Giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thá

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã kim phượng, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 64)

tỉnh Thái Nguyên.

Nghèo đói là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp, do nhiều nguyên nhân tác động xen kẽ gây nên. Để giảm nghèo bền vững, có hiệu quả cần phát huy đồng bộ các biện pháp. Phải căn cứ vào điều kiện thực tế của mỗi địa phương, mỗi nhóm hộ, phát huy nguồn lực sẵn có, đồng thời tận dụng những cơ hội từ bên ngoài. Giảm nghèo cần sự phối hợp của các tổ chức, cá nhân, ban nghành. Dựa trên căn cứ đó, cùng với kết quả nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội, thực trạng và nguyên nhân nghèo tại xã Kim Phượng đề tài xin đưa ra một số giải pháp giảm nghèo như sau:

4.3.3.1. Giải pháp chung

- Thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác sản xuất nông, lâm nghiệp, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, đưa khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp bằng các giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, phát triển mô hình chăn nuôi theo hình thức trang trại để từ đó nâng cao điều kiện sống của người dân, giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất.

- Quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục ở cả 3 cấp trường. đổi mới phương pháp dạy và học, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lí trong giáo dục và đào tạo ở cả 3 cấp trường. Đẩy mạnh hoạt động trung tâm học cộng

57

đồng để nâng cao trình độ dân trí , tiếp thu tiến bộ khoa học kĩ thuật áp dụng vào phát triển kinh tế xã hội.

- Tăng cường và làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân theo chương trình y tế quốc gia. Hạn chế mức thấp nhất số người sinh con thứ 3, giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. 100% các hộ gia đình có điều kiện tiếp cận và tham gia đầy đủ bảo hiểm y tế. Đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khỏe, cấp phát thuốc theo chương trình y tế quốc gia

- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong công tác giải phóng mặt bằng để cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở các thôn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt…

- Tăng cường công tác khuyến nông và tiếp cận thông tin. Tạo lập mạng lưới cồng đồng giúp đỡ nhau. Điều đó sẽ khai thác được nôi lực cho nhân dân đảm bảo cho việc giảm nghèo bền vững.

4.3.3.2. Giải pháp cụ thể cho từng nhóm hộ theo các chiều thiếu hụt.

Giải pháp giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều không phải phủ định tác động của việc đo nghèo đơn chiều bằng thu nhập, phương pháp tiếp cận đa chiều chỉ là phương pháp bổ sung cùng với phương pháp tiếp cận nghèo đơn chiều giúp cho việc xác định nghèo và đề ra các chính sách giảm nghèo mang lại hiệu quả hơn. Do vậy, việc xây dựng các chính sách giảm nghèo bền vững và toàn diện sẽ được bám chặt chẽ vào các nhóm đối tượng nghèo đa chiều và từ đó, tất yếu sẽ giải quyết được nhóm nghèo theo thu nhập hiện tại.

* Nhóm nghèo về tiếp cận thông tin

- Thúc đẩy sự tham gia trực tiếp của người dân trong việc thu thập thông tin. về các lĩnh vực của đời sống xã hội và hướng dẫn cho người dân về kiến thức và kĩ năng tiếp cận thông tin.

58

- Tăng cường việc đầu tư cơ sở vật chất về lưu trữ và cung cấp các thông tin cho người dân về các kiến thức , kĩ năng tiếp cận thông tin.

- Có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan truyền thông đại chúng, báo chí và các tổ chức xã hội dân sự tiếp cận thông tin từ các cơ quan công quyền, cũng như khi triển khai các hoạt động nhằm cung cấp thông tin cho cộng đồng.

- Xã, thôn thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, các trò chơi giải trí hữu ích để người dân có cơ hội tham gia, giao lưu.

- Cung cấp các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho các hộ nghèo. Phải tạo lập mạng lưới cộng đồng giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó sẽ khai thác được nội lực trong nhân dân đản bảo cho việc phát triển bền vững. Vì vậy, cần động viên những hộ khá về kinh tế, có kinh nghiệm làm ăn, có tinh thần giúp đỡ, bồi dưỡng họ trở thành động lực tại chỗ tiên phong trong việc áp dụng kỹ thuật mới và họ được giao trách nhiệm giúp đỡ các hộ nghèo xung quanh.

* Nhóm nghèo về điều kiện sống

- Cần có các chính sách hỗ trợ về cách tiếp cận nước sạch là máy lọc nước theo quy định của bộ y tế và nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn để từ đó nâng cao sức khỏe tốt cho người dân. Đảm bảo 13 hộ tiếp cận được nước sạch và 61 hộ có nhà xí/ hố tiêu hợp vệ sinh.

- Thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác sản xuất nông lâm nghiệp, đưa khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp bằng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt để từ đó người dân có thêm thu nhập và nâng cao điều kiện sống của mỗi gia đình.

- Tạo điều kiện cho hộ nghèo được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây trồng, sử dụng các loại cây con có giá trị kinh tế cao, phẩm chất tốt.

