, về cho không, không phát huy được tính chất nghèo.

55

- Do mức chuẩn nghèo quá thấp, những hộ tuy đã thoát nghèo nhưng thực chất vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Chủ yếu chính sách nghèo theo thu nhập. Vì vậy cần phải có các chính sách mới phù hợp hơn, đảm bảo tính công bằng trong việc giảm nghèo bền vững.

Nguyên nhân đối với từng nhóm hộ. * Nhóm hộ nghèo về giáo dục:

- Do bản thân người nghèo lười đi học, không chịu tiếp thu kiến thức, kĩ năng tay nghề trong sản xuất.

- Do gia đình đông con, không đủ tiền chi trả cho các mức đóng học ở trường lớp, tham gia các hoạt động.

- Do xa nhà, đường đi lại khó khăn nên không đi học

* Nhóm hộ nghèo về y tế:

- Người dân chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe và chưa tin tưởng vào các dịch vụ y tế.

- Khi đi khám bệnh thủ tục rườm rà, lâu trong việc khám chữa bệnh - Không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm y tế cho cả gia đình.

- Thiếu thông tin về cách tiếp cận bảo hiểm y tế

* Nhóm hộ nghèo về nhà ở

- Thu nhập chưa cao, việc làm bấp bênh chưa ổn định - Người dân chưa thực sự cố gắng

- Chi phí xây được nhà kiên cố cao nên chưa có điều kiện để xây.

* Nhóm hộ nghèo về điều kiện sống

- Do bản thân người nghèo chưa thực sự cố gắng, vẫn còn lười lao động. - Thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, kinh nghiệm sản xuất

- Không có nghề nghiệp ổn định, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp.

56

* Nhóm hộ nghèo về tiếp cận thông tin :

- Không có tiền để mua các phương tiện tiếp cận thông tin như: mạng internet.

- Sợ tốn kém, nghĩ rằng chỉ ở nhà làm ruộng thì cần gì mua những đồ dùng tiếp cận thông tin.

- Xa chợ và trung tâm nên người dân khó tiếp cận.

- Người dân ít quan tâm đến việc tiếp cận thông tin thông qua các hình thức.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã kim phượng, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 61)