Tình hình nghèo đói của xã Kim Phượng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã kim phượng, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 39)

Nghèo đói luôn là một vấn đề lớn của xã hội nói chung và của xã Kim Phượng nói riêng trong những năm qua nghèo đói là vấn đề khó giải quyết và tồn đọng sâu rộng trong cộng đồng nhân dân xã Kim Phượng. Mặc dù trong những năm qua được sự đầu tư cố gắng khắc phục và đầu tư bằng nhiều chương trình, dự án từ các nguồn viện trợ của chính phủ và các chương trình nước ngoài song hiện nay tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trong xã vẫn còn khá cao và còn nhiều vấn đề xoay quanh nó chưa được tháo gỡ.

Theo cách tính nghèo hàng năm thì hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập dưới 400.000 đồng ( nông thôn) và dưới 500.000 đồng ( thành thị), còn cận nghèo là từ 401.000 – 520.000 đồng người/ tháng( nông thôn) và từ 501.000 – 650.000 đồng người/ năm ( thành thị). Những hộ gia đình thuộc hộ nghèo này thường có thu nhập thấp bấp bênh, công việc thì không ổn định, có những hộ không có đất canh tác, thiếu tư liệu , kĩ thuật canh tác, hay cũng có thể là do ốm đau, bệnh tật làm cho kinh tế gia đình cạn kiệt nên dẫn đến nghèo. Bảng 4.1 dưới đây thể hiện tỉ lệ nghèo đói của người dân xã Kim Phượng qua các năm.

Bảng 4.1: Tình hình của ngƣời dân trên đại bàn xã Kim Phƣợng Năm Tổng hộ (hộ) Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ Tỉ lệ(%) Số hộ Tỉ lệ(%) 2012 793 238 30,68 265 33,42 2013 820 181 22,68 239 21,91 2014 815 152 18,79 272 33,62

32

Qua bảng 4.1 ta thấy: Tình hình nghèo đói trên địa bàn xã Kim Phượng có sự thay đổi giữa các hộ nghèo và cận nghèo trong 3 năm 2012-2014 cụ thể: Hộ nghèo: Thành tựu trong việc giảm nghèo đã góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 30,68%( năm 2012) xuống còn 22,68% (năm 2013), cụ thể năm 2012 là 238 hộ chiếm tỉ lệ 30,68% , đến năm 2013 có sự giảm rõ rệt là 181 hộ giảm 57 hộ, chiếm 22,68%. Năm 2014 toàn xã có 152 hộ nghèo, giảm 29 hộ so với năm 2013, chiếm 18,79%. Điều này cho ta thấy tình trạng hộ nghèo trên địa bàn xã giảm đi rõ rệt. Để có được những thành quả này chính quyền các cấp đã rút ra được những kinh nghiệm trong việc sử dụng và khiểm soát những nguồn lực được hỗ trợ. Bên cạnh đó, phải kể đến nhân tố con người, sự nỗ lực thoát nghèo của chính những những người nghèo mới là nhân tố then chốt. Vì vậy địa phương cần có các giải pháp giảm nghèo thích hợp hơn nữa để giảm bớt số hộ nghèo của xã trong những năm tới và những hộ đã thoát nghèo thì không có nguy cơ tái nghèo trở lại.

Hộ cận nghèo: Năm 2012 là 265 hộ chiếm 33,42% , năm 2013 giảm xuống còn 239 hộ, chiếm 21,91%. Nhưng đến năm 2014 thì số hộ cận nghèo của cả xã lại tăng lên từ 239 hộ lên 272 hộ, tăng 11,71% so với năm 2013. Trong những năm qua tỉ lệ hộ cận nghèo của cả xã đã giảm xong hộ cận nghèo là những hộ có mức thu nhập gần sát với mức nghèo và những hộ vừa mới được thoát nghèo kinh tế, thu nhập của họ bấp bênh, còn gặp không ít khó khăn trong cuộc sống vì vậy các chính sách giảm nghèo không chỉ quan tâm đến hộ nghèo mà cần phải qua tâm đến cả những hộ cận nghèo đang gặp khó khăn

Hộ nghèo và cận nghèo là những hộ cần được địa phương, chính quyền, nhà nước và mọi người quan tâm. Có các chính sách đúng đắn, kịp thời giúp họ giảm nghèo bền vững vừa mang tính chất nhân văn, vừa mang tính chất xã hội

33

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã kim phượng, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 39)