59

- Hỗ trợ công cụ và vật tư phục vụ cho sản xuất như: máy cày, bừa, lân, thuốc trừ sâu...

* Nhóm nghèo về nhà ở:

- Tạo công ăn việc làm để người dân có thêm thu nhập từ đó nâng cao đời sống của gia đình, giúp đỡ những người dân thất nghiệp có công việc ổn định.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, để cải thiện nhà ở, nhà vệ sinh, nước sạch…hỗ trợ thêm tài sản tiêu dùng và tài sản sản xuất cho hộ nghèo. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, giao thông thủy lợi, chợ… ngày càng hoàn thiện hơn, Thực hiện công tác xóa nhà đơn sơ cho hộ nghèo: Giúp họ có một mái ấm vững chắc để ổn định cuộc sống và yên tâm làm ăn.

* Nhóm hộ nghèo về y tế:

- Sức khỏe là tài sản quý nhất của con người, mất đi sức khỏe là mất đi tất cả, sức khỏe kém là nhân tố chính đẩy con người vào nghèo đói. Mất đi sức khỏe sẽ làm cho con người mất đi thu nhập, phải chi phí cho chữa bệnh rất nhiều mà thu nhập của người nghèo lại thấp, làm ảnh hưởng đến các chi tiêu khác. Vậy nên, có sức khỏe là có cơ sở để tạo ra sức lao động, yếu tố cấu thành nên của cải, vật chất. Do đó, người nghèo tự xây dựng sức khỏe cho bản thân mình cùng với các hoạt động chung của cộng đồng như sinh hoạt thể dục thể thao, tham gia các chiến dịch chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

- Đảm bảo 100% số hộ gia đình trong thôn xã tham gia đầy đủ bảo hiểm y tế, và thuận lợi trong việc khám chữa bệnh.

- Thực hiện chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo; xây dựng chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo; hỗ trợ cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, người già, trẻ em suy dinh dưỡng.

60

- Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để cho người dân tiếp cận và tham gia đầy đủ bảo hiểm y tế. Để người dân thấy được tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm y tế.

* Nhóm hộ nghèo về giáo dục:

- Học vấn là cơ sở tạo nên nhận thức cho con người. Trình độ học vấn thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói. Trình độ học vấn thấp thì ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt với mức thu nhập cao và ổn định, nó còn ảnh hưởng đến các liên quan đến sinh đẻ, giáo dục và nuôi dưỡng con cái, không chỉ ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà còn cả các thế hệ tương lai. Vì vậy người nghèo, nhất là con em của họ phải được đi học, có trình độ để tiếp thu những cái mới, áp dụng KHKT vào sản xuất.

- Trong số 80 hộ điều tra còn có 3 hộ có người lớn từ 15 đến 30 tuổi chưa học hết lớp 9, vì vậy xã cần tạo điều kiện để người dân 100% học hết.

- Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo

- Nghề nghiệp tạo ra thu nhập, nuôi sống không chỉ chính bản thân họ mà cho cả gia đình họ. Có nghề nghiệp người nghèo sẽ có động lực vươn lên thoát nghèo, không sa đà vào các tệ nạn xã hội. Chính vì vậy, người nghèo phải tham gia các lớp học nghề.

4.3.3.3. Giải pháp đối với người nghèo

Con người là yếu tố quyết định cho sự thành công của công cuộc giảm nghèo. Để giảm nghèo bền vững không có cách nào khác là bản thân người nghèo trong cộng đồng phải vươn lên, nỗ lực vượt nghèo dưới sự hỗ trợ và quản lý của Nhà nước.

61

- Sức khỏe là tài sản quý nhất của con người, mất đi sức khỏe là mất đi tất cả, sức khỏe kém là nhân tố chính đẩy con người vào nghèo đói. Mất đi sức khỏe sẽ làm cho con người mất đi thu nhập, phải chi phí cho chữa bệnh rất nhiều mà thu nhập của người nghèo lại thấp, làm ảnh hưởng đến các chi tiêu khác. Vậy nên, có sức khỏe là có cơ sở để tạo ra sức lao động, yếu tố cấu thành nên của cải, vật chất. Do đó, người nghèo tự xây dựng sức khỏe cho bản thân mình cùng với các hoạt động chung của cộng đồng như sinh hoạt thể dục thể thao, tham gia các chiến dịch chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

- Người nghèo phải có kiến thức: Học vấn là cơ sở tạo nên nhận thức cho con người. Trình độ học vấn thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến nghèo. Trình độ học vấn thấp thì ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt với mức thu nhập cao và ổn định, nó còn ảnh hưởng đến các liên quan đến sinh đẻ, giáo dục và nuôi dưỡng con cái, không chỉ ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà còn cả các thế hệ tương lai. Vì vậy người nghèo, nhất là con em của họ phải được đi học, có trình độ để tiếp thu những cái mới, áp dụng KHKT vào sản xuất.

- Người nghèo phải có vốn: Vốn là yếu tố quan trọng để con người có thể cụ thể hóa những kế hoạch, dự định. Bởi vì con người muốn tạo ra của cải, vật chất cần phải kết hợp với công cụ lao động, vật tư và các PTSX, chỉ có vốn thì mới mua được những thứ đó. Không có vốn là một trong những nguyên nhân cản trở họ người nghèo thoát khỏi sự đeo bám của đói nghèo. Vì vậy, người nghèo cần phải xây dựng vốn cho gia đình mình, đồng thời chính quyền địa phương cần tạo mọi điều kiện để họ nhận được các nguồn vốn khác.

62

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Là 1 xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Định Hóa, Kim Phượng gặp rất nhiều khó khăn trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Do địa hình chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt phức tạp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, trình độ dân trí thấp, dân cư của vùng sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là những vấn đề khó khăn mà người dân ở địa phương đang gặp phải.

- Đánh giá nghèo thông qua cách tiếp cận nghèo đa chiều đã thấy được mức độ nghèo của người dân, người dân nơi đây không chỉ nghèo về thu nhập mà nghèo về tất cả các khía cạnh như giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống, tiếp cận thông tin…

Trong tổng số 80 điều tra, có 1 (1,25%) hộ thuộc hộ nghèo đa chiều nghiêm trọng, có 36 ( 45,00%) hộ nghèo đa chiều , hộ cận nghèo đa chiều có 25 hộ (31,25%), và có 18 hộ không nghèo (22,50%).

- Đánh giá được nghèo đa chiều theo 2 phương án của đề án tổng thể cụ thể: phương án 1 có 30 hộ nghèo, phương án 2 có 31 hộ và so sánh được 2 phương án từ đó đề xuất được phương án khả thi là phương án 1.

- Phân tích được những thuận lợi, khó khăn trong giảm nghèo bền vững tại xã Kim Phượng.

- Đề xuất được giải pháp giảm nghèo cho từng nhóm hộ theo 5 chiều: giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống, tiếp cận thông tin và giải pháp cho người nghèo.

5.2. Kiến nghị

Để đánh giá được tình trạng nghèo một cách hiệu quả và bền vững của người dân xã Kim Phượng thông qua cách tiếp cận đa chiều, tôi có một số kiến nghị như sau:

63

+ Đối với người nghèo: Nâng cao ý thức của bản thân bằng các tình thức tiếp cận giáo dục, tiếp cận thông tin. Phát huy nội lực của bản thân, chủ động sang tạo trong công tác thoát nghèo. Sử dụng đồng vốn 1 cách hiệu quả, tránh lãng phí, không dùng vốn thoát ngheo để sử dụng lãng phí.

+ Đối với nhóm hộ: Cùng giúp đỡ nhau vươn lên thoát nghèo, trao đổi những kinh nghiệm sản xuất cũng như cách tiếp cận các loại hình dịch vụ. Thường xuyên giúp đỡ nhau trong việc giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho con cái và các thành viên trong gia đình.

+ Đối với nhà nước: Cần tiến hành thêm nhiều đề tài nghiên cứu chi tiết về nghèo đa chiều cho toàn xã, mở rộng địa bàn nghiên cứu, chú ý đến sức khỏe, giáo dục và nhu cầu sống của người dân, bên cạnh đó kết hợp các chính sách kinh tế, tăng thu nhập cho người dân để giảm nghèo hiệu quả và bền vững. Cần nghiên cứu mức độ thiếu hụt các nhu cầu thiết yếu cho từng hộ gia đình cụ thể, từ đó giúp họ định hướng và có cơ sở thoát nghèo bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng việt

1. Vũ Thị Bình, Nguyễn Thị Vòng, Đỗ Văn Nha (2006), “Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn”, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.

2. Đề án tổng thể “chuyển đồi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều áp dụng trong giai đoạn 2016- 2020”, tháng 04/2015.

3. Nguyễn Hữu Hồng (2008), “Bài giảng Phát triển cộng đồng”, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

4. Nguyễn, Hằng T (1993), “Mức độ nghèo đói ở Việt Nam”.

5. Nguyễn Vũ Phúc (2012), “Nghèo đói ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” Trường Đại học Thương Mại.

6. TSKH. Trịnh Thị Kim Ngọc, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam,

“Báo cáo về nghèo đói từ cách tiếp cận nghèo đa chiều”.

7. Nguồn: thainguyen.gov.vn, “Thái Nguyên với chương trình giảm nghèo”. 8. Nguồn: thainguyen.gov.vn, “Giảm nghèo bền vững”, 09/03/2014.

9. Ngô Trường Thi, Vụ trưởng, chánh VP quốc gia giảm nghèo, 05/04/2014. 10. Trung tâm thông tin và phát triển Việt Nam

11. UBND xã Kim Phượng(2012,2013,2014), Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phương hướng nhiệm vụ (năm 2013,2014,2015)

II. Tài liệu internet

12 .http://en.wikipedia.org/wiki/Multidimensional_Poverty_Index&prev=/sea rch%3Fq%3Dmultidimensional%2Bpoverty%2Bindex%26newwindow% 3D1

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã kim phượng, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 64